SN 102, Tổ 7, Thị trấn Đồng Văn, huyện Đồng Văn, Tỉnh Hà Giang
Hiệp hội du lịch Hà Giang Đã xác nhận
Đánh giá 3 () Xem bản đồ
Chỉ từ :
800,000
đ
Giảm giá 0% thành viên : 63Stravel Vip
Giá cuối cùng phải trả : 800,000 đ
3.0 (1 Đánh giá)
Xem tất cả
Homestay
Hiệp hội du lịch Hà Giang Đã xác nhận
SN 102, Tổ 7, Thị trấn Đồng Văn, huyện Đồng Văn, Tỉnh Hà Giang
Chỉ từ :
800,000
đ
Giảm giá 0% thành viên : 63Stravel Vip
Giá cuối cùng phải trả : 800,000 đ
Khách sạn mini cho người "hướng nội"
Chính sách checkin/checkout online:
Quý khách sẽ được cấp pass cửa để có thể tự vào phòng như về nhà <3
Loại phòng : Phòng Douple
Phòng Douple (1 giường Queen Size - 1m6x2m) Có ban công, view nhìn ra thị trấn hoặc ruộng lúa NVS Kép kín có đầy đủ trang thiết bị (Máy sưởi, vòi hoa sen, nóng lạnh, điều hòa, quạt, tivi, tủ, máy sấy tóc, ấm đun nước,...)
Giá phòng :
800,000 đ
Giảm giá 0% thành viên 63Stravel Vip
Giá cuối cùng phải trả : 800,000 đ
3.0 (1 Đánh giá)
Xem tất cả
Khách sạn mini cho người "hướng nội"
Chính sách checkin/checkout online:
Quý khách sẽ được cấp pass cửa để có thể tự vào phòng như về nhà <3
Là biểu tượng đánh dấu điểm cực Bắc của Việt Nam, cột cờ Lũng Cú được xây dựng trên đỉnh núi Rồng, thuộc một xã nhỏ ở huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Nằm ở độ cao 1.470m so với mực nước biển, đây là một trong những địa điểm check in của nhiều bạn trẻ, đồng thời còn là điểm chinh phục của hầu hết tất cả các khách du lịch đến với Hà Giang. Để đến được cột cờ Lũng Cú bạn cũng cần phải sắp xếp đến Hà Giang du lịch, và cần phải có một lịch trình cụ thể, sớm nhất để tham quan nơi này vì cột cờ cách khá xa so với đoạn đường núi gần 200km. Nếu bạn muốn đến Hà Giang du lịch và ngắm nhìn được khung cảnh xinh đẹp nơi này thì một số thời điểm thích hợp nhất mà bạn nên cân nhắc chính là: Từ tháng 1 đến tháng 3: Vào khoảng thời gian này hoa mận, hoa đào, hoa cải vàng sẽ nở rộ, bạn sẽ chiêm ngưỡng được biệt danh “miền đá nở hoa” là như thế nào, nên đến đây vào thời gian này bạn sẽ được tham quan và tận hưởng những cảnh hoa đua nhau nở cực đẹp mắt. Bạn cũng có thể đến vào tháng 5 mùa nước đổ hay tháng 6 - 8 là khoảng mùa hè với thời tiết khô ráo, dễ dàng di chuyển và thuận lợi hơn trong việc tham quan cột cờ Lũng Cú. Hoặc bạn cũng có thể đến Hà Giang vào tháng 10 - 12 để tham quan cột cờ đồng thời đây là khoảng thời gian mùa hoa tam giác mạch nở trên cao nguyên đá Đồng Văn, bạn sẽ ngắm nhìn được những khung cảnh tuyệt vời nhất vào thời gian này. Điều đầu tiên khi bạn muốn đến tham quan cột cờ Lũng Cú Hà Giang là phải có một tấm vé máy bay đi Hà Nội. Sau khi đã đến Hà Nội rồi thì việc bạn cần làm sau đó là tìm cho mình một chiếc xe khách để đến thành phố Hà Giang của tỉnh Hà Giang, từ đây bạn cũng có thể thuê cả xe máy hoặc ô tô để lên đến Lũng Cú. Còn nếu bạn đang ở khu vực các tỉnh miền Bắc, bạn có thể lựa chọn đi xe khách, xe máy hoặc ô tô để đến cột cờ Lũng Cú theo đường quốc lộ 4C để đến Quản Bạ sau đó từ đây sẽ lên đến Đồng Văn. Nếu đã đến Đồng Văn rồi bạn chạy thẳng sẽ đến xã Sà Phìn, tiếp tục đi đến bạn sẽ gặp một ngã ba nếu đi thẳng bạn sẽ đến phố cổ Đồng Văn còn nếu ngược lại sẽ hướng về Lũng Cú. Được xây dựng trên đỉnh núi Rồng, nên để lên được đỉnh núi bạn cần trải qua 839 bậc thang, được chia làm 3 chặng, ở mỗi chặng sẽ có khu nhà chờ để du khách có thể nghỉ chân hoặc ngắm cảnh phía dưới núi. Sau khi leo hơn 800 bậc thang, bạn chắc chắn sẽ sững người đến tự hào khi chứng kiến cột cờ Lũng Cú với lối kiến trúc được xây dựng theo hình bát giác, có chiều cao 33.15m và lá cờ Tổ quốc 54m2 luôn tung bay trên đỉnh núi Rồng. Xung quanh thân cột cờ là hình mặt trống đồng Ðông Sơn và dưới chân cột cờ là tám tấm phù điêu minh họa cho các thời kỳ lịch sử vẻ vang của đất nước. Từ trên cột cờ nhìn xuống, bạn sẽ có cảm giác như được ngắm nhìn bờ cõi nước Nam ta trong tầm mắt. Được cảm nhận được không khí se lạnh của núi rừng Đông Bắc. Đứng ở núi Rồng, cảm giác như núi rừng Đông Bắc hòa cùng mây trời cao rộng, không những vậy, chỉ cần ngước mắt nhìn lên là hình ảnh tự hào dân tộc lại càng nâng cao lên với màu sáng tươi của lá quốc kỳ thiêng liêng tung bay. Vừa tạo cảm giác tự hào vừa lại hưng phấn khi chinh phục được đỉnh cao của một cột mốc lớn.
