Di tích lịch sử

Việt nam

Di tích Chiến thắng Tua Hai

Di tích thuộc ấp Tua Hai, xã Đồng Khởi, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh. Tại đây, đêm 25 rạng 26/01/1960, thực hiện Nghị quyết 15 TW theo sự chỉ đạo của Xứ ủy Nam Bộ, lực lượng vũ trang cách mạng cùng với nhân dân Tây Ninh đã tiến hành trận tập kích tiêu diệt căn cứ Trung đoàn 32, Sư đoàn 21 ngụy tại Tua Hai - Trận đánh mở màn phong trào đồng khởi vũ trang toàn miền Nam đã đi vào lịch sử và trở thành một di tích lịch sử cách mạng. Chiến thắng Tua Hai, mở màn phong trào đồng khởi vũ trang đi vào lịch sử và trở thành cái mốc đánh dấu sự chuyển giai đoạn cách mạng miền Nam, mở ra phương thức đấu tranh chính trị kết hợp vũ trang, tạo nên thế chiến lược "hai chân, ba mũi, ba vùng". Sau chiến thắng Tua Hai, phong trào đồng khởi đã lan rộng các tỉnh miền Nam, chứng minh rằng nghị quyết 15 TW Đảng được phát ra đúng thời điểm và thời cơ. Trận đánh Tua Hai là kết quả của sự chuẩn bị lâu dài, sự tích tụ căm thù của bao hy sinh mất mát bởi quốc sách "Tố cộng diệt cộng và luật phát xít tháng 10 năm 1959 của Mỹ-Diệm đã gây cho đồng bào ta. Trận đánh Tua Hai đã làm rệu rã tinh thần của binh lính địch, chúng cho rằng những binh lính tiến công Tua Hai là "Bội đội chủ lực Bắc Việt”, đánh được Tua Hai thì Việt cộng có khó khăn gì mà không lấy được Thị xã và toàn tỉnh. Sau trận đồng khởi Tua Hai, phong trào nổi dậy của quần chúng, các lực lượng vũ trang nhân dân cách mạng ra đời với những trận đánh có hiệu xuất cao, tiêu diệt được nhiều địch. Trận đánh Tua Hai đêm 25 rạng 26/01/1960 ở Tây Ninh trận đánh lớn diệt trên 500 tên địch, thu 1.500 súng các loại, phát huy chiến thắng Tua Hai, nhân dân Tây Ninh đã nổi dậy đồng loạt giải phóng hai phần ba số xã trong tỉnh. Với giá trị lịch sử đó. Địa điểm chiến thắng Tua Hai được Bộ Văn Hoá Thông Tin công nhận là di tích lịch sử văn hóa ngày 23/7/1993. Nguồn: Báo Tây Ninh

Tây Ninh 1241 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia Mở cửa

Đền thờ Nàng Han

Đền thờ Nàng Han nằm ở bản Tây An thuộc xã Mường So và bản Phai Cát, xã Khổng Lào, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu. Đây là một địa điểm thờ cúng nhân vật trong truyền thuyết được Nhân dân gọi là Nàng Han (Nàng có nghĩa là con gái, Han có nghĩa là anh hùng). Tương truyền, Nàng Han xuất thân trong một gia đình người Thái nghèo ở Chiềng Sa (nay là xã Mường So, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu). Nàng đã cải trang thành nam giới, đứng lên kêu gọi thanh niên trai tráng các bản đoàn kết đánh giặc. Nàng đứng đầu cuộc khởi nghĩa của đồng bào 16 xứ Thái quật cường đánh bại giặc xâm lược phương Bắc. Sau khi dẫn đoàn quân thắng trận trở về, nàng tắm gội ở mó nước Tây An (xã Mường So) rồi bay lên trời. Từ đó, nhớ công ơn của nàng, bà con lập đền thờ và tổ chức lễ hội ngay ở mó nước nàng tắm. Nàng Han không chỉ là nhân vật được thờ phụng của người dân ở xã Mường So hay địa bàn tỉnh Lai Châu nói riêng mà Nàng Han là nhân vật thờ phụng của tất cả đồng bào dân tộc Thái Trắng trên cả khu vực Tây Bắc. Nàng Han trong tâm linh 16 xứ Thái, xứ Mường ở Tây Bắc giống như Bà Trưng, Bà Triệu đối với người Kinh. Ngày 25-12-2007, Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu công nhận Đền thờ Nàng Han là Di tích lịch sử văn hoá, kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh. Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Lai Châu

