Đình làng Vẽ

Đình làng Vẽ

Đình Vẽ (tên chữ là đình Nam Xương) - Di tích kiến trúc nghệ thuật, dân làng gọi là đình cả, vì ngoài đình cả còn có đình của các giáp; đình Hậu của giáp Bắc; đình Kẹm của giáp Tây; đình Diệc của giáp Nam. Đình cả nằm ở trung tâm làng, ở vị trí cao rộng, quay mặt về hướng Nam. Ðình được khởi dựng thời Lê Trung Hưng thế kỷ thứ XVIII. Kiến trúc của đình theo kiểu chữ đinh gồm 3 gian 2 dĩ và 3 gian hậu cung. Trên nóc có lưỡng long chầu nguyệt, bờ giải có nghê chầu, kìm chạy vào góc đao cong vút. Bên trong hậu cung đặt khám thờ, tượng Thánh và long ngai sơn son thếp vàng lộng lẫy. Ngồi trên ngai thờ là tượng Thánh Quý Minh, to hơn người thật, mũ cao áo dài tay cầm hột ngọc. Đây là một hiện thực mà ta ít gặp ở các ngôi đình trong vùng. Bên phải đình là nơi đặt bia hậu và ban thờ hậu.Bên trái đặt 4 bộ kiệu và đồ thờ. Ngoài ra đình còn lưu giữ 10 đạo sắc phong của các triều đại cùng ngọc phả văn tế thần của làng. Chùa Vẽ (tên chữ là Huyền Khuê tự) - Di tích nghệ thuật, nằm ở phía đông đình Cả, quay mặt về hướng Nam. Xưa chùa Vẽ là chùa chung của cả hai làng Thành (Đông Nham) và Vẽ (Nam Xương), nay thuộc phường Thọ Xương. Nhưng đến thời Nguyễn thì các cụ làng Thành lập chùa riêng của làng, trên cơ sở am nhỏ của một vị quan thời Lê về hưu cúng hậu cho làng (Am Vân Tự) thì chùa Vẽ do dân làng Vẽ trông nom, thờ phật. Trong chùa còn lưu giữ hệ thống tượng phật đầy đủ, đẹp, một quả chuông lớn đúc từ thời Lê Cảnh Hưng, dáng đẹp tiếng trong, cao 1,5m đường kính rộng 66cm, và nhiều đồ thờ quý giá khác. Đình và chùa Vẽ còn giữ kiến trúc cổ kính ban đầu và đã được Nhà nước xếp hạng. Bộ Văn hoá Thông tin cấp bằng Di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia ngày 12-2-1994. Đình, chùa Hà Vị đều đã bị thực dân Pháp tàn phá thời kỳ chúng chiếm thị xã Bắc Giang 1949-1954. Vào những năm 90 của thế kỷ XX và năm 2002, bằng công sức, tiền của tự góp, nhân dân Hà Vị đã xây dựng mới ngôi đình, chùa khang trang kiên cố trên ngọn đồi phía Tây làng. Đình, chùa đều quay mặt về phía Tây nhìn ra sông Thương. Trên nền cũ của đình chùa Hà Vị (nay thuộc phường Trần Nguyên Hãn) năm 1994, nhân dân địa phương xây dựng một ngôi chùa mới, đẹp, chắc, bền và lấy tên là chùa Hồng Phúc. Hiện nay chùa Hồng Phúc là trụ sở của Hội Phật giáo tỉnh Bắc Giang. Đình, chùa Hoà Yên xưa tọa lạc theo hướng chính đinh, nằm trên tả ngạn sông Thương, là nơi linh địa, tại vị trí khu vực trạm bơm tiêu nước 420 của Công ty Phân đạm và Hoá chất Hà Bắc. Đình Hoà Yên đã bị thực dân Pháp phá hoại năm 1952. Năm 1960, do yêu cầu xây dựng các công trình Nhà máy Phân đạm, chùa Hoà Yên được di chuyển về xây dựng ở khu đền thờ Đô thống Đại tướng quân như hiện nay. Chùa