Hà Giang
Từ tháng 1 đến tháng 12
1403 lượt xem
Đèo Mã Pí lèng tại Hà Giang còn có tên gọi khác là Mả Pí Lèng hay Mã Pỉ Lèng có nghĩa “sống mũi con ngựa”. Mã Pì Lèng được mệnh danh là một trong những cung đường đèo tử thần của vùng núi đất Bắc, vì những đường cong hiểm trở, thách thức tay lái. Đèo tọa lạc trên quốc lộ 4C, xã Pả Vi và Pải Lủng, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang, thuộc một trong những con dốc cao và hiểm trở nhất vùng núi Đông Bắc, cũng là cái tên nằm trong danh sách “tứ đại đỉnh đèo” của Việt Nam đáng để chinh phục. Nằm ở độ cao khoảng 1.200m so với mực nước biển, và dài khoảng 20km (nối liền thị trấn phố cổ Đồng Văn và thị trấn Mèo Vạc), Mã Pí Lèng uốn cong và quấn quanh ngọn núi như một con trăn trắng. Men theo cung đường này, bạn sẽ đi qua được thêm nhiều bản làng hay địa danh nổi tiếng như Pả Vi, Sín Cái… Hà Giang đẹp quanh năm. Mỗi mùa đều có một bản sắc riêng. Cũng như nước hoa, không có mùi hương nào là thơm nhất, chỉ có mùi hương phù hợp nhất. Và MIA.vn đã lập ra một danh sách liệt kê một số đặt điểm của Hà Giang qua từng tháng cho bạn rồi đây. Tháng 1-3 là mùa hoa mận, hoa đào. Nếu bạn yêu thích màu hồng của loài hoa này chắc chắn đừng bỏ qua. Tháng 4 là thời điểm chợ tình Khâu Vai diễn ra. Phiên chợ độc đáo mỗi năm đều chỉ tổ chức một lần vì thế, nếu thích thú với lễ hội này thì bạn cũng nên đến Hà Giang vào tháng 4. Tháng 9 chính là mùa mà những ruộng bậc thang ở Hà Giang nhuộm vàng ươm sắc vàng của lúa chín đẹp như tranh vẽ. Tháng 10, 11 mùa hoa tam giác mạch – Loài hoa lãng mạn chỉ có mặt ở vùng đất Đông Bắc. Tháng 12 mùa hoa cải, và nếu nhiệt độ đủ thấp thì còn sẽ có cả tuyết rơi đấy nhé. Dám cá rằng dù có là phượt thủ hay không thì bạn cũng đã từng nghe đến danh tiếng của con đèo Mã Pì Lèng này. Đây chính là một trong “tứ đại đỉnh đèo” mang vẻ đẹp vừa hoang sơ, hiểm trở nhưng lại quyến rũ và cuốn hút lạ kỳ. Mã Pì Lèng khó chinh phục. Vì vậy mà làm mọi người càng khao khát thêm để có thể một lần vượt qua được hết những cung đường ngoằn ngoèo, quanh co với xung quanh là núi đá tai mèo cao, dựng đứng và vực sâu thẳm. Nằm chênh vênh giữa ngọn núi, nên bạn cũng sẽ đi qua đến 9 khúc cua quanh co “rùng rợn” khi một bên tay lái sẽ là vực thẳm sâu hun hút. Cung đường lại hẹp, đôi khi chỉ đủ chỗ cho một chiếc xe. Ấy vậy mà trên đường đi bạn cũng có thể ngắm nhìn được con sông Nho Quế xanh và uốn lượn như một dải lụa. Sông biến đổi theo mùa cực kỳ đặc biệt. Đây cũng là một góc check-in huyền thoại cho giới trẻ ưa thích mạo hiểm. Ngoài ra, bạn cũng có thể đi đến mỏm đá nằm cheo leo giữa vách núi – Nơi sẽ bắt trọn được toàn cảnh núi rừng hùng vĩ và sông nước bạt ngàn. Trên đường lên đỉnh Mã Pì Lèng cũng sẽ còn có cả những thửa ruộng bậc thang mùa lúa chín sẽ trở nên vàng ươm, bát ngát cả một vùng núi đất Đông Bắc. Ngoài ra, tùy mỗi mùa mà không gian bên dưới sẽ là màu trắng tinh khôi của hoa cải, hoa mận hay màu đỏ nổi bật của các loại hoa khác. Ấm thực Đông Bắc có một sức lôi cuốn kỳ lạ và đặc biệt. Các món ăn có thể kể đến như thắng cố, thịt trâu gác bếp, lạp xưởng… đều là những đặc sản mà du khách không nên bỏ qua khi du lịch Hà Giang. Ngoài ra, bạn đã nghe đến rêu nướng chưa? Hương vị của món ăn này có 1-0-2, ăn xong đảm bảo sẽ gây nghiện nặng đó nha. Đa phần vì thời tiết giá rét nên các món ở Hà Giang cũng là món nướng và nhâm nhi thêm chút rượu cần để trải nghiệm được trọn vẹn nhất văn hóa ăn uống của vùng đất địa đầu Tổ quốc này.
