Chùa Trầm

Chùa Trầm

Chùa Trầm tọa lạc trên núi Trầm hay còn gọi là Tử Trầm Sơn thuộc xã Phụng Châu, huyện Chương Mỹ (Hà Nội). Chùa Trầm có lịch sử lâu đời, do Tướng quân Trần Văn Tăng khởi dựng từ khoảng năm 1515 của thế kỷ 16. Chùa Trầm cũng vinh dự được đón Bác Hồ 3 lần về thăm. Quần thể di tích chùa Trầm là nơi cách đây hơn 77 năm về trước Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến với câu nói đã trở thành lời thiêng sông núi: “Chúng ta thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”. Hơn ba phần tư thế kỷ đã trôi qua kể từ sau ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến ngày 19/12/1946, di tích lịch sử hang Trầm vẫn được bảo vệ và gìn giữ nguyên vẹn. Nơi đây đã ba lần được đón Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong đó có hai lần Bác ra lời kêu gọi kháng chiến trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ của dân tộc ta. Lời kêu toàn quốc kháng chiến năm 1946, để chuẩn bị cho công cuộc kháng chiến chống Pháp trường kỳ, trong đó nhiệm vụ đặc biệt quan trọng là liên tục giữ sóng quốc gia, nhằm chuyển tải đầy đủ và kịp thời các chủ trương, đường lối lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của Đảng và Nhà nước tại thời điểm đó đến với nhân dân, theo chỉ đạo của Trung ương Đảng, Đài Tiếng nói Việt Nam đã chọn hang Trầm là nơi làm việc từ cuối năm 1946 đến đầu năm 1947. Tại hang Trầm, ngày 19/12/1946, qua làn sáng Đài Tiếng nói Việt Nam Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến với câu nói bất hủ: “Chúng ta thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”. Câu nói ấy đã ngân vang đến mọi miền tổ quốc và đi vào tâm thức của hơn 30 triệu người dân Việt Nam (lúc đó) như một lời hiệu triệu. Ngay sau lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Bác, ngày 20/12/1946, quân và dân Thủ đô Hà Nội đã nổ những tiếng súng đầu tiên tấn công thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta. Cũng tại đây, vào thời khắc Giao thừa Tết Đinh Hợi năm 1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc thơ chúc Tết đồng bào, chiến sĩ cả nước và kiều bào ta ở nước ngoài qua Đài Tiếng nói Việt Nam Tại cửa hang Trầm hiện vẫn còn cột phát sóng ghi dấu thời kỳ hoạt động của Đài Tiếng nói Việt Nam, cũng là mốc lịch sử quan trọng trong công cuộc đấu tranh giành độc lập của dân tộc Việt Nam. Lời kêu gọi kháng chiến chống Mỹ cứu nước năm 1966, khi cuộc chiến tranh chống Mỹ bước vào thời điểm khó khăn ác liệt nhất, ngày 3/7/1966, một lần nữa hang Trầm lại được đón Bác về viết Lời kêu gọi kháng chiến chống Mỹ cứu nước, chuẩn bị cho Hội nghị chính trị đặc biệt của Trung ương Đảng với tuyên ngôn bất hủ “Không có gì quý hơn độc lập tự do”. Trong thời gian làm việc tại đây, trên vách đá của hang Trầm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết những câu đối bằng chữ Hán ca ngợi cảnh đẹp của núi Trầm. Bác căn dặn cấp ủy, chính quyền địa phương làm những công trình phúc lợi để phục vụ đời sống của nhân dân cũng như phục vụ cho công cuộc kháng chiến lâu dài. Với ý nghĩa lịch sử đặc biệt quan trọng, năm 1962 quần thể di tích chùa Trầm, trong đó có hang Trầm đã được công nhận Di tích lịch sử cấp Quốc gia. Chùa Trầm và hang Trầm ngày nay được đông đảo người dân trong cả nước lựa chọn là điểm du xuân đầu năm mới bởi ngoài yếu tố tâm linh thì nơi đây còn mang giá trị rất lớn của lịch sử trong hai cuộc kháng chiến giành độc lập của dân tộc Việt Nam. Nguồn Cổng thông tin điện tử huyện Chương Mỹ , thành phố Hà Nội.

Hà Nội 310 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia

Mở cửa

Khám Phá Hà Nội

Hoàng Thành Thăng Long

Hà Nội 1924

Di tích quốc gia đặc biệt

Đình, chùa Đại Lan

Hà Nội 1730

Di tích cấp quốc gia

Đền Voi Phục Hà Nội

Hà Nội 1655

Di tích cấp quốc gia

Chùa Thanh Nhàn

Hà Nội 1631

Di tích cấp quốc gia

Đình Hoàng Xá

Hà Nội 1518

Di tích cấp quốc gia

Chùa Một Cột

Hà Nội 1458

Di tích cấp quốc gia

Đình Hạ Hiệp

Hà Nội 1374

Di tích quốc gia đặc biệt

Chùa Pháp Vân

Hà Nội 1368

Di tích cấp quốc gia

Chùa Láng

Hà Nội 1349

Di tích cấp quốc gia

Đền Đồng Nhân

Hà Nội 1254

Di tích quốc gia đặc biệt

Điểm di tích nổi bật