Ứng dụng số 1 về khám phá du lịch 63 tỉnh thành Việt Nam

Khám phá lịch sử, văn hóa, con người và cảnh đẹp Việt Nam trên ứng dụng du lịch 63Stravel

Tải ứng dụng 63Stravel

Logo 63stravel

Thành cổ Quảng Trị

Thành cổ Quảng Trị

Di tích Thành cổ Quảng Trị nằm giữa lòng thị xã Quảng Trị; cách quốc lộ 1A gần 1km về phía đông bắc, cách thành phố Đông Hà - tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Trị hiện nay khoảng 14km về phía đông nam. Thành Cổ Quảng Trị được xây dựng từ thời vua Gia Long và đến thời vua Minh Mạng mới hoàn thiện, kéo dài gần 28 năm (1809-1837), Thành lúc đầu được đắp bằng đất, đến năm 1837 vua Minh Mạng cho xây lại bằng gạch. Khuôn viên Thành có dạng hình vuông với chu vi tường thành dài 2160m, thành cao 3m, dưới chân dày 13,5m, đỉnh dày 0,72m. Bên ngoài thành có hệ thống hào rộng bao quanh. Bốn góc thành là 4 pháo đài cao nhô hẳn ra ngoài. Thành có 4 cửa: Tiền, Hậu, Tả, Hữu Xây vòm cuốn, rộng 3,4m, phía trên có vọng lâu, mái cong, lợp ngói, cả 4 cửa đều nằm chính giữa 4 mặt Thành. Trong suốt thời gian đô hộ và thống trị của thực dân Pháp, Thành Cổ Quảng Trị với tư cách là trung tâm đầu não của bộ máy cai trị cấp địa phương, cấp tỉnh. Thành Cổ Quảng Trị được quân đội Pháp chọn làm một trong những cứ điểm quan trọng của hệ thống đồn quân sự. Pháp đã cho xây dựng thêm một hệ thống nhà tù, mở rộng và kiên cố hoá khu lao xá để làm nơi giam giữ những người yêu nước, các chiến sĩ cách mạng trong tỉnh và khu vực. Nhà lao Quảng Trị có lúc đã trở thành trung tâm lãnh đạo phong trào cách mạng bởi chính đây từng là nơi giam giữ những hạt nhân nòng cốt của thanh niên, những chiến sĩ cộng sản đầu tiên của Quảng Trị và nhiều vị lãnh đạo của Tỉnh ủy, Xứ ủy thuộc thời kỳ tiền khởi nghĩa. Đến thời kỳ Mỹ - ngụy. Sau khi hiệp định Giơnevơ được ký kết ngày 20/7/1954, theo hiệp định lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới chia cắt tạm thời. Một phần của Quảng Trị từ Sông Bến Hải trở ra được giải phóng, các huyện từ Gio Linh trở vào Hải Lăng trở thành thuộc địa kiểu mới của đế quốc Mỹ. Thị xã Quảng Trị, trong đó có Thành Cổ Quảng Trị trở thành trung tâm chính trị, quân sự, kinh tế – xã hội. Mỹ – ngụy biến Thành Cổ thành khu quân sự, làm kho tàng quân đội và trung tâm chỉ huy chiến dịch toàn tỉnh, đồng thời mở thêm nhà giam để đàn áp phong trào cách mạng. Cuộc tấn công chiến lược năm 1972 trên toàn miền Nam bắt đầu. Ngày 28 tháng 4 ta chiếm được Đông Hà và tiến đến sát thị xã Quảng Trị. Ngày 2/5, Thị xã Quảng Trị được giải phóng. Thắng lợi của chiến dịch Quảng Trị năm 1972 đã làm thay đổi cơ bản cục diện chiến trường, đẩy chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” của Mỹ đến bờ vực phá sản, tạo đà và thế cho việc giải phóng hoàn toàn miền Nam. Để mất Quảng Trị, Mỹ – nguỵ đã điên cuồng mở cuộc phản kích tái chiếm Quảng Trị với mật danh “Lam Sơn 72”. Trong đó mục tiêu số 1 là phải chiếm được Thành Cổ Quảng Trị. Thị xã Quảng Trị trong 81 ngày đêm từ 28 tháng 6 đến 16 tháng 9 được ví như một túi bom. Trung bình mỗi ngày địch huy động 150-170 lần chiếc máy bay phản lực, 70 – 90 lần chiếc B52 để ném bom huỷ diệt thị xã và Thành Cổ Quảng Trị. Với diện tích chưa đầy 3 cây số, trong 81 ngày đêm thị xã và Thành Cổ Quảng Trị phải gánh chịu 328.000 tấn bom đạn, trung bình mỗi chiến sỹ của ta phải gánh chịu 100 tấn bom, 200 quả đạn pháo. Ta thì hạ quyết tâm giữ cho bằng được thành, còn địch cố chiếm cho được thành bằng mọi giá. Hàng ngàn chiến sĩ đã hy sinh tại đây chưa lấy được hài cốt vì khói lửa bom đạn quá nhiều, xương máu các anh đã hòa quyện vào gạch đá đổ nát. Chính vì vậy mà ngày nay tại trung tâm di tích người ta xây đài tưởng niệm hình thành ngôi mộ chung cho hàng ngàn chiến sĩ đã ngã xuống trong những ngày đêm khốc liệt này. Ngôi mộ tập thể này được thiết kế theo quan niệm triết lý âm dương mang ý nghĩa sâu sắc là để siêu thoát cho linh hồn những người đã khuất. Có 81 bậc thang đi lên tượng trưng cho 81 ngày đêm chiến đấu ở thành cổ Quảng Trị. Nguồn: Trung tâm Quản lý Di tích và Bảo tàng tỉnh Quảng Trị

Quảng Trị 1304 lượt xem

Xếp hạng : Di tích quốc gia đặc biệt

Mở cửa

Khám Phá Quảng Trị

CĂN CỨ QUÂN SỰ DỐC MIẾU

Quảng Trị 1618

Di tích cấp quốc gia

Chùa Sắc Tứ Tịnh Quang

Quảng Trị 1587

Di tích cấp quốc gia

Sân bay Tà Cơn

Quảng Trị 1546

Di tích cấp quốc gia

Địa đạo Vịnh Mốc

Quảng Trị 1491

Di tích quốc gia đặc biệt

Nhà Lưu niệm Tổng Bí thư Lê Duẩn

Quảng Trị 1466

Di tích cấp quốc gia

Nghĩa trang liệt sỹ quốc gia Trường Sơn

Quảng Trị 1453

Di tích quốc gia đặc biệt

Đình làng Câu Nhi

Quảng Trị 1408

Di tích cấp quốc gia

Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải

Quảng Trị 1394

Di tích quốc gia đặc biệt

Nhà tù Lao Bảo

Quảng Trị 1353

Di tích cấp quốc gia

Thành cổ Quảng Trị

Quảng Trị 1305

Di tích quốc gia đặc biệt

Điểm di tích nổi bật