Hang Bòng

Hang Bòng

Theo cuốn sách Di tích lịch sử - lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đất Tuyên Quang do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tuyên Quang xuất bản năm 2010, hang Bòng, thôn Bòng, xã Tân Trào (Sơn Dương) là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ở lâu nhất trong kháng chiến. Từ căn lán nhỏ đơn sơ trước cửa hang Bòng, Bác Hồ đã ký nhiều sắc lệnh quan trọng, chủ trì nhiều cuộc họp quan trọng của Chính phủ, viết báo, làm thơ. Những ngày ở đây, Bác đã sống một cuộc sống giản dị, thanh bạch, luôn dành sự quan tâm, yêu thương cho mọi người. Tại hang Bòng, Bác Hồ đã ở và làm việc 3 lần: Lần thứ nhất từ tháng 5-1951 đến tháng 12-1951, lần thứ hai từ tháng 1 đến tháng 4 năm 1952, lần thứ ba từ tháng 6 đến cuối năm 1952. Tại lán hang Bòng, dù bận trăm công ngàn việc nhưng Bác vẫn dành thời gian chơi với các cháu thiếu nhi, tăng gia sản xuất, luyện tập thể thao. Hàng ngày, Bác vẫn ra sông Phó Đáy tắm, khi về không quên mang theo vài viên đá nhỏ xếp vào các bậc đường đi để những hôm trời mưa đỡ trơn. Nhiều câu chuyện cảm động về phẩm chất cách mạng sáng ngời, tình thương yêu của Bác dành cho cán bộ, chiến sỹ và nhân dân nơi đây vẫn được kể lại. Từ hang Bòng, Chủ tịch Hồ Chí Minh lên đường đến địa điểm họp Bộ Chính trị mở rộng dự kiến diễn ra vào ngày 25 tháng 5 năm 1951. Trời mưa to, nước suối dâng cao, Người đã bơi qua suối và dầm mưa đến dự hội nghị. Cũng tại đây, Bác Hồ đã nhường chăn và đắp cho cán bộ khỏi rét giữa đêm đông giá lạnh, nhường cơm cho cán bộ ăn cho khỏi đói và bảo cán bộ ngủ lại lán cho khỏi mệt. Chính tình thương bao la của Bác đã thúc giục những cán bộ được sống gần Bác vượt qua mọi khó khăn, gian khổ để hoàn thành các nhiệm vụ được giao trong kháng chiến và mãi mãi sau này. Lán hang Bòng cũng là nơi Bác đã viết nhiều bài báo, bài viết về công tác tự phê bình và phê bình, phòng chống bệnh quan liêu, tham ô, lãng phí. Ba lần Chủ tịch Hồ Chí Minh sống và làm việc ở lán hang Bòng, Người làm việc say sưa, hăng hái, không ngơi nghỉ. Nhiều mệnh lệnh, chỉ thị đã được phát ra, truyền đi trên toàn quốc, dẫn dắt cách mạng vững bước đi lên. Những quyết định quan trọng đã làm thay đổi cục diện chiến trường, quan hệ ngoại giao được xây dựng và củng cố, đưa vị thế chính trị của Việt Nam lên tầm cao mới, công tác tài chính, tiền tệ được chú trọng để tạo sức mạnh cho nền kinh tế kháng chiến. Cũng từ đây, Người lên đường đi công tác nước ngoài, ra mặt trận chỉ đạo chiến dịch. Nguồn: Báo Tuyên Quang online

Tuyên Quang 1135 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia

Mở cửa

Khám Phá Tuyên Quang

Khu di tích Kim Bình

Tuyên Quang 1408

Di tích quốc gia đặc biệt

Di tích lịch sử Đá Bàn

Tuyên Quang 1240

Di tích cấp quốc gia

Cây Đa Tân Trào

Tuyên Quang 1220

Di tích quốc gia đặc biệt

Đình Hồng Thái (đình Kim Trận)

Tuyên Quang 1213

Di tích cấp quốc gia

Điểm du lịch văn hoá - lịch sử Nha Công an

Tuyên Quang 1188

Di tích cấp quốc gia

Đình Tân Trào

Tuyên Quang 1176

Di tích cấp quốc gia

Khu di tích Nhà ở và Hầm an toàn của đồng chí Tôn Đức Thắng

Tuyên Quang 1170

Di tích cấp quốc gia

Khu di tích Chiến thắng Khe Lau

Tuyên Quang 1147

Di tích cấp quốc gia

Hang Bòng

Tuyên Quang 1136

Di tích cấp quốc gia

Lán Nà Nưa

Tuyên Quang 1091

Di tích quốc gia đặc biệt

Điểm di tích nổi bật