Hà Giang
Từ tháng 1 đến tháng 12
1263 lượt xem
Thị trấn Đồng Văn nằm lọt thỏm giữa bốn bề núi phủ mây phong của cao nguyên đá. Chỉ có khoảng vài chục ngôi nhà nằm rải rác quanh khu trung tâm và xen kẽ vào những vách đá dựng đựng ở giữa trời xanh. Vẻ đẹp của phố cổ Đồng Văn được nổi lên như một bức tranh thủy mạc, trữ tình với đủ những tông màu của thiên nhiên cùng hội tụ. Những ngôi nhà cổ được người dân địa phương dựng lên liền kề bên vách núi như một sự thử thách của sức mạnh, ý chí quyết tâm của con người trước tạo hóa. Phố cổ Đồng Văn được hình thành từ những năm đầu của thế kỷ XX, trải qua những biến thiên của lịch sử, thăng trầm của thời cuộc dường như khu phố vẫn như được nét quyến rũ, hoang sơ của buổi ban đầu. Phố được dựng lên bởi người Tày, người Mông và cả người Hoa. Ngày nay, khi đến du lịch Hà Giang bạn sẽ không khó để bắt gặp hình ảnh những ngôi nhà được thiết kế theo lối nhà dài, nhà mái lợp ngói âm dương. Qua thời gian, phố cổ Đồng Văn đón nhiều cư dân khác nhau đến sinh sống và làm ăn. Điều này đã làm cho khu phố có sự dung hòa, tổng hợp và tiếp biến nhiều hình thái văn hóa của các sắc dân khác nhau. Đến với phố cổ Đồng Văn, bạn không chỉ được xem những chiếc đèn lồng được giăng như mắc cửi trên các tuyến phố mà còn tận mắt chứng kiến những phiên chợ vùng cao với những tiếng khèn, điệu nhạc và sản vật tiêu biểu của vùng cao nguyên đá. Vào những đêm cuối tuần, không gian trong các quán chợ trở nên rộn rã bằng tiếng hát câu hò của những đôi trai gái. Họ trao nhau điệu múa, câu hò giao duyên bên ánh lửa bập bùng của phiên chợ tình vùng cao. Phố cổ Đồng Văn không chỉ là một địa chỉ giao thương của người dân trong vùng mà nó đã trở thành một “trung tâm thương mại” của một vùng cao nguyên rộng lớn. Không chỉ có người dân địa phương, người dân ở các vùng lân cận mà ngay cả những người đi buôn bán ở miền xuôi cũng muốn lên đây mua bán sản vật. Du lịch Hà Giang đến với phố cổ Đồng Văn cũng là địa chỉ tổ chức những lễ hội tryền thống của người Tày, Mông và đồng bào các dân tộc thiểu số trên vùng núi Tây Bắc. Trong những trang phục truyền thống các thiếu nữ người Mông, Tày, Pu Péo, Lô Lô… tay trong tay với điệu nhạc trao duyên. Điểm nhấn của khu phố cổ là chợ Đồng Văn, chợ được xây bằng nguyên liệu chủ yếu là đá từ năm 1920, qua gần một thế kỷ đến nay khu chợ vẫn còn giữ gìn nét văn hóa khá nguyên vẹn. Để ngắm phố cổ Đồng Văn từ trên cao bạn hoàn toàn có thể thu gọn toàn bộ khung cảnh của khu phố trong tầm mắt. Những dãy nhà được xếp thành hình chữ U lợp ngói âm dương chay dọc theo triền núi. Nếu hỏi thử xem du lịch Hà Giang mùa nào đẹp nhất? Thì hãy đến Hà Giang trong mùa hoa tam giác mạch, bạn hoàn toàn có thể đắm mình trong không gian của núi rừng và những triền đồi trắng dãy một màu, cùng mùi hương ngát dịu của loài hoa nức danh vùng Tây Bắc này. Ở phố cổ Đồng Văn khi đêm về, bạn có thể ghé vào một quán cafe để thưởng thức vị ngon của cafe và lắng nghe từng tiếng gió rít bên những triền đồi vang vọng lại. Mùi hương của loài hoa tam giác mạch sẽ ru bạn đắm chìm trong sự mê mẫn của tiếng khèn, tiếng sáo và những ánh lửa bập bùng trong tiếng nhạc du dương. Về tổng thể phố cổ Đồng Văn có kiến trúc theo kiểu người Hoa là khá phổ biến, chủ yếu lợp ngói âm dương, vì kèo được thiết kế chắc chắn. Đặc biệt, đá dường như là nguyên liệu chủ yếu và trở nên phổ biến trong xây dựng. Những cối đá, tường đá, cột đá được đầu tư xây dựng nên không gian cảnh quan các tuyến phố rất gần gũi với thiên nhiên, ít bị tác động của bàn tay con người. Hầu như mỗi ngôi nhà ở khu phố cổ điều có treo đèn lồng, có lẽ đây là nét văn hóa riêng có của đồng bào thiểu số và hình ảnh của ngọn lửa cũng giúp xua tan đi cái lạnh buốt của vùng cao nguyên đá về đêm. Theo kinh nghiệm du lịch Hà Giang, thì mỗi năm, tỉnh Hà Giang điều tổ chức nhiều lễ hội mang đậm dấu ấn truyền thống của đông bào thiểu số tại Đồng Văn, trong đó phải kể đến “Đêm phố cổ”. Đến với đêm phố cổ các bạn sẽ có cơ hội xem những chiếc váy thổ cẩm, những chiếc đèn lồng, những món ăn truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số. Hà Giang, một vùng đất du lịch ấn tượng với nhiều địa chỉ văn hóa, lịch sử vẫn còn khá nguyên vẹn. Đặt chân đến đây, cũng là đến với vùng đất của trời mây non nước trữ tình, mọi thứ điều rất hoang sơ. Vùng đất của những cánh đồng hoa Tam giác mạch, của món Thắng cố, của thổ cẩm thiêu tay và tiếng khèn của đôi lứa trao duyên trên phố cổ Đồng Văn – cao nguyên đá.
