Ứng dụng số 1 về khám phá du lịch 63 tỉnh thành Việt Nam

Khám phá lịch sử, văn hóa, con người và cảnh đẹp Việt Nam trên ứng dụng du lịch 63Stravel

Tải ứng dụng 63Stravel

Logo 63stravel

CHÙA LINH ỨNG

CHÙA LINH ỨNG

Chùa Linh Ứng (Ngọc Khám - Gia Đông - Thuận Thành) nằm bên đường 282 thuộc khu Phố Khám là một di tích lịch sử quan trọng vùng Dâu từ xa xưa với câu ca: “Mồng bảy hội Khám/Mồng tám hội Dâu/Mồng chín đâu đâu cũng về hội Gióng”. Ngôi chùa cổ này trải qua thời gian hàng trăm năm tồn tại nay đã không còn nguyên kiến trúc ban đầu nhưng hiện vẫn giữ được bảo vật là ba pho tượng đá và tấm bia Trùng tu Linh Ứng tự các chung bi kí dựng năm Hoằng Định 13 (1613). Tấm bia đá khổ lớn đặt trên lưng rùa có kích thước 196 x 129 x 26 (cm) viết chữ 2 mặt cho biết nhiều nguồn thông tin quý giá về lịch sử ngôi chùa. Chùa dựng từ thời Trần phù hợp với truyền thuyết “Bên bụt bên bệ” như sau: Tượng ba ông bụt ốc chở từ bên Ấn Độ sang. Thuyền chở tượng đi trước theo sông Thiên Đức hạ bến Bảo Khám (tên cũ làng Ngọc Khám) bên bờ nam. Thuyền chở bệ đi sau lại hạ bến Long Khám (huyện Tiên Du) bên bờ bắc. Dân Long Khám liền cử một đoàn đại biểu sang Bảo Khám đòi tượng. Giữa lúc hai bên còn chưa thương lượng được thì bụt linh hiển bảo tượng đã yên vị ở đâu thì dựng chùa ở đó. Thế là dân Bảo Khám dựng thêm ngôi chùa ở nơi có ba pho tượng đá lấy tên là Linh Ứng tự. Đến đầu thời Lê Trung Hưng có Thái Lộc hầu Lê Đình Chất, đặc tiến phụ quốc thượng tướng quân Kim tử vinh lộc đại phu, quê Bái Thượng (Thanh Hoá) đã bỏ tiền nhà mua gỗ trùng tu chùa gồm xây gác chuông, dựng bia đá, sửa tam bảo, hành lang, thiêu hương, tiền đường, tam quan, tô tượng phật và mua ruộng 1 sào 3 thước cúng vào chùa. Khởi công ngày 11-5 Nhâm Tý (1612), hoàn thành ngày 19-11 cùng năm. Tham gia công đức cùng Thái Lộc hầu Lê Đình Chất còn có nhiều quan lại cao cấp như Thanh quận công Trịnh Tráng (lúc này chưa lên ngôi chúa), Hoa Dương hầu Vương Châu (quê Bình Ngô láng giềng Bảo Khám, sau này thăng quận công, lúc mất được phong vương cho dân thờ). Ba pho tượng đá có kích thước gần như nhau, cao 145 cm. Tuy có truyền thuyết bên bụt bên bệ nhưng thực tế tượng vẫn có bệ đá hình hoa sen, bệ giữa cao 112 cm, hai bệ hai bên cao 105 cm. Tượng ở tư thế tọa thiền, vẻ phương phi khỏe mạnh. Hai pho hai bên mặt hơi cúi, pho giữa mặt hơi ngửa lên. Cả ba pho tượng đều có tóc xoăn nên dân gian quen gọi là bụt ốc. Về trang phục thì cả ba pho đều mặc áo la bào mở rộng phần ngực trang trí dây anh lạc có hoa, lá, tua khiến khi ngắm tượng thấy sinh động. Bệ tượng trang trí hình hoa sen cùng hoạ tiết rồng, mây, dây hoa cúc... mang đậm phong cách thời Trần để minh chứng chùa có từ thời Trần, tức là từ khi có tượng nên có chùa. Qua một số hiện vật khác cho thấy chùa Linh Ứng còn được tu sửa nhiều lần. Đến năm 1952 chùa bị phá huỷ hoàn toàn, tượng đá không có mái che, thậm chí có pho tượng còn bị bay cả đầu xuống ngòi nước của trường cấp 3 Thuận Thành gần đó. Tuy nhiên, với giá trị độc đáo của ba pho tượng đá, năm 1981 Nhà nước đã xếp hạng là Di tích lịch sử nghệ thuật. Sau đó nhân dân địa phương đã xây dựng lại chùa hoàn thiện dần thành danh lam thắng cảnh hiện nay. Nguồn: Báo Bắc Ninh Online

Bắc Ninh 721 lượt xem

Xếp hạng : Di tích Quốc gia

Mở cửa

Khám Phá Bắc Ninh

Văn Miếu Bắc Ninh

Bắc Ninh 1609

Di tích cấp quốc gia

Chùa Hàm Long

Bắc Ninh 1586

Di tích cấp quốc gia

Đền Vua bà Thuỷ tổ

Bắc Ninh 1584

Di tích cấp quốc gia

Đình chùa Đọ Xá

Bắc Ninh 1527

Di tích cấp quốc gia

Đền thờ Nguyễn Phúc Xuyên

Bắc Ninh 1517

Di tích cấp quốc gia

Đền Đô và khu Lăng mộ các vị vua triều Lý

Bắc Ninh 1506

Di tích quốc gia đặc biệt

Cụm di tích đình, đền, chùa làng Quả Cảm

Bắc Ninh 1500

Di tích cấp quốc gia

Cụm di tích: Đền Vân Mẫu - Nghè Chu Mẫu - Nhà Cố Trạch

Bắc Ninh 1452

Di tích cấp quốc gia

Cụm di tích đình đền chùa Điều Sơn

Bắc Ninh 1421

Di tích cấp quốc gia

Nhà thờ 18 Tiến sĩ họ Nguyễn

Bắc Ninh 1335

Di tích cấp quốc gia

Điểm di tích nổi bật