Khu tưởng niệm cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt

Khu tưởng niệm cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt

Khu lưu niệm Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt còn được bà con Vĩnh Long quen gọi bằng cái tên thân thương là “Vườn nhà Ông Sáu Dân”. Khu lưu niệm tọa lạc tại ấp Phong Thới, thị trấn Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Tổng diện tích rộng 1,7 hecta bao gồm các hạng mục: Nhà trưng bày, nhà làm việc, khu thờ, sân vườn. Điểm nhấn của di tích là nhà tưởng niệm và nhà làm việc lúc sinh thời của Thủ tướng. Nhà trưng bày có nhiều tư liệu, hiện vật, hình ảnh thể hiện sống động quá trình hoạt động cách mạng của Thủ tướng. Nhưng ấn tượng nhất là bức ảnh chân dung của cố Thủ tướng với nụ cười rạng ngời ẩn trên nền là 15.000 bức ảnh về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Thủ tướng. Đồng chí Võ Văn Kiệt tên thật là Phan Văn Hòa, bí danh Sáu Dân, sinh ngày 23/11/1922 tại xã Trung Hiệp, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long, trong một gia đình nông dân nghèo. Cuộc đời và sự nghiệp của đồng chí Võ Văn Kiệt gắn liền với lịch sử đấu tranh cách mạng hào hùng của Đảng và dân tộc ta. Khi 16 tuổi, đồng chí đã giác ngộ cách mạng, tham gia phong trào Thanh niên phản đế và trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương khi mới 17 tuổi. Khởi nghĩa Nam Kỳ bùng nổ, ở tuổi 18, đồng chí được giao làm Bí thư Chi bộ xã Trung Hiệp, Huyện ủy viên huyện Vũng Liêm, lãnh đạo Nhân dân nổi dậy cướp chính quyền ở huyện lỵ Vũng Liêm. Tuy khởi nghĩa thất bại nhưng trong quá trình hoạt động cách mạng, đồng chí đã bắt đầu bộc lộ tư chất của một tài năng lớn. Trên cương vị Tỉnh ủy viên lâm thời tỉnh Rạch Giá, đồng chí đã xây dựng cơ sở cách mạng, huấn luyện lực lượng quân sự, mở rộng và phát triển căn cứ địa U Minh trở thành đầu não chỉ huy kháng chiến của các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Khi thực dân Pháp tái chiếm Nam Bộ, trên cương vị Ủy viên Chính trị dân quân cách mạng Liên tỉnh miền Tây, đồng chí Võ Văn Kiệt được phân công trực tiếp lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở các tỉnh Rạch Giá, Bạc Liêu. Sau Hiệp định Giơnevơ, đồng chí Võ Văn Kiệt được Đảng phân công bí mật ở lại miền Nam, hoạt động bên cạnh đồng chí Lê Duẩn - Bí thư Xứ ủy, tiếp tục chỉ đạo phong trào cách mạng miền Nam. Từ cuối năm 1959 đến đầu năm 1970, dưới sự chỉ đạo của Khu ủy T4, đứng đầu là Bí thư Võ Văn Kiệt, quân và dân Sài Gòn - Gia Định đã anh dũng chiến đấu lập nhiều chiến công vang dội buộc Đế quốc Mỹ phải ký Hiệp định Paris, rút quân đội ra khỏi miền Nam. Sau Hiệp định Paris, trên cương vị là Ủy viên Thường vụ Trung ương Cục miền Nam, Bí thư Khu ủy kiêm Chính ủy Quân khu 9, đồng chí Võ Văn Kiệt đã chỉ đạo Khu ủy và Bộ Tư lệnh Quân khu đưa ra những quyết định mang tính lịch sử, Đánh địch lấn chiếm, giữ đất giữ dân; Mùa Xuân năm 1975, trong chiến dịch giải phóng Sài Gòn, trên cương vị Ủy viên Đảng ủy đặc biệt của Chiến dịch Hồ Chí Minh, đồng chí đã cùng Bộ Tư lệnh chiến dịch, chỉ huy năm cánh quân thần tốc tiến vào thành phố, phối hợp với sự nổi dậy của Nhân dân, buộc chính quyền Sài Gòn phải đầu hàng vô điều kiện, hoàn thành sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Sau ngày đất nước thống nhất, trên cương vị Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh rồi Bí thư Thành ủy, đồng chí đã lãnh đạo đưa Thành phố dần đi vào ổn định. Sau này, trên các cương vị Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Bộ trưởng, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đồng chí luôn hoàn thành xuất sắc những nhiệm vụ mà Đảng và Nhân dân giao phó. Đồng chí Võ Văn Kiệt với 86 tuổi đời, 69 tuổi Đảng, đã có những cống hiến to lớn cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc. Cả cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí Võ Văn Kiệt luôn tận trung với nước, tận hiếu với dân, sống giản dị, khiêm tốn, luôn đặt lợi ích của Đảng, của đất nước, của Nhân dân lên trên hết; là một tấm gương tiêu biểu, mẫu mực về đạo đức cách mạng: cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư; một người cộng sản chân chính với trái tim nhân hậu mãi mãi ở trong lòng Nhân dân ta và bạn bè quốc tế. Nguồn: Báo Vĩnh Long điện tử

Vĩnh Long 872 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia

Mở cửa

Khám Phá Vĩnh Long

Tượng đài Đốc binh Lê Cẩn và Nguyễn Giao

Vĩnh Long 994

Di tích cấp quốc gia

Chùa Phước Hậu

Vĩnh Long 992

Di tích cấp quốc gia

Khu lưu niệm Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa

Vĩnh Long 961

Di tích cấp quốc gia

Lăng Ông Tiền quân Thống chế Điều bát

Vĩnh Long 947

Di tích cấp quốc gia

Thánh tịnh Ngọc Sơn Quang

Vĩnh Long 905

Di tích cấp quốc gia

Chùa Tiên Châu

Vĩnh Long 901

Di tích cấp quốc gia

Đình Tân Hoa

Vĩnh Long 890

Di tích cấp quốc gia

Khu lưu niệm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng

Vĩnh Long 882

Di tích cấp quốc gia

Khu tưởng niệm cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt

Vĩnh Long 873

Di tích cấp quốc gia

Văn Thánh Miếu Vĩnh Long

Vĩnh Long 867

Di tích cấp quốc gia

Điểm di tích nổi bật