Chùa Hương (Hương Sơn )

Chùa Hương (Hương Sơn )

Chùa Hương (cách gọi dân gian) hay Hương Sơn là một quần thể văn hóa - tôn giáo của Việt Nam, gồm hàng chục ngôi chùa thờ Phật, các ngôi đền thờ Thần và các ngôi đình thờ tín ngưỡng nông nghiệp. Trung tâm của cụm đình đền chùa này là chùa Hương (tức chùa Trong) nằm trong động Hương Tích ở hữu ngạn sông Đáy, thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Quần thể Hương Sơn là một trong 21 Khu du lịch Quốc gia của Việt Nam và là Di tích Quốc gia Đặc biệt theo quyết định 2082/QĐ-TTg năm 2017 Chùa Hương có lịch sử từ thế kỷ 15, được xây dựng với quy mô chính vào khoảng cuối thế kỷ 17, sau đó bị hủy hoại trong chiến tranh Đông Dương năm 1947 rồi được phục dựng lại từ năm 1989 bởi Hòa thượng Thích Viên Thành dưới sự chỉ dạy của cố Hòa thượng Thích Thanh Chân. Khi xưa vua Lê Thánh Tông đi tuần thú qua đây lần thứ 2 vào tháng giêng năm Đinh hợi, niên hiệu Quang thuận thứ 8 (1467) đã đóng quân nghỉ lại ở thung lũng này và cho quân lính thổi cơm ăn, vua xem thiên văn thấy vùng này lâm vào địa phận của sao Thiên Trù, (một sao chủ về sự ăn uống và biến động) nên nhân đấy đặt tên là chùa Thiên Trù. Ba vị Hòa thượng đời vua Lê Thánh Tông 1442 – 1497 đã tìm thấy động Hương Tích và dựng lên thảo am Thiên Trù. Kể từ đó động Hương Tích được gọi là chùa trong, Thiên Trù gọi là chùa ngoài, rồi người ta lấy tên chung cho hai nơi và cả khu vực là chùa Hương hay “Hương Thiên Bảo Sái”. Sau thời kỳ ba vị Hòa thượng khai sáng, chùa Thiên Trù chùa Hương gián đoạn trụ trì, mãi tới niên hiệu Chính Hòa năm thứ bẩy 1686 của thời vua Lê Trung Hưng. Hòa thượng Trần Đạo Viên Quang, (tương truyền cũng là một quan chức trong triều đình đã treo ấn từ quan để đi tu) mới lại tiếp tục công việc tạo dựng. Trải qua nhiều đời chư Tổ gây dựng, đến nửa đầu thế kỷ 20, nơi đây được khách thập phương ngợi ca ví như tòa lâu đài tráng lệ “Biệt chiếm nhất Nam thiên”. Nhưng đáng tiếc ngày 11 tháng 2 năm Đinh Hợi 1947, thực dân Pháp đưa quân vào đây đốt phá, biến Thiên Trù thành đống gạch vụn tro tàn. Năm 1948, giặc lại vào đốt phá lần nữa, rồi năm 1950 quân Pháp lại cho máy bay thả bom khiến cho cao chất ngất mấy tòa cổ sái của Thiên Trù bị san phẳng . Dấu vết xưa của Thiên Trù hiện nay chỉ còn lại vườn Tháp, trong đó có Bảo Tháp Viên Công, một công trình nghệ thuật đất nung của thế kỷ thứ 17 và cây Thiên Thủy Tháp. Năm 1951, Hòa thượng Thanh Chân đã cho dựng lên từ đồng tro tàn đô nát 6 gian nhà tranh đề có nơi tu hành và nhang khói. Vào năm 1989, dưới sự trụ trì của cố Thượng tọa Thích Viên Thành, Ban xây dựng Chùa Hương đã khởi công tái thiết lại chùa Thiên Trù đến năm 1991 thì khánh thành. Năm 1994, cổng Nam Thiên Môn cũng được hoàn thành, đứng sừng sững giữa núi rừng Hương Sơn. Những năm sau này, tiếp nối Tông phong Hương Tích, Thượng tọa Thích Minh Hiền - trụ trì đời thứ 12- mở mang xây dựng thêm nhiều công trình mới, để đến ngày nay, chúng ta đến đây được chiêm ngưỡng quần thể kiến trúc nguy nga, hoành tráng, rất đẹp. Nguồn Cổng thông tin điện tử thành phố Hà Nội.

Hà Nội 251 lượt xem

Xếp hạng : Di tích quốc gia đặc biệt

Mở cửa

Khám Phá Hà Nội

Hoàng Thành Thăng Long

Hà Nội 1930

Di tích quốc gia đặc biệt

Đình, chùa Đại Lan

Hà Nội 1735

Di tích cấp quốc gia

Đền Voi Phục Hà Nội

Hà Nội 1661

Di tích cấp quốc gia

Chùa Thanh Nhàn

Hà Nội 1638

Di tích cấp quốc gia

Đình Hoàng Xá

Hà Nội 1523

Di tích cấp quốc gia

Chùa Một Cột

Hà Nội 1466

Di tích cấp quốc gia

Đình Hạ Hiệp

Hà Nội 1383

Di tích quốc gia đặc biệt

Chùa Pháp Vân

Hà Nội 1376

Di tích cấp quốc gia

Chùa Láng

Hà Nội 1358

Di tích cấp quốc gia

Đền Đồng Nhân

Hà Nội 1262

Di tích quốc gia đặc biệt

Điểm di tích nổi bật