Hà Giang
Từ tháng 1 đến tháng 12
1338 lượt xem
Đồng Văn từ lâu đã trở thành một địa điểm du lịch vô cùng hấp dẫn và nổi tiếng của du khách trong và ngoài nước khi nó sở hữu cho mình muôn vàn cảnh đẹp và đặc biệt hơn nữa là cột cờ Lũng Cú, một biểu tượng hết sức thiêng liêng của đất nước Việt Nam. Nhưng đó chưa phải là tất cả của Đồng Văn. Nằm ẩn sâu trong lớp lớp đất đá tai mèo có một thị trấn nhỏ mang tên phó bảng. Nơi đây là một vùng đất ít người biết đến, dù bị năm tháng lãng quên thế nhưng nó vẫn giữ trọn vẹn được nét hoang sơ, cổ kính và yên bình đến lạ thường. Trước đây khi nhắc tới Phó Bảng người ta thường nghĩ ngay đến một trung tâm buôn bán cần sa và ma túy sầm uất nhất Hà Giang nhưng sau khi được giải tỏa nơi này lại nằm thu mình và có một cuộc sống gần như khép kín với thế giới bên ngoài. Do vị trí địa lý ẩn sâu trong lớp đất đá chính vì thế đường lên Phó Bảng khá khó khăn và hiểm trở. Ta có thể bắt đầu đi từ phố cổ Đồng Văn ngược lại khoảng 17 km. Với những khúc đường đèo hiểm trở chênh vênh khi một bên là vực sâu, một bên là núi cao bạn hãy nắm vững tay lái chú ý biển báo và những chiếc gương lồi gắn hai bên đường. Nếu như chưa có một kinh nghiệm nào về du lịch đường đèo thì lớp học cho dân phượt có lẽ là một lựa chọn thích hợp nhất mà bạn phải chuẩn bị trước khi lên đường. Mặc dù cung đường khó khăn nhưng du khách cũng đừng quá lo lắng và sợ hãi bởi trên đường đi bạn sẽ được chiêm ngưỡng cảnh đẹp của núi non hùng vĩ duy nhất chỉ có tại Hà Giang hay như cứ coi đây là một thách thức mà bạn đặt ra cho bản thân mình để chạm đến những giới hạn cao hơn trong cuộc sống. Sau quãng đường dài di chuyển, thị trấn Phó Bảng mở ra trước mắt ta một khung cảnh tựa như đang lạc vào một miền quê của đất nước Hàn Quốc xa xôi. Vốn được mệnh danh là nàng thiếu phụ ngủ trên cao nguyên đá Đồng Văn, khi bước vào Phó Bảng bạn sẽ cảm nhận được một khung cảnh bình yên với nhịp sống nhẹ nhàng, thanh thản. Những ngôi nhà trình tường bên trên là mái âm dương với màu rêu cổ kính, bức tường đất vàng ngà pha chút nâu đỏ. Khung cửa sổ cũ kỹ, bức vách với những vết nứt tưởng như sắp sập xuống nhưng lại hết sức vững chắc trước phong ba bão tố của đất trời Hà Giang, treo trên đó là những câu đối đỏ và chiếc đèn lồng có khắc chữ của đồng bào dân tộc Hoa đã bạc màu theo năm tháng. Những thứ lâu đời tưởng như không sử dụng được giờ đây dưới bàn tay tài hoa của đồng bào dân tộc sinh sống ở mảnh đất này đã tạo nên một vẻ đẹp cổ kính, hoang sơ hiếm có tại vùng núi cao Tây Bắc. Với phó bảng bốn mùa đều có một nét đẹp riêng biệt nhưng có lẽ mùa thu là mùa mà nơi đây đẹp và hoàn hảo nhất. Thu sang thị trấn khoác lên mình một vẻ đẹp hoang tàn nhuốm màu ký ức nhưng ẩn chứa sâu bên trong là sức sống tràn trề, mãnh liệt. Tận hưởng bầu không khí trong lành tại một vùng đất bình yên, ngắm nhìn những đồi hoa tam giác mạch nồng nàn, đi lang thang du ngoại ở ven đường của thị trấn nhỏ cùng một chiếc máy ảnh trên tay chắc chắn bạn sẽ có những phút giây thật tuyệt vời trên mảnh đất ngủ quên này. Không chỉ có vẻ đẹp mới làm lay động lòng người, thị trấn Phó Bảng còn để lại một dấu ấn vô cùng sâu sắc trong lòng du khách bởi nét giản dị, chất phát của người dân nơi đây. Sống tại phó bảng chủ yếu là đồng bào dân tộc Hoa và người Mông. Đến với nơi đây bạn chắc chắn sẽ không thể kìm lòng được khi nhìn thấy ánh mắt sáng ngời của đồng bào dân tộc. Họ là những người dù sống trong nghèo khó, tối tăm nhưng cũng không bao giờ bị tha hoá, biến chất bởi đồng tiền và sự hào nhoáng xa hoa nơi thành thị mà sống một cách chậm rãi thong thả và cần cù lao động. Ngày này qua ngày khác dù trời đất và con người có biến động như thế nào nhưng nếp sống của đồng bào dân tộc vẫn đi trên một quỹ đạo nhất định. Những thanh niên trai tráng vẫn vác gùi đi làm rẫy, những người phụ nữ tần tảo địu con trên lưng mà không quên công việc của mình. Thi thoảng ta lại nhìn thấy mấy đứa trẻ nhỏ quần áo lấm lem nhưng trong ánh mắt lại toát lên sự trong trẻo, hồn nhiên hoang dại mà tràn đầy sức sống như những bông hoa tam giác mạch mọc trên triền núi đá khô cằn. Với một khung cảnh hoang sơ cổ kính ít người biết đến, một đồng bào dân tộc có nếp sống giản dị thanh tao tất cả đã tạo nên thị trấn nhỏ Phó bảng yên bình. Dù không nổi tiếng như những địa danh khác của Đồng Văn nhưng nơi đây đã giữ được những nét văn hóa truyền thống lâu đời. Đó là món quà vô cùng quý báu mà người dân Phó Bảng đã giữ gìn cho Hà Giang nói riêng và cả đất nước Việt Nam nói chung. Chính vì thế chúng ta hãy góp phần chung tay để bảo vệ một nét đẹp đang dần bị phai nhòa theo năm tháng.
