Ứng dụng số 1 về khám phá du lịch 63 tỉnh thành Việt Nam

Khám phá lịch sử, văn hóa, con người và cảnh đẹp Việt Nam trên ứng dụng du lịch 63Stravel

Tải ứng dụng 63Stravel

Logo 63stravel

Đền Thượng

Đền Thượng

Đền Thượng có tên chữ là Kính thiên lĩnh điện (Điện thờ trời trên núi Nghĩa Lĩnh). Ngôi Đền là một công trình kiến trúc của khu di tích quần thể Đền Hùng tọa lạc tại thôn Cổ Tích, xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Đền Thượng được xây dựng trên nền cũ của ngôi miếu thờ thần núi, thần lúa, Thánh Gióng…, là nơi các vua Hùng thường tiến hành các nghi thức cầu khấn trời đất, mong cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, cho muôn dân được ấm no, hạnh phúc. Có tài liệu cho rằng đền Thượng được xây dựng vào thế kỷ 15, hiện đền có ba gian, mái ngói đầu đao cong. Cửa đền có bức hoành phi: Nam Việt Triệu Tổ (Tổ muôn đời của nước Việt Nam), trong đền có bức đại tự: Tử Tôn Bảo Chi (Con cháu phải giữ gìn lấy). Ngoài ra còn có rất nhiều câu đối ca ngợi công đức của các bậc Thánh Tổ. Ban thờ trong đền có bài vị của 18 đời vua Hùng (Hùng đồ thập bát thế Thánh vương Thánh vị) và ba vị thần núi: Đột Ngột Cao Sơn (núi Nghĩa Lĩnh), Áp Sơn (núi Trọc), Viễn Sơn (núi Vặn), hai bên trước cửa đền là hai cột đá, tương truyền do An Dương Vương dựng lên, thề muôn đời gìn giữ giang sơn gấm vóc họ Hùng. Hiện nay đền có kiến trúc kiểu chữ Vương, được xây dựng 4 cấp: Nhà chuông trống, Đại bái, Tiền tế và Hậu cung. Trong đền Thượng có bức đại tự đề “Nam Việt triệu tổ”, nghĩa là Tổ khai sáng nước Việt Nam. Đền được làm kiểu chữ Vương, có 3 cấp. Phía trước là nghi môn rồi đến đại bái (cấp 1), tiền tế (cấp 2) và hậu cung (cấp 3). Trong cuốn sách “Đền Hùng di tích lịch sử văn hóa đặc biệt quốc gia” có viết: Nghi môn kiến trúc mang phong cách thời Nguyễn, có 4 trụ biểu lớn tạo thành 3 cổng mái vòm. Các cột trụ phía trên đắp theo kiểu lồng đèn, bốn mặt đắp hình tứ linh, đỉnh cột đắp 4 con nghê chầu. Phía trên nóc cổng giữa đắp trang trí “lưỡng long chầu nhật”, hình hai con rồng đang uốn lượn. Hai bên có tượng võ sĩ, phía trên là hình phượng cặp thư. Ở đại bái, tiền tế và hậu cung kết cấu được xây thành 3 cấp nối liền nhau. Mặt bằng có cấu trúc 3 gian, 2 hàng cột. Đặc biệt tại hậu cung là nơi thâm nghiêm, bên trong có 4 ban thờ. Ở 3 ban thờ chính diện có long ngai và bài vị được đặt trong khám thờ. Tất cả đều trạm trổ công phu, sơn son thếp vàng lộng lẫy. Phía tay trái đền Thượng có cột đá thề, tương truyền do Thục Phán dựng lên khi được Vua Hùng thứ 18 truyền ngôi để thề nguyện bảo vệ non sông đất nước mà Hùng Vương trao lại. Qua thời gian, dấu tích cột đá bị vùi lấp. Năm 1968, các nhà nghiên cứu tìm thấy những cột đá cổ nằm sâu trong lòng đất tại khu vực đền Thượng. Từ đó cột đá thề được xây dựng lại ở bên phải trước sân đền. Năm 2003, cột đá được trùng tu kiểu dáng như cũ; năm 2009 tu bổ, tôn tạo lại bằng đá bán quý với kiểu dáng như hiện nay. NGUỒN: BÁO PHÚ THỌ

Phú Thọ 17 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia

Mở cửa

Khám Phá Phú Thọ

Đền Hùng

Phú Thọ 1483

Di tích quốc gia đặc biệt

Đền Du Yến

Phú Thọ 1453

Di tích cấp quốc gia

Đình Lâu Thượng

Phú Thọ 1450

Di tích cấp quốc gia

Tượng đài chiến thắng Sông Lô

Phú Thọ 1449

Di tích cấp quốc gia

Đình Hùng Lô

Phú Thọ 1449

Di tích cấp quốc gia

Đền Lăng Sương

Phú Thọ 1438

Di tích cấp quốc gia

Đền Tiên

Phú Thọ 1402

Di tích cấp tỉnh

Cụm di tích Đền Tam Giang- Chùa Đại Bi

Phú Thọ 1382

Di tích cấp quốc gia

Miếu Lãi Lèn

Phú Thọ 1366

Di tích cấp tỉnh

Đình Thạch Khoán

Phú Thọ 1350

Di tích cấp quốc gia

Điểm di tích nổi bật