Lai Châu 1168 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp tỉnh Mở cửa

Đồn Mường Bum

Đồn Mường Bum được Thực dân Pháp thiết kế dựa trên địa thế hiểm trở, xây dựng kiên cố từ năm 1917 và có chiến lược lâu dài với một khu vực rộng nằm trên đỉnh đồi thuộc bản Bum, xã Bum Nưa (nay thuộc thị trấn Mường Tè). Với tổng diện tích 2.592m2, chiều dài là 72m, chiều rộng 36m, được chia làm ba cấp theo chiều dài xung quanh được bao bọc bởi các bức tường thành kiên cố, bốn góc quan sát quan trọng được dựng bốn lô cốt phòng thủ. Hệ thống phòng thủ được chia làm ba cụm hoả lực chính, trong đó có các lỗ châu mai, hệ thống đồn được bao bọc bởi các bức tường thành kiên cố, phía trước có cổng chính, phía sau có cổng phụ, phía giáp với suối Nậm Xỳ Lường còn một cổng dùng cho việc rút lui khi bị tấn công và tiếp tế lương thực, quân chi viện theo đường thuỷ. Khi có báo động tất cả các cánh cổng được đóng lại, hệ thống đồn được khép kín hoàn toàn và được đưa vào trạng thái sẵn sàng chiền đấu. Đồn Mường Bum không chỉ là hoạt động quân sự mà trong đồn là cả một hệ thống, một tổng thể kiến trúc gồm hệ thống phòng thủ, căn cứ, tăng gia sản xuất được tính toán và có chiến lược lâu dài. Nơi đây đã diễn ra nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của địa phương như cuộc chiến chống Phỉ (tàn quân của Thực dân Pháp và bọn tay sai phản động(tháng 12/1953 – 1954)… Đồn Mường Bum được UBND tỉnh Lai Châu xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh ngày 25/4/2011. Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Lai Châu

Lai Châu 1099 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp tỉnh Mở cửa

Di tích nơi giam cố luật sư – chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ

Di tích nơi giam cố luật sư – chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ Được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh ngày 23 tháng 8 năm 2012 . Di tích nằm trên địa phận Bản Giang – xã Mường Tè – huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu. Trước đây thực dân Pháp đã giam lỏng cố luật sư Nguyễn Hũu Thọ. Nhân dân địa phương đã dựng một ngôi nhà sàn gỗ để Nguyễn Hữu Thọ sinh sống.Vào tháng 6 năm 1950 thực dân Pháp cho máy bay chở Luật sư ra thị xã Sơn La từ Sơn La, ô tô chở Luật sư theo đường số 6 đến Lai Châu. Luật sư Nguyễn Hữu Thọ sinh ngày 10 tháng 7 năm 1910. Năm 1930 ông học Luật tại Pháp và trở về nước năm 1933. Năm 1948 ông tham gia mặt trận liên Việt, năm 1949 được kết nạp vào Đảng Cộng Sản Đông Dương. Ông hoạt động trong phong trào trí thức yêu nước, bị thực dân Pháp bắt tháng 6 năm 1950 và bị giam tại Lai Châu (ở bản Giang, Xã Mường Tè, Huyện Mường Tè, Tỉnh Lai Châu ngày nay), sau đó ông bị luân chuyển về Sơn Tây cho đến tháng 11 năm 1952. Cuối tháng 11 năm 1961 Luật sư Nguyễn Hữu Thọ về Tây Ninh. Tháng 2 năm 1962 Đại hội lần thứ nhất mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam tổ chức ông được bầu làm Chủ tịch. Tháng 6 năm 1969 chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam được thành lập ông giữ chức chủ tịch hội đồng cố vấn. Năm 1976 ông được bầu phó Chủ tịch nước Việt Nam thống nhất. Tháng 4 năm 1980 sau khi chủ tịch nước Tôn Đức Thắng qua đời, ông làm Quyền chủ tịch nước đên tháng 7 năm 1981. Năm 1981 đến năm 1987 ông là Chủ tịch Quốc hội nước Việt Nam. Ông được tặng thưởng “Huân Chương Sao Vàng” năm 1993. Ông qua đời tại thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 24 tháng 12 năm 1996. Qua đó ta có thấy được rằng luật sư – Chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ có cuộc đời, sự nghiệp của một trí thức yêu nước tài năng, là tấm gương đạo đức cao đẹp và những cống hiến trọn đời cho tổ quốc, cho dân. Ông là con người tiêu biểu của tình đoàn kết dân tộc, là một nhà lãnh đạo tài năng, một tấm gương sáng ngời về đạo đức cách mạng. Ngày 8/12/2012 UBND tỉnh Lai Châu cũng đã cắt băng khánh thành Nhà lưu niệm (nơi lưu giữ một số hình ảnh về Luật sư Nguyễn Hữu Thọ) - của Trường Tiểu học mang tên Nguyễn Hữu Thọ tại xã Mường Tè - Huyện Mường Tè. Nguồn: Du lịch Lai Châu

Lai Châu 1031 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp tỉnh Mở cửa

Động Tiên Sơn

Động Tiên Sơn (tên gọi khác là động Đán Đón, Pờ Ngài Tủng, động Đá Trắng, động Bình Lư) nằm kề quốc lộ 4D, thuộc địa phận xã Bình Lư, huyện Tam Đường. Động Tiên Sơn với các hang động nằm trong quần thể danh thắng gắn liền với truyền thuyết về 99 ngọn núi, 99 hồ nước của đồng bào dân tộc Lai Châu - đã trở thành nét đẹp riêng mà ít nơi nào có được. Truyền thuyết về động Tiên Sơn đã được dân gian lưu truyền qua nhiều thế hệ: 99 ngọn núi chính là biểu tượng của 99 chàng trai khỏe mạnh, cường tráng, còn 99 hồ nước trong xanh chính là 99 người con gái cần cù, xinh đẹp. Những ngọn núi và hồ nước nối tiếp nhau tạo nên bức tường thành ôm giữ một vùng đất đai trù phú, phì nhiêu. Cảnh đẹp và con người nơi đây trở thành nguồn cảm hứng cho ra đời những lời ca tuyệt vời “chín mươi chín ngọn núi chàng trai, chín mươi chín hồ xanh cô gái”... Động Tiên Sơn có 49 cung nối tiếp nhau chạy dài thông qua hai sườn núi, càng vào sâu bên trong, diện tích các cung càng lớn. Trong động có nhiều thạch nhũ muôn hình muôn vẻ, màu sắc huyền ảo. Dưới lòng động có dòng suối trong vắt chảy qua, luồn lách qua các cung như: Cung công danh, Lạc Long Quân, Mẫu Âu Cơ, Bà Chúa Kho, giải oan, xin con. Tiên Sơn là hang động thiên tạo đẹp nổi tiếng trong vùng còn giữ được vẻ hoang sơ. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp nơi đây còn là nơi cất giấu lương thực và là căn cứ địa của phong trào cách mạng. Năm 1996, Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận động Tiên Sơn là Di tích lịch sử văn hóa - Danh lam thắng cảnh cấp quốc Gia. Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Lai Châu