Hà Giang
Từ tháng 1 đến tháng 12
1233 lượt xem
Yên Minh là thị trấn cách thành phố Hà Giang khoảng 100km về phía Đông Bắc, men theo quốc lộ 4C từ Cán Tỷ lên trung tâm phố huyện chạy qua 3 xã: Bạch Đích, Na Khê, Lao Và Chải. Cung đường Yên Minh kéo dài 50km từ Quản Bạ, hai bên đường thông mọc thẳng tắp, trải dài hàng chục km, đón chào những phượt thủ bằng những con đường quanh co, uốn lượn cùng làn sương mờ mờ ảo ảo phía xa xa. Khung cảnh rừng thông Yên Minh ngút trời, những trảng cỏ xanh và làn sương mù lãng đãng cùng bầu không khí trong mát khiến du khách có cảm giác tâm hồn trở nên thoải mái, tinh thần dễ chịu, như được đi vào một “Đà Lạt thứ hai”. Đi giữa rừng thông nghe tiếng rì rào, ngân nga vài câu hát khiến người ta yêu đời hơn, lòng thư thái cùng hoà vào thiên nhiên, tận hưởng cảm giác được ở một thiên đường xanh yên bình trên mặt đất. Ngắm nhìn rừng thông Yên Minh từ trên cao xuống, cảm giác như bạn vừa được đi trên mình một con sóng với những khúc uốn quanh, mềm mại. Đặc biệt là, bên cạnh những ngọn núi cao có những con sông trải dài lên tới thượng nguồn. Sự kết hợp hài hoà giữa sông núi mây trời sẽ giúp bạn có thêm nhiều những trải nghiệm hấp dẫn và cảm nhận vẻ đẹp trữ tình đặc biệt của mảnh đất nơi này. Theo như kinh nghiệm du lịch Hà Giang, xuôi về phía đồng bằng, cách trung tâm huyện Yên Minh khoảng tầm 12hm còn có một thảo nguyên xanh ở Lao Và Chải. Nơi này mang một nét đẹp lãng mạn, là một điểm dừng chân trên con đường phượt rừng thông Yên Minh, cũng chính vì lẽ đó mà thảo nguyên xinh xắn, thơ mộng này trở thành một địa điểm chụp ảnh cưới lý tưởng của bao cặp đôi. Là một điểm du lịch Hà Giang vừa độc đáo như khung cảnh Đà Lạt lại vừa thơ mộng, yên bình và êm ái đến nôn nao cả cõi lòng, rừng thông Yên Minh sẽ là một trải nghiệm khó quên với mỗi du khách.
Hà Giang
Từ tháng 1 đến tháng 12
1306 lượt xem
Di tích Đồn Pháp và tường thành Lũng Hồ thuộc thôn Làng Quá, xã Lũng Hồ, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang. Đồn và tường thành là hai khu vực riêng biệt và nằm cách nhau khoảng 2km, độ cao 742m so với mực nước biển, Di tích Đồn Pháp và tường thành Lũng Hồ cách thành phố Hà Giang 106 km về phía Bắc. Theo tài liệu của Pháp, năm 1907 vùng đất Đường Thượng thuộc tổng Đông Minh, xã Yên Minh, tỉnh Hà Giang. Trong chuyến đi thị sát các vùng Đại Miên, Tiểu Miện, Yên Minh, Yên Định, Du Già, Đường Thượng của Trung tá Boifacy chỉ huy đạo quan binh thứ 3, trong báo cáo số 1165, tháng 9/1913 vùng đất này “cần được theo dõi và chính vì thế mà phải có đồn Đường Thượng…” Sau chuyến thị sát này công việc lên kế hoạch xây dựng đồn bốt mới dần được tiến hành. Đồn bốt Đường Thượng cũ nay là đồn Lũng Hồ được xây dựng và hoàn thiện từ những năm 1935 - 1940. Công việc xây dựng đồn bốt vô cùng vất vả, chúng đã bắt dân chúng khu vực xung quanh làm phu phen, tạp dịch, vác đá, lấy nước để xây dựng, ai không tuân theo bị chúng đánh đập hoặc bắn chết. Tường thành: Tường thành cách đồn gần 2km được bố trí dựa vào điều kiện tự nhiên theo triền núi hai bên con đường độc đạo nối giữa Lũng Hồ và Yên Minh với mục đích kiểm soát hàng hoá, người ngựa trên khu vực này, báo động sẽ liên lạc về đồn cách đó khoảng 2km. Vật liệu chủ yếu để xây dựng tường thành là đá núi, được lấy từ địa điểm xây dựng và các khu vực xung quanh với nhiều kích cỡ khác nhau, loại vữa dùng để xây chủ yếu là cát pha với vôi, không có xi măng. Đồn Lũng Hồ: Đồn được xây dựng trên khu đất cao, khá bằng phẳng quay hướng Đông - Tây. Chiều dài tường bao quanh gần 200m được bố trí các ụ bắn. Các ụ bắn đều có lỗ châu mai quan sát bên ngoài. Vật liệu chủ yếu để xây dựng tường thành là đá núi, được lấy từ địa điểm xây dựng và các khu vực xung quanh với nhiều kích cỡ khác nhau, loại vữa dùng để xây chủ yếu là cát pha với vôi, không có xi măng. Thiết kế của đồn gồm có Khu nhà ngang và dãy nhà dọc ở phía Tây; Khu dãy nhà dọc và tháp canh ở phía Đông; Giữa khu phía Đông và phía Tây là khoảng đất rộng. Nhìn chung nhiều hạng mục công trình bị đổ nát, hư hại, hầu như toàn bộ phần mái của các dãy nhà dọc và ngang bị tháo dỡ. Về mặt quân sự Đồn và tường thành Lũng Hồ là công trình quy mô, có vị trí quan trọng án ngữ con đường từ Lũng Hồ sang Đường Thượng, đồng thời ngăn chặn hoạt động tuyên truyền cách mạng tại vùng Đường Thượng của ta trong thời gian này. Công trình là bằng chứng của một thời kỳ lịch sử Pháp chiếm đóng và hoạt động tại khu vực miền núi xa xôi, hẻo lánh của tỉnh Hà Giang. Dưới sự kìm kẹp, nô dịch của thực dân Pháp ở khu Đường Thượng, cuộc sống của nhân dân rơi và cảnh lầm than. Thực hiện nghị quyết lãnh đạo của Xứ uỷ Bắc Kỳ và Liên tỉnh uỷ Cao - Bắc - Lạng. “Cuối năm 1944 đồng chí Việt Hưng thực hiện nhiệm vụ khơi thông con đường liên lạc từ Cao Bằng - Bắc Cạn - Hà Giang sang Vân Nam (Trung Quốc) để đón cán bộ và chuyển vũ khí từ nước ngoài về nước. Đồng chí Việt Hưng tới Lũng Hồ, Đường Thượng gây dựng cơ sở, lấy Đường Thượng làm căn cứ, cán bộ Việt Minh đi đến đâu cũng nhận được sự ủng hộ của đồng bào. Ngày 9/3/1945 phát xít Nhật đảo chính Pháp. Ở Đường Thượng (Yên Minh) Bang tá Đào Văn Ất hốt hoảng bỏ đồn chạy trốn. Nắm bắt thời cơ đó cán bộ Việt Minh ở Đường Thượng đã họp khẩn cấp, chiếm đồn Đường Thượng, phá kho và lấy ngô, thóc chia cho dân và đặt trạm cảnh giới ở ngoài khu căn cứ được tiến hành rất khẩn trương. Ngày 16/3/1945 ta đã chiếm được đồn Đường Thượng, làm chủ và kiểm soát hoàn toàn khu Đường Thượng, từ đây các cán bộ Việt Minh toả về cơ sở lãnh đạo phong trào". Cùng với Khu di tích Sùng Chứ Đà, cơ sở cách mạng Đường Thượng, hang Mậu Long được công nhận là danh lam thắng cảnh cấp quốc gia, vườn quốc gia Du Già và Lễ hội Gầu tào, Lồng tồng, Cầu trăng, Cấp sắc, Thượng thọ... Nổi bật, là Lễ hội Tết Cá của người Tày được tổ chức tại xã Mậu Duệ. Cùng với định hướng của huyện và tỉnh trong thời gian tới, di tích Đồn và tường thành Lũng Hồ sẽ tiếp tục là những điểm đến hấp dẫn du khách khi tới Yên Minh. Nguồn: Ban tuyên giáo tỉnh uỷ Hà Giang
Hà Giang 1524 lượt xem
Di tích Kỳ Đài nằm trên Quảng trường 26 tháng 3 thuộc phường Nguyễn Trãi, thành phố Hà Giang. Kỳ Đài là nơi ghi dấu lưu niệm sự kiện Bác Hồ thăm và nói chuyện với hơn 16.800 đồng bào các dân tộc tỉnh Hà Giang vào ngày 27/3/1961. Trong dịp này Bác Hồ căn dặn nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang 8 nội dung chủ yếu sau: Trước hết, tất cả các dân tộc đều phải đoàn kết chặt chẽ, thương yêu giúp đỡ nhau như anh em một nhà. Hai là: Đồng bào phải ra sức tăng gia sản xuất, và thực hành tiết kiệm để làm cho mọi người đều áo ấm cơm no. Ba là: Muốn sản xuất tốt, phải có đủ nước, nhiều phân bón và cải tiến nông cụ. Bốn là: Cần phát triển chăn nuôi trâu, bò, lợn, gà… là nguồn lợi lớn, lại là nguồn phân bón cho ruộng nương. Năm là: Khai thác lâm thổ sản, bảo vệ rừng và trồng cây gây rừng, trồng cây ăn quả và cây làm thuốc. Sáu là: Đồng bào phải chú ý vệ sinh, để giữ gìn sức khoẻ thì phải ăn uống sạch, mặc sạch, ở sạch. Sức khoẻ thì lao động sản xuất mới tốt. Bảy là: Đồng bào phải cố gắng xoá nạn mù chữ, phải biết đọc, biết viết thì làm ăn mới tiến bộ được. Tám là: Đời sống của đồng bào rẻo cao còn có nhiều khó khăn hơn đồng bào các nơi khác, nhân dân các cấp và cán bộ từ khu đến huyện cần phải ra sức giúp đỡ đồng bào rẻo cao khắc phục khó khăn, xây dựng cuộc sống mới. Lời căn dặn của Bác Hồ thấm sâu vào lòng nhân dân các dân tộc Hà Giang trong sự nghiệp xây dựng và phát triển tỉnh Hà Giang trong thời gian qua. Kỳ Đài được Bộ Văn hoá Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là di tích cấp quốc gia năm 1993. Ngày 30/3/2001 UBND tỉnh Hà Giang khởi công xây dựng Quảng trường và cụm tượng đài trước cửa Kỳ Đài lấy tên là Quảng trường 26 tháng 3. Quảng trường bao gồm toàn bộ phần sân vận động trước đây. Chính giữa quảng trường đặt nhóm tượng đài "Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Hà Giang". Mẫu tượng do nhà điêu khắc Nguyễn Phú Cường sáng tác, công ty Mỹ thuật Trung ương thi công. Công trình cao hơn 11m, gồm 200 khối đá, nặng 600 tấn. Hình tượng Bác Hồ đứng giữa nhóm 7 nhân vật, đứng nép âu yếm gần Bác là 2 em bé dân tộc Mông và Nùng. Đứng thấp hơn một chút là thiếu nữ dân tộc Kinh và Dao. Phía sau là hình tượng người chiến sỹ biên phòng và anh cán bộ người Tày, với ánh mắt rạng rỡ như muốn ghi lại từng lời dạy của Bác. Bố cục nhóm tượng hoà quyện với nhau, liên kết theo một sợi dây tình cảm xuyên suốt, sống động. Sự hình thành nhịp điệu đó chính là một sử lý sáng tạo có chủ đích mang tính biểu trưng của khối phụ trợ, đem lại cho người xem cảm giác về không gian hùng vĩ của núi rừng Hà Giang với tầng tầng mây bay lượn, hoà với lớp lớp ruộng bậc thang.... Với lợi thế tượng đài được đặt ở quảng trường, nên công trình có một không gian hoành tráng với chiều cảm thụ đa hướng, nhiều chiều. Đây là công trình văn hoá - nơi hội tụ của đông đảo người dân, chiêm ngưỡng vẻ đẹp hoành tráng của công trình và tiến hành các sinh hoạt cộng đồng. Kỳ Đài và quảng trường 26 tháng 3 trở thành nơi tham quan của du khách trong và ngoài nước. Là địa điểm sinh hoạt văn hoá cộng đồng của nhân dân các dân tộc Hà Giang. Nguồn: Sở Văn Hóa Thể Thao Và Du Lịch Tỉnh Hà Giang
Hà Giang 1428 lượt xem
