Nghè Dĩnh Kế

Nghè Dĩnh Kế

Dĩnh Kế là một xã nằm ở phía Đông thành phố Bắc Giang, giáp ranh với các xã Tân Tiến, Hương Gián (Yên Dũng), Dĩnh Trì, Tân Dĩnh (Lạng Giang), phường Thọ Xương, xã Xương Giang và hai đường Lê Lợi, Ngô Quyền thuộc nội thị. Nằm ngay bên quốc lộ 31, con đường nối thành phố Bắc Giang với miền Đông Bắc của tổ quốc. Công trình kiến trúc nhỏ nhắn, khiêm nhường này dựng đặt giữa bãi đất cao, cây trái xum xuê, trông thật sự tôn nghiêm cổ kính, giữa nơi phố chợ. Đường xá nơi đây tấp nập người xe qua lại, nhộn nhịp cảnh mua bán đổi trao, các hoạt động kinh tế khá phong phú sôi động và sầm uất lại càng chứng tỏ Dĩnh Kế từ xưa đã là nơi đô hội, làm ruộng, cấy lúa, trồng rau màu, trồng dâu chăn tằm vốn là nghề sống chính. Song các hoạt động thủ công, đặc biệt là nghề làm bánh đa có từ rất sớm và nổi tiếng gần xa, khiến cho đời sống của người dân Dĩnh Kế ngày một nâng cao - chợ Kế, một trung tâm buôn bán, sầm uất lên từ thời Lê đã chứng tỏ các hoạt động thương mại ở Dĩnh Kế xuất hiện khá sớm và phát triển liên tục đến ngày nay. Chính nhờ các hoạt động kinh tế đa dạng, phong phú mà làm cho miền quê Dĩnh Kế luôn sôi động, quan hệ của người dân rộng mở, làng xã không bị bó hẹp, đóng khung trong những luỹ tre. Dĩnh Kế là nơi hội tụ cư dân ở nhiều nơi đồng thời cũng là nơi giao lưu năng động về kinh tế, văn hoá với các vùng miền trong nước. Đó là những nhân tố, là môi trường lịch sử xã hội làm nên một Dĩnh Kế giàu truyền thống văn hiến. Truyền thống cộng đồng đoàn kết được thể hiện khá tập trung ở việc tôn thờ đức Cao Sơn- Quý Minh. Đây là hai vị tướng thời Hùng Vương, có nhiều công trạng trong việc phò vua giúp nước, nhân dân nhiều làng xã Việt Nam đã lập đình, đền thờ phụng. Các triều vua phong kiến Việt Nam ban sắc phong tặng hai vị tướng là thượng đẳng thần. Nghè Dĩnh Kế là một công trình kiến trúc có quy mô nhỏ với 1 gian 2 trái, hai dĩ làm trung tâm thờ tự (nhân dân địa phương quen gọi là toà hậu cung) và 5 gian tiền tế ở phía trước. Cũng như nhiều miền quê khác của tỉnh Bắc Giang, nghè Dĩnh Kế là trung tâm thờ tự, hành lễ và tổ chức hội lệ của nhân dân toàn xã. Hàng năm, vào dịp ngày Rằm tháng Ba âm lịch, ngày đại kỳ phúc của toàn dân, các thôn rước kiệu đặt bài vị đức thánh về nghè Cả, tổ chức hành lễ, biểu hiện lòng thành kính của mọi người đối với đức thánh. Hội lệ được tổ chức chu đáo, uy nghiêm. Để cho việc tiến hành lễ hội được chu đáo, xưa toàn xã còn dựng một đình chung (gọi là đình hàng xã hay đình Vĩnh Ninh). Đây là ngôi đình lớn bằng gỗ lim có đao cong mái uốn, trong sàn gỗ, cửa chấn song. Đây là nơi hội họp và tổ chức lễ hội của nhân dân toàn xã. Ngoài việc rước sách, hành lễ, tế, hội Kế còn có nhiều trò vui hấp dẫn như: Cờ tướng; chọi gà; đánh đu và các trò chơi cổ truyền khác….