Khu di tích đền thờ Nguyễn Biểu

Khu di tích đền thờ Nguyễn Biểu

Đền thờ Nguyễn Biểu trước kia thuộc làng Bình Hồ, huyện La Sơn, nay là xã Yên Hồ, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Nguyễn Biểu là một viên quan, một vị tướng nhà Hậu Trần, một nhà ngoại giao kiệt xuất quả cảm. Sử sách chép, quê ông ở làng Nội Diễn, xã Bà Hồ (đời Lê đổi thành Bình Hồ), huyện Chi La (sau đổi thành La Sơn), trấn Nghệ An, nay thuộc xã Yên Hồ, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Ông đỗ Thái học sinh (Tiến sĩ) vào cuối thời nhà Trần, làm quan đến chức Điện tiền Đô Ngự sử. Nguyễn Biểu nổi tiếng là người chính trực, dám nói thẳng, can gián những việc sai trái. Năm 1413, quân Minh đánh vào Nghệ An, tình thế đất nước lúc ấy rất nguy cấp, Nguyễn Biểu đi sứ dâng biểu cầu phong theo lệnh Vua. Quan tổng binh Nhà Minh là Trương Phụ đã nham hiểm dọn cỗ đầu người hòng khuất phục Nguyễn Biểu, nhưng ông vẫn điềm nhiên khoét mắt ăn và cảm khái” Nam nhân thực, Bắc nhân đầu hào hảo”( Người nam ăn đầu người Bắc rất ngon) và mắng nhà Minh là kẻ xâm lược. Tức giận, Trương Phụ đã trói Nguyễn Biểu dưới cầu Lam để thuỷ triều dìm chết ông vào 1 tháng 7 năm Quý Tỵ. Sau ngày chiến thắng quân Minh, vua Lê Thái Tổ đã cho lập đền thờ ông ở Nội Diên, phong là Nghĩa Liệt Hiển ứng Uy Linh Trợ Thuận Đại vương, tức Nghĩa Sĩ Đại Vương; các đời vua Lê - Nguyễn về sau đều có sắc phong ban tặng cho ông. Vào thời Hồng Đức (1470 - 1497), vua Lê Thánh Tông sai lập miếu Nghĩa Sĩ ở Bình Hồ, ban ruộng tế và cho lấy trong dân sở tại một lễ lang và hai thừa tự trông nom việc thờ cúng, lại giao cho trấn quan mỗi năm một lần về tế. Đến cuối thế kỉ XVIII, đền thờ Nguyễn Biểu bị hỏa hoạn hư hại. Khi nhà Nguyễn lên ngôi, vua Gia Long (1802 - 1820) lại có sắc phong cho đền, nhân dân địa phương dựng lại đền để thờ phụng. Năm Kỉ Tỵ đời Tự Đức thứ 22 (1869), đền Nghĩa Vương được trùng tu tôn tạo với quy mô và kiến trúc như hiện nay, gồm ba tòa hạ, trung và thượng điện. Trong ba tòa điện bày các cỗ kiệu, hương án và nhiều đồ tế khí. Ở đây còn có các biển gỗ khắc thơ “Ngự chế”, thơ của Hoàng giáp Hoàng Trừng là chắt ngoại Nguyễn Biểu, nhiều đối liễn của các quan chức và các nhà khoa bảng. Phía ngoài, cổng đền xây hai cột nanh cao lớn. Bên trong có hai tấm bia đá; ghi thân thế, sự nghiệp và bài minh ca tụng Nguyễn Biểu. Năm 2011 - 2012, đền thờ Nguyễn Biểu đã được trùng tu với tổng vốn đầu tư hơn 7,6 tỉ đồng, các hạng mục như hồ bán nguyệt, nghi môn, tắc môn, nhà che bia, hạ điện, trung điện, thượng điện, khu mộ… đã được tôn tạo lại khang trang. Cách ngôi đền Nghĩa vương Nguyễn Biểu khoảng 100 mét là ngôi mộ của ông được xây dựng khang trang. Từ bao đời nay, đền Nghĩa Vương Nguyễn Biểu ở Bình Hồ - Yên Hồ là một biểu tượng linh thiêng đối với nhân dân Đức Thọ. Đền thờ Nguyễn Biểu được xếp hạng là Di tích Lịch Sử -Văn Hoá cấp Quốc gia ngày 03/8/1991. Nguồn: Cổng Thông Tin Điện Tử Huyện Đức Thọ

Hà Tĩnh 999 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia

Mở cửa

Khám Phá Hà Tĩnh

Di tích Mộ và Đền thờ Nguyễn Lỗi

Hà Tĩnh 1207

Di tích cấp quốc gia

Đền Đinh Lễ

Hà Tĩnh 1178

Di tích cấp quốc gia

Khu tưởng niệm Ngã Ba Đồng Lộc

Hà Tĩnh 1123

Di tích quốc gia đặc biệt

Đền Thái Yên

Hà Tĩnh 1064

Di tích cấp quốc gia

Khu di tích lưu niệm Đại thi hào Nguyễn Du

Hà Tĩnh 1058

Di tích quốc gia đặc biệt

Khu di tích Hải Thượng Lãn Ông

Hà Tĩnh 1050

Di tích cấp quốc gia

Khu di tích mộ và đền thờ Nguyễn Tuấn Thiện

Hà Tĩnh 1041

Di tích cấp quốc gia

Di tích Đền thờ Đô Đài Bùi Cầm Hổ

Hà Tĩnh 1027

Di tích cấp quốc gia

Khu di tích đền thờ Nguyễn Biểu

Hà Tĩnh 1000

Di tích cấp quốc gia

Chùa Chân Tiên

Hà Tĩnh 976

Di tích cấp quốc gia

Điểm di tích nổi bật