Căng Bắc Mê - di tích lịch sử thời kỳ kháng chiến chống Pháp, tọa lạc trên sườn núi Rồng thuộc địa bàn thôn Đồn Điền, xã Yên Cường, huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang. Căng Bắc Mê được người Pháp xây dựng trước năm 1938 trong thời gian chiếm đóng Hà Giang. Được người Pháp chọn xây dựng tại nơi đây bởi vị trị chiến lược trọng yếu, dễ dàng kiểm soát được khu vực rộng lớn, thuận lợi cho những hoạt động quân sự của Pháp trong thời gian chiếm đóng nơi đây. Căng bắc mê được xây dựng dựa trên sườn núi đá tai mèo hiểm trở, cao vút. Phía sau là núi Rồng như che chắn bảo vể cho đồn bốt này, trước mặt là dòng sông Gâm giúp cho việc quan sát, bao quát tình hình được dễ dàng. Căng Bắc Mê ban đầu được người Pháp xây dựng để kiểm soát tuyến đường huyết mạch nối 3 tỉnh miền núi phía bắc: Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng. Khi mới xây dựng nơi đây được sử dụng như một trại binh tập kết binh linh của Pháp và tay sai trong thời gian chiếm dóng tại địa bàn này. Sở dĩ nơi đây được gọi là Căng Bắc Mê, bởi theo tiếng Pháp căng mang ý nghĩa là “đồn”, Bắc Mê theo tiếng địa phương là “Pác Mìa” được hiểu là cửa chòi. Để chỉ đồn bốt nơi đóng quân cũng như là nơi đặt chốt quan sát của thực dân Pháp. Căng Bắc Mê được xây dựng bao gồm hệ thống những đồn bốt, nhà thông tin, vọng gác nhằm phục vụ cho mục đích cai trị của chúng. Từ năm 1939-1942 Căng Bắc Mê được người Pháp biến thành trại tù binh để giam giữ các chiến sỹ cộng sản mà chúng bắt được. Có rất nhiều đồng chí cách mạng yêu nước của ta bị giam giữ tại nơi đây như: đồng chí Xuân Thủy, Hoàng Hữa Nam, Hoãng Bắc Dũng, Lê Giản, Nguyên Hồng, Đặng Việt Châu... Tận dụng địa thế trọng yếu của đồn bốt được xây dựng ở nơi rừng thiêng, nước độc có địa thế cheo leo hiểm trờ của khu vực này. Chúng bắt những tù nhân chính trị, những chiến sỹ cộng sản yêu nước giam cầm tại nơi đây. Hàng ngày những chiến sỹ đó phải chịu những đòn roi tra tấn, phải lao động trong điều kiện khắc nghiệt, kham khổ dưới sự kiểm soát gắt gao của chúng nhằm dập tắt tinh thần yêu nước, ý chí cách mạng của những người con mà chúng gọi là Việt Cộng. Song tất cả những khó khăn gian khổ đó không khắc phục được ý chí quật cường của nhân dân ta. Những người con yêu nước đã biến đau thương thành hành động, biến nơi tù đầy thành trường học chính trị. Họ thành lập cả chi bộ Đảng trong tù, tích cực rải truyền đơn và liên lạc với nhân dân và các chiến sỹ bên ngoài. Đứng trước những hoạt động đấu tranh mạnh mẽ của tù nhân cùng nhân dân trong khu vực, chúng buộc phải thay đổi nơi giam giữ với những đồng chí cộng sản sang những nơi khác. Đến năm 1992 Căng Bắc Mê được công nhận là di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia. Trải qua thời gian địa danh này đã bị hư hỏng nhiều. Năm 2003 Sở Văn hóa thể thao và du lịch tỉnh Hà Giang phối hợp với các cơ quan ban ngành trong tỉnh, cùng với Huyện Bắc Mê đã cho tiến hành trùng tu một số hạng mục của di tích như: vọng gác, nhà giam, đường lên xuống... Nguồn: Sở văn hoá thể thao du lịch Hà Giang
Hà Giang 1279 lượt xem
Là cột cờ quốc gia, tượng trưng cho cột mốc cực Bắc của Tổ Quốc, cột cờ Lũng Cú nằm ở đỉnh Lũng Cú hay còn gọi là đỉnh núi Rồng (Long Sơn) thuộc huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Địa điểm này nằm ở độ cao khoảng 1.470m so với mực nước biển. Cột cờ Lũng Cú Có lịch sử lâu đời, trải qua nhiều lần phục dựng, tôn tạo, cột cờ mới hình bát giác có độ cao trên 30m được khánh thành ngày 25 tháng 9 năm 2010. Được xây dựng đầu tiên từ thời Lý Thường Kiệt, ban đầu cột cờ chỉ làm bằng cây sa mộc. Cột được xây dựng lại từ thời Pháp thuộc năm 1887. Những năm sau đó như 1992, 2000 và đặc biệt năm 2002 cột cờ tiếp tục được trùng tu , xây dựng lại nhiều lần với kích thước, quy mô lớn dần theo thời gian. Năm 2002 cột cờ được dựng với độ cao khoảng 20m, chân và bệ cột có hình lục lăng và dưới chân cột là 6 phù điêu họa tiết bề mặt trống đồng Đông Sơn. Theo thiết kế cột cờ hiện nay xây dựng theo mô hình cột cờ Hà Nội nhưng có kích thước nhỏ hơn, chiều cao 33,15m (hơn cột cờ cũ 10m) trong đó phần chân cột cao 20,25m, đường kính ngoài thân cột rộng 3,8m. Chân, bệ cột cờ có 8 mặt phù điêu bằng đá xanh mô phỏng hoa văn mặt của trống đồng Đông Sơn và những họa tiết minh họa các giai đoạn qua từng thời kỳ lịch sử của đất nước, cũng như con người Địa điểm này cũng được xếp hạng Di tích lịch sử và danh thắng quốc gia, là biểu tượng khẳng định chủ quyền dân tộc. Hàng năm, cột cờ Lũng Cú đón lượng lớn khách du lịch đến khám phá. Nguồn: Di sản Tràng An
Hà Giang 1263 lượt xem
