Di tích lịch sử

Bắc Giang

Sinh từ Việp Quận công Hoàng Ngũ Phúc

Di tích lưu niệm Việp quận công Hoàng Ngũ Phúc thuộc thôn Tân Phượng, xã Tân Mỹ, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang (nay thuộc thành phố Bắc Giang) bao gồm sinh từ và phần mộ Việp quận công Hoàng Ngũ Phúc. Đây là một trong những di tích tiêu biểu, có ý nghĩa lịch sử quan trọng, là nơi thờ phụng, tưởng niệm một danh tướng đã được lịch sử và nhân dân các thế hệ ghi tạc. Danh nhân Hoàng Ngũ Phúc, còn gọi là Hoàng Đình Việp, ông sinh ra trong một gia đình nông dân có truyền thống hiếu học và thượng võ ở làng Phụng Công, tổng Mỹ Cầu, huyện Yên Dũng, phủ Lạng Giang, trấn Kinh Bắc, nay là thôn Tân Phượng, xã Tân Mỹ, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. Ông sinh năm 1713, làm quan phụng sự 2 đời chúa Trịnh Doanh (1740-1767), chúa Trịnh Sâm (1769-1782). Ông được nhà sử học Phan Huy Chú xếp vào một trong 19 bậc tướng tài giỏi thời Lê Trung Hưng. Di tích Sinh từ và phần mộ Việp quận công Hoàng Ngũ Phúc là di tích lịch sử văn hoá được xây dựng từ năm 1762, trước đây là nơi ở, sau khi Việp quận công mất là nơi thờ phụng và là di tích lưu niệm về Tướng quốc Việp quận công Hoàng Ngũ Phúc. Mộ phần Phần mộ cơ bản vẫn còn giữ được nguyên trạng, đặt giữa cánh đồng phì nhiêu tươi tốt, trên một gò đồi có tên là Bãi Lăng. Diện tích khu đất khoảng 390m2. Mộ Hoàng Ngũ Phúc không xây cất, đắp thành gò cao. Trên tấm bia đá ghi: “Mộ của tướng công thời Lê được phong tặng là tĩnh trung… trị dương vũ đại vương”. Phía trước mộ, cách khoảng 10m có tấm bia đá đặt ở khu ruộng thấp hơn, tạc theo dáng bài vị, trong lòng bia có hàng chữ Hán: “Lê triều Hoàng tướng công chi mộ. Ngày 18 tháng 4 năm 1713 - Ngày 16 tháng 1 năm 1776”. Sinh từ Sinh từ Việp quận công Hoàng Ngũ Phúc nằm về phía đông nam thôn Tân Phượng. Cảnh quan, không gian của di tích rộng rãi, thoáng đạt, nằm kề bên đường làng, thuận tiện về mặt giao thông. Tổng thể khu sinh từ bề thế, uy nghiêm với trùng nghi môn ngoại gồm hai gian có 4 bậc đá xanh ghép, bậc dưới cách bậc trên 19cm, diện tích của trùng nghi môn ngoại là 3,50m2. Nhà bia có diện tích 3m2. Trùng nghi môn nội gồm ba gian với diện tích là 33,30m2, có 3 bậc tam cấp ghép đá xanh, bộ khung kiến trúc được làm bằng gỗ lim, mái lợp ngói mũi. Đền thờ gồm 5 gian với diện tích là 166m2, kết cấu kiến trúc bằng gỗ lim, các vì mái làm theo kiểu tiền kẻ hậu bẩy, mái đền lợp ngói mũi hài, xây tường gạch bao quanh. Cụm di tích sinh từ và mộ phần Việp quận công Hoàng Ngũ Phúc là một trong những di tích lịch sử đầy tự hào được nhân dân địa phương và tỉnh nhà trân trọng gìn giữ. Với những giá trị lịch sử to lớn, khu di tích sinh từ và phần mộ Việp quận công Hoàng Ngũ Phúc đã được nhà nước công nhận là di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia từ năm 1991. NGUỒN Khám phá di sản thiên nhiên & văn hoá Việt Nam

Bắc Giang 94 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia Mở cửa

Đình làng Vẽ

Đình Vẽ (tên chữ là đình Nam Xương) - Di tích kiến trúc nghệ thuật, dân làng gọi là đình cả, vì ngoài đình cả còn có đình của các giáp; đình Hậu của giáp Bắc; đình Kẹm của giáp Tây; đình Diệc của giáp Nam. Đình cả nằm ở trung tâm làng, ở vị trí cao rộng, quay mặt về hướng Nam. Ðình được khởi dựng thời Lê Trung Hưng thế kỷ thứ XVIII. Kiến trúc của đình theo kiểu chữ đinh gồm 3 gian 2 dĩ và 3 gian hậu cung. Trên nóc có lưỡng long chầu nguyệt, bờ giải có nghê chầu, kìm chạy vào góc đao cong vút. Bên trong hậu cung đặt khám thờ, tượng Thánh và long ngai sơn son thếp vàng lộng lẫy. Ngồi trên ngai thờ là tượng Thánh Quý Minh, to hơn người thật, mũ cao áo dài tay cầm hột ngọc. Đây là một hiện thực mà ta ít gặp ở các ngôi đình trong vùng. Bên phải đình là nơi đặt bia hậu và ban thờ hậu.Bên trái đặt 4 bộ kiệu và đồ thờ. Ngoài ra đình còn lưu giữ 10 đạo sắc phong của các triều đại cùng ngọc phả văn tế thần của làng. Chùa Vẽ (tên chữ là Huyền Khuê tự) - Di tích nghệ thuật, nằm ở phía đông đình Cả, quay mặt về hướng Nam. Xưa chùa Vẽ là chùa chung của cả hai làng Thành (Đông Nham) và Vẽ (Nam Xương), nay thuộc phường Thọ Xương. Nhưng đến thời Nguyễn thì các cụ làng Thành lập chùa riêng của làng, trên cơ sở am nhỏ của một vị quan thời Lê về hưu cúng hậu cho làng (Am Vân Tự) thì chùa Vẽ do dân làng Vẽ trông nom, thờ phật. Trong chùa còn lưu giữ hệ thống tượng phật đầy đủ, đẹp, một quả chuông lớn đúc từ thời Lê Cảnh Hưng, dáng đẹp tiếng trong, cao 1,5m đường kính rộng 66cm, và nhiều đồ thờ quý giá khác. Đình và chùa Vẽ còn giữ kiến trúc cổ kính ban đầu và đã được Nhà nước xếp hạng. Bộ Văn hoá Thông tin cấp bằng Di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia ngày 12-2-1994. Đình, chùa Hà Vị đều đã bị thực dân Pháp tàn phá thời kỳ chúng chiếm thị xã Bắc Giang 1949-1954. Vào những năm 90 của thế kỷ XX và năm 2002, bằng công sức, tiền của tự góp, nhân dân Hà Vị đã xây dựng mới ngôi đình, chùa khang trang kiên cố trên ngọn đồi phía Tây làng. Đình, chùa đều quay mặt về phía Tây nhìn ra sông Thương. Trên nền cũ của đình chùa Hà Vị (nay thuộc phường Trần Nguyên Hãn) năm 1994, nhân dân địa phương xây dựng một ngôi chùa mới, đẹp, chắc, bền và lấy tên là chùa Hồng Phúc. Hiện nay chùa Hồng Phúc là trụ sở của Hội Phật giáo tỉnh Bắc Giang. Đình, chùa Hoà Yên xưa tọa lạc theo hướng chính đinh, nằm trên tả ngạn sông Thương, là nơi linh địa, tại vị trí khu vực trạm bơm tiêu nước 420 của Công ty Phân đạm và Hoá chất Hà Bắc. Đình Hoà Yên đã bị thực dân Pháp phá hoại năm 1952. Năm 1960, do yêu cầu xây dựng các công trình Nhà máy Phân đạm, chùa Hoà Yên được di chuyển về xây dựng ở khu đền thờ Đô thống Đại tướng quân như hiện nay. Chùa Hoà Yên là ngôi chùa cổ, được xây dựng vào thời Lê, có kiến trúc điêu khắc đẹp. Đền thờ Tướng công họ Lều (Di tích lịch sử), thuộc phường Thọ Xương. Xưa là đền đình chùa làng Hòa Yên, nằm ở vị trí cổng 420 của nhà máy Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc. Sau đó chiến tranh và việc mở rộng xây nhà máy nên dân chuyển vật liệu về xây dựng ở vị trí hiện nay thuộc xóm Mới, làng Hòa Yên; Nay là tổ dân phố Mới. Ngôi đền thờ làng Hòa Yên được nhân dân dựng lại thời gian gần đây, nhưng kết cấu kiến trúc vẫn giữ được thành phần cơ bản của thời Nguyễn. Đền gồm có 3 gian, 2 dĩ, quy mô nhỏ, được làm bằng gỗ lim chắc chắn, không có chạm khắc cầu kỳ. Cột cái cao 3,83m; cột quân cao 2,86m, từ nền đến nóc cao 4,5m, diện tích nhà 76,80m2. Kết cấu vì kèo đơn giản, thượng chữ đinh, hạ kẻ truyền. Ở gian giữa đền có ban thờ xây gạch cuốn vòm cao 1m, bên trên mặt tượng Lều Tướng công và các đồ thờ tự khác. Đền thờ và Lăng mộ Đô đốc Đại tướng quân Lều Văn Minh được Nhà nước xếp hạng. Bộ Văn hoá Thông tin cấp bằng di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia ngày 28-6-1996. Đình Đụn, chùa Hướng. Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, xã Cung Nhượng thuộc tổng Thọ Xương có hai thôn Đụn và Hướng. Địa dư cư trú giữa hai thôn cách xa nhau. Do đó đình được xây ở thôn Đụn (đình Đụn), chùa được xây ở thôn Hướng (chùa Hướng). Thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp 1949-1954, đình Đụn đã bị thực dân Pháp phá hoại; chùa Hướng vẫn còn không bị phá nhưng có quy mô nhỏ. Sau năm 1954, quê hương được giải phóng, thôn Hướng được tách khỏi Cung Nhượng là một đơn vị. Những năm 90 của thế kỷ XX, hai thôn Cung Nhượng và Hướng đều xây lại đình, chùa trên khuôn viên của đình, chùa cũ. Đình Cung Nhượng và đình Hướng đều thờ tướng quân Lều Văn Minh. NGUỒN CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ PHƯỜNG THỌ XƯƠNG- TP. BẮC GIANG - TỈNH BẮC GIANG

Bắc Giang 100 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia Mở cửa

Đình làng Đông Nham

Đình làng Đông Nham hay làng Thành, thờ hai vị thần: Cao Sơn Đại Vương Thượng đẳng thần và Quý Minh Đại Vương Thượng đẳng thần. Hai vị là bộ tướng của Hùng Vương có công hộ quốc, an dân, đánh giặc Thục Phán mang lại cuộc sống yên lành cho Nhân dân. Đình làng Thành, tên chữ là đình Đông Nham, nằm ở trước làng quay theo hướng Nam ghé Tây. Đình được xây dựng trên vị trí cao thoáng nhìn xuống Dộc Đình nằm cận kề với đường Quốc lộ 1A, đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn và thành Xương Giang. Đình được xây dựng thời Lê, hiện vẫn giữ nguyên kiến trúc ban đầu, đình gồm 3 gian, 2 dĩ bố cục theo lối chữ nhất. Được kết cấu các vì kèo theo kiểu thượng con chồng giá chiêng, hạ kẻ chống chạm khắc điêu luyện và tinh xảo. Ngoài việc phục vụ cho tín ngưỡng, đình làng còn là nơi tập trung hội họp để bàn và quyết định những công việc quan trọng của làng. Đình được trùng tu sửa chữa nhiều lần. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, đình bị phá hai bên quán nhà hội đồng và tường xung quanh, những năm 60 của thế kỷ XX đình dùng làm kho thóc của Hợp tác xã (HTX), Thánh được đưa về thờ ở miếu, năm 1996 hậu cung được sửa chữa, Thánh lại được đưa về thờ tại đình. Bên tả gian đình thờ quan đại thần Triều Lê Nguyễn Tướng Công, tự Trung Chính, người làng Đông Nham hai lần đi Bắc Sứ, lập công lớn được Vua phong Thái Bảo quận công, Phủ Quân chi linh thần, ông không có con đã dâng hiến hết điền, địa cho làng Đông Nham và cả Am linh Tự tức Chùa Thành ngày nay. Đình Chung: là đình của hai làng Đông Nham và Nam Xương (hay làng Thành và làng Vẽ), đình được xây dựng từ thời nhà Lê năm 1629, tính đến nay đã có khoảng 390 năm tuổi trên khu đất giữa hai làng; phía Đông giáp làng Đông Nham, phía Tây giáp làng Nam Xương. Đình thờ thần Cao Sơn, một tướng giỏi đời Hùng Vương, việc lễ hội do hai làng tổ chức cùng với hội của các làng. Đình được sửa chữa và trùng tu nhiều lần, những năm 60 của thế kỷ XX đình được làm Trụ sở văn hóa xã và Trụ sở HTX mua bán xã Thọ Xương, đến nay được sửa chữa lại và chỉ để thờ Thần. Nghè Miễu: được xây dựng vào thế kỷ thứ XVII khoảng năm 1660, nghè được xây dựng trên khu đất Núi Miễu nhìn ra hướng Tây Nam, là ranh giới của hai làng Đông Nham và Nam Xương. Nghè thờ sắc tướng Triều Trần, một tướng giỏi có tên là Dương Hiển sắc phong Dương Quốc Công Đại Vương uy minh Á Thần, thống lĩnh quân sĩ chống giặc Nguyên, quê ở Nam Định đã có công đánh giặc, giữ nước mang lại cuộc sống yên bình cho Nhân dân. Điếm: được xây dựng khoảng năm 1929 trên khu đất của xóm Non giữa làng, tựa lưng vào núi nhìn ra Đầm Con theo hướng Bắc. Điếm có một bát hương thờ chung các vị thần Hoàng Làng, ngoài ra điếm còn để chứa đựng các đồ vật thờ, rước kiệu. Năm 1988 bị sụt đổ, năm 1994 được tu sửa lại. Đình làng Thành là một công trình kiến trúc cổ, có trên vài trăm năm tuổi mang đậm dấu ấn văn hóa của một làng quê. Do đó, đã được Nhà nước xếp hạng, Bộ văn hóa Thông tin nay là Bộ Văn hóa Thông tin Thể thao và Du lịch cấp bằng di tích lịch sử văn hóa ngày 05 tháng 02 năm 1994. NGUỒN CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ PHƯỜNG XƯƠNG GIANG - TP. BẮC GIANG - TỈNH BẮC GIANG

