Chùa Thông

Chùa Thông

Chùa Thông nằm trong cụm di tích khởi nghĩa Yên Thế cách trung tâm đồn Phồn Xương khoảng 2km về hướng Đông Bắc. Ngôi chùa tọa lạc gần trục đường 265 tiện cho việc tham quan nghiên cứu. Xưa chùa Thông thuộc làng Nứa, xã Hữu Trung, có thời gian là xã An Lạc, tổng Hữu Thượng, phủ Yên Thế, nay thuộc xã Đồng Lạc, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. Ngôi chùa được xây dựng từ lâu đời và đã được tu sửa qua nhiều giai đoạn. Khoảng những năm 1901-1902 cùng với nhiều di tích khác trong vùng Yên Thế, chùa Thông được Đề Thám cho tu sửa thêm phần khang trang. Trong cuốn Khởi nghĩa Yên Thế của tác giả Khổng Đức Thiêm, Nguyễn Xuân Cần ghi: “Chùa chiền, đình miếu, nhà thờ thiên chúa giáo bị hư nát được sửa lại nhiều như các ngôi đình ở Hà, Lan, Cao Thượng, các ngôi chùa Lèo, chùa Thông, Phồn Xương, các nhà thờ thiên chúa giáo...”. Khu di tích chùa Thông hiện nay gồm các hạng mục công trình: Khuôn viên vườn chùa, nhà Mẫu và khu chùa chính tất cả tọa lạc trên gò đồi có tổng diện tích: 3093 m2. Ngôi chùa hiện nay có bình đồ kiến trúc kiểu chữ đinh gồm toà tiền đường ba gian nối với toà thượng điện hai gian. Phần liên kết vì mái toà tiền đường giống nhau kiểu chồng rường giá chiêng truyền thống các cấu kiện kiến trúc không chạm khắc nhưng vẫn đượm màu thời gian cổ kính. Toà thượng điện có hai gian, phần liên kết vì mái kiểu vì giá chiêng kẻ chuyền, các cấu kiện kiến trúc không chạm khắc. Trong chùa bài trí hệ thống tượng Phật đầy đủ gồm 17 pho tượng và một số tài liệu, hiện vật, đồ thờ tự có giá trị như mâm bồng, bát hương, đài thờ cổ... có giá trị lịch sử và giá trị nghiên cứu khoa học. Chùa Thông là nơi ghi dấu nhiều sự kiện lịch sử gắn liền với khởi nghĩa Yên Thế, địa điểm nghĩa quân Yên Thế và thực dân Pháp họp ký hòa hoãn lần thứ nhất (1894-1897). Năm 1894, để có thời gian chuẩn bị và củng cố lực lượng Đề Thám đã tổ chức bắt sống tên Sét-nay chủ bút báo Tương lai xứ Bắc Kỳ và nhân viên đi theo Lô-gi-u, tập kích một chuyến xe lửa rồi rút về Phồn Xương. Việc bắt ông Sét-nay đã giáng một đòn mạnh vào dư luận. Bọn tư sản, chủ thầu đòi cứu bằng được. Trước tình thế đó thực dân Pháp đã nhờ giám mục Vê-lát-cô làm môi giới điều đình với nghĩa quân. Cuộc đàm đạo kéo dài trong 15 ngày tại chùa Thông. Đề Thám cai quản 4 tổng: Mục Sơn, Yên Lễ, Nhã Nam, Hữu Thượng thu thuế ở đó trong 3 năm. Việc thương thuyết, điều đình tới ký hiệp ước tại chùa Thông nhiều tài liệu gọi đây là cuộc hoà hoãn lần thứ nhất giữa nghĩa quân Yên Thế và thực dân Pháp. Là di tích đặc biệt, nơi ghi dấu sự kiện lịch sử về cuộc khởi nghĩa Yên Thế, chùa Thông là một trong 23 điểm di tích thuộc Những địa điểm khởi nghĩa Yên Thế được Thủ tướng chính phủ ký Quyết định số 548/QĐ-TTg ngày 10/5/2012 công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt. NGUỒN CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ VĂN HÓA - THỂ THAO - DU LỊCH TỈNH BẮC GIANG

Bắc Giang 20 lượt xem

Xếp hạng : Di tích quốc gia đặc biệt

Mở cửa

Khám Phá Bắc Giang

Đình Phúc Long

Bắc Giang 1316

Di tích cấp quốc gia

Đình Đền Châu Lỗ

Bắc Giang 1226

Di tích cấp quốc gia

Di Tích Lịch Sử Quốc Gia Đình Đông

Bắc Giang 1223

Di tích cấp quốc gia

Đình Vân Cốc Xã Vân Trung

Bắc Giang 1220

Di tích cấp quốc gia

Di tích Lưu niệm Bác Hồ về thăm Cẩm Xuyên, xã Xuân Cẩm, huyện Hiệp Hòa

Bắc Giang 1210

Di tích cấp quốc gia

Đình Hoàng Mai - xã Hoàng Ninh

Bắc Giang 1163

Di tích cấp quốc gia

Chùa Vĩnh Nghiêm

Bắc Giang 1156

Di tích quốc gia đặc biệt

Chùa Bổ Đà

Bắc Giang 1152

Di tích quốc gia đặc biệt

Núi Đồn - xã Vân Trung

Bắc Giang 1131

Di tích cấp quốc gia

Đình Thổ Hà

Bắc Giang 1061

Di tích cấp quốc gia

Điểm di tích nổi bật