Ứng dụng số 1 về khám phá du lịch 63 tỉnh thành Việt Nam

Khám phá lịch sử, văn hóa, con người và cảnh đẹp Việt Nam trên ứng dụng du lịch 63Stravel

Tải ứng dụng 63Stravel

Logo 63stravel

Cụm di tích đình, đền, chùa làng Quả Cảm

Cụm di tích đình, đền, chùa làng Quả Cảm

Đình làng Quả Cảm nằm trên núi Tượng. Theo tư liệu cổ của làng thì vào thời Lê đình đã có quy mô to lớn. Ngôi đình đó đã bị phá hủy trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. Ngôi đình hiện nay được xây dựng ngay từ khi hòa bình được lập lại trên miền Bắc (1954), có thế dựa lưng vào núi Tượng, hướng Đông Nam, nhìn ra ngã ba sông, nơi hợp lưu của sông Cầu và Ngũ Huyện khê. Đình có 3 gian 2 chái tiền tế, 3 gian hậu cung, liên kết thành một tòa có mặt bằng kiến trúc hình chữ “đinh” với kết cấu bộ khung vững chắc với các cấu kiện gỗ lim to khỏe, mái lợp ngói mũi hài cổ, tường xây gạch chỉ. Nội dung Thần tích và các đạo sắc phong có niên đại thời Lê và thời Nguyễn cho chúng ta biết đình làng Quả Cảm thờ Thành hoàng là Thánh Tam Giang. Sắc có niên đại sớm nhất là năm 1710 và muộn nhất là năm Khải Định thứ 9 (1924). Đình có một ngai thờ gỗ và một bài vị ghi “Tam Giang hiển linh”, 2 bức đại tự, 7 đôi câu đối, 3 hương án gỗ thời Lê, Nguyễn, trên đặt bát hương gốm, sứ, lọ hoa cổ men ngọc, men lam thời Lý và thời Lê, Nguyễn, hòm đựng sắc và các loại long miện, long bào, long bia. Không chỉ là một cơ sở thờ tự tín ngưỡng còn lưu giữ được nhiều tư liệu và hiện vật cổ, vào thời Lý, đình Quả Cảm là một điểm quan trọng trên phòng tuyến sông Như Nguyệt trong cuộc kháng chiến chống quân nhà Tống của quân dân Đại Việt vào thế kỷ XI. Đình Quả Cảm được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng Di tích Lịch sử ngày 9 tháng 1 năm 1990. Đền làng Quả Cảm được dựng trên trại Sáng, nằm ở phía Đông núi Tượng thuộc khu vực bãi Miễu. Theo truyền thuyết và thần tích của làng thì đền thờ bà chúa Sành là Trần Thị Ngọc, người làng Quả Cảm, thứ phi của vua Trần Anh Tông. Bà có nhiều công tích với quê hương, nên khi mất, bà được 72 trang ấp tôn làm phúc thần và lập đền thờ. Trại Sáng vào thời Lý là địa điểm quan trọng trên phòng tuyến sông Như Nguyệt trong cuộc kháng chiến chống quân nhà Tống năm 1077 thời Lý. Trải qua nhiều năm tháng, đền thờ được trùng tu nhiều lần. Thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, đền bị phá hoàn toàn. hòa bình lập lại, nhân dân xây dựng lại trên nền cũ. Đền có mặt bằng kiến trúc hình chữ “đinh”, có 3 gian tiền tế và 1 gian hậu cung. Gần đây, dân làng lại xây dựng thêm 3 gian phía trước. Toàn bộ công trình có hướng Tây Nam. Trong đền có bức hoành phi “Quang Thái sinh”, 2 đôi câu đối, tượng bà chúa Sành ở tư thế tọa thiền, chất liệu gỗ, 3 đạo sắc phong có niên đại 1783, 1812, 1924, một văn bia 4 mặt ghi chép về sự tích bà chúa Sành. Đền Quả Cảm được Bộ Văn hóa-Thông tin xếp hạng Di tích Lịch sử ngày 9 tháng 1 năm 1990. Chùa làng Quả Cảm có tên là Kim Sơn tọa lạc trên núi Kim Sơn, hướng ra Ngũ Huyện khê theo hướng Tây nam. Đây là công trình kiến trúc mang phong cách thời Nguyễn. Các hạng mục công trình của chùa Kim Sơn hiện nay gồm: tòa tam bảo, tòa tạo soạn. Tòa Tam bảo có mặt bằng kiến trúc hình chữ “đinh”, gồm 5 gian 2 dĩ Tiền đường và 4 gian Thượng điện. Các bộ vì kèo có kết cấu theo kiểu chồng giường, giá chiêng, tiền kẻ hậu bẩy. Hệ thống cột to chắc. Cột cái có chu vi 1,32 mét. Nghệ thuật trang trí nổi bật là hình rồng mây chạm nổi trên các đầu dư, con bẩy. Tòa Tam bảo được tu sửa lớn vào năm 1998. Chùa Kim Sơn, ngoài hệ thống tượng thờ phong phú (tượng Phật, Bồ tát, Thánh tăng,...) hoàn toàn bằng chất liệu gỗ có niên đại thời Nguyễn, còn có tượng thân mẫu bà chúa Sành, tượng quan Đề lĩnh Tứ thành người làng Chi Long là những pho tượng gỗ đẹp. Chùa còn lưu giữ chuông đồng thời Nguyễn, chóe thời Thanh, lọ độc bình, bát hương gốm và các văn bia: Hội chùa được tổ chức ngày 20 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Chùa Kim Sơn có vị trí quan trọng trong cuộc kháng chiến chống Tống của quân dân Đại Việt thế kỷ XI. Chùa đã được Bộ Văn hóa-Thông tin xếp hạng Di tích Lịch sử ngày 9 tháng 1 năm 1990. Nguồn: Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh

Bắc Ninh 1499 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia

Mở cửa

Khám Phá Bắc Ninh

Văn Miếu Bắc Ninh

Bắc Ninh 1609

Di tích cấp quốc gia

Chùa Hàm Long

Bắc Ninh 1586

Di tích cấp quốc gia

Đền Vua bà Thuỷ tổ

Bắc Ninh 1583

Di tích cấp quốc gia

Đình chùa Đọ Xá

Bắc Ninh 1527

Di tích cấp quốc gia

Đền thờ Nguyễn Phúc Xuyên

Bắc Ninh 1517

Di tích cấp quốc gia

Đền Đô và khu Lăng mộ các vị vua triều Lý

Bắc Ninh 1505

Di tích quốc gia đặc biệt

Cụm di tích đình, đền, chùa làng Quả Cảm

Bắc Ninh 1500

Di tích cấp quốc gia

Cụm di tích: Đền Vân Mẫu - Nghè Chu Mẫu - Nhà Cố Trạch

Bắc Ninh 1452

Di tích cấp quốc gia

Cụm di tích đình đền chùa Điều Sơn

Bắc Ninh 1421

Di tích cấp quốc gia

Nhà thờ 18 Tiến sĩ họ Nguyễn

Bắc Ninh 1334

Di tích cấp quốc gia

Điểm di tích nổi bật