Lai Châu 1268 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia Mở cửa

Khu Di Tích Lịch Sử Bản Lướt

Di tích Bản Lướt xã Mường Kim là nơi Ban cán sự Đảng tỉnh Lai Châu ra đời thông qua Nghị quyết của Liên khu ủy 10 về thành lập Chi bộ Đảng Lai Châu. Đây chính là tiền thân của Đảng bộ tỉnh Lai Châu ngày nay. Ngày 10/10/1949, Ban Thường vụ Liên khu uỷ 10 thành lập Ban Cán sự Đảng Lai Châu gồm 3 đồng chí: Nguyễn Bá Lạc (Bí danh Trần Quốc Mạnh) - Tỉnh uỷ viên Tỉnh uỷ Yên Bái làm Trường ban, đồng chí Hoàng Đông Tùng - Đội trưởng đội xung phong Lai Châu và đồng chí Tạ Nhật Tựu (Bí danh Hoàng Hoa Thưởng) - Thường vụ Huyện uỷ huyện Lập Thạch (Vĩnh Phúc) được điều lên Lai Châu làm Uỷ viên. Tháng 11/1949, đoàn Ban Cán sự Đảng Lai Châu do đồng chí Trần Quốc Mạnh và Hoàng Hoa Thưởng phụ trách, đã đến Than Uyên và quyết định chọn Bản Lướt, xã Mường Kim (Than Uyên) làm căn cứ hoạt động để tiến vào Lai Châu. Ngày 02/12/1949, Ban Cán sự Lai Châu triệu tập hội nghị công bố quyết định của Liên Khu uỷ 10 về việc thành lập Chi bộ Lai Châu gồm 20 đồng chí, đồng chí Trần Quốc Mạnh làm Bí thư. Đây là sự kiện quan trọng trong lịch sử cách mạng Lai Châu, đánh dấu sự ra đời của chi bộ đảng đầu tiên của Đảng bộ tỉnh Lai Châu. Bản Lướt nằm trên đồi Noong Nanh thuộc bản Lướt, xã Mường Kim, huyện Than Uyên, cách thị trấn Than Uyên 4km về phía nam và cách thành phố Lai Châu 100km về hướng đông nam theo quốc lộ 4D và quốc lộ 32. Khu di tích được đầu tư xây dựng bia tưởng niệm và vòng quanh khuôn viên của bản. Tháng 10 năm 2003 huyện Than Uyên vinh dự được nhà nước trao tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Di tích Bản Lướt được tỉnh công nhận năm 2009 là di tích lịch sử cách mạng. Nguồn: Tỉnh đoàn Lai Châu

