Di Tích Lịch Sử Căn Cứ Vùng Bưng 6 Xã

Di Tích Lịch Sử Căn Cứ Vùng Bưng 6 Xã

Vùng bưng 6 xã huyện Thủ Đức là vùng đất ven Thành phố Sài Gòn, có hệ thống giao thông đường thủy và đường bộ quan trọng, kết nối Thành phố Sài Gòn với Thủ Đức và các vùng xung quanh. Nơi đây có vị trí chiến lược quan trọng về quân sự, xây dựng căn cứ địa cách mạng tại vùng bưng sẽ nối liền với căn cứ địa của các huyện vùng ven Thành phố Sài Gòn, từ các nơi này lực lượng ta có thể bất ngờ tiến công vào trung tâm đầu não của quân đội thực dân và đế quốc. Tháng 10 năm 1946, Tỉnh ủy Gia Định chỉ đạo thành lập huyện ủy lâm thời huyện Thủ Đức do đồng chí Dương Văn Sửu làm Bí thư. Thực hiện chỉ đạo của Tỉnh ủy, Huyện ủy đề ra nhiệm vụ và phương hướng hoạt động của huyện là đẩy mạnh trừ gian, diệt ác, mở rộng hoạt động xuống vùng bưng, xây dựng chính quyền, mặt trận đoàn thể ở các xã vùng bưng. Tập trung vào nhiệm vụ trọng tâm là xây dựng căn cứ Khu B và căn cứ khu C của huyện tại vùng bưng, thành lập Mặt trận Việt Minh và chính quyền các xã Long Phước, Phú Hữu, Tam Đa, Phước Trường. Căn cứ khu B là Long Phước thôn được thành lập năm 1947. Căn cứ khu C (tiền thân của Căn cứ Vùng bưng 6 xã được thành lập vào cuối năm 1947 đầu năm 1948 khi mới thành lập chỉ có 3 xã là Tam Đa, Phước Trường, Ích Thạnh, sau đó được mở rộng thêm là xã Phú Hữu và đến khi hoàn chỉnh thì bao gồm 8 xã là Tam Đa, Phước Trường, Ích Thạnh, Phú Hữu, Phước Long, Tăng Nhơn Phú, Bình Trưng, An Phú. Sau này 3 xã Tam Đa, Phước Trường, Ích Thạnh sáp nhập thành xã Long Trường do vậy còn lại 6 xã: Long trường, Phú Hữu, Phước Long, Tăng Nhơn Phú, Bình Trưng, An Phú được gọi là Căn cứ Vùng Bưng 6 xã. Căn cứ Vùng bưng 6 xã là địa bàn cơ động chiến lược vô cùng quan trọng của các lực lượng vũ trang từ xã, huyện đến tỉnh, quân khu và miền để uy hiếp và đánh vào cơ quan đầu não địch một cách táo bạo nhất, bất ngờ nhất, trong thời gian nhanh nhất, với khoảng cách ngắn nhất (cách trung tâm thành phố chỉ 5 km theo đường chim bay) đặc biệt là nơi xuất phát của lực lượng vũ trang tiến công vào Thành phố Sài Gòn trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968 và đại thắng mùa xuân 1975. Dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy, các lực lượng vũ trang và Nhân dân Vùng bưng 6 xã đã đoàn kết một lòng, vượt qua mọi gian khổ hy sinh, kiên cường bám trụ xây dựng căn cứ, bảo vệ an toàn căn cứ và chiến đấu đến thắng lợi hoàn toàn. Với những giá trị tiêu biểu về mặt lịch sử nêu trên, ngày 10/10/2008 Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã công nhận căn cứ Vùng bưng 6 xã là di tích lịch sử. Hiện nay, nhà truyền thống căn cứ Vùng bưng 6 xã trưng bày các hình ảnh, hiện vật và tài liệu nhằm giới thiệu truyền thống đấu tranh cách mạng của quân và dân Vùng bưng sáu xã trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Được đưa vào hoạt động từ tháng 8 năm 2011, đã thu hút hàng nghìn lượt khách đến tham quan và học tập mỗi năm. Nhà truyền thống di tích lịch sử – văn hóa căn cứ Vùng bưng 6 xã tọa lạc trên đường Lã Xuân Oai, khu phố Phước Hiệp, phường Long Trường, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh). Nguồn: Trung Tâm Văn Hóa Tp Thủ Đức

TP Hồ Chí Minh 1224 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp thành phố

Mở cửa

Khám Phá TP Hồ Chí Minh

Khu di tích Láng Le Bàu Cò

TP Hồ Chí Minh 3781

Di tích cấp thành phố

Tòa đại sứ quán Mỹ

TP Hồ Chí Minh 3128

Di tích cấp quốc gia

Dinh Quận Hóc Môn

TP Hồ Chí Minh 2202

Di tích cấp quốc gia

KHU TƯỞNG NIỆM LIỆT SĨ NGÃ BA GIỒNG, DI TÍCH LỊCH SỬ QUỐC GIA

TP Hồ Chí Minh 2138

Di tích cấp quốc gia

Bến Nhà Rồng - Bảo Tàng Hồ Chí Minh (Chi nhánh TP.HCM)

TP Hồ Chí Minh 1889

Di tích cấp quốc gia

Đặc khu quân sự Rừng Sác - TP Hồ Chí Minh

TP Hồ Chí Minh 1872

Di tích cấp quốc gia

Khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi

TP Hồ Chí Minh 1862

Di tích quốc gia đặc biệt

Địa điểm lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng tại khu vực Ba Son

TP Hồ Chí Minh 1779

Di tích cấp quốc gia

Khu Di Tích Lịch Sử Bót Dây Thép

TP Hồ Chí Minh 1695

Di tích cấp quốc gia

Dinh Độc Lập

TP Hồ Chí Minh 1423

Di tích quốc gia đặc biệt

Điểm di tích nổi bật