Bắc Giang 103 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia Mở cửa

Đình Vĩnh Ninh

Đình Vĩnh Ninh thuộc thôn Vĩnh Ninh, phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Bắc Giang (trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 thuộc xã Dĩnh Kế, tổng Dĩnh Kế, huyện Phượng Nhỡn, tỉnh Bắc Giang). Di tích đình Vĩnh Ninh nằm về phía Đông Bắc thành phố Bắc Giang và đầu đường quốc lộ 31 nên đường đi rất thuận lợi cho khách tham quan, đình Vĩnh Ninh cùng với các công trình tín ngưỡng văn hoá khác của xã Dĩnh Kế (nghè Cả và chùa Kế) tạo thành một quần thể di tích liên hoàn rất có giá trị. Nơi dựng đình là chốn "địa linh" của địa phương, truyền rằng làng Vĩnh Ninh xưa nằm trên thế đất hình con quy (Rùa) và đình làng được dựng trên đầu con quỷ, mặt ngoảnh nhìn hướng Tây. Đó là nơi đất đẹp và linh thiêng. Tương truyền ngày xưa bất cứ ai qua đình cũng phải ngả nón, quan lại đi qua đều phải "hạ mã", nếu không sẽ bị Thánh trừng phạt, người nào làm việc gì trái đạo lý sẽ bị thánh gieo tai hoạ bất ngờ… Đình Vĩnh Ninh xưa có quy mô kiến trúc to lớn, đồ sộ, là công trình kiến trúc cổ, được khởi dựng triều vua Lê cách ngày nay khoảng hơn 300 năm, được tu bổ mở rộng vào triều vua Lê niên hiệu Vĩnh Khánh thứ 3 (1731) theo cấu trúc truyền thống, gồm 3 công trình chính: Tiền tế, trung đình và hậu cung. Từ xa, người ta có thể dễ dàng nhận ra công trình kiến trúc quy mô này bởi các công trình của đình nằm trên khu đất cao, bốn mặt có tường bao ngăn cách với bên ngoài. Từng toà kế tiếp nhau tầng tầng, tạo cảm giác nơi thờ tự thật sự thâm nghiêm, sống vẫn gần gũi thân thuộc bởi các hình khối, đường nét nhẹ nhàng thanh thoát. Tòa tiền tế: Liền với mái và cùng bờ chảy với toà trung đình và toà tiền tế, công trình này gồm ba gian hai trái, khung gỗ lim, với đao cong mái uốn mềm mại, thanh thoát, chạm khắc, đắp vẽ tài nghệ, tinh xảo, phía trước có cửa bức bàn. Tiền tế là nơi hội họp và sắm sửa đồ tế lễ của nhân dân địa phương. Toà trung đình: Cách hậu cung khoảng 1,50m, công trình này gồm năm gian hai dĩ, khung gỗ lim, mái lợp ngói, hai bên hai hồi đình không có đao. Toà này, là nơi tế lễ của nhân dân nên đồ thờ tự được bài trí đơn giản, gọn gàng gồm có tắc tải, sập thờ, đặt bộ "thất sự", đồng thời là nơi đặt lễ vật của nhân dân mỗi dịp sự lệ tuần tiết. Gian giữa toà trung đình (còn gọi là gian lòng giếng, có nơi gọi là gian lòng đám) thấp hơn hai gian bên. Đó là nơi tế lễ-hai bên là chỗ ăn ngồi của toàn dân theo tôn ty trật tự truyền thống của làng: “Triều đình trọng tước, hương đảng trọng xỉ”(Ở triều đình quí trọng chức tước, ở nhà quê trọng người rụng răng cao tuổi). Tòa trung đình cũng là nơi đặt chiêng và trống; trên mái các gian treo hoành phi, các cột treo câu đối sơn son thếp vàng rực rỡ. Tòa hậu cung: Gồm một gian hai chái, khung gỗ lim mái lợp ngói, có 4 đao thanh thoát, đỉnh nóc đắp đôi Rồng chầu mặt nguyệt. Tòa hậu cung là trung tâm thờ tự đức Thánh Cao Sơn-Quý Minh. Trong hậu cung, khám thờ được bài trí trang trọng ở gian giữa, trong khám đặt ngai và bài vị Đức Thánh. Hai bên khám là hai ngựa thờ (nhị mã thiên thần), trước là nhang án thờ, trên đặt bộ thất sự bằng đồng, hai bên là bộ siêu đao, bát biểu, trên cùng là bức hoành phi Thượng đẳng tối linh, hai bên cột treo câu đối. Trong hậu cung còn đặt kiệu bát cống (bộ đồ rước bài vị và nồi hương thờ đức Thánh mỗi khi cả xã cùng mở hội ở đình hàng xã và nghè Cả). Tất cả các đồ thờ tự ở đình đều được tạo tác bằng chất liệu gỗ, được chạm khắc, trang trí tinh xảo đến từng chi tiết nhỏ, được sơn son thếp vàng rực rỡ thể hiện sự tài khéo của các nghệ nhân dân gian xưa. Tất cả là những sản phẩm nghệ thuật cổ đặc sắc mà ít nơi còn giữ được cho đến nay. Tòa hậu cung, có cửa bức bàn, ngăn cách với bên ngoài là nơi tối linh không ai được vào, trừ cụ thủ phiên. Ngoài các công trình chính, đình Vĩnh Ninh còn các tòa giải vũ ở hai bên sân đình, cửa toà tiền tế. Mỗi toà 3 gian gỗ lim, mái lợp ngói, tường xây gạch. Toà bên đông có sàn gỗ để đặt cỗ và lễ vật, toà bên tây không có sàn, thường được sử dụng làm nơi thịt lợn, làm cỗ việc làng. Đình Vĩnh Ninh là công trình tín ngưỡng văn hoá tiêu biểu duy nhất của dân thôn, là nơi thờ hai vị Thánh Cao Sơn-Quý Minh (hai thuộc tướng thời Hùng Duệ Vương). Truyền tích về hai Đức Thánh vẫn được nhân dân địa phương lưu truyền lại qua nhiều thế hệ, truyện kể rằng: Cao Sơn và Quý Minh là hai anh em sinh đôi từ thời Hùng Vương thứ 18, trong một gia đình thi lễ, học hành thông mẫn, võ nghệ kỳ tài khó ai sánh nổi. Khi hai ông 2 tuổi thì cha mẹ đều mất cả. Thời đó, vua Hùng Duệ Vương hạ chiếu lệnh cho các châu, huyện, đạo để tuyển chọn những người có tài năng đức độ ra làm quan lãnh binh đánh dẹp giặc ngoại xâm. Hai ông thấy vậy bèn cùng xin về triều ứng tuyển. Vua thấy hai ông có tài văn võ hơn người, liền tuyển và lệnh cho hai ông giữ chức chỉ huy sứ. Tuy được đội ơn mưa móc của vua, nhưng hai ông không quên cha mẹ-việc tang gia thờ cúng đều rất chu đáo tâm thành. Lại nói: vua Hùng sinh được 4 người con (hai con trai và hai con gái). Nhưng sau đó hai người con trai đều yểu mệnh mất sớm, còn hai người con gái khi đến tuổi trưởng thành Hùng Duệ Vương gả một người cho Chử Đồng Tử, một người gả cho vị tướng họ Nguyễn tên Tùng và truyền ngôi cho. Cùng khi đó ở đất Ai Lao lại có người họ Thục tên Phán, vốn là dòng dõi nhà Hùng, sau khi phân nhánh được sang trị vì đất này và đổi họ, nghe tin Hùng Duệ Vương truyền ngôi cho con rể, Thục Phán đã sinh lòng ghen tức, bèn đem quân sang xâm lược. Hùng Duệ Vương lấy làm lo lắng, liền cho vời Sơn Thánh vào chầu, Cao Sơn-Quý Minh đến lĩnh mệnh và được phong làm tả-hữu tướng quân, tiên phong lên đường dẹp giặc Thục ở miền Đông Bắc. Hai ông Cao Sơn và Quý Minh vâng mệnh lên đường, trống dong cờ mở rợp trời. Khi tới miền Đông Bắc, lộ Bắc Giang thì trời đã sẩm tối, nên hai ông đã hạ trại đóng quân tại đây. Thấy vùng đất này có nhiều lợi thế cho việc quân cơ, hai ông truyền lệnh cho quân dân thiết lập lũy đồn để đánh giặc. NGUỒN CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ VĂN HÓA - THỂ THAO - DU LỊCH TỈNH BẮC GIANG

Bắc Giang 98 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia Mở cửa

Chùa Đống Nghiêm

Chùa Đống Nghiêm hay còn gọi là chùa Kế, được xây dựng từ lâu đời (trước thời Lê). Chùa được xây dựng ngay bên Nghè Kế thuộc phường Dĩnh Kế. Chùa Đống Nghiêm là chi phái của chùa Vĩnh Nghiêm, là chốn nghỉ chân của các Sư tăng trước khi về chốn tổ Vĩnh Nghiêm ngồi hạ. Chùa Đống Nghiêm giữ vai trò Chánh giám viện của chốn tổ Vĩnh Nghiêm. Vì vậy rất có thể chùa Đống Nghiêm được xây dựng từ thời Trần và là nơi sầm uất bởi các hoạt động truyền giáo của thiền phái Trúc Lâm tại chốn tổ Vĩnh Nghiêm. Qua cuộc kháng chiến chống xâm lược nhà Minh, chùa Đống Nghiêm bị tàn phá đổ nát, vào thế kỷ XVII- XVIII được tu bổ mở rộng, trở thành một trung tâm sinh hoạt Phật giáo khá sầm uất của nhân dân. Các công trình kiến trúc xưa của chùa khá quy mô gồm nhiều tòa: Thượng điện, Tam bảo, tòa Cửu phẩm, gác chuông, gác khánh, nhà tổ, giải vũ tam quan, sân vườn. Rất đáng tiếc do chiến tranh nhiều công trình của chùa Đống Nghiêm nay không còn. Chùa Đống Nghiêm còn lưu giữ hệ thống tượng thờ khá đầy đủ tập trung ở tòa thượng điện. Hầu hết các pho tượng đều được tạc bằng gỗ, sơn thếp lộng lẫy, trong đó tượng Tam thế, a di đà, phổ hiền bồ tát, thế chỉ bồ tát là những pho tượng đẹp. Ngoài ra còn nhiều đồ thờ quý khác. Đặc biệt chùa còn lại 3 tấm bia bằng đá giá trị. Chùa Đống Nghiêm đã được Bộ Văn hóa thông tin xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia theo Quyết định số 226/VH-QĐ, ngày 5/02/1994. NGUỒN TRUNG TÂM VĂN HÓA THÔNG TIN VÀ THỂ THAO THÀNH PHỐ BẮC GIANG