Lai Châu 1165 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp tỉnh Mở cửa

Hang kháng chiến Nà Củng

“ Hang Nà Củng” nằm ở bản Nà Củng thuộc xã Mường So - huyện Phong Thổ - tỉnh Lai Châu. Trước khi chia tách tỉnh năm 2004 thì Hang Nà Củng thuộc Bản Nà Củng - xã Mường So - huyện Tam Đường - Tỉnh Lai Châu (cũ). Di tích nằm trên đỉnh của một ngọn núi thấp, phía dưới là cánh đồng Tùng So sải cánh cò bay và con suối Nậm So trước cửa hang để rồi đổ ra dòng Nậm Na. Đứng trước cửa hang có thể nhìn thấy dòng suối nước chảy mềm mại như một chiếc khăn tay màu trắng của một thiếu nữ thiết tha trong gió. Hoà quyện vào đó là cánh đồng Tùng So với muôn vàn ô thửa, hứa hẹn những mùa bội thu, đời sống nhân dân trên địa bàn ấm no, hạnh phúc. Điểm xuất phát từ Thị xã Lai Châu chúng ta dọc theo đường quốc lộ 4D với con đường đã được dải nhựa bằng phẳng, uốn lượn theo các vòng cua của sườn núi hùng vĩ, trên đường đi du khách đã thưởng ngoạn trước cảnh đẹp thiên nhiên kỳ thú của núi rừng mang đậm tính đặc thù trên vùng đất Tây Bắc. Với độ dài 23km chúng ta sẽ tới được ngã ba Phong Thổ có độ dài 7km, còn một chặng đường đi vào thị tứ Mường So (từ ngã ba này vào trung tâm xã khoảng 3 km đường trải nhựa bằng phẳng). Khi qua UBND xã Mường So chúng ta tới khu chợ trung tâm, tại đây không khí thật náo nhiệt. Dòng người từ nhiều nơi tụ họp về để mua bán trao đổi sản phẩm phục vụ cuộc sống. Không khí và nhịp sống tại đây đã làm cho chúng ta được thay đổi chút náo nhiệt của xã hội. Khi đi qua cây cầu bê tông cốt thép bắc qua dòng sông Nậm Lùm (cầu chợ hay còn gọi là cầu Nang Pôông). Chúng ta tiếp tục dọc theo đường trục chính khoảng 1km sẽ tới ngã ba rẽ vào bản Nà Củng. Với con đường mộc mạc, mang tính nguyên sơ của cộng đồng, du khách sẽ có một cảm giác mới lạ như tách ra khỏi thế giới náo nhiệt để trở về một vùng quê yên bình. Với bờ suối, cánh đồng và muôn vàn cảnh vật bất cứ ai cũng cảm thấy nhỏ bé đi rất nhiều. khi du khách tới cầu treo bắc qua suối Nậm So lúc đó là lúc du khách tiếp cận được với văn hoá sinh hoạt cộng đồng dân cư Thái Trắng nơi đây. Có thể nói, bản Nà Củng là một trong những bản đầu tiên của người Thái Trắng trong cả khu vực, đây là một trong những cái nôi về văn hoá, cách mạng và phong tục tập quán. Với những ngôi nhà sàn truyền thống san sát, với dãnh nước chảy dọc khắp bản…Tất cả những điều đó đã bổ trợ thêm, làm sinh động thêm cảnh sắc thiên nhiên tuyệt vời trong đời sống văn hoá đa dạng. Khi đi hết con đường đất chạy dọc bản du khách sẽ cảm thấy ngạc nhiên khi trước mắt mình mở ra một cảnh tượng hùng vĩ của núi rừng Tây Bắc trùng điệp, với núi liền núi, sông suối, cánh đồng kết hợp với nhau tạo thành một thể thống nhất, một bức tranh nhiều màu vô giá của tự nhiên. Chính tại đây du khách đã đến được với di tích Lịch sử văn hoá và Danh lam thắng cảnh Hang Kháng chiến Nà Củng. Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Lai Châu

Lai Châu 1172 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp tỉnh Mở cửa

Đồn Mường Tè

Đồn Mường Tè được công nhận là di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh ngày 31 tháng 12 năm 2008. Di tích nằm trên đồi “Phụ độn” tức là núi đồn thuộc bản Nậm Củm – xã Mường Tè - Huyện Mường Tè - tỉnh Lai Châu. Được xây dựng trên đỉnh của ngọn đồi khá cao và hiểm trở, nằm giữa ngã ba của suèi Nậm Củm và sông Đà rất thuận tiện cho việc quan sát bốn phía và lối thoát ra sông Đà sang Mù Cả khi bị tấn công. Tháng tư năm 1980 thực dân Pháp chiếm xong toàn bộ tỉnh Lai Châu sau khi lần lượt dập tắt các phong trào khởi nghĩa của nhân dân thực dân Pháp bắt tay vào việc xây dựng bộ máy thống trị bằng nhiều âm mưu thủ đoạn thâm độc, nhiều người ở các Châu, Mêng đã làm tay sai cho thực dân Pháp. Ngày 27/3/1916 thực dân Pháp thành lập đạo quan binh thứ 4 Lai Châu gồm: Lai Châu, Châu Quỳnh Nhai, sở Đại lý và Châu Điện Biên; các khu biên giới phía Bắc gồm: Mường Tè, Mường Nhé, Mường Bum (Mường Tè), Mao Xà Phìn (Sìn Hồ). Theo Nghị định số: 2016 ngày 6 tháng 9 năm 1917 của toàn quyền Đông Dương, các đồn ở A Pa Chải và Mường Tè được thành lập do người Pháp chỉ huy và người địa phương có nhiệm vụ canh giữ để đảm bảo an ninh cho vùng biên giới phía Bắc. Đến năm 1929 thống sứ Bắc Kỳ cho phép tập hợp ba khu biên giới: Mường Tè, Mường Nhé, Mường Bum thành một tập đoàn hành chính đặt dưới sự kiểm soát của một viên trung uý người Pháp chỉ huy ở cứ điểm đồn Mường Tè, từ đó người dân địa phương thường gọi đây là đồn Mường Tè. Nguồn: Sở Văn Hóa, Thể Thao Và Du Lịch Tỉnh Lai Châu

