BIỂU TƯỢNG CỦA ĐÀ LẠT

Với rất nhiều bông hoa đẹp, nhưng tại sao người ta lại chọn Hoa Dã Quỳ và Atiso để làm biểu tượng của Thành phố này? Hãy nghe PHẠM VĂN NU một travel blogger nổi tiếng bật mí .

                     "Giây phút thiêng liêng đã khởi đầu


                      Trời mơ trong cảnh thực huyền mơ!


                      Trăng sao đắm đuối trong sương nhạt,


                       Như đón từ xa một ý thơ.

"

                      "Ai hãy làm thinh chớ nói nhiều,


                       Để nghe dưới đáy nước hồ reo


                       Để nghe tơ liễu run trong gió

                       Và để xem trời giải nghĩa yêu."

Chào mừng các bạn đến với một thành phố mà thi sĩ Hàn Mạc Tử nhìn đâu cũng thấy toàn là ý thơ, một nơi mà chỉ cách TPHCM 300km, mất 50p để bay; Cách TP biển Nha Trang chỉ 130km, một mảnh đất mà các bạn sẽ được nghe về những câu chuyện tình lãng mạn, của những loại hoa ở nơi được mệnh danh là thành phố ngàn hoa, nhìn ngắm những công trình kiến trúc từ thời Pháp thuộc, nghe những câu chuyện về tâm linh mà cho đến thời điểm hiện tại vẫn còn là ẩn số; nghe về những câu chuyện của những thi sĩ, ca sĩ, nhạc sĩ đã đến đây để tìm một chút gì đó trong cảm hứng thơ ca của mình và để lại trong lòng thính khán giả 1 nỗi niềm khôn nguôi. Rất mong rằng những chia sẽ của Nu trong ít phút nữa đây, chúng ta có thể tay nghe, mắt thấy, lòng cảm nhận sâu sắc và chân thực nhất về những câu chuyện mang tên - Đà Lạt.

BIỂU TƯỢNG ĐÀ LẠT 

Gắn liền với mỗi Thành phố của một vùng đất thì sẽ có những biểu tượng đặc trưng. Nếu như thiên nhiên ưu đãi tạo nên những nét riêng của mỗi vùng đất nào đó, thì những công trình nhân tạo, những cái thứ mà con người nơi đó xây dựng nên, thì thường sẽ gắn liền với các ước vọng, cũng như ý nghĩa mà người ta muốn gửi gắm đến cho những vị khách phương xa khi đến thăm quê nhà mình. 

Đế cho các bạn dễ hiểu, em đưa ra ví dụ của 3 Thành phố lớn của VN:

+ Hà Nội: biểu tượng là Hồ Hoàn Kiếm, Trong các tác phẩm âm nhạc, thơ văn, cũng như các bài viết ngắn của đời sống giới trẻ hằng ngày, thì cũng có những đoạn là thường rủ nhau ra dạo bờ hồ, ngồi bên vệ đường thưởng thức từng ly trà nóng, tâm sự và tận hưởng cái tiết trời se se lạnh của Hà Nội. 

+ Huế: Dòng sông Hương và bóng cầu Tràng Tiền giăng ngang. Dường như SH đã trở thành 1 biểu tượng không bao giờ thiếu, nó như nhịp sống, nhịp thở của người dân xứ Huế. Như tác giả Hoàng Vũ Ngọc Tường đã từng viết về dòng sông này trong tác phẩm "Ai Đã Đặt Tên Cho Dòng Sông" bằng tất cả những sự yêu mến, cũng như những tình cảm đặt biệt dành cho mảnh đất này. 

+ TPHCM: nơi Trung tâm thương mại, kinh tế và dịch vụ đã trở mình phát triển với tốc độ rất nhanh. Ngày xưa TPHCM gắn liền với hình ảnh chợ Bến Thành, nơi tụ họp buôn bán của các tiểu thương và có mặt từ rất lâu đời (nó không chỉ mang theo những hàng hoá, mà còn mang theo bản sắc văn hoá của những con người ở nơi đây). Về sau Sài Gòn phát triển thì chúng ta có thể thấy Bitexco (1 công trình hết sức đặc sắc), Landmark 81 (toà nhà cao nhất Đông Nam Á).

Đó là 3 TP lớn mà có thể lấy làm ví dụ cho các bạn dễ hiểu. 

Nhưng ở một nơi mà buồn chúng ta cũng đến, vui cũng đến, thất tình cũng đến, chênh vênh cũng đến, đó là Đà Lạt. Vậy biểu tượng của Đà Lạt là gì? 