Bắc Giang 98 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia Mở cửa

Nghè Dĩnh Kế

Dĩnh Kế là một xã nằm ở phía Đông thành phố Bắc Giang, giáp ranh với các xã Tân Tiến, Hương Gián (Yên Dũng), Dĩnh Trì, Tân Dĩnh (Lạng Giang), phường Thọ Xương, xã Xương Giang và hai đường Lê Lợi, Ngô Quyền thuộc nội thị. Nằm ngay bên quốc lộ 31, con đường nối thành phố Bắc Giang với miền Đông Bắc của tổ quốc. Công trình kiến trúc nhỏ nhắn, khiêm nhường này dựng đặt giữa bãi đất cao, cây trái xum xuê, trông thật sự tôn nghiêm cổ kính, giữa nơi phố chợ. Đường xá nơi đây tấp nập người xe qua lại, nhộn nhịp cảnh mua bán đổi trao, các hoạt động kinh tế khá phong phú sôi động và sầm uất lại càng chứng tỏ Dĩnh Kế từ xưa đã là nơi đô hội, làm ruộng, cấy lúa, trồng rau màu, trồng dâu chăn tằm vốn là nghề sống chính. Song các hoạt động thủ công, đặc biệt là nghề làm bánh đa có từ rất sớm và nổi tiếng gần xa, khiến cho đời sống của người dân Dĩnh Kế ngày một nâng cao - chợ Kế, một trung tâm buôn bán, sầm uất lên từ thời Lê đã chứng tỏ các hoạt động thương mại ở Dĩnh Kế xuất hiện khá sớm và phát triển liên tục đến ngày nay. Chính nhờ các hoạt động kinh tế đa dạng, phong phú mà làm cho miền quê Dĩnh Kế luôn sôi động, quan hệ của người dân rộng mở, làng xã không bị bó hẹp, đóng khung trong những luỹ tre. Dĩnh Kế là nơi hội tụ cư dân ở nhiều nơi đồng thời cũng là nơi giao lưu năng động về kinh tế, văn hoá với các vùng miền trong nước. Đó là những nhân tố, là môi trường lịch sử xã hội làm nên một Dĩnh Kế giàu truyền thống văn hiến. Truyền thống cộng đồng đoàn kết được thể hiện khá tập trung ở việc tôn thờ đức Cao Sơn- Quý Minh. Đây là hai vị tướng thời Hùng Vương, có nhiều công trạng trong việc phò vua giúp nước, nhân dân nhiều làng xã Việt Nam đã lập đình, đền thờ phụng. Các triều vua phong kiến Việt Nam ban sắc phong tặng hai vị tướng là thượng đẳng thần. Nghè Dĩnh Kế là một công trình kiến trúc có quy mô nhỏ với 1 gian 2 trái, hai dĩ làm trung tâm thờ tự (nhân dân địa phương quen gọi là toà hậu cung) và 5 gian tiền tế ở phía trước. Cũng như nhiều miền quê khác của tỉnh Bắc Giang, nghè Dĩnh Kế là trung tâm thờ tự, hành lễ và tổ chức hội lệ của nhân dân toàn xã. Hàng năm, vào dịp ngày Rằm tháng Ba âm lịch, ngày đại kỳ phúc của toàn dân, các thôn rước kiệu đặt bài vị đức thánh về nghè Cả, tổ chức hành lễ, biểu hiện lòng thành kính của mọi người đối với đức thánh. Hội lệ được tổ chức chu đáo, uy nghiêm. Để cho việc tiến hành lễ hội được chu đáo, xưa toàn xã còn dựng một đình chung (gọi là đình hàng xã hay đình Vĩnh Ninh). Đây là ngôi đình lớn bằng gỗ lim có đao cong mái uốn, trong sàn gỗ, cửa chấn song. Đây là nơi hội họp và tổ chức lễ hội của nhân dân toàn xã. Ngoài việc rước sách, hành lễ, tế, hội Kế còn có nhiều trò vui hấp dẫn như: Cờ tướng; chọi gà; đánh đu và các trò chơi cổ truyền khác….Đặc biệt, trong lễ hội Kế còn có trò chơi cờ người và kéo chữ: Trai gái trong làng được chọn vào làm quân cờ hoặc kéo chữ phải được tập trước hàng tháng. Trước ngày mở hội khoảng 3-4 ngày, những người này tập trung nhau lại để tổng duyệt. Người tham gia chơi trò chơi kéo chữ được mặc quần áo đẹp, đầu đội nón xếp hoặc nón chóp dứa, đi giày chín long, thắn lưng nhiễu điều, vác cờ ngũ sắc đi theo hiệu lệnh trống của ông Tổng cờ cho đến khi xếp thành hình chữ: “Thiên hạ thái bình-Trình quan đại hội”. Hội Kế tháng ba là sinh hoạt tín ngưỡng và văn hoá của nhân dân toàn xã, hấp dẫn và thu hút khách thập phương, trở thành lễ hội lớn của đời sống con người của vùng quê văn hiến, đi vào cuộc sống tự nhiên như hơi thở: “ Đồn rằng hội Kế tháng Ba Không đi xem hội cũng già mất thân” Vào dịp 20 tháng 7, còn diễn ra lễ Thượng điền của nhân dân toàn xã. Ngày này 7 giáp của các thôn mang lễ vật ra tế lễ ở đình hàng xã, biểu diễn sự sùng kính trời đất, thánh thần đã phù giúp mùa màng tươi tốt, dân an vật thịnh. Việc thờ phụng đức thánh của nhân dân Dĩnh Kế từ xưa đã rất tôn nghiêm sùng kính và được nhà nước phong kiến Việt Nam phong sắc, thừa nhận. Hiện nay tại nghè Cả còn lưu giữ được 10 đạo sắc của các triều vua nhà Nguyễn ban cho nhân dân trong xã phụng thờ theo lệ cũ từ trước. Nghè còn là nơi đặt thờ các vị tiên hiền khoa bảng của hai huyện Bảo Lộc và Phượng Nhỡn, trong đó có những bậc đại khoa của Dĩnh Kế là Giáp Hải, Giáp Phong, Nguyễn Duy Năng. Các đồ thờ tự các tài liệu, cổ vật, nhất là bài vị, đức thánh, sắc phong của các triều vua, bia ghi các vị khoa bảng… là những nguồn tài liệu cổ vật có giá trị lịch sử cao. Mặt khác, di tích nghè Dĩnh Kế hiện đang phát huy tác dụng tích cực của một di tích lịch sử văn hoá: nơi thờ phụng tôn nghiêm các đức thánh Cao Sơn- Quý Minh và các tiên hiền khoa bảng, nơi trung tâm tổ chức hội họp và lễ hội của toàn dân với các hoạt động văn hoá tinh thần giàu chất nhân văn, đậm đà bản sắc dân tộc. NGUỒN CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ VĂN HÓA - THỂ THAO - DU LỊCH TỈNH BẮC GIANG

Bắc Giang 115 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia Mở cửa

Chùa làng Thành

Đến đầu thời Tự Đức 1883 dân số hai làng phát triển đông, Chùa Vẽ trở nên chật chội. Dân làng Thành đã quyết định mở rộng Am thành chùa (Am của vị quan già người làng Đông Nham Nguyễn Tướng Công của Triều Lê đã hiến dâng cho làng). Do đó, chùa làng Thành có tên chữ là Am linh Tự, Chùa Thành thờ Phật Quan âm Bồ tát, chùa được xây dựng trên khu đất cao thoáng trước cửa làng theo hướng Nam ghé Tây. Trước mặt là khu Dộc Đình, sau lưng là khu bãi gò cao. Xét về phong thủy, chùa nằm trên thế hậu sơn tiền thủy, Chùa Thành tuy không lớn về quy mô kiến trúc nhưng được bố cục gọn gàng, chặt chẽ, hài hòa giữa cảnh quan kiến trúc ngoại thất với bài trí nội thất được điêu khắc tinh xảo. Hằng năm, chùa thường xuyên được tu bổ; đặc biệt từ năm 2005 đến 2009 với sự hỗ trợ của Nhà nước và sự hảo tâm đóng góp của Nhân dân, chùa được trùng tu và mở rộng. Đến nay Chùa Thành là một trong những ngôi chùa đẹp và khang trang trong vùng. Chùa Thành nằm gần đường Quốc lộ 1A và đường sắt từ Lạng Sơn đến Thủ đô Hà Nội nên rất thuận lợi cho du khách thập phương đến lễ hội và thăm quan. Chùa Thành là công trình kiến trúc cổ có trên vài trăm năm tuổi được nhà nước xếp hạng, Bộ Văn hóa Thông tin Thể thao và Du lịch cấp bằng di tích lịch sử văn hóa ngày 5 tháng 2 năm 1994. NGUỒN CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ PHƯỜNG XƯƠNG GIANG - TP. BẮC GIANG - TỈNH BẮC GIANG

Bắc Giang 92 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia Mở cửa

Đền thờ và mộ Lều Văn Minh

Đền thờ và lăng mộ Nam Bình đô thống Đại tướng quân Lều Văn Minh là những công trình tín ngưỡng của nhân dân địa phương nhằm tôn kính, ngưỡng vọng và nhớ ơn một danh tướng thời Lý là Lều Văn Minh - người đã có công đánh giặc ngoại xâm, bảo vệ quốc gia Đại Việt và đã anh dũng hy sinh. Trên tấm bia đá ở Lăng mộ Lều tướng công đã ghi rõ: "Phàm những người có công đức với nhân dân với nước đều được ghi chép để đời sau nhớ tới. Nay thấy Lều Đại Vương vì đời mà quên thân là trung, vì dân mà trừ hại là công. Trung với nước, công với dân đó là vị thần chính trực”. Ngày 28/6/1996, Bộ Văn hóa và Thông tin đã cấp bằng công nhận cấp quốc gia"Di tích lịch sử Đền thờ và mộ Lều Văn Minh”. Hiện nay Tướng quân Lều Văn Minh được nhân dân các TDP Hoà Yên, Hướng, Cung Nhượng 1 thờ phụng. Trong đó đền Hoà Yên là nơi lưu giữ được nhiều cổ vật nhất, được coi là Đền cả. Đền thờ Tướng quân Lều Văn Minh được thực hiện là công trình điểm tra cứu di tích lịch sử thứ 2 được ban thường vụ đoàn phường thực hiện trên địa bàn phường (trước đó đã thực hiện công trình điểm tra cứu di tích lịch sử cấp quốc gia Đình, chùa làng vẽ). Trong thời gian tới đoàn phường sẽ tiếp tục có nhiều hoạt động sáng tạo, ứng dụng chuyển đổi số trong công tác giáo dục, tuyên truyền lịch sử, truyền thống dân tộc, quê hương cho thế hệ trẻ phường nhà hôm nay; từ đó các bạn thêm yêu và tự hào về quê hương, đất nước, gắng sức rèn đức, luyện tài cống hiến xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh. NGUỒN TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TUỔI TRẺ THÀNH PHỐ BẮC GIANG

Bắc Giang 89 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia Mở cửa

Khán Đài B (A cũ) sân Vận động Bắc Giang

Di tích quốc gia khán đài B (trước đây là khán đài A) sân vận động Bắc Giang thuộc địa phận phường Ngô Quyền (THÀNH PHỐ Bắc Giang) là nơi ghi dấu sự kiện lịch sử và lưu giữ những kỷ niệm sâu sắc của Bác Hồ đối với Đảng bộ và nhân dân tỉnh Bắc Giang. Nhằm phát huy giá trị lịch sử của di tích, Đảng bộ, chính quyền tỉnh và THÀNH PHỐ Bắc Giang dành nhiều sự quan tâm cho công tác tu bổ, tôn tạo. Niềm vinh dự, tự hào Sau khi nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời, từ năm 1946 đến năm 1963, dù bận rất nhiều việc, Bác Hồ đã 5 lần về thăm và làm việc tại tỉnh Bắc Giang. Trong những chuyến thăm ấy, THÀNH PHỐ Bắc Giang vinh dự được đón Bác 4 lần. Trong đó có 2 lần Bác gặp gỡ, nói chuyện với cán bộ và nhân dân tỉnh Bắc Giang tại khán đài A, sân vận động Bắc Giang. Đây là niềm tự hào, vinh dự lớn lao không phải địa phương nào cũng có được. Ngược dòng thời gian, ngày 6/4/1961, Bác về thăm và nói chuyện với hơn 3,5 vạn cán bộ và nhân dân tỉnh Bắc Giang tại sân vận động Bắc Giang. Trên khán đài A, vị lãnh tụ của Đảng, người Cha già dân tộc giản dị trong bộ quần áo nâu thân thuộc. Bác thân ái hỏi thăm đồng bào và cán bộ; các đồng chí bộ đội, công an, dân quân, tự vệ, công nhân; các cụ già, thanh niên, thiếu niên, nhi đồng và kiều bào mới về nước. Bác khen ngợi thành tích đạt được trong những năm kháng chiến; những cố gắng, tiến bộ của nhân dân và cán bộ tỉnh Bắc Giang từ ngày hòa bình lập lại. Đồng thời, Bác nhấn mạnh những nhiệm vụ quan trọng, chỉ ra những khuyết điểm cụ thể mà địa phương cần sửa chữa, khắc phục; nhắc nhở nhiệm vụ của các đoàn thể, mỗi người trong lúc này cần tập trung sức lực để phát triển sản xuất, đấu tranh thống nhất nước nhà. Hơn 2 năm sau, vào ngày 17/10/1963, Bác về thăm thị xã Bắc Giang. Đây là thời điểm lịch sử quan trọng của nhân dân các dân tộc trong tỉnh, từ khi hai tỉnh Bắc Giang - Bắc Ninh được sáp nhập thành tỉnh Hà Bắc. Đó là Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Bắc lần thứ I được tiến hành. Lần này cũng tại khán đài A sân vận động Bắc Giang, Bác đã nói chuyện với cán bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Bác căn dặn đồng bào, cán bộ và chiến sĩ phải đoàn kết, phát triển sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp, trồng cây gây rừng, cần cải tiến việc quản lý hợp tác xã, cải tiến kỹ thuật và thực hành tiết kiệm, góp phần vào công cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà. Chính sự quan tâm, chỉ đạo của Bác Hồ đã tiếp thêm sức mạnh, trở thành nguồn động lực tinh thần to lớn giúp cán bộ, đảng viên, nhân dân khắc phục khó khăn, phấn đấu vươn lên hoàn thành tốt các nhiệm vụ được Đảng và Bác Hồ giao. Với ý nghĩa to lớn đó, ngày 21/6/1993, Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) có quyết định xếp hạng di tích lịch sử khán đài B (khán đài A cũ), sân vận động Bắc Giang là di tích cấp quốc gia. Xứng tầm với ý nghĩa, giá trị lịch sử Khán đài A sân vận động Bắc Giang được xây dựng trong khoảng thời gian từ năm 1958-1960, cao hơn 10m, khung sắt mái tôn với hai cầu thang lên xuống, hai cánh gà hai bên, diện tích mặt bằng 350m2 ở phía Đông sân vận động, quay mặt ra quốc lộ 1A (nay là tỉnh lộ 295B). Nơi đây từng được chọn để tổ chức nhiều sự kiện lớn của tỉnh như: Kỷ niệm 110 năm thành lập tỉnh Bắc Giang (1895-2005); nhiều kỳ đại hội thể dục thể thao tỉnh Hà Bắc, Bắc Giang; giải thể thao quy mô cấp tỉnh, toàn quốc… Trải qua thời gian, công trình xuống cấp. Năm 2008, ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ Bắc Giang đã tu bổ, tôn tạo di tích quy mô nhỏ với kinh phí 800 triệu đồng, tổng diện tích toàn bộ khu vực khán đài khoảng 1,4 nghìn m2. Tuy nhiên đến nay, một số hạng mục của khu di tích xuống cấp và là nơi phục vụ luyện tập môn võ thuật của Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao THÀNH PHỐ Bắc Giang. Qua đánh giá của chính quyền, ngành chức năng, thời gian qua, công tác quản lý và phát huy giá trị khu di tích khán đài còn hạn chế; chưa có sự quan tâm đầu tư tu bổ, tôn tạo với quy mô lớn, đồng bộ và xứng tầm. Việc cắm mốc, khoanh vùng bảo vệ đất đai, dựng bia ghi dấu sự kiện lịch sử chưa được thực hiện. Tư liệu, hiện vật chủ yếu về khu di tích là hình ảnh Bác Hồ về thăm và nói chuyện với nhân dân Bắc Giang hiện trưng bày tại Bảo tàng tỉnh. Được biết, hiện nay trên cả nước còn rất ít công trình gắn với những lần về thăm, làm việc của Người ở các tỉnh được giữ gìn nguyên vẹn như công trình khán đài B sân vận động Bắc Giang, nơi đã in sâu vào tâm trí nhiều thế hệ cán bộ, nhân dân các dân tộc Bắc Giang. NGUỒN CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH BẮC GIANG