Lai Châu 1099 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp tỉnh Mở cửa

Di tích Lịch sử Bia Lê Thái Tổ (Lê Lợi)

Quần thể đền thờ vua Lê Thái Tổ và bia vua Lê Thái Tổ nằm cách trung tâm thành phố Lai Châu 110km về phía Tây Nam, thuộc địa phận hành chính của xã Lê Lợi và xã Pú Đao, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu. Đền thờ được dựng lên để tưởng nhớ công lao của vị anh hùng dân tộc Lê Lợi, người đã có công dẹp loạn vùng Tây Bắc. Ngôi đền tọa lạc trên vị trí đắc địa, cao ráo, có thể phóng tầm mắt 4 phía. Tại quần thể đền thờ Vua Lê còn có một di tích quý báu đó là di tích bia Lê Lợi. Tháng Chạp năm Tân Hợi (1431), vua Lê Thái Tổ đã cho tạc khắc vào vách đá Pú Huổi Chỏ bên bờ bắc sông Đà để lưu lại cho muôn đời sau, sử cũ gọi là “Bia cổ hoài lai”. Văn bia ghi lại sự kiện lịch sử vua Lê Thái Tổ thân chinh chỉ huy các đạo quân dẹp phản loạn ở vùng Tây Bắc của Tổ quốc. Đó là sự kiện năm 1431, tù trưởng Đèo Cát Hãn làm phản, liên kết với Kha Đốn (còn gọi là Kha Lại) - một bầy tôi phản nghịch của Ai Lao (nước Lào) quấy nhiễu Nhân dân nơi biên ải, đánh chiếm vùng đất Mường Muỗi (nay là vùng Thuận Châu - Sơn La ngày nay). Do hành động phản nghịch của Đèo Cát Hãn, vua Lê Thái Tổ đã phái Quốc vương Tư Tề và quan Tư khấu Lê Sát đem quân tiến đánh. Sau đó, vua Lê Thái Tổ thân chinh đem quân lên châu Phục Lễ (châu Ninh Viễn). Đại quân của triều đình tiến theo đường từ sông Hồng, rồi ngược sông Đà, bằng đường thủy và đường bộ, đánh tan quân phản nghịch Đèo Cát Hãn. Khi quân của nhà vua tiến đến sào huyệt của Đèo Cát Hãn, Kha Lại và Đèo Cát Hãn bỏ trốn, sau đó Nhân dân bắt được Kha Lại và giết chết. Tháng Chạp năm Tân Hợi - 1431, sau khi bình định vùng Tây Bắc, trên đường quay trở về qua địa phận xã Lê Lợi, huyện Nậm Nhùn (hiện nay), để ghi nhớ sự kiện trọng đại này đồng thời răn dạy các tù trưởng cai quản nơi biên cương của Tổ quốc, vua Lê Thái Tổ đã cho khắc 1 bài thơ vào vách đá . Tấm bia khắc bài thơ của vua Lê Thái Tổ còn lại cho đến ngày nay là một di sản văn hóa cực kỳ quý báu. Tấm bia đá hay đúng hơn là một trang vàng lịch sử chống giặc ngoại xâm cùng những tên tù trưởng tham lam, câu kết với ngoại bang để chống lại Nhà nước phong kiến Việt Nam lúc đó. Năm 2005, Nhà máy thủy điện Sơn La khởi công. Để tránh bị ngập nước, phần bút tích văn bia của vua Lê Thái Tổ đã được di dời. Bút tích sau khi được khoan cắt ra thành một khối đá lớn có kích thước dài 2,62m, rộng 1,13m, cao 1,85m, trọng lượng trên 15 tấn. Năm 2012, bia Lê Lợi được di dời khỏi vách đá Pú Huổi Chỏ đến khuôn viên đền thờ vua Lê Thái Tổ cách vị trí cũ 500m. Di tích Bia Lê Lợi đã được công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia ngày 02-9-1981. Cuối 2016, Bia Lê Lợi chính thức được công nhận là Bảo vật quốc gia. Đầu năm 2017, Đền thờ vua Lê Lợi cũng được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích lịch sử cấp quốc gia ngày 23-01-2017. Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Lai Châu