Hoà Yên là ngôi chùa cổ, được xây dựng vào thời Lê, có kiến trúc điêu khắc đẹp. Đền thờ Tướng công họ Lều (Di tích lịch sử), thuộc phường Thọ Xương. Xưa là đền đình chùa làng Hòa Yên, nằm ở vị trí cổng 420 của nhà máy Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc. Sau đó chiến tranh và việc mở rộng xây nhà máy nên dân chuyển vật liệu về xây dựng ở vị trí hiện nay thuộc xóm Mới, làng Hòa Yên; Nay là tổ dân phố Mới. Ngôi đền thờ làng Hòa Yên được nhân dân dựng lại thời gian gần đây, nhưng kết cấu kiến trúc vẫn giữ được thành phần cơ bản của thời Nguyễn. Đền gồm có 3 gian, 2 dĩ, quy mô nhỏ, được làm bằng gỗ lim chắc chắn, không có chạm khắc cầu kỳ. Cột cái cao 3,83m; cột quân cao 2,86m, từ nền đến nóc cao 4,5m, diện tích nhà 76,80m2. Kết cấu vì kèo đơn giản, thượng chữ đinh, hạ kẻ truyền. Ở gian giữa đền có ban thờ xây gạch cuốn vòm cao 1m, bên trên mặt tượng Lều Tướng công và các đồ thờ tự khác. Đền thờ và Lăng mộ Đô đốc Đại tướng quân Lều Văn Minh được Nhà nước xếp hạng. Bộ Văn hoá Thông tin cấp bằng di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia ngày 28-6-1996. Đình Đụn, chùa Hướng. Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, xã Cung Nhượng thuộc tổng Thọ Xương có hai thôn Đụn và Hướng. Địa dư cư trú giữa hai thôn cách xa nhau. Do đó đình được xây ở thôn Đụn (đình Đụn), chùa được xây ở thôn Hướng (chùa Hướng). Thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp 1949-1954, đình Đụn đã bị thực dân Pháp phá hoại; chùa Hướng vẫn còn không bị phá nhưng có quy mô nhỏ. Sau năm 1954, quê hương được giải phóng, thôn Hướng được tách khỏi Cung Nhượng là một đơn vị. Những năm 90 của thế kỷ XX, hai thôn Cung Nhượng và Hướng đều xây lại đình, chùa trên khuôn viên của đình, chùa cũ. Đình Cung Nhượng và đình Hướng đều thờ tướng quân Lều Văn Minh. NGUỒN CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ PHƯỜNG THỌ XƯƠNG- TP. BẮC GIANG - TỈNH BẮC GIANG

Bắc Giang 92 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia

Mở cửa

Khám Phá Bắc Giang

Đình Phúc Long

Bắc Giang 1305

Di tích cấp quốc gia

Đình Đền Châu Lỗ

Bắc Giang 1214

Di tích cấp quốc gia

Di Tích Lịch Sử Quốc Gia Đình Đông

Bắc Giang 1214

Di tích cấp quốc gia

Đình Vân Cốc Xã Vân Trung

Bắc Giang 1208

Di tích cấp quốc gia

Di tích Lưu niệm Bác Hồ về thăm Cẩm Xuyên, xã Xuân Cẩm, huyện Hiệp Hòa

Bắc Giang 1198

Di tích cấp quốc gia

Đình Hoàng Mai - xã Hoàng Ninh

Bắc Giang 1153

Di tích cấp quốc gia

Chùa Vĩnh Nghiêm

Bắc Giang 1142

Di tích quốc gia đặc biệt

Chùa Bổ Đà

Bắc Giang 1140

Di tích quốc gia đặc biệt

Núi Đồn - xã Vân Trung

Bắc Giang 1121

Di tích cấp quốc gia

Đình Thổ Hà

Bắc Giang 1052

Di tích cấp quốc gia

Điểm di tích nổi bật