Bắc Giang 96 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia Mở cửa

Từ Vũ thôn Bùi Bến

Từ Vũ nằm trên xứ đồng Bãi Mô (xưa) thuộc thôn Bùi Bến, xã Yên Lư, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang được nhân dân địa phương xây dựng để ghi nhớ công ơn của vị tướng công họ Nguyễn tước Ngạn Trung Hầu có nhiều công trạng dưới vương triều nhà Lê thế kỷ XVIII. Quần thể khu di tích chia ba phần: Phần thứ nhất là cảnh quan ngoại thất gồm hồ nước, sân hội…có liên hệ chặt chẽ với nội thất và được ngăn cách bởi 4 bức tường vây bảo vệ phần nội thất. Phần thứ hai là cụm kiến trúc ngoài trời bao gồm các tổ hợp kiến trúc và các di vật được bài trí như sau: Cổng Từ Vũ kiểu cuốn vòm, tường xây đá ong. Qua cổng Từ Vũ theo đường thần đạo có một tấm bia hình trụ được khắc dựng vào niên hiệu Cảnh Hưng năm thứ 31 (1770). Bia có dáng độc đáo, mái nón cao 1,42m, chu vi 2,12m, giống như một “đại hồng chung”, thân được chia thành 4 ô, khắc kín chữ Hán - Nôm. Tấm bia độc đáo này được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm bởi kiểu dáng lạ và nội dung ghi công đức của một vị quan. Hai bên tả hữu tấm bia trụ là tượng võ sĩ bằng đá đứng hầu, tượng được tạc dáng đứng nghiêm cẩn, đầu đội mũ trụ, áo giáp, tay cầm binh khí đứng đối diện mỗi bên 2 vị. Phía sau hai hàng võ sĩ có hai tấm bia hậu bằng đá gan gà niên đại thời Nguyễn (thế kỷ XIX), ghi tên người công đức ruộng, tiền để tu sửa, xây dựng từ vũ ở địa phương. Khối kiến trúc thờ tự gồm tòa tiền tế ba gian nối liền với hậu đường bằng dải ống muống. Tòa tiền tế mới được tu sửa lại xây gạch kiểu bình đầu bít đốc, nền lát gạch vuông, to, dày. Chính giữa đường thần đạo bài trí một hương án đá. Hai bên đối diện đặt hai bàn đá giống nhau dùng để đặt đồ cúng lễ. Trước bàn đá đặt hai lư hương đá lớn và hai mâm bồng bằng chất liệu đá xanh hình bầu dục. Hậu đường còn tương đối nguyên vẹn dáng vẻ kiến trúc ban đầu: Tường xây đá ong, cuốn mái vòm bên trong, mái ngoài lợp bằng gạch dày 60cm. “Nhân dân chúng tôi rất lấy làm từ hào, bởi đây là vùng đất địa linh nhân kiệt với quần thể di tích văn hóa đặc sắc, thế hệ chúng tôi luôn luôn giữ gìn tôn vinh, tuyên truyền giáo dục cho các thế hệ con cháu với những công lao to lớn của vị tướng công họ Nguyễn trong chống giặc ngoại xâm để giữ gìn bờ cõi non sông của dân tộc” - ông Lĩnh chia sẻ. Nền hậu đường lát gạch vuông, chính giữa đặt tấm bia đá xanh lớn bốn mặt khắc kín chữ Hán - Nôm. Đây là tấm bia đẹp có giá trị lịch sử và mỹ thuật, đầu bia dáng long đình, chạm nổi họa tiết hình hổ phù, lá đề cách điệu. Diềm bia chạm khắc nổi các dải hoa văn đề tài hoa dây cách điệu. Nét chạm khắc, tinh tế mang giá trị điển hình của nghệ thuật chạm khắc đá thời Lê thế kỷ XVIII.

Bắc Giang 100 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia Mở cửa

Địa điểm lưu niệm Bác Hồ

(BGĐT) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) vừa xếp hạng di tích lịch sử Địa điểm lưu niệm Bác Hồ về thăm thôn Cẩm Xuyên, xã Xuân Cẩm, huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) là di tích quốc gia. Tháng 2 năm 1955, Đoàn ủy Cải cách ruộng đất của 3 tỉnh Bắc Giang-Bắc Ninh-Thái Nguyên tổ chức hội nghị tổng kết cải cách ruộng đất đợt II tại thôn Cẩm Xuyên. Hơn 2 nghìn cán bộ cải cách đã về đây tham gia tập huấn, nhiều cán bộ cao cấp của Đảng về dự. Thật vinh dự cho xã Xuân Cẩm và huyện Hiệp Hòa, ngày 8/2/1955, Chủ tịch Hồ Chí Minh về dự hội nghị, thăm hỏi, động viên nhân dân địa phương. Đây là mốc lịch sử, đánh dấu sự chuyển biến lớn lao của cách mạng Việt Nam: Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân, thực hiện người cày có ruộng và những mục tiêu lớn nhất mà cuộc cách mạng đề ra. Năm 2001, di tích lưu niệm Bác Hồ về thăm thôn Cẩm Xuyên được xếp hạng di tích lịch sử, văn hóa cấp tỉnh. Năm 2019, huyện Hiệp Hòa đã dành hơn 3 tỷ đồng xây dựng, cải tạo khu di tích, như: Khu tiếp đón, sân, cổng, đường vào, hệ thống đèn chiếu sáng, thoát nước... Di tích được xếp hạng góp phần tạo điểm nhấn trong hành trình về nguồn, giáo dục truyền thống lịch sử cho thế hệ trẻ huyện Hiệp Hòa nói riêng, tỉnh Bắc Giang nói chung đồng thời gắn với phát triển du lịch. NGUỒN Báo Bắc Giang

Bắc Giang 94 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia Mở cửa

Đình chùa thôn Am

Đình Am, nằm ở giữa thôn Am, xã Xuân Hương - huyện Lạng Giang - tỉnh Bắc Giang, tọa lạc trên khuôn viên có diện tích 1.460m2. Căn cứ vào các bài vị còn lưu giữ được tại Đình cho thấy đình Am là công trình tín ngưỡng của nhân dân địa phương được dựng lên để tôn thờ Ngọc Khanh Công chúa (công chúa Thiều Dương-con gái thứ 8 của vua Lê Thánh Tông) đã có nhiều công lao với dân tộc. Đình được xây dựng với quy mô to lớn, bề thế mang đặc trưng của ngôi đình cổ xứ Bắc gồm: 3 gian 2 chái tòa đại đình và 1 gian 2 chái tòa hậu cung tạo cho bình đồ kiến trúc hình chữ Nhị. Trên các cấu kiện kiến trúc gỗ được chạm khắc với nhiều đề tài phong phú: Trên các đầu dư, nghé kẻ ở tòa đại đình được chạm rồng với các đảo mắt, râu có hình lưỡi mác tù; hệ thống kẻ hiên được chạm nổi đề tài tứ linh (Long, ly, quy, phượng), đặc biệt xen lẫn tứ linh là hình con cua, con cá, con nai, con ốc, mâm lửa mang đặc trưng phong cách nghệ thuật chạm khắc thời Lê Trung Hưng thế kỷ XVIII; trên 4 tai cột cái 4 góc tòa đại đình được gắn 4 bức tượng chạm khắc khá độc đáo: Tiên cưỡi cá chép, hình rùa trong đầm sen, hình mục đồng thổi sáo ngồi trên lưng chim phượng, vị quan che lọng ngồi trên lưng con lân...nét chạm khắc mềm mại, tinh tế mang phong cách thời Lê Trung Hưng (thế kỷ XVIII). Các nét chạm khắc trên bức cửa Võng tòa đại đình và hậu cung với hình tượng rồng hổ, mặt hổ phù...được chạm nổi thành những khối to, mập ở nhiều tư thế, dáng vẻ phong phú sinh động mang nét đặc trưng nghệ thuật chạm khắc thời Nguyễn thế kỷ XIX. Trong đình hiện còn lưu giữ được nhiều hiện vật được chạm khắc tinh xảo, sơn thếp lộng lẫy có giá trị lịch sử và giá trị nghệ thuật cao như: Ngai thờ, bài vị, cửa võng, kiểu song hành, bát hương gốm…có niên đại thế kỷ XVIII-XIX. Qua nguồn di sản Hán Nôm hiện lưu giữ trong đình và các tư liệu cổ tại địa phương, đặc biệt dòng chữ Hán trên câu đầu tòa đại đình: "Cảnh Thịnh bát niên, tuế thứ Canh Thân, thất nguyệt, sơ bát nhật, Ngọ thời thụ trụ thượng lương đại cát" (Giờ Ngọ, ngày mùng 8, tháng 7 năm Canh Thân, niên hiệu vua Cảnh Thịnh thứ 8 (1800) dựng thượng lương) tức là đình Am được tu bổ, tôn tạo vào năm 1800 (Cảnh Thịnh thứ 8), cuối thời Tây Sơn - đầu thời Nguyễn. Đình Am đã được Bộ Văn hoá xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia năm 2014. NGUỒN Khám phá di sản thiên nhiên & văn hoá Việt Nam

Bắc Giang 122 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia Mở cửa

Đình Mỹ Lộc

Đình Mỹ Lộc thuộc địa bàn thôn Ngoài – Xã Mỹ Hà - Huyện Lạng Giang - Tỉnh Bắc Giang. Được xây dựng vào đầu thế kỷ thứ XIX. Đình toạ trên một khu đất đẹp, rộng, thoáng nằm kề bên làng Mỹ Lộc cạnh dòng sông Thương hiền hoà, thơ mộng. Đình gồm 5 gian, 2 trái, quay hướng Đông Nam. Đình có quy mô lớn, bề thế, có kiến trúc cổ mang đậm phong cách kiến trúc cổ Việt Nam. Đình Mỹ Lộc thờ hai đức Thành Hoàng là Cao Sơn và Quý Minh. Đây là hai vị tướng có công lao rất lớn với dân, với nước thời vua Hùng. Sử cũ ghi: Dưới thời vua Hùng Duệ vương, Cao Sơn và Quý Minh là hai vị tướng tài được phong là tả, hữu tướng quân đã phò tá nhà vua, giúp vua dẹp tan giặc Thục. Khi giặc Thục đã bình xong, hai ông xin nhà vua được trở về nơi đóng quân lập đồn luỹ khi trước (Tức địa bàn Làng Mỹ Lộc ngày nay). Từ khi hai ông đóng quân ở đây, dân thôn được yên nghiệp làm ăn, ngày càng hưng thịnh, nhân dân trên mảnh đất này xin: Trước làm nơi đồn trú, sau xin cho lập đền thờ để tưởng nhớ công lao của hai ông. Khi hai ông mất, nhà vua đã ra lệnh cho nhân dân trong thôn lập đền thờ cúng và tổ chức tế lễ đồng thời sắc phong cho hai ông. Phong cho đức Cao Sơn là: Thông Minh đại vương, tặng phong tế thế hộ quốc an dân phù vận dương vũ dực thánh bao cảnh hiển hựu, tôn thần nguyên tặng hiệu linh đôn tĩnh hùng lược trác vĩ dực báo trung hưng thượng đẳng thần . Phong cho Quý Minh là: Hiển ứng đại vương, tặng phong phụ kí uy dũng hộ quốc an dân, phủ kiến chiêu cảm trật ưu, tôn thần tặng thánh lãng cao diệu địch cát, cát tĩnh dực bảo trung hưng thượng đẳng thần. Chuẩn cho dân trong vùng kinh Bắc phụng thờ các ngài mãi mãi về sau. Từ đó về sau, nhân dân trong làng thờ phụng hai ông với một lòng thành kính sâu sắc và lòng biết ơn vô hạn. Cho đến ngày nay, con cháu đời sau của làng Mỹ Lộc vẫn luôn luôn khắc cốt, ghi tâm công ơn của hai đức Thành Hoàng. Hàng năm cứ mỗi độ tết đến xuân về, người dân trong làng lại nô nức chuẩn bị tổ chức lễ hội đình làng Mỹ Lộc. Lễ hội được tổ chức vào ngày 14 và 15 tháng giêng âm lịch với nhiều nghi lễ tôn nghiêm thể hiện sự thành kính, biết ơn đối với hai đức Thành Hoàng. Theo quan niệm dân gian thì lễ hội chính là dịp để người dân trong làng báo cáo lại kết quả lao động của năm cũ, cảm tạ công ơn, sự che chở của hai vị Thành Hoàng làng trong năm qua và cầu mong một năm mới bình an, may mắn cho cả gia đình. Với ý nghĩa như vậy, lễ hội đình làng Mỹ Lộc không chỉ thu hút sự quan tâm của các thành viên trong làng mà còn cả du khách thập phương. Ngoài những giá trị mang ý nghĩa lịch sử, nhân văn sâu sắc nói trên, đình Mỹ Lộc còn được biết đến như một công trình kiến trúc cổ đầy tính nghệ thuật. Trong đình, từ mái đình đến cột đình đều có những hoạ tiết được trạm trổ, điêu khắc rất tinh xảo. Theo nghiên cứu đây là những họa tiết điêu khắc có từ thời nhà Lê. Trải qua biết bao thăng trầm, biến cố lịch sử, đình Mỹ Lộc đã có những thay đổi do sự tàn phá của chiến tranh nhưng sau đó đã được nhân dân trong làng và du khách thập phương công đức, trùng tu, tôn tạo, đến nay đình Mỹ Lộc vẫn giữ được dáng vẻ ban đầu, giữ được sự cổ kính tôn nghiêm và những giá trị nghệ thuật kiến trúc lâu đời. Trong đình hiện nay còn lưu giữ rất nhiều di vật, vật cổ và đặc biệt còn giữ được 15 đạo sắc phong từ thời nhà Lê và thời nhà Nguyễn cho đức thánh Cao Sơn, Quý Minh. Đình làng Mỹ Lộc được xem là bảo tàng lịch sử, văn hoá địa phương. Năm 1995, đình Mỹ Lộc đã được Bộ Văn Hoá thông tin công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia. NGUỒN Khám phá di sản thiên nhiên & văn hoá Việt Nam

