CHÙA PHÚC TẰNG

CHÙA PHÚC TẰNG

Chùa Phúc Tằng còn còn có tên tự là Sùng Quang tự, thuộc thôn Phúc Tằng, xã Tăng Tiến, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Chùa tọa lạc trên một mảnh đất rộng gần 5000m2, ngoảnh mặt về hướng Nam ghé Tây, một hướng đẹp mang nhiều ý nghĩa tốt lành theo giáo lý nhà Phật. Đây là ngôi cổ tự được nhân dân địa phương xây dựng với quy mô bề thế mang tính chuẩn mực của nghệ thuật kiến trúc chùa tháp theo tông phái Đại thừa ở miền Bắc Việt Nam. Chùa là nơi sinh hoạt văn hóa truyền thống và tín ngưỡng của Tăng Tiến từ xưa đến nay. Di tích chùa Phúc Tằng là một công trình tín ngưỡng cổ được xây dựng từ lâu đời. Tương truyền chùa được xây dựng từ thời Lý, năm Canh Ngọ (1630). Chúa Thanh Vương Trịnh Tráng đứng đầu hưng công trùng tu chùa cổ khang trang đẹp đẽ với quy mô lớn. Các thời Lê, Nguyễn, chùa được trùng tu tôn tạo nhiều lần. Theo tấm bia đá hiện còn được lưu giữ lại tại chùa được biết, chùa Phúc Tằng được tạo dựng vào triều vua Lê Thần Tông, niên hiệu Đức Long thứ 3 (năm 1631), trong bia có đoạn viết: “Phúc Long đẳng xã có chùa Sùng Quang là nơi cổ tích danh lam, phía trước có dãy núi lớn chu tước hình thể đẹp đẽ, phía sau huyền vũ có núi xanh xanh uốn lượn. Tả thanh long dẫn dòng nước đăng khoa như dải hoa bạc bao quanh. Hữu bạch hổ dãy núi xanh như hình giá bút ngọc chầu về, ở giữa mở ra một khu đất Phật cao sáng, thiêng liêng, là nơi quốc dân thường đến cầu khẩn từ lâu rất linh thiêng ứng nghiệm…”. Với tổng diện tích gần 5000m2, kiến trúc ngôi chùa gồm: sân chùa, toà tiền đường và thượng điện. Cổng chùa xây bằng gạch. Nét độc đáo của kiến trúc chùa Phúc Tằng là được thiết kế theo kiểu chồng diêm, một kiểu kiến trúc cổ hiếm thấy. Toà tiền đường chùa Phúc Tằng được dựng gồm 5 gian 2 chái, kết cấu hai tầng theo kiểu chồng diêm, phía trước là cửa bức bàn chấn song. Hệ thống chịu lực bằng gỗ lim với 8 hàng chân cột, kết cấu kiến trúc theo lối chồng diêm, trụ giá chiêng, tiền kẻ hậu bẩy. Các cấu kiện được tạo bằng gỗ tứ thiết chắc khỏe, bào trơn, đóng bén, soi gờ, kẽ chỉ. Trên các con chồng ở vì nóc, vì nách đều chạm nổi hình hoa văn lá cúc lật, vân xoắn vân mây. Giữa các vì được liên kết với nhau bởi hệ thống xà thượng, xà trung và hạ cùng hệ thống hoành, rui mè. Trong tòa tiền đường dựng một tấm bia đặt trên mình con rồng bằng đá. Bia có niên hiệu: Hoàng triều Đức long tam niên. Thượng điện của chùa Phúc Tằng được xây sát ngay phía sau vuông góc với toà tiền đường, tạo ra bình đồ kiến trúc kiểu chuôi vồ - hình chữ đinh (J), bên trong thượng điện các đồ thờ tự và hệ thống tượng Phật được bài trí dàn trải trên các bục (bệ) được xây bằng gạch chỉ phủ vữa, quét vôi trắng và hệ thống bệ tượng làm bằng gỗ được tạo tác rất công phu… Về nghệ thuật chạm khắc của chùa Phúc Tằng được thể hiện khá rõ nét và tinh tế tại ba bức chạm trang trí ở vì kèo tại thượng điện. Bức thứ nhất được tạo tại vì giữa có chạm khắc hình tiên cưỡi rồng ẩn, hiện trong mây xen lẫn những hoạ tiết chim muông, hoa lá cách điệu. Bức chạm thứ hai trang trí bên phảI toà thượng điện, được tạo rất đẹp và tinh tế với những hình thú như: hoạ tiết hình chim và hình hoa sen cách điệu…đây là những đề tài trang trí rất sống động, thể hiện sự tinh xảo, mang tính chất đời thường. Bức chạm khắc bên trái cũng được chạm khắc rất đẹp và hoàn hảo với các đề tài trang trí: hình hổ, chim muông, dơi, cá và hoa lá cách điệu…hình cá tạo theo kiểu đề tài “lý ngư vọng nguyệt”, hổ tạo tư thế rình mồi, chim đang ấp trứng, dơi đang ngủ…Toàn bộ ba bức chạm khắc này đều là các tác phẩm nghệ thật rất độc đáo, tinh tế và mang tính thẩm mỹ cao. Trải qua thời gian, do sự tác động của điều kiện tự nhiên cùng diễn biến thăng trầm của lịch sử, chùa Phúc Tằng cũng bị mai một và tàn phá nhiều hạng mục, không còn được nguyên vẹn như xưa. Tuy nhiên, chùa vẫn còn lưu giữ được nhiều tài liệu, hiện vật quý có giá trị văn hóa, lịch sử và kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu như: 01 tấm bia đá tạo vào triều vua Lê Thần Tông, niên hiệu Đức Long thứ 3 (năm 1631), 01 tấm bia tạo vào năm Vĩnh Hựu thứ 3 (năm 1737), 03 bức chạm gỗ tinh tế và hệ thống tượng thờ, đồ thờ... Với những giá trị tiêu biểu và độc đáo về mặt kiến trúc nghệ thuật, năm 2003, chùa Phúc Tằng đã được UBND tỉnh xếp hạng là di tích Kiến trúc - nghệ thuật. Năm 2011, chùa được Bộ VH,TT&DL xếp hạng di tích cấp Quốc gia. NGUỒN: CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ THỊ XÃ VIỆT YÊN TỈNH BẮC GIANG

Bắc Giang 120 lượt xem

Xếp hạng : Di tích quốc gia

Mở cửa

Khám Phá Bắc Giang

Đình Phúc Long

Bắc Giang 1316

Di tích cấp quốc gia

Đình Đền Châu Lỗ

Bắc Giang 1226

Di tích cấp quốc gia

Di Tích Lịch Sử Quốc Gia Đình Đông

Bắc Giang 1223

Di tích cấp quốc gia

Đình Vân Cốc Xã Vân Trung

Bắc Giang 1220

Di tích cấp quốc gia

Di tích Lưu niệm Bác Hồ về thăm Cẩm Xuyên, xã Xuân Cẩm, huyện Hiệp Hòa

Bắc Giang 1210

Di tích cấp quốc gia

Đình Hoàng Mai - xã Hoàng Ninh

Bắc Giang 1163

Di tích cấp quốc gia

Chùa Vĩnh Nghiêm

Bắc Giang 1156

Di tích quốc gia đặc biệt

Chùa Bổ Đà

Bắc Giang 1152

Di tích quốc gia đặc biệt

Núi Đồn - xã Vân Trung

Bắc Giang 1131

Di tích cấp quốc gia

Đình Thổ Hà

Bắc Giang 1061

Di tích cấp quốc gia

Điểm di tích nổi bật