Nghĩa Trủng Hòa vang (Nghĩa Trang Khuê Trung)

Nghĩa Trủng Hòa vang (Nghĩa Trang Khuê Trung)

Khu di tích Nghĩa Trủng Hòa Vang (hay còn gọi là Nghĩa Trang Khuê Trung), hiện tọa lạc trên diện tích 4.000m2 thuộc phường Khuê Trung, quận Cẩm Lệ. Là nơi an nghỉ của hơn 1000 nghĩa sỹ và đồng bào yêu nước đã ngã xuống trong những ngày đầu kháng Pháp (1858 – 1860) Rạng sáng ngày 01/9/1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nha tấn công vào cửa biển Đà Nẵng, mở đầu cuộc xâm lược Việt Nam. Với tinh thần quyết xã thân vì nước, quân và dân ta đã đánh trả quyết liệt. Trong suốt gần 19 tháng giao tranh ác liệt, đã có hàng ngàn nghĩa sỹ hy sinh anh dũng, góp phần quan trọng làm thất bại ý đồ nhanh chóng chiếm đóng Đà Nẵng của thực dân Pháp. Trong điều kiện chiến tranh, việc quy tập, mai táng các nghĩa sỹ hy sinh lúc đó chỉ tạm thời. Khi Đà Nẵng được giải phóng, nhân dân đã lập các nghĩa trủng và quy tập hài cốt, xây đắp mộ cho những chiến sỹ trận vong tại đây. Nghĩa Trủng Hòa Vang được hình thành vào năm 1866 tại làng Nghi An, thuộc tổng Phước Tường, huyện Hòa Vang. Khi thực dân Pháp xây dựng sân bay Đà Nẵng (1925 – 1926), nhân dân phải dời Nghĩa Trủng về vườn Bá làng Khuê Trung. Năm 1962, sân bay Đà Nẵng tiếp tục mở rộng, Nghĩa trủng được chuyển về vị trí hiện nay. Tuy trải qua nhiều lần di dời nhưng Nghĩa Trủng vẫn lưu giữ được tấm bia cổ khắc 4 chữ “Hòa Vang Nghĩa Trủng” được lập năm Tự Đức thứ 19 (1866) và hai trụ đá có ghi 2 câu đối: “Ân triêm khô cốt di truyền cổ Trạch cập tàn hồn tái kiến kim”. Tạm dịch: “Vua ban nhặt cốt truyền dấu cũ Giữ được tàn hồn lại thấy nay”. Nghĩa Trủng Hòa Vang là nơi lưu giữ hồn thiêng sông núi, là đài tôn vinh khí phách anh hùng của các nghĩa sỹ vị quốc vong thân. Đồng thời là nơi đánh dấu sự thất bại ngay trận đầu của quân Pháp khi đánh vào Đà Nẵng. Bên cạnh Nghĩa Trủng với hơn một nghìn ngôi mộ là quần thể di tích văn hóa – lịch sử, gồm: di tích Phế tích tháp Hóa Quê, ngôi miếu Bà, giếng cổ Chăm hình vuông được xây bằng đá sa thạch, phế tích tháp Chăm và Nhà thờ tiền hiền làng Hóa Quê. Đặc biệt, Nhà thờ tiền hiền của làng cùng với miếu Bà là những công trình lịch sử – văn hóa có giá trị, là nơi cán bộ cán bộ cách mạng địa phương dùng làm địa điểm bí mật hoạt động cách mạng. Để tưởng nhớ các bậc tiền hiền đã có công gây dựng làng và các Nghĩa sĩ đã hy sinh trong những ngày đầu kháng chiến chống liên quân Pháp – Tây Ban Nha, hằng năm vào tháng 3 âm lịch UBND phường Khuê Trung, quận Cẩm Lệ long trọng tổ chức Lễ tế nghĩa sĩ cùng với Hội làng Khuê Trung tại Khu di tích Nghĩa Trủng. Khu di tích Nghĩa Trủng Hòa Vang được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích lịch sử quốc gia năm 1999. Nguồn: Báo điện tử Đà Nẵng

Đà Nẵng 1738 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia

Mở cửa

Khám Phá Đà Nẵng

LĂNG MỘ ÔNG ÍCH KHIÊM

Đà Nẵng 1941

Di tích cấp quốc gia

Nghĩa Trủng Hòa vang (Nghĩa Trang Khuê Trung)

Đà Nẵng 1739

Di tích cấp quốc gia

Di tích bia chùa Long Thủ ( chùa An Long)

Đà Nẵng 1716

Di tích cấp quốc gia

Đình làng Đại Nam

Đà Nẵng 1642

Di tích cấp quốc gia

Đình Hải Châu

Đà Nẵng 1574

Di tích cấp quốc gia

Đình làng Túy Loan

Đà Nẵng 1567

Di tích cấp quốc gia

Đình làng Bồ Bản

Đà Nẵng 1538

Di tích cấp quốc gia

Di tích Thành Điện Hải

Đà Nẵng 1448

Di tích quốc gia đặc biệt

Chùa Linh Ứng Ngũ Hành Sơn

Đà Nẵng 1435

Di tích cấp quốc gia

NHÀ THỜ PHÁI CHƯ TỘC QUÁ GIÁNG

Đà Nẵng 1385

Di tích cấp quốc gia

Điểm di tích nổi bật