Đình Thân

Đình Thân

Đình Thân là nơi thờ phụng tôn nghiêm những danh thần có công lao to lớn trong công cuộc chống giặc ngoại xâm, bảo vệ tổ quốc; thời kỳ đầu nơi đây thờ Thành Hoàng là Đức Thánh Cao Sơn và Quý Minh Đại Vương là những vị tướng tài thời Hùng Vương, biểu tượng cao đẹp về lòng yêu nước, tinh thần chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Thông qua nội dung các tư liệu còn lưu giữ ở đây, như: sự tích, sắc phong, câu đối, văn cúng tế… đã khẳng định được nơi đây thờ các vị tướng thời Hùng Duệ Vương và các công chúa của nhà Lý, xếp theo trình tự thời gian thì ở Đình Thân thờ các vị như sau: * Thời Hùng Duệ Vương có các vị: - Cao Sơn Đại Vương thượng đẳng Thần - Quý Minh Đại Vương thượng đẳng Thần - Phương Dung- Nữ Thần Âm Phù * Thời Lý có các vị: - Bình Dương Công Chúa - Thiên Thành Công Chúa - Thiên Cực Công Chúa Sang thời kỳ lịch sử cận hiện đại kể từ khi thực dân Pháp xâm lược, đình Thân đã là căn cứ của quân dân ta, nơi cơ sở hoạt động của tổ chức cách mạng và kháng chiến. Nơi đây là điểm căn cứ đi về hoạt động của các chiến sỹ cách mạng trong thời kỳ tiền khởi nghĩa và sau này là những năm tháng kháng chiến chống Nhật, Pháp. Cũng chính nơi đây tháng 3/1943 Đảng Cộng sản ở Lục Nam đã cử đồng chí Kiên về xây dựng cơ sở của đảng và giác ngộ những người con ưu tú của quê hương đi theo cách mạng đó là các ông (Ông Huyên, ông Tài, ông Tuy, ông Vượng, ông Thắng, ông Mốc, ông Mẫn, ông Cầm, ông Lưu...). Đồng thời cũng chính nơi đây ngày 25/7/1945 Đội du kích họp bàn và tổ chức nhân dân đánh đổ Nhật xây dựng ủy Ban cách mạng lâm thời. Thời kỳ chống Mỹ, Đình Thân là nơi tập trung đưa tiễn lớp lớp những người con quê hương lên đường đánh giặc cứu nước. Ngày 02/9/1969 khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời Huyện uỷ - UBND huyện Lục Nam đã lấy nơi đây là nơi tổ chức lễ truy điệu Bác rất trọng thể, trang nghiêm. Rất đông cán bộ, các tầng lớp nhân dân các dân tộc trong huyện đã về đây dự lễ truy điệu Bác. Thời kỳ sau năm 1975 giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước Đình Thân ngoài việc phục vụ văn hoá tín ngưỡng và sinh hoạt cộng đồng của làng Thân, Đình còn là nơi cấp uỷ, chính quyền thôn bàn bạc thống nhất phương thức sản xuất thâm canh tăng vụ, đặc biệt thời kỳ đổi mới Đình là nơi Ban chủ nhiệm Hợp tác xã Thanh xuân bàn đưa ra quyết sách thâm canh tăng vụ, nâng cao hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp; giai đoạn 1986-1992 hợp tác xã Thanh Xuân là lá cờ đầu trong sản xuất, kinh doanh giỏi của 04 huyện miền núi Tỉnh Hà Bắc, thành tích đó được Chủ tịch nước tặng Huân chương lao động Hạng ba năm 1991. Trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử, ngôi Đình vẫn giữ nguyên nét uy nghi cổ kính, độc đáo; Với những giá trị lịch sử văn hóa nghệ thuật nêu trên Đình Thân đã được xếp hạnh Di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia theo Quyết định số 502-QĐ/BT, ngày 28/04/1994 của Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch). Phát truyền thống dân tộc, cấp ủy chính quyền và nhân dân làng thân nay là tổ dân phố Thân Bình, Thân Phú, Thanh Tân, các công ty doanh nghiệp; các con em địa phương đang học tập và công tác trên mọi miền tổ Quốc hàng năm đã công đức, tôn tạo khu di tích ngày thêm khang trang, tố hảo. Nơi đây hàng năm cũng là nơi giáo dục truyền thống cho lớp lớp các thế hệ thanh, thiếu niên trên địa bàn. 2. Kiến trúc Đình Làng Thân còn là công trình kiến trúc văn hóa, nghệ thuật cổ thời Lê (thế kỷ XVII-XVIII) có giá trị độc đáo tiêu biểu về nghệ thuật. Hiện nay, đình có bố cục bình đồ hình chữ Đinh gồm tòa Tiền đình 03 gian 02 trái và tòa Hậu cung 2 gian. Giá trị về kiến trúc nghệ thuật chủ yếu được thể hiện ở tòa Tiền đình với quy mô kiến trúc đồ sộ, lối kẻ trường độc đáo tạo cho mái đình có độ dốc lớn, nghệ thuật chạm khắc tinh xảo trên khắp các đầu dư, đầu kẻ như chạm nổi, chạm lộng các đề tài hình lá lật, hình thú sinh động, hài hòa, các đường nét trạm trổ, đồ thờ thanh thoát tinh xảo đậm nét kiến trúc nghệ thuật thời Lê. Lịch sử xây dựng Đình Thân trên câu đầu Đình hiện còn rõ chữ khắc ghi rằng “Quý tỵ niên, nhị nguyệt, nhị thập, ngũ nhật cất nóc”. Nghĩa là Đình được khởi dựng ngày 25 tháng 02 năm Quý Tỵ (1713) dưới triều đại Lê Dụ Tông, niên hiệu Vĩnh Thịnh thứ 8. Ngôi Đình có kiến trúc cổ độc đáo, tiêu biểu về nghệ thuật đến nay đã trên 300 năm tuổi, đặc biệt những đường nét chạm khắc được thể hiện ở các đầu dư mõm kẻ là đề tài tứ linh (Long, Ly, Quy, Phượng) hình vặn xoắn, mây cuộn phong phú làm cho ngôi Đình thêm linh thiêng và đậm nét nghệ thuật. NGUỒN CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ THỊ TRẤN ĐỒI NGÔ - HUYỆN LỤC NAM

Bắc Giang 119 lượt xem

Xếp hạng : Di tích quốc gia

Mở cửa

Khám Phá Bắc Giang

Đình Phúc Long

Bắc Giang 1303

Di tích cấp quốc gia

Đình Đền Châu Lỗ

Bắc Giang 1213

Di tích cấp quốc gia

Di Tích Lịch Sử Quốc Gia Đình Đông

Bắc Giang 1212

Di tích cấp quốc gia

Đình Vân Cốc Xã Vân Trung

Bắc Giang 1208

Di tích cấp quốc gia

Di tích Lưu niệm Bác Hồ về thăm Cẩm Xuyên, xã Xuân Cẩm, huyện Hiệp Hòa

Bắc Giang 1197

Di tích cấp quốc gia

Đình Hoàng Mai - xã Hoàng Ninh

Bắc Giang 1153

Di tích cấp quốc gia

Chùa Vĩnh Nghiêm

Bắc Giang 1142

Di tích quốc gia đặc biệt

Chùa Bổ Đà

Bắc Giang 1139

Di tích quốc gia đặc biệt

Núi Đồn - xã Vân Trung

Bắc Giang 1121

Di tích cấp quốc gia

Đình Thổ Hà

Bắc Giang 1052

Di tích cấp quốc gia

Điểm di tích nổi bật