(SGTT) – Làng cổ Phước Tích thuộc huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, nằm lặng lẽ bên bờ sông Ô Lâu, cách trung tâm thành phố Huế gần 40km về phía Bắc. Ngôi làng có lịch sử hơn 500 năm được công nhận là di tích quốc gia năm 2009.
(SGTT) – Làng cổ Phước Tích thuộc huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, nằm lặng lẽ bên bờ sông Ô Lâu, cách trung tâm thành phố Huế gần 40km về phía Bắc. Ngôi làng có lịch sử hơn 500 năm được công nhận là di tích quốc gia năm 2009.
Một trong những con đường rợp bóng mát ở làng Phước Tích. Ảnh: Ngô Vĩnh Phú
Hiện làng có 117 ngôi nhà rường truyền thống được thiết kế đồng bộ với ba gian hai chái. Trong số đó có khoảng 30 nhà vườn cổ có tuổi đời trên trăm năm, 12 nhà đã được công nhận di tích cấp quốc gia. Ảnh: Ngô Vĩnh Phú
Biển Di tích quốc gia nhà bà Hồ Thị Thanh Nga. Ảnh: Ngô Vĩnh Phú
Một ngôi đình trong làng cổ. Ảnh: Ngô Vĩnh Phú
Nhà cụ Hồ Văn Tuế, một trong những ngôi nhà cổ của làng thường xuyên đón khách. Ảnh: Ngô Vĩnh Phú
Những hoa văn chạm khắc tinh xảo ở một ngôi nhà trong làng. Ảnh: Ngô Vĩnh Phú
Một ngôi nhà cổ đang được trùng tu. Ảnh: Ngô Vĩnh Phú
Phước Tích nổi tiếng với nghề làm gốm. Đặc biệt, niêu đất Phước Tích đã từng được dùng để nấu cơm cho các vua chúa ở cố đô Huế. Ảnh: Ngô Vĩnh Phú
Ảnh: Ngô Vĩnh Phú
Người dân trong làng làm gốm. Ảnh: Ngô Vĩnh Phú
Hoa sen nở trong làng. Ảnh: Ngô Vĩnh Phú
Sông Ô Lâu uốn lượn bên làng. Ảnh: Ngô Vĩnh Phú
Vả – loại quả nổi tiếng ở làng Phước Tích. Ảnh: Ngô Vĩnh Phú
Thừa Thiên Huế
1593 lượt xem
Ngày cập nhật
: 09/07/2023
Ngô Vĩnh Phú