Đặc biệt, trong lễ hội Kế còn có trò chơi cờ người và kéo chữ: Trai gái trong làng được chọn vào làm quân cờ hoặc kéo chữ phải được tập trước hàng tháng. Trước ngày mở hội khoảng 3-4 ngày, những người này tập trung nhau lại để tổng duyệt. Người tham gia chơi trò chơi kéo chữ được mặc quần áo đẹp, đầu đội nón xếp hoặc nón chóp dứa, đi giày chín long, thắn lưng nhiễu điều, vác cờ ngũ sắc đi theo hiệu lệnh trống của ông Tổng cờ cho đến khi xếp thành hình chữ: “Thiên hạ thái bình-Trình quan đại hội”. Hội Kế tháng ba là sinh hoạt tín ngưỡng và văn hoá của nhân dân toàn xã, hấp dẫn và thu hút khách thập phương, trở thành lễ hội lớn của đời sống con người của vùng quê văn hiến, đi vào cuộc sống tự nhiên như hơi thở: “ Đồn rằng hội Kế tháng Ba Không đi xem hội cũng già mất thân” Vào dịp 20 tháng 7, còn diễn ra lễ Thượng điền của nhân dân toàn xã. Ngày này 7 giáp của các thôn mang lễ vật ra tế lễ ở đình hàng xã, biểu diễn sự sùng kính trời đất, thánh thần đã phù giúp mùa màng tươi tốt, dân an vật thịnh. Việc thờ phụng đức thánh của nhân dân Dĩnh Kế từ xưa đã rất tôn nghiêm sùng kính và được nhà nước phong kiến Việt Nam phong sắc, thừa nhận. Hiện nay tại nghè Cả còn lưu giữ được 10 đạo sắc của các triều vua nhà Nguyễn ban cho nhân dân trong xã phụng thờ theo lệ cũ từ trước. Nghè còn là nơi đặt thờ các vị tiên hiền khoa bảng của hai huyện Bảo Lộc và Phượng Nhỡn, trong đó có những bậc đại khoa của Dĩnh Kế là Giáp Hải, Giáp Phong, Nguyễn Duy Năng. Các đồ thờ tự các tài liệu, cổ vật, nhất là bài vị, đức thánh, sắc phong của các triều vua, bia ghi các vị khoa bảng… là những nguồn tài liệu cổ vật có giá trị lịch sử cao. Mặt khác, di tích nghè Dĩnh Kế hiện đang phát huy tác dụng tích cực của một di tích lịch sử văn hoá: nơi thờ phụng tôn nghiêm các đức thánh Cao Sơn- Quý Minh và các tiên hiền khoa bảng, nơi trung tâm tổ chức hội họp và lễ hội của toàn dân với các hoạt động văn hoá tinh thần giàu chất nhân văn, đậm đà bản sắc dân tộc. NGUỒN CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ VĂN HÓA - THỂ THAO - DU LỊCH TỈNH BẮC GIANG

Bắc Giang 107 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia

Mở cửa

Khám Phá Bắc Giang

Đình Phúc Long

Bắc Giang 1304

Di tích cấp quốc gia

Đình Đền Châu Lỗ

Bắc Giang 1214

Di tích cấp quốc gia

Di Tích Lịch Sử Quốc Gia Đình Đông

Bắc Giang 1213

Di tích cấp quốc gia

Đình Vân Cốc Xã Vân Trung

Bắc Giang 1208

Di tích cấp quốc gia

Di tích Lưu niệm Bác Hồ về thăm Cẩm Xuyên, xã Xuân Cẩm, huyện Hiệp Hòa

Bắc Giang 1197

Di tích cấp quốc gia

Đình Hoàng Mai - xã Hoàng Ninh

Bắc Giang 1153

Di tích cấp quốc gia

Chùa Vĩnh Nghiêm

Bắc Giang 1142

Di tích quốc gia đặc biệt

Chùa Bổ Đà

Bắc Giang 1140

Di tích quốc gia đặc biệt

Núi Đồn - xã Vân Trung

Bắc Giang 1121

Di tích cấp quốc gia

Đình Thổ Hà

Bắc Giang 1052

Di tích cấp quốc gia

Điểm di tích nổi bật