Gần đây Đà Lạt bỗng trở thành 1 điểm thu hút giới trẻ không chỉ là những cánh đồng hoa, không chỉ là những khu homestay được xây theo kiểu cổ kính nữa, mà có rất nhiều địa điểm có thể níu chân du khách lại, không nói đâu xa đó chính là Quảng Trường Lâm Viên (với 2 biểu tượng của Đà Lạt là Hoa Dã Quỳ và Atiso). Vậy các bạn có từng đặt ra câu hỏi tại sao với muôn ngàn loài hoa (ở nơi được mệnh danh là Thành phố ngàn hoa), vậy mà lại lấy 1 loài hoa này làm biểu tượng không? 

+ Dã Quỳ: Trong 1 cái cuộc bình chọn là sẽ lấy loài hoa nào là loa hoa biểu tượng cho Thành phố này, thì có rất nhiều bông hoa được đề cử (hồng, cẩm tú cầu....), tuy nhiên không nhận được sự đồng tình của người dân nơi đây, bởi lẽ những gì loài hoa đó tuy có đẹp - tuy có thơm, nhưng nó không để lại bất kỳ 1 cái dấu ấn nào cho mảnh đất này. Và khi kết thúc cuộc bầu chọn đó thì người ta nhớ đến có 1 loài hoa tượng trưng cho cho người cho sự cằn cõi, sự khác lạ, không giống loài hoa nào, đó chính là hoa Dã Quỳ. Tại sao? Bởi hoa Dã Quỳ là loài hoa dại. Tại sao những bông hoa khác được bày bán ở chợ, được trưng bày rất đẹp, được trồng thành những khu vườn lớn để cho khách đến chụp hình, mà không được chọn của Thành phố, nhưng lại chọn loài hoa dại? 

-> Người ta muốn ngụ ý nói đến những bộ tộc bản địa đầu tiên đã sinh sống tại vùng đất này, đó là bộ tộc Lạch (họ tự cung, tự cấp), họ có sức sống rất mạnh mẽ, giống như loài hoa dại này. Có lẽ mình chưa được chứng kiến nhưng chỉ cần 1 cơn mưa ào ngang qua thôi là những bông hoa dã quỳ nó nở vàng rực khắp cả 1 khu và những bông hoa này sẽ không thấy ở trong chợ, trong tiệm bày bán. Giống như người Lạch vậy, khi Đà Lạt được người Pháp tìm ra, đã khai phá và phát triển thành khu nghỉ dưỡng thì buộc bộ tộc Lạch phải lui về khu vực sâu xa của Đà Lạt để người ta sinh sống, giống như những bông hoa Dã Quỳ này, nó mọc dại ở những nơi khuất, chứ ít khi nào mình nhìn thấy ở khu chợ Đà Lạt. -> Đó là Hoa Dã Quỳ, nói về sức sống mãnh liệt, cũng như tôn trọng và sự nhớ đến dành cho những con người đầu tiên sinh sống tại vùng đất này. 


Hình 1: Ảnh tự chụp.

+ Atiso: Bên cạnh 1 loài hoa thể hiện 1 sức sống mãnh liệt, vậy Atiso mang trong mình 1 vẻ đẹp, 1 ý nghĩa gì đặc biệt ạ? 

-> Từ trong tên gọi cũng biết rằng Atiso không phải là từ Việt Nam mà ra, nó là 1 loài cây ngoại lai (hay nói cho dễ nghe hơn là nó từ nơi khác du nhập vào Việt Nam, cũng giống như người dân mà đang sinh sống ở Đà Lạt hiện tại, thì người ta không phải có nguồn gốc, sinh ra, tổ tiên của họ ở đây, mà người ta từ nơi khác đến, cụ thể là ở miền Trung, miền Bắc vào, người ta di cư đến và an cư lập nghiệp tại mảnh đất này. Và đặc biệt có nhiều người nhìn thấy tìm năng của mảnh đất nên đã kéo theo nhiều người về đây để sống, để phát triển vùng đất này ngày một tốt đẹp hơn, văn minh hơn.....thì những người này cũng từ nơi khác đến, cũng giống như hoa atiso. 

-> Hiện nay Atiso là 1 loại cây mang lại giá trị kinh tế cho người dân ĐL, ngoài ra làm được rất nhiều món, mang lại sức khoẻ....


Hình 2: Ảnh tư chụp. 

Đó là 2 biểu tượng của ĐL, để khi mình đến đây để chụp hình, không chỉ vì nó đẹp, không chỉ vì nó lạ, nó đặc biệt hay để đánh dấu được, mà chúng ta còn nhớ đến những người đã tiên khởi nên vùng đất này (họ là những bông hoa Dã Quỳ) và những người dân Đà Lạt chào đón các vị khách từ nơi khác đến (họ giống như là những búp Atiso). 

26 Tháng 06, 2024 185

Bài viết liên quan

Reviews 63 tỉnh thành