Bắc Giang 100 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia Mở cửa

Đền Thờ Đặng Thế Công

Năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, cuộc nội chiến giữa các thế lực vua Lê - Chúa Trịnh với nhà Mạc kéo dài khiến đời sống nhân dân khổ cực. Khi quân sĩ, tượng binh nhà Lê truy kích nhà Mạc qua địa bàn Kép- Cần Trạm gặp núi non hiểm trở khó bề tiến quân, nhiều lần bị Nhà Mạc phản công lại làm cho quân tướng Nhà Lê hao mòn đáng kể. Lúc khó khăn suy yếu Nhà Lê ra sắc dụ tuyển mộ dân binh “phù Lê diệt Mạc”, nhờ am hiểu địa hình lại sẵn lòng dũng cảm, mưu trí hai Anh em Đặng Thế Công, Đặng Thế Lộc hưởng ứng ra đầu quân và lập nhiều công lớn giúp Nhà Lê đánh bại Nhà Mạc. Năm Bính Ngọ 1566 triều đình khao binh, thưởng tướng, đãi ngộ người có công, do công lao to lớn phù Lê diệt Mạc, vua Lê đã phong chức cho 2 ông Đặng Thế Công- sắc phong: “Dương vũ uy dũng công thần, Thái bảo trà quận Công, mang quốc tính là Trịnh Văn An”; Đặng Thế Lộc- Sắc phong “Dương vũ uy dũng công thần tả đô đốc, thị phủ sự nhai quận công, mang quốc tính là Trịnh Văn Lộc”. Đặc biệt, Đặng Thế Lộc không những lập công lớn đánh đuổi nhà Mạc mà còn biết chiêu tập yên dân, đã đem lại niềm vinh hạnh cho dòng họ, nhờ đó mà con cháu sau này nêu gương và đều được trọng dụng trong các triều vua Lê. Triều Đình Cũng phong cho cha đẻ của 2 ông là Cụ Đặng Chân Tính- sắc phong “ Tham đốc thần vũ, tứ vệ quân vụ sự, Đẳng trung hầu”, cụ Đặng Chân Tính mất ngày 14 tháng Giêng năm năm 1547, mộ cụ thiên táng tại rừng Nỉ (thuộc tổ dân phố Tân ngày nay). Ghi nhớ công lao của 2 ông Đặng Thế Công và Đặng Thế Lộc, nhân dân địa phương đã xây dựng ngôi đền thờ tưởng niệm các ông trên quê hương mình. Ngôi đền được xây dựng từ thế kỷ XVI gồm 7 gian lợp ngói, hai bên tả hữu có nhị ban, có tiền sảnh, hậu sảnh, nhà kho để quân lương, xưởng rèn vũ khí. Những năm 80 của thế kỷ XIX, giặc Cờ Đen tràn sang đốt phá làng mạc và tàn phá ngôi đền; Năm 1931 nhân dân địa phương phục dựng lại ngôi đền trên khu đất đã an táng cụ tổ Đặng Chân Tính ở đồi rừng Nỉ. Đền thờ hiện nay có bình đồ kiến trúc kiểu chữ nhất gồm 5 gian xây bít đốc, lợp ngói, Gian giữa đặt trang nghiêm hương án và hai bài vị đá khắc chữ Hán chìm, trên hương án đặt tượng thờ cụ Đặng Chân Tính và hai con trai là Đặng Thế Công và Đặng Thế Lộc. Đền thờ Đặng Thế Công lưu giữ nhiều di sản có giá trị lịch sử như sắc phong niên hiệu Long Đức 2 (1630), Chính Hòa thứ 4 (1683), hai bài vị đá, bát hương sứ thời Lê (thế kỷ XVIII), tượng thờ, hương án… Ngôi đền là trung tâm sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng, nơi thờ phụng tưởng niệm võ quan Đặng Thế Công, Đặng Thế Lộc có nhiều công lao với dân với nước. Hằng năm vào ngày 14 tháng Giêng, nhân dân địa phương chức Lễ hội để tưởng nhớ, tri ân tổ tiên, những người có công với dân với nước. Từ bao đời nay, đền thờ Đặng Thế Công đã là trung tâm sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng của cộng đồng dân cư trong vùng. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thị trấn Kép luôn trân trọng, tự hào và tạo mọi điều kiện để Lễ hội diễn ra trang trọng, vui tươi, an toàn, tiết kiệm, thực sự trở thành nơi sinh hoạt văn hóa giàu bản sắc văn hóa dân tộc, là chốn đi về của đông đảo nhân dân và bạn bè mọi miền tổ quốc”. NGUỒN TẠP CHÍ ĐIỆN TỬ DOANH NGHIỆP VÀ THƯƠNG HIỆU

Bắc Giang 102 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia Mở cửa

Mộ Phạm Văn Liêu

Người được liệt danh thứ 89 trong cuốn sổ vàng ấy là Lê Liêu (tức Phạm Văn Liêu, có tài liệu ghi là Phạm Đình Liêu), một danh tướng từ nhỏ đã theo cha tham gia nghĩa quân Lam Sơn, từng tham gia nhiều trận đánh ác liệt trên các chiến trường ở vùng núi rừng Thanh Hóa, Nghệ An, Tốt Động, Trúc Động…và đặc biệt có công đầu trong cuộc chiến công thành Xương Giang và tiêu diệt đại viện binh nhà Minh trên chiến trường Xương Giang lịch sử. Phạm Văn Liêu là con Phạm Văn Thánh, từng được tặng hàm Đô đốc đồng tri. Nguyên quán ở thôn Nguyên Xá, hương Lam Sơn, huyện Thụy Nguyên, xứ Thanh Hóa. Ông theo Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn gây dựng phong trào kháng chiến chống quân Minh từ những ngày đầu ở hội thề Lũng Nhai. Trong cuộc kháng chiến gian khổ chống giặc Minh xâm lược, ông từng lập nhiều công lớn trên chiến trường Nghệ An, Thanh Hóa. Trong đại chiến tiêu diệt viện binh nhà Minh trên chiến trường Xương Giang, Phạm Văn Liêu là vị tướng chỉ huy một đạo quân mật phục ven bờ sông Thương (vùng Xuân Hương, Mỹ Thái, huyện Lạng Giang ngày nay) rồi đồng loạt tổng công kích tiêu diệt và bắt sống hơn 7 vạn viện binh nhà Minh vào cuối năm 1427. Tiêu diệt xong viện binh xâm lược, Phạm Văn Liêu ông được Lê Lợi cử ở lại Kinh Bắc trấn giữ miền phên dậu phía bắc thành Đông Đô. Năm 1428, cuộc kháng chiến chống giặc Minh kết thúc, ông được phong chức Ngân thanh vinh lộc đại phu, Tà xa kỵ đại tướng quân tước Khang Vũ hầu, sau thăng tước Khang Quốc cụng. Do công lao trong cuộc kháng chiến chống Minh, khi xét phong thưởng ông được dự vào hàng “khai quốc công thần” (bề tôi có công mở nước), được mang quốc tính (Lê Văn Liêu) và được phong nhiều thực ấp ở xứ Kinh Bắc và sinh cư lạc nghiệp tại xóm Chùa, xã Xuân Hương, huyện Lạng Giang ngày nay. Năm Bính Tý (1456) Phạm Văn Liêu mất tại Kinh Bắc. Mộ phần đặt tại Rừng Cấm, thôn Chùa, xã Xuân Mãn, huyện Bảo Lộc, phủ Lạng Giang (Nay là thôn Chùa, xã Xuân Hương, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang). 3. Phạm Văn Liêu có hai người con, một trai, một gái. Người con gái được tuyển vào cung sau được phong làm Minh Phi. Sách Đại Việt thông sử, sử gia Lê Quý Đôn chép về bà như sau : "Phạm Minh phi (vợ vua Lê Thánh Tông) Minh phi họ Phạm là cháu của quan được tặng hàm Đô Đốc đồng tri tên là Thánh và là con của quan được tặng Đô Đốc đồng tri Tri Khang Vũ bá Phạm Văn Liêu. Bà được tuyển vào cung ngày Mậu Ngọ tháng 7 niên hiệu Quang Thuận thứ 2 (1461). Tháng 9 ngày Đinh Mùi được phong Tiệp dư. Ngày Nhâm Dần tháng ? niên hiệu Quang Thuận thứ 6 (1465) được thăng Tu viên. Ngày Quý Sửu tháng 6 năm Hồng Đức thứ 2 (năm 1471) thăng làm Chiêu viên. Ngày Bính Dần tháng 11 năm 1477 tiến phong là Minh phi được ở cung Thụy Đức. Năm 1497 vua Thánh Tông mất. Năm Cảnh Thống thứ nhất (1498) vì bà là cung phi triều trước nên phụng sự ở cung Thiên An không bao lâu thì bị bệnh. Ngày Giáp Ngọ tháng 9 bà mất thọ 50 tuổi được vua ban số tiền an ủi là 27 vạn và sai quan dụ tế, mang về an táng ở cánh đồng Linh Hòa thuộc huyện Lạng Giang. Người con thứ hai của Phạm Văn Liêu là Phạm Đức Hóa, được vinh phong Đặc tiến phụ quốc thượng tướng quân, Tư Đô kiểm điểm, tước Hoa Phong bá (sau được tặng Hoa Phong hầu) được kén làm Phò mã. Phạm Đức Hóa lấy con gái thứ 8 của vua Thánh Tông Thuần Hoàng đế là Thiều Dương công chúa Lê Thị Ngọc Khanh. Như vậy, Phạm Đức Hóa vốn là em vợ, sau được kén làm con rể (phò mã) của đức vua Lê Thánh Tông. Còn người cha Phạm Đình Liêu vừa là bố vợ vừa là thông gia của vị hiền vương này. Khi an cư lạc nghiệp trên phần đất được phân phong gia đình họ Phạm đã trở thành một gia đình có thế lực ở xứ Kinh Bắc. 4. Với những bổng lộc của triều đình ban thưởng và hoa lợi của 2370 mẫu ruộng được phân phong, gia đình họ Phạm, nhất là công chúa Thiều Dương Phạm Thị Ngọc Khanh đã đem ban phát, công đức cho nhiều địa phương ở xứ Kinh Bắc xây dựng mở mang các công trình phúc lợi nên được nhiều địa phương tôn thờ. Theo tờ khai của Lý trưởng địa phương từ năm 1942, thì trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có 15 ngôi đình thờ cha con Phạm Văn Liêu và công chúa Thiều Dương làm Phúc thần/ Thành hoàng. Riêng tổng Tri Lễ, huyện Bảo Lộc xưa (nay thuộc 4 xã: Dương Đức, Xuân Hương, Tri Lễ, Tân Thanh của huyện Lạng Giang) có 8 làng/xã tôn thờ và vẫn lưu giữ sắc phong, bài vị tôn thờ ba vị, đó là các xã: Chuyên Mỹ, Chí Mỹ, Đại Mãn, Xuân Mãn, Hương Mãn… Phạm Văn Liêu đã trở thành thuỷ tổ của dòng họ Phạm ở làng Chùa, xã Xuân Hương, huyện Lạng Giang. Hiện ở làng Chùa vẫn còn di tích phần mộ và nhà thờ họ, nơi tôn thờ và lưu niệm danh tướng lịch sử Phạm Văn Liêu. Di tích đã được Bộ VHTT quyết định cấp bằng xếp hạng di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia. NGUỒN CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ VĂN HÓA - THỂ THAO - DU LỊCH TỈNH BẮC GIANG

Bắc Giang 121 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia Mở cửa

Chùa Phúc Quang

Nằm cách trung tâm TP Bắc Giang 20km về phía Đông Bắc, xã Tiên Lục, huyện Lạng Giang nổi tiếng về những cụm di tích văn hóa lịch sử. Đây là ngôi chùa cổ, được thành lập từ năm 1723 dưới thời vua Lê Cảnh Hưng, hướng chính Nam, được xây dựng bởi một vị sư có quê gốc ở Tiên Lục, Lạng Giang- ngài chính là Tổ sư đang ngự trên Tam bảo. Chùa có 35 gian, thiết kế theo lối kiến trúc “nội Công ngoại Quốc”. Toàn bộ phần tiền đường, hai dãy hành lang và gác chuông nối lại thành hình chữ Quốc, phần còn lại là tòa thiêu hương nối với thượng điện thành hình chữ Công. Trong chùa, hệ thống tượng phật được sắp xếp thứ tự từ thượng điện đến hai dãy hành lang và bên dưới gác chuông lớn, tất cả có khoảng 90 pho tượng cổ quý giá. Nếu đứng giữa chùa quan sát, chiêm ngưỡng các pho tượng cổ du khách sẽ không khỏi ngạc nhiên và thán phục trước nghệ thuật tạc tượng hết sức điêu luyện, tinh xảo của các tiền nhân. Với những giá trị quý giá ấy, năm 1989, chùa Phúc Quang được Bộ Văn hóa, Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng là Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia. Tuy nhiên, người dân xã Tiên Lục vẫn không ngừng thắc mắc lý do vì sao ngôi chùa có kiến trúc đẹp, uy nghiêm, cảnh quan thanh bình như thế mà vắng chủ, trước sau đều cửa đóng then cài. Ông Nguyễn Đình Thuấn, người trông nom chùa lâu nay cho biết, có vị sư Thích Huệ Cửu, tên khai sinh là Nguyễn Thành Chung (quê ở Ninh Thuận), về ở lâu nhất cũng không quá ba năm (trụ trì từ năm 2010 đến 2013). Dù không lý giải được nhưng người dân đều tin tưởng vào sự linh thiêng của ngôi chùa. Bằng chứng là suốt những năm tháng chiến tranh, mặc dù khu vực xung quanh bị bom đạn oanh tạc đến xơ xác, riêng chùa Phúc Quang và xã Tiên Lục vẫn được bảo vệ an toàn. Họ cho rằng chính ngôi chùa hơn 300 năm tuổi đã trấn giữ vùng đất này, giúp dân an cư lạc nghiệp. Cuối năm 2014, dự án Tu bổ, tôn tạo di tích chùa Phúc Quang chính thức được khởi công, gồm có 04 hạng mục chính. Sáng ngày 29/7/2016, đã bàn giao 02 hạng mục hoàn thiện theo kế hoạch, bao gồm Chùa chính (Tam bảo, Gác chuông, hai dãy Hành lang), diện tích 884,5 m2 và Nhà Thảo xá, diện tích 278,3 m2. Tổng giá trị quyết toán từ nguồn kinh phí mục tiêu quốc gia và ngân sách địa phương, ước thực hiện khoảng 23,5 tỷ đồng. NGUỒN BAN TUYÊN GIÁO TỈNH ỦY BẮC GIANG