Dinh thự Vua Mèo hay còn được biết đến với cái tên Dinh thự họ Vương, tọa lạc tại thung lũng Sà Phìn (Xà Phìn), xã Lũng Phìn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, cách trung tâm thành phố khoảng 125km và cách cao nguyên đá Đồng Văn nổi tiếng chỉ 15km. Căn nhà cổ này gắn liền với cuộc đời và sự nghiệp của 2 cha con người Mông là Vua Mèo Vương Chính Đức và Vương Chí Sình (hay Vương Chí Thành). Ông Vương Chính Đức (1886 - 1962) là người đứng đầu chế độ thổ ty phong kiến miền núi của dân tộc Mông nên còn được gọi với cái tên đầy quyền lực là Vua Mèo. Còn con trai ông là người đi theo con đường cách mạng, nhờ những cống hiến cho đất nước nên được bầu làm đại biểu Quốc hội 2 nhiệm kỳ đầu tiên. Công trình được bắt đầu xây dựng vào năm 1898 và chính thức hoàn thành vào năm 1907, tiêu tốn một khoảng tiền khổng lồ là 15 vạn đồng bạc trắng Đông Dương, tương đương với 150 tỷ VNĐ ngày nay. Dinh thự được thiết kế và xây dựng bởi những người thợ Vân Nam Trung Quốc kết hợp với đồng bào người Mông, tạo ra một công trình rộng hơn 1200m2 trên diện tích khoảng 3000m2. Nhờ lịch sử lâu đời và giá trị văn hóa không thể bàn cãi, Dinh thự Vua Mèo đã được Bộ Văn hóa Thể Thao và Du lịch xếp hạng di tích quốc gia năm 1993, sau gần 1 thế kỉ tồn tại. Ngoài ra dinh thự này cũng mất đến 5 năm để khởi công xây dựng, tất cả đều được xây dựng bằng sức người chứ không hề dùng phương tiện máy móc gì. Dinh thự Vua Mèo nằm dưới chân một thung lũng được bao bọc phía trên bằng một vùng đất cao. Với kiểu địa thế này, toàn bộ công trình được bảo vệ bởi những cánh cung núi gọi là thế mai rùa, hỗ trợ phòng thủ rất tốt trong thời kỳ chiến tranh ác liệt. Trải qua hơn trăm năm tồn tại, mọi thứ trong dinh thự vẫn vẹn nguyên như ngày đầu. Kiến trúc bên trong dinh thự vô cùng độc đáo, là sự kết tinh của 3 nền văn hóa khác nhau gồm người Mông, người Pháp và người Trung Quốc. Công trình gồm 4 căn nhà ngang, 6 căn nhà dọc chia thành 3 khu vực tiền dinh (dành cho lính canh và nô tì), trung dinh và hậu dinh (là nơi ở và làm việc) với 64 buồng nhỏ chia thành 2 tầng. Để đáp ứng được tiêu chí kiên cố, những người thợ xây đã sử dụng đá xanh để xây dựng giúp dinh thự đứng vững trước kẻ thù và thời gian. Mái vách và cột trụ được làm bằng gỗ để tôn thêm sự uy nghiêm và uyển chuyển cho những căn phòng. Một vật liệu nữa được sử dụng là đất nung dùng cho việc xây các mái ngói để tạo hình dễ hơn nhưng không kém phần chắc chắn. Cho đến tận ngày nay, Dinh thự Vua Mèo là một trong số ít những công trình đáp ứng tất cả các yêu cầu về nơi ở, làm việc và trở thành một căn cứ phòng thủ mỗi khi có chiến sự xảy ra. Dù có sự kết hợp của 3 nền văn hóa trong kiến trúc nhưng nhiều người nhận xét rằng dinh thự họ Vương vô cùng hài hòa, uyển chuyển nhịp nhàng như thành một khối thống nhất mà không hề gò bó, khiên cưỡng. Thêm vào đó, tuy là công trình được xây dựng trên một khu đất lên tới 3000m2 nhưng Dinh thự không hề to lớn hay đồ sộ như nhiều người vẫn hình dung vì nó được cấu tạo từ những phân khu nhỏ, mang nét giản dị, mộc mạc của văn hóa kiến trúc dân gian. Kiểu thiết kế với nguyên tắc trong thấp ngoài cao khiến cho tổng thể Dinh thự càng gần gũi với cảnh vật xung quanh hơn nữa. Nhìn chung, đa số nội thất và vật dụng gắn liền với Vua Mèo khi còn sống đều được lưu giữ và bảo quản tốt đến tận ngày nay. Duy chỉ có một số ghế và đồ gỗ được làm bằng thông đá, về sau đã được nhà nước ta thay đổi bằng gỗ lim và gỗ nghiến để không bị mai một dần theo thời gian. Các cấu kiện gỗ mang bản sắc văn hóa địa phương đậm đà bằng cách khắc những hoa văn hình bông hoa bản địa như đào, anh túc… Những trụ nhà thì được chế tác sao cho giống quả của cây thuốc phiện, là loại cây mà Vua Mèo kinh doanh để làm ra tiền xây dinh thự. Một số vật dụng bị ảnh hưởng bởi phương tây có trong công trình này có thể kể đến như bồn tắm sữa dê bằng đá, cửa sổ chớp kính bên cạnh lò sưởi, lối ra vào thì được làm bằng đá hoa cương kết nối bằng khung hoa sắt đậm chất kiến trúc Pháp. Nguồn: Báo du lịch Hà Giang
Hà Giang 1252 lượt xem
Ngày : 23/11/2024 - 24/11/2024
Tên phòng : Phòng Double
Loại phòng : Phòng Douple
Ngày 23/11/2024 : 800,000 ₫
Tổng tiền : 800,000 ₫
Giảm giá 0% thành viên 63Stravel Vip
Giá cuối cùng phải trả : 800,000 ₫
Tiện ích phòng
Mô tả phòng : Phòng Douple (1 giường Queen Size - 1m6x2m) Có ban công, view nhìn ra thị trấn hoặc ruộng lúa NVS Kép kín có đầy đủ trang thiết bị (Máy sưởi, vòi hoa sen, nóng lạnh, điều hòa, quạt, tivi, tủ, máy sấy tóc, ấm đun nước,...)
Giờ nhận phòng : Sau 12h
Giờ trả phòng : Trước 11h30
( Giảm giá 0% thành viên 63Stravel Vip )
( Giảm giá 0% thành viên 63Stravel Vip )
( Giảm giá 0% thành viên 63Stravel Vip )