Lai Châu 1138 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia Mở cửa

Di tích khảo cổ Nậm Tun

Di chỉ khảo cổ Nậm Tun được khai quật trong hang Nậm Tun, địa phận bản Phiêng Đanh, xã Mường So, huyện Phong Thổ nay là thị xã Phong Thổ, tỉnh Lai Châu. Trước năm 1945, hang Nậm Tun có tên gọi là Thẳm Hộ Khoại - nghĩa là Hang Dào trâu. Di tích khảo cổ học Nậm Tun khai quật năm 1973, tầng văn hoá dày 1,8 m có hai lớp. Lớp trên có mặt rìu đá mài, đồ gốm và 3 mộ (còn giữ lại được di cốt) đặc trưng cho hậu kì đá mới. Lớp dưới đã tìm thấy gần 200 công cụ cuội ghè đẽo thô sơ, kích thước lớn, trên 700 mảnh tước và 2 mộ đặc trưng cho hậu kì đá cũ, tiêu biểu cho di tích khảo cổ hang động cổ xưa nhất ở Tây Bắc, thuộc văn hoá Sơn Vi. Di chỉ hang Nậm Tun là nơi cư trú, mai táng và chế tác công cụ của 2 lớp người, có 2 tầng văn hóa, giai đoạn trước và giai đoạn hậu kỳ thời đại Đá mới. Ở hang Nậm Tun có 5 ngôi mộ cổ và nhiều di vật cổ, đặc biệt là mũi dùi bằng xương, lần đầu tiên tìm thấy ở Việt Nam. Hang Nậm Tun ở vào vị trí khá thuận lợi. Cửa hang nhìn về phía Tây. Trước hang là một dòng suối lớn, ngày nay người dân nơi đây quen gọi là làng Nậm Phé (Nậm Phé cách cửa hang không quá 100 m). Về mùa nước lũ, dòng suối dâng lên ngập cả thung lũng bao quanh hang. Thung lũng ngày nay quang đãng hơn, từ đó mọc lên những bản làng của người Hoa và người Thái sống xen kẽ. Hang Nậm Tun có cấu tạo rất phức tạp. Có chỗ thạch nhũ phủ dày. Có chỗ thạch nhũ chỉ mới tráng thành lớp mỏng. Lớp này dày trong khoảng 0,15m đến 0,20m. Tại đây tìm thấy di tích văn hoá của nhiều thời đại khác nhau. Những chiếc rìu mài toàn thân, những mảnh gốm tuy thô ráp song đã chế tạo bằng bàn xoay, có trang trí hoa văn khắc vạch, hoa văn thừng…, một khuôn đúc hai mang bằng đá, một hạt cườm xanh