Bắc Giang 119 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia Mở cửa

Đình Sàn

Đình Sàn thờ thánh Cao Sơn - Quý Minh và Minh Giang Đô thống, đều là những vị tướng của Vua Hùng, đã có công đánh giặc giữ nước, trừ tai diệt họa và đã được các triều đại phong kiến Lê - Nguyễn ban sắc phong thần. Hiện nay, trong hai hòm sắc của đình Sàn còn lưu giữ được nhiều đạo sắc phong với các niên hiệu như: Tự Đức lục niên; Tự Đức thập niên; Tự Đức tam thập Tam niên; Khải Định cửu niên; Duy Tân tam niên… Qua cổng đình, bên phải là chùa Sàn, đi thẳng vào là Tòa Đại đình 3 gian 2 dĩ, 2 chái bề thế, uy nghiêm với 4 đầu đao cong vút. Bờ nóc đắp "Lưỡng, long chầu nguyệt", hai đầu có Kìm, bờ dải đắp nổi nghê chầu, phượng múa, sinh động vô cùng. Tất cả bờ nóc, bờ dải đều gắn hoa chanh, chạy suốt, tôn thêm vẻ đẹp uy nghiêm, to lớn, vượt trội hẳn lên, nhưng vẫn nhẹ nhàng, thanh thoát bởi sự kết hợp hài hòa đến tinh xảo các đường ngang, nét thẳng với các đường cong vút lên mềm mại, sinh động. Đình Sàn làm kiểu chữ Công (I) gồm ba gian dải muống nối liền với ba gian hậu cung và ba gian hậu cung cũng có đao chầu kẻ góc rất đẹp, khiến cho toàn bộ ngôi đình đồ sộ này vượt trội hơn hẳn các ngôi đình khác ở Lục Nam. Với kiểu kết cấu: Thượng con chồng, giá chiêng, hạ con chồng- cốn, kẻ trường chắc khỏe, đẹp. Đặc biệt, đây là đình thời Lê còn khá nguyên vẹn, nhưng khung cột cái cao vượt hẳn lên và cột quân thấp hẳn xuống tạo cho lòng đình cao rộng mà rất thoáng đạt. Với kết cấu "Tứ hàng chân" này của hệ thống khung cột đã tạo cho mái đình có độ dốc nước lớn, mái xoải rộng làm cho ngôi đình vừa bền, chắc, vững vàng, đồ sộ, bên trong lại cao thoáng và rộng rãi mà vẫn nhẹ nhàng, thanh thoát. Bức cửa võng "cửu trùng" lại là biểu trưng xuất sắc nhất của nghệ thuật chạm khắc, sơn son thếp vàng thời Nguyễn. Với 4 chữ lồng "Thánh cung vạn tuế". Trên gian giữa và suốt mái trước cửa đình đều là thiết trần, lòng giếng sơn son chạm nổi "Tứ linh", "Tứ quý", "Long Mã", "Lạc thư" và hoa văn kỷ hà kéo suốt qua dải muống vào đến hậu cung. Khám thờ trong hậu cung sáng lòa, rực rỡ bởi 2 long đình sơn son thếp vàng, 2 ngai thờ, trong có hai pho tượng thần lộng lẫy, bài vị sơn thếp thời Lê cùng kiệu bát cống và rất nhiều đồ thờ khác… Năm 1994, đình Sàn được Nhà nước công nhận là Di tích Lịch sử-Văn hoá kiến Trúc nghệ thuật cấp quốc gia. NGUỒN SỞ SỞ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH BẮC GIANG TRUNG TÂM THÔNG TIN - XÚC TIẾN DU LỊCH

Bắc Giang 129 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia Mở cửa

Chùa Bảo An

Chùa Bảo An (Minh Kính tự), thuộc xã Cương Sơn, huyện Lục Nam (Bắc Giang). Do nằm trong hệ thống di tích Tây Yên Tử, có vị trí gần bến sông Lục Nam, kề bên trục đường 293 nên chùa là điểm dừng chân lý tưởng cho du khách trong hành trình du lịch về miền đất Phật Yên Tử. Chùa Bảo An được xây dựng từ thời Lê, năm 1710 đã được tu sửa. Trải qua hơn ba trăm năm, công trình đã qua nhiều lần sửa chữa, tôn tạo. Và hiện nay cơ bản mang nét kiến trúc thời Nguyễn thế kỷ XIX, một số pho tượng Phật, đồ thờ mang phong cách thời Lê thế kỷ XVIII. Là một trong những ngôi chùa cổ thuộc thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, chùa Bảo An thờ Tam Tổ Trúc Lâm: Trần Nhân Tông, Pháp Loa và Huyền Quang Sử sách chép rằng, sau khi rời bỏ ngai vàng, vua Trần Nhân Tông lập ra thiền phái Trúc Lâm. Khi đó, Trần Nhân Tông đã chủ trương chuyển đạo Phật về gần dân, với quan niệm “Phật tức Tâm - Tâm tức Phật”. Ngoài những mùa kết hạ, vua Trần Nhân Tông còn về nhiều nơi để truyền đạo và đi vân du hoàng đạo. Cùng với việc khẳng định vị trí vai trò của Thiền phái Trúc Lâm, thời Trần và các giai đoạn sau này trên các đỉnh núi cao thuộc địa phận Bắc Giang đã xuất hiện nhiều ngôi chùa cổ như: Am Vãi, Bình Long, Hồ Bấc, Mã Yên… Chùa Bảo An tuy xuất hiện muộn hơn (thời Lê) nhưng lại là sự tiếp nối liên tục cho sự hưng thịnh và phát triển của Thiền phái Trúc Lâm ở Bắc Giang. Là chùa cổ có cảnh đẹp, phía trước chùa, hai ngọn tháp gạch cổ, nơi yên nghỉ của sư tổ được tán lá của hai cây đại cổ thụ tỏa bóng mát. Vườn chùa phủ màu xanh của lá, mùi hương hoa cỏ toả ngát bốn mùa. Nhiều cây cổ thụ trong khuôn viên chùa là minh chứng cho sự tồn tại và phát triển lâu đời của ngôi cổ tự này. Chùa Bảo An hiện có các hạng mục công trình: Tòa Tam bảo, nhà Tổ, nhà Mẫu, nhà khách và 2 ngọn tháp gạch cổ, tất cả tọa lạc trên khuôn viên rộng 10.700m2, quanh chùa được bao bọc bởi tường đá rêu phong cổ kính. Toà Tiền đường và Phật điện có kết cấu liên hoàn theo kiểu chữ đinh. Tiền đường 5 gian xây bít đốc, kết cấu kiến trúc vì mái gỗ lim, liên kết theo kiểu thượng con chồng, hạ kẻ đón, các cấu kiện chạm khắc hình hoa lá mang phong cách thời Nguyễn thế kỷ XIX. Toà Thượng điện 3 gian, khung liên kết gỗ đã ngả màu thời gian, trong bài trí đầy đủ hệ thống tượng Phật. Nhà Tổ phía sau tòa Tam bảo, đây là nơi bài trí tượng thờ Tam Tổ Trúc Lâm. Cả ba pho tượng được tạo tác đẹp quy chuẩn, tượng Trần Nhân Tông ngồi tọa thiền trên bệ gỗ ở giữa, hai gối mở rộng, tượng được sơn thếp phấn hồng. Tượng Pháp Loa ngồi trợ thủ bên trái, tượng Huyền Quang ngồi bên phải. Ngoài hệ thống tượng Phật đẹp, kiến trúc cổ kính, chùa Bảo An còn lưu giữ được một số đồ thờ và di sản Hán- Nôm đã tồn tại hàng trăm năm như: Lư hương, chuông đồng “Minh Kính tự chung”, bia đá “Hậu Phật bi ký”, tháp cổ…. Hằng năm, hội chùa được tổ chức ngày 18, 19, 20 tháng 3 Âm lịch với nhiều nghi lễ và trò chơi dân gian mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc. Cùng với nhiều điểm di tích khác bên sườn Tây Yên Tử ở Bắc Giang, chùa Bảo An sẽ là điểm đến hấp dẫn cho du khách gần xa. NGUỒN: TRUNG TÂM THÔNG TIN, VĂN PHÒNG UBND TỈNH BẮC GIANG

Bắc Giang 111 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia Mở cửa

Đình Thân

Đình Thân là nơi thờ phụng tôn nghiêm những danh thần có công lao to lớn trong công cuộc chống giặc ngoại xâm, bảo vệ tổ quốc; thời kỳ đầu nơi đây thờ Thành Hoàng là Đức Thánh Cao Sơn và Quý Minh Đại Vương là những vị tướng tài thời Hùng Vương, biểu tượng cao đẹp về lòng yêu nước, tinh thần chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Thông qua nội dung các tư liệu còn lưu giữ ở đây, như: sự tích, sắc phong, câu đối, văn cúng tế… đã khẳng định được nơi đây thờ các vị tướng thời Hùng Duệ Vương và các công chúa của nhà Lý, xếp theo trình tự thời gian thì ở Đình Thân thờ các vị như sau: * Thời Hùng Duệ Vương có các vị: - Cao Sơn Đại Vương thượng đẳng Thần - Quý Minh Đại Vương thượng đẳng Thần - Phương Dung- Nữ Thần Âm Phù * Thời Lý có các vị: - Bình Dương Công Chúa - Thiên Thành Công Chúa - Thiên Cực Công Chúa Sang thời kỳ lịch sử cận hiện đại kể từ khi thực dân Pháp xâm lược, đình Thân đã là căn cứ của quân dân ta, nơi cơ sở hoạt động của tổ chức cách mạng và kháng chiến. Nơi đây là điểm căn cứ đi về hoạt động của các chiến sỹ cách mạng trong thời kỳ tiền khởi nghĩa và sau này là những năm tháng kháng chiến chống Nhật, Pháp. Cũng chính nơi đây tháng 3/1943 Đảng Cộng sản ở Lục Nam đã cử đồng chí Kiên về xây dựng cơ sở của đảng và giác ngộ những người con ưu tú của quê hương đi theo cách mạng đó là các ông (Ông Huyên, ông Tài, ông Tuy, ông Vượng, ông Thắng, ông Mốc, ông Mẫn, ông Cầm, ông Lưu...). Đồng thời cũng chính nơi đây ngày 25/7/1945 Đội du kích họp bàn và tổ chức nhân dân đánh đổ Nhật xây dựng ủy Ban cách mạng lâm thời. Thời kỳ chống Mỹ, Đình Thân là nơi tập trung đưa tiễn lớp lớp những người con quê hương lên đường đánh giặc cứu nước. Ngày 02/9/1969 khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời Huyện uỷ - UBND huyện Lục Nam đã lấy nơi đây là nơi tổ chức lễ truy điệu Bác rất trọng thể, trang nghiêm. Rất đông cán bộ, các tầng lớp nhân dân các dân tộc trong huyện đã về đây dự lễ truy điệu Bác. Thời kỳ sau năm 1975 giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước Đình Thân ngoài việc phục vụ văn hoá tín ngưỡng và sinh hoạt cộng đồng của làng Thân, Đình còn là nơi cấp uỷ, chính quyền thôn bàn bạc thống nhất phương thức sản xuất thâm canh tăng vụ, đặc biệt thời kỳ đổi mới Đình là nơi Ban chủ nhiệm Hợp tác xã Thanh xuân bàn đưa ra quyết sách thâm canh tăng vụ, nâng cao hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp; giai đoạn 1986-1992 hợp tác xã Thanh Xuân là lá cờ đầu trong sản xuất, kinh doanh giỏi của 04 huyện miền núi Tỉnh Hà Bắc, thành tích đó được Chủ tịch nước tặng Huân chương lao động Hạng ba năm 1991. Trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử, ngôi Đình vẫn giữ nguyên nét uy nghi cổ kính, độc đáo; Với những giá trị lịch sử văn hóa nghệ thuật nêu trên Đình Thân đã được xếp hạnh Di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia theo Quyết định số 502-QĐ/BT, ngày 28/04/1994 của Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch). Phát truyền thống dân tộc, cấp ủy chính quyền và nhân dân làng thân nay là tổ dân phố Thân Bình, Thân Phú, Thanh Tân, các công ty doanh nghiệp; các con em địa phương đang học tập và công tác trên mọi miền tổ Quốc hàng năm đã công đức, tôn tạo khu di tích ngày thêm khang trang, tố hảo. Nơi đây hàng năm cũng là nơi giáo dục truyền thống cho lớp lớp các thế hệ thanh, thiếu niên trên địa bàn. 2. Kiến trúc Đình Làng Thân còn là công trình kiến trúc văn hóa, nghệ thuật cổ thời Lê (thế kỷ XVII-XVIII) có giá trị độc đáo tiêu biểu về nghệ thuật. Hiện nay, đình có bố cục bình đồ hình chữ Đinh gồm tòa Tiền đình 03 gian 02 trái và tòa Hậu cung 2 gian. Giá trị về kiến trúc nghệ thuật chủ yếu được thể hiện ở tòa Tiền đình với quy mô kiến trúc đồ sộ, lối kẻ trường độc đáo tạo cho mái đình có độ dốc lớn, nghệ thuật chạm khắc tinh xảo trên khắp các đầu dư, đầu kẻ như chạm nổi, chạm lộng các đề tài hình lá lật, hình thú sinh động, hài hòa, các đường nét trạm trổ, đồ thờ thanh thoát tinh xảo đậm nét kiến trúc nghệ thuật thời Lê. Lịch sử xây dựng Đình Thân trên câu đầu Đình hiện còn rõ chữ khắc ghi rằng “Quý tỵ niên, nhị nguyệt, nhị thập, ngũ nhật cất nóc”. Nghĩa là Đình được khởi dựng ngày 25 tháng 02 năm Quý Tỵ (1713) dưới triều đại Lê Dụ Tông, niên hiệu Vĩnh Thịnh thứ 8. Ngôi Đình có kiến trúc cổ độc đáo, tiêu biểu về nghệ thuật đến nay đã trên 300 năm tuổi, đặc biệt những đường nét chạm khắc được thể hiện ở các đầu dư mõm kẻ là đề tài tứ linh (Long, Ly, Quy, Phượng) hình vặn xoắn, mây cuộn phong phú làm cho ngôi Đình thêm linh thiêng và đậm nét nghệ thuật. NGUỒN CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ THỊ TRẤN ĐỒI NGÔ - HUYỆN LỤC NAM

Bắc Giang 126 lượt xem

Xếp hạng : Di tích quốc gia Mở cửa

Đình – Chùa thôn Thượng Lâm

Khu di tích lịch sử- văn hóa đình, chùa Thượng Lâm, thuộc thôn Thượng Lâm, xã Thanh Lâm, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang cách thành phố Bắc Giang 20km về phía Đông Bắc. Khu di tích lịch sử văn hóa đình, chùa thôn Thượng Lâm được xây dựng từ cuối triều Lê đầu triều Nguyễn, ở đời vua Lê Hiến Tông niên hiệu Cảnh Hưng thứ 42 vào năm 1781 là nơi thờ cúng, tưởng niệm người anh hùng có công với dân, với nước. Vì rằng vào những năm 1516-1522 nghĩa quân do cha con Trần Cảo- Trần Cung lãnh đạo đã chiếm giữ một vùng rộng lớn từ phía Bắc Sông Cầu trở lên. Ngoài ý nghĩa lịch sử, khu di tích này còn có ý nghĩa về mặt kiến trúc nghệ thuật- có tác dụng giáo dục cho mọi thế hệ hôm nay và mai sau về truyền thống dựng nước và giữ nước của tổ tiên ông cha chúng ta. Khu di tích lịch sử Đình - Chùa thôn Thượng Lâm đã đón rước đạo sắc phong thần đầu tiên tôn thờ thần hoàng, đã có công giúp nước, trải qua nhiều triều đại cụm di tích đã được đón nhiều đạo sắc phong thần của các vua chúa nhà nguyễn, điều đó nói lên sự tôn kính phụng thờ, của nhân dân địa phương đối với các bậc công thần nghĩa sĩ, đã có công với nước với dân, Trong bài vị còn lưu giữ đến nay đã ghi (chính minh, an quốc, thái hoàng, đường hương, đại lễ, chi thần, vị tiền) cùng với chuông đồng, khánh đúc của long cốt tự , kiệu rồng, mũ thần, hia thần, tại đình làng vẫn còn lưu giữ đến nay đó là những di vật quý giá đã được bảo tồn qua nhiều thế kỷ đến nay vẫn dữ nguyên về lộng lẫy và trang nghiêm. Khu di tích gồm: 1) Đình: hướng nam thiết kế gồm 2 phần - Nhà tiền tế làm kết cấu bằng gỗ lim, lợp ngói mũi hài , làm theo kiểu chồng giường, có năm gian rộng 6,87 m, dài 13m. - Hậu cung đình gồm 1 gian 2 trái kết cấu kẻ trường, xà cộc, nguyên liệu làm bằng gỗ lim, ngói mũi hài tường xây gạch, dài 8,35m, rộng 6,10m. 2) Chùa Thượng Lâm (Long cốt tự) hướng nam gồm: Địa điểm cũ của chùa xưa kia là xây dựng ở trên núi Long Cốt tự, hướng phía Bắc. Đến năm 1940 chùa được rời về vị trí hiện nay. Vì lý do: để bảo vệ chùa. Địa điểm cũ hiện nay chỉ còn lại 3 tòa tháp. - Nhà tiền tế kết cấu kiểu chồng giường, dài 12,22m, rộng 7,65m. - Nhà thánh đường kết cấu kiểu giá chiêng, gỗ lim, ngói mũi hài, nền lát gạch vuông. Có chiều dài 7,5m, chiều rộng 5,91m. Trong khu di tích này hiện còn lưu giữ được nhiều tài liệu hiện vật quý hiếm ,có ý nghĩa nghiên cứu khoa học và giáo dục truyền thống trực tiếp cho nhiều thế hệ hôn nay và mai sau . Đó là các bức đại tự, câu đối, chuông, khánh, văn bia, hương án, đồ thờ cúng hệ thống tượng (gồm 21 pho tượng Phật là) hiện vật gốc thời Lê, thời Nguyễn có giá trị về mặt kinh tế cũng như mặt nghệ thuật vừa là tài liệu hiện vật phục vụ cho nghiên cứu khoa học và giáo dục truyền thống. Đó là những sưu tập đồ thờ quý hiếm thể hiện phong phú về loại hình, niên đại, chất liệu cầu thành. Khu di tích Đình – Đền – Chùa Thượng lâm là một trung tâm văn hoá tiêu biểu của xã Thanh Lâm nói riêng của tinh Bắc Giang nói chung. Nó có ý nghĩa là tư liệu rất quan trọng phản ánh sâu sắc về truyền thống yêu quê hương, đất nước và căm thù giặc sâu sắc của nhân dân ta. Đồng thời là nơi thờ phụng, tưởng niệm Trần Cảo – Trần Cung hai thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa nông dân đầu thế kỷ XVI chống lại áp bức, bóc lột, chèn ép, hà khắc của triều đình phong kiến Việt Nam thời kỳ hậu Lê. Điều đáng quý và trân trọng là những lần trùng tu, tu sửa đều do bàn tay khéo léo của những thợ mộc, thợ nề địa phương tạo lên công trình của làng của nước . Đó cũng là sự phản ánh về truyền thống nghề thủ công cổ truyền ở đây đã có từ lâu đời và ngày càng phát triển không ngừng làm đẹp cho làng cho xã Thanh Lâm thịnh vượng. 7. Hoạt động văn hóa và nghi lễ liên quan Lễ hội truyền thống của nhân dân địa phương được tổ chức vào ngày 13 tháng Giêng. Trong lễ hội, ngoài phần lễ tế thần, thành hoàng làng, còn có nhiều trò chơi dân gian truyền thống được tổ chức như: Cờ tướng, đấu vật, chọi gà, đập niêu, hát quan họ dưới thuyền…Ngoài ra các nghi lễ khác cũng được tổ chức tại di tích như ngày việc làng 11/4, ngày sự lệ (10/8), ngày tế miếu âm hồn 15/11 …Mỗi một nghi lễ lại có những quy định khác nhau. NGUỒN CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN LỤC NAM

Bắc Giang 122 lượt xem

Xếp hạng : Di tích quốc gia Mở cửa

Đình Nội

Đình Nội, xã Việt Lập, huyện Tân Yên là một trong số những ngôi đình cổ có quy mô to đẹp, nổi tiếng của vùng đất Tân Yên xưa cũng như nay. Căn cứ vào nguồn tư liệu Hán Nôm còn khắc ghi trên các cột gỗ trong đình cho biết, đình Nội được xây dựng vào đời vua Lê Hiển Tông, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 34 (năm 1775), trên một gò đất cao thoáng giữa làng Lý và làng Nội. Tuy nhiên, do đình được dân 3 giáp: Tây, Mỹ, Trong của làng Nội làm vì thế mà đình có tên là đình Nội. Ngoài ra khi đình làm xong, dân làng còn đặt tên đình là “Tiên Đình”. Hai chữ ấy được đắp nổi trên đỉnh bờ nóc đình để mọi người tới nơi chiêm ngưỡng. Muốn đến thăm di tích, du khách có thể đi theo đường từ thành phố Bắc Giang theo quốc lộ 1A (cũ), qua cầu Sông Thương, rẽ phải theo tỉnh lộ 398 tuyến Bắc Giang - Cao Thượng, qua cây số 11, rẽ tay phải theo đường cấp phối liên thôn khoảng lkm là tới đình Nội. Ngược dòng thời gian tìm về lịch sử khởi dựng của đình Nội được biết, khi đã chuẩn bị đủ nguyên vật liệu, dân làng Nội đón thợ mộc ở Bắc Ninh lên làm đình. Các hiệp thợ cùng đua nhau trổ hết tài năng của mình nên đã để lại ở đình Nội nhiều bức chạm gỗ rất đẹp. Trong đó, điển hình là bức chạm đề tài “chèo thuyền bắt cò” dựa theo điển tích: “bạng duật tương trì, ngư ông đắc lợi”, diễn cảnh con cò thì mổ con trai, con trai cặp vỏ giữ chặt mỏ cò nhân thế ông lão đánh cá chèo thuyền ra bắt cả đôi. Lại có bức chạm hai quan viên ngồi uống rượu với nhau, nhưng sau lưng mỗi vị quan này lại có hai võ sĩ cầm kiếm đứng ngay bên cạnh. Người đời gọi bức chạm này là “vừa đánh vừa đàm”. Nghệ nhân như muốn nói rằng trong bất kỳ điều gì cũng cần phải bình tĩnh, bàn bạc kỹ, như vậy mới mong thành công. Cũng lại là những nét chạm khắc thô phác, nhưng lại thế hiện rõ mọi hàm ý. Lại có bức nữa miêu tả cảnh các kỵ binh ra trận trong tư thế vô cùng khỏe khoắn, rắn chắc. Ngoài ra, trong đình còn rất nhiều những bức chạm khắc với những đường nét tinh xảo mà mỗi bức, người nghệ nhân lại phản ánh một thực tế xã hội bây giờ cùng một hàm ý sâu xa khác. Đình Nội làm nên đế tôn thờ đức Thánh Cao Sơn, Quý Minh là những thuộc tướng từ thời Hùng Vương đã có nhiều công lao trong việc đánh đuổi giặc ngoại xâm, bảo vệ sự bình yên của đất nước. Trong đình còn bảo lưu đầy đủ các đồ thờ tự quý giá như: Long ngai, bài vị, bộ kiệu rước, bộ bát bửu gỗ mang phong cách nghệ thuật thời Lê (thế kỷ XVIII). Trải qua thời gian, đình Nội cũng được trùng tu, tôn tạo lại qua các giai đoạn lịch sử. Đặc biệt là trong những năm cuối thế kỷ XIX, đình đã được vị thủ lĩnh của nghĩa quân Yên Thế - Đề Thám quan tâm, xoay chuyển hướng cho phù hợp. Câu chuyện này được các cụ cao niên kể lại rằng: Đình Nội trước quay về hướng Tây Nam, mái đao chỉ thẳng vào xóm Nội. Dân thấy “góc đao ao đình” là điều không hay khiến dân trong làng thường xuyên lục đục mất đoàn kết. Vì thế, dân làng đã xin cụ Đề Thám chuyển hướng cho khi Hoàng Hoa Thám cầm quân đánh Pháp, có quan hệ thân thiết với làng Nội. Nghĩa quân thường xuyên qua lại nơi đây họp bàn với các cụ Đốc Tuân (làng Lý); Chánh Hoạch (làng Nội), Tống Lò (Văn Miếu). Biết được chuyện đó, Đề Thám với uy tín của mình đứng ra xoay lại hướng đình cho làng Nội. Từ đó, đình xoay về hướng Đông Nam. Cũng sau lần bắn đình này, dân cho xây trước đình 2 tòa tả vu, hữu vu và cổng nghi môn bề thế. Nhìn từ xa, đình làng Nội nổi lên sừng sững giữa khung cảnh thiên nhiên đẹp của một làng quê với lũy tre xanh xanh, với những cây cổ thụ vươn mình trong mưa nắng bên sân đình, cùng hồ sen xanh ngát tỏa hương thơm mát từ ao đình khiến tình quê càng thêm nồng đượm. Ngày nay trải qua những thăng trầm của lịch sử, đình Nội cũng không còn được nguyên vẹn như ban đầu. Một số hạng mục của công trình cũ đã bị mất đi như: Tòa giải vũ, cổng nghi môn, toàn bộ hệ thống sàn gỗ của đình và nhiều câu đối, hoành phi cũng không còn. Nhưng về cơ bản, đình Nội vẫn giữ được dáng vẻ của một ngôi đình cổ. Đình hiện có bố cục mặt bằng theo lối chữ nhất gồm 1 tòa đại đình 5 gian 2 chái. Phía trước đình là 1 dãy tả vu 3 gian. Bên trong, hệ thống khung gỗ được liên kết vì theo lối chồng rường, giá chiêng. Đình hiện còn bảo lưu một số nét kiến trúc truyền thống thế hiện ở các mảng hoa văn được chạm khắc trên các cấu kiện gỗ, với nghệ thuật chạm nổi, chạm chìm, chạm kênh bong rất công phu, tỉ mỉ. Các đề tài trang trí thể hiện phong phú như: Đề tài tứ linh, tứ quý, chèo thuyền bắt cò, cò lả,... mang đặc trưng phong cách thời Lê-Nguyễn. Hệ thống đồ thờ quý trong đình còn lại như: 1 bộ kiệu rước, 2 ngai thờ, 2 bát hương thời Lê, 2 quả thờ, 1 ống thư... Những hiện vật này đều là những hiện vật gốc rất có giá trị trong việc nghiên cứu lịch sử di tích cũng như vùng đất con người nơi đây. Hằng năm, vào ngày 10, 11 tháng Giêng, dân làng Nôi lai tổ chức lễ hội lớn tại trung tâm đình Nội. Trong lễ hội dân làng có tổ chức tế lễ, rước sách long trọng; có thi cỗ, làm công xôi năm mâm đắp thành 4 chữ “thiên hạ thái bình”, có lệ hát ca trù thờ Thánh, hát tuồng, hát chèo... đón dân kết chạ ở Lăng Cao cùng đến vui hội. Đồng thời, hội có tổ chức nhiều trò chơi dân gian đặc sắc như: Chơi cướp cầu, đu, chọi gà, vật... thu hút nhiều người từ các nơi về tham dự. Vì thế, người dân làng Nội vẫn có câu ca nói rằng: “Đình Nội có hội cướp cầu Tháng Giêng mười một đâu đâu cũng về”. Với những giá trị tiêu biểu về kiến trúc nghệ thuật và lịch sử, văn hóa đồng thời là một địa điểm có mối liên hệ mật thiết với cuộc khởi nghĩa Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo (cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX), đình Nội đã vinh dự được nằm trong danh sách 23 di tích và cụm di tích lịch sử Những địa điểm khởi nghĩa Yên Thế được Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 548/QĐ-TTg ngày 10 tháng 5 năm 2012 công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt. Quyết định này khẳng định vai trò, giá trị của di tích và chính là một sự tri ân của nhà nước đối với công lao to lớn của bậc tiền nhân đã tạo dựng cho các thế hệ con cháu ngày nay được sống trong thanh bình. NGUỒN Trung tâm thông tin & xúc tiến du lịch Bắc Giang

Bắc Giang 111 lượt xem

Xếp hạng : Di tích quốc gia đặc biệt Mở cửa

Đền Hả

Đền Hả thuộc thôn kép 2B, xã Hồng Giang, huyện Lục Ngạn là một di tích quan trọng và có giá trị cao về mặt lịch sử, kiến trúc và nghệ thuật. Ngôi đền nằm giữa ngọn đồi Kỳ- Sơn từ xưa đến nay vẫn có tên gọi là đền Hả, Từ Hả. Dọc quốc lộ 31 từ ngã tư cao tốc Bắc Giang mới rẽ phải khoảng hơn 40km đến ngã ba Kép, Hồng Giang lên một đoạn rẽ phải hơn một cây là đến di tích. Đền Hả thờ Thân Cảnh Phúc ( tức Vũ Thành, Cảnh Nguyên, Cảnh Long hay Thân Đạo Nguyên) là phò mã nhà Lý lấy công chúa Thiên Thành. Ngoài ra, Đền Hả từ xưa đến giờ không phải chỉ thờ một tướng vũ thành, mà còn thờ 6 vị khác nữa đều là phò mã và công chúa nhà Lý là; thần thân tướng quốc Vũ Tỉnh; quốc mẫu Thiên Thành Vũ Thị Cảnh; Thuỵ Nhiên công chúa lý thị Dược; Bình Dương công chúa lý thị Giám; Yến Hoa công chúa lý thị Kiên và Thánh phi Giáp Thị Tuấn. Đền Hả xã Hồng Giang là loại hình di tích lưu niệm danh nhân để tưởng nhớ không chỉ 1 danh nhân là tướng quân Vũ Thành mà còn 6 danh nhân khác thời Lý. Ngôi đền Hả nằm ở phía đông nam làng Hả Hộ, trên một khu đồi rộng, bố cục theo kiểu chữ Tam gồm ba toà nhà không lớn lắm là đền hạ, đền trung và đền thượng. Bên cạnh là ngôi chùa cùng tên. Tất cả tạo thành một thể thống nhất về kiến trúc nằm bên bờ Lục Nam chừng nửa cây số. Ba ngôi đền này nằm song song với nhau, riêng hai đền trung và đền thượng được nối với nhan bằng ống muống. Nhà làm đơn giản, kết cấu giữa các vì kèo theo lối kẻ truyền độc trụ. Đền Hạ kiến trúc gồm 3 gian 2 vỉ với 6 vì kèo và 24 cột lớn nhỏ gián cách giữa các gian không đều. Phía sau ngôi đền Hạ là ngôi đền trung gồm 3 gian 2 dĩ và cuối cùng là đền thượng cũng được xây dựng gồm 3 gian 2 dĩ. Nằm trong một tổng thể kiến trúc của ngôi đền là chùa Từ Hả. Chùa kiến trúc theo kiểu chữ đinh. Xung quanh khu vực đền là một số di tích khác gắn liền với ngôi đền và lễ hội hàng năm là ao rối, núi trống, núi chiêng, ruộng lá cờ, bãi Dược… đã làm cho di tích thêm phong phú và sống động NGUỒN CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN LỤC NGẠN TỈNH BẮC GIANG

Bắc Giang 248 lượt xem

Xếp hạng : Di tích quốc gia Mở cửa

Di tích Đền Khành Vân, thị trấn Chũ

Đền Khánh Vân nằm kề bờ sông Lục Nam, thuộc đồi Tân Dã, thôn Hà Thị nay là tổ dân phố Trần Hưng Đạo, thị trấn Chũ huyện Lục Ngạn. Từ Bắc Giang đi theo đường quốc lộ 31 qua huyện Lục Nam vào đất Lục Ngạn với khoảng cách gần 40km tới thị trấn Chũ (trung tâm huyện). Từ đây rẽ phải gần 500m là tới đền. Đền Khánh Vân là tên chữ (Hán- Việt) được khắc trên mái đền hiện nay, đây là tên chính của đền. Còn tên đền Quan Quận là tên dân gian gọi theo nhân vật được thờ ở đền. Đền thờ Vi Hùng Thắng người Lục Ngạn một tướng thời Trần có công giúp Trần Triều chống giặc Nguyên – Mông ở thế kỷ 13. Vi Hùng Thắng là con cụ Phúc Tính và bà Từ Duyên của họ Vi ở làng vải Kim Sơn, huyện Lục Ngạn. Ông được sánh cùng Yết Kiêu, Dã Tượng, Phạm Ngũ Lão và các tướng khác. Sau được vinh phong tước quận công nên dân gọi là đền Quan Quận. Đền Khánh Vân thuộc loại hình lưu niệm danh nhân để ghi công Vi Hùng Thắng người con ưu tú của Lục Ngạn đã có công giết giặc cứu nước. Đền Khánh Vân nguyên xưa không còn. Ngôi đền hiện nay mới được tu dựng lại trên nền đất cũ theo các cụ nơi đây chính là mảnh đất chôn cất ông, chính là mộ của ông. Đền được bố cục theo kiểu chữ đinh, chính giữa đền có tượng Vi Hùng Thắng ở tư thế ngồi. Ngoài ra, trong đền còn thờ các tướng cùng thời ông có công như Yết Kiêu, Dã Tượng, Phạm Ngũ Lão… Cạnh đền phía tay phải là chùa Khánh Vân và các kiến trúc khác phục vụ sinh hoạt, lễ hội, cúng bái… NGUỒN CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN LỤC NGẠN TỈNH BẮC GIANG

Bắc Giang 262 lượt xem

Xếp hạng : Di tích quốc gia Mở cửa

Chùa Khám Lạng

Trong không gian văn hóa tỉnh Bắc Giang, chùa Khám Lạng là một di tích cổ hiện lưu giữ nhiều giá trị lịch sử văn hóa và giá trị kiến trúc nghệ thuật, tiêu biểu nhất là chiếc Hương án đá hoa sen thời Lê Sơ. Chùa Khám Lạng, xã Khám Lạng, huyện Lục Nam, được xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia theo Quyết định số 53/QĐ-BVHTT ngày 2/8/1999 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch). Ngôi chùa tọa lạc ở thôn Bến nhìn ra sông Lục Nam và dãy núi Huyền Đinh hùng vĩ. Đây là ngôi chùa cổ hiện còn lưu giữ nhiều giá trị lịch sử văn hóa và giá trị kiến trúc nghệ thuật, hiện nay chùa Khám Lạng còn bảo lưu một số tài liệu, hiện vật có giá trị lịch sử, văn hoá tiêu biểu nhất là chiếc hương án đá hoa sen thời Lê sơ. Trên hương án khắc dòng chữ “Thuận Thiên ngũ niên - Nhâm Tý niên” (tức là năm Nhâm Tý, niên hiệu Thuận Thiên thứ năm (đời vua Lê Thái Tổ - 1432). Nhìn tổng thể phần mặt bệ hương án như một tòa sen lớn. Tại Bắc Giang, ngoài chùa Cao chưa tìm thấy nơi nào có hương án độc đáo như vậy. Với giá trị lịch sử văn hóa, giá trị mỹ thuật và tính độc đáo quý hiếm, hương án đá hoa sen chùa Khám Lạng đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Bảo vật Quốc gia tại Quyết định số 2382/QĐ-TTg ngày 25/12/2015. Được biết, chùa Cao là công trình kiến trúc nghệ thuật thời Trần, năm 1999 được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia. Năm 2013, Viện Khảo cổ học Việt Nam phối hợp cùng Bảo tàng tỉnh tổ chức khai quật và đã phát hiện nhiều di vật như: Ngói mũi sen đơn, ngói mũi lá, ngói bò... có niên đại từ thời Lý, Trần đến thời Lê, Nguyễn. NGUỒN : Trung tâm thông tin & xúc tiến du lịch Bắc Giang

Bắc Giang 105 lượt xem

Xếp hạng : Di tích quốc gia Mở cửa

Đình Cao Thượng

Đình Cao Thượng nằm ở phía Đông-Nam núi Yên Ngựa, làng Cao Thượng, xã Cao Thượng, huyện Tân Yên (Bắc Giang). Là một ngôi đình cổ to đẹp lộng lẫy, bề thế nhất vùng Tân Yên. Nơi đây đã in đậm dấu chân của người Anh hùng dân tộc Hoàng Hoa Thám trong cuộc khởi nghĩa Yên Thế cách đây 130 năm. Đình Cao Thượng gồm toà đại đình 5 gian 2 dĩ, hậu cung 3. Đây là một công trình kiến trúc tiêu biểu, mang đặc trưng phong cách nghệ thuật của thời Lê thế kỷ XVII. Ngôi đình có kiểu thức kiến trúc: thượng con chồng-giá chiêng, hạ con chồng cốn-kẻ với toà đại đình 5 gian 2 dĩ cao rộng, bề thế, trang nghiêm. Khoảng gian giữa rộng tới 4,50, gian cạnh rộng gần 4m, cột cái có chu vi hơn 2m, đường kính hơn 70cm, đủ thấy quy mô kiến trúc đồ sộ của ngôi đình. Chiều dài của đình tới hơn 24m, chiều rộng tới hơn 14m, diện tích đại đình rộng đúng một sào Bắc Bộ, quả là một công trình kiến trúc gỗ có quy mô lớn nhất vùng này. Với 4 mái xoải rộng, 4 đao cong vút, bờ nóc gắn hoa chanh. Riêng đầu hồi đắp mặt hổ phù, vốn là của những lần tu sửa đình vào thời Nguyễn. Riêng về kết cấu khung chịu lực, gồm 6 hàng chân cột, tổng cộng 48 cột có 8 cột cái cực kỳ lớn, hầu như không thấy ở đình nào của tỉnh Bắc Giang hiện nay. Đây là nét nổi trội nhất về mặt kiến trúc của đình Cao Thượng là nhiều cột và cột to. Cả 8 cột cái có 8 đầu dư, 8 cột này cao hơn 5m, cột quân cao 3,5m, và cột hiên cũng cao tới 2,7m. Toàn bộ nền đình lát gạch bát to 40 x 40 x 5cm, cao hơn mặt sân đình 45cm. Bó toàn gạch chỉ, 4 góc có 4 cột gạch đỡ mái xoải ra tới gần 2m. Tạo nên nét nhẹ nhàng, thanh thoát cho cả mái đình vốn đường bộ, uy nghiêm. Thông thường đình làng kiến trúc theo kiểu chữ Đinh nhưng đình Cao Thượng lại kiến trúc theo kiểu chữ Nhị với một tòa hậu cung một gian 2 dĩ, 4 mái đao cong, 4 hàng chân cột lim chắc chắn, có cửa cấm thâm nghiêm, liền kề mái trước và mái sau đình lớn. Kiểu kiến trúc gỗ độc đáo này đã tạo cho ngôi đình vừa bền vững, chắc khoẻ, đồ sộ mà bên trong lại cao thoáng và rộng rãi mà vẫn nhẹ nhàng, thanh thoát, đẹp uy. Hiện nay, trong đình còn lưu giữ được một số đạo sắc phong với các niên đại khác nhau, gia phong hai vị Cao Sơn - Quý Minh là: Thượng đẳng thần.Việc thờ phụng thánh thần được dân làng tổ chức rất trọng thể và tôn nghiêm với đầy đủ các tiết lệ: xuân thu nhị kỳ: 12 tháng giêng và 20 tháng tám (âm lịch) đều có rước sách, tế lễ tưng bừng. Từ 12 đến 14 tháng giêng, hai làng Cao Thượng và Đầu Cầu đến mở hội lớn rước thánh từ đình Chanh và đình Trên về đình Chợ (đình Cao Thượng gần chợ nên còn gọi là đình Chợ). Hai làng tổ chức lễ tế rất lớn và hát ca trù thờ thánh. Bên ngoài đình có nhiều trò vui: đánh vật, cờ bỏi, chọi gà, nhảy phỗng…Lễ hội có hát tuồng, hát chèo, dân chúng xa gần nô nức đến hội và đã trở thành hội lệ rất thiêng liêng. Trong những năm chống thực dân Pháp, Hoàng Hoa Thám thường xuyên đến dự hội đình Cao Thượng và cho nghĩa quân góp vui. Khi giặc Pháp đốt đình Trên, Đề Thám đã bỏ công quỹ và cho nghĩa quân cùng dân làm lại đình mới. Ngôi đình không chỉ có giá trị về kiến trúc mà còn mang đậm dấu ấn lịch sử khi mà nghĩa quân cụ Đề Thám, bộ đội chủ lực của ta thời chống thực dân Pháp đã từng đóng quân tại ngôi đình này. Đặc biệt trong thời gian có phong trào khởi nghĩa Yên Thế, nghĩa quân do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo đã có mối liên hệ rất mật thiết với làng Cao Thượng và đình Cao Thượng. Bởi thế, Đề Thám đã cho lập căn cứ trên núi Yên Ngựa thuộc khu vực đình Cao Thượng. Năm 1890, thực dân Pháp dò biết ở núi Yên Ngựa có quân của cụ Đề nên đã tổ chức lực lượng tấn công đánh nghĩa quân. Bị thất bại, chúng điên cuồng đốt phá đình, chùa và núi Yên Ngựa. Trong thời kỳ hòa hoãn lần thứ 2 giữa Pháp và Đề Thám (1897-1909), Đề Thám đã giúp dân tu sửa lại đình và dựng lại ngôi chùa trên nền chùa xưa. Những chứng tích lịch sử và quá khứ hào hùng của di tích đình Cao Thượng đã là niềm tự hào của cán bộ và nhân nơi đây. Ngoài những nét độc đáo về kiến trúc, chứng tích lịch sử, Đình Cao Thượng còn được biết với phiên chợ đặc biệt vào mùng 2 Tết hàng năm đó là "Phiên chợ Âm dương”. Theo người dân thôn Cao Thượng, xã Cao Thượng (Tân Yên) thì nói là đặc biệt bởi lẽ "Phiên chợ Âm dương” mỗi năm chỉ họp một lần ấn định vào ngày mùng 2 Tết. Người đi chợ đều vui vẻ, thoải mái về tinh thần, họ quan niệm rằng đó là dịp làm phúc, làm điều thiện với người đã chết và cuộc sống tâm linh của họ sẽ thanh thản hơn. Với những giá trị tiêu biểu, đặc sắc Đình Cao Thượng đã vinh dự được Chính phủ công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt năm 2012. NGUỒN : Trung tâm thông tin & xúc tiến du lịch Bắc Giang

Bắc Giang 126 lượt xem

Xếp hạng : Di tích quốc gia đặc biệt Mở cửa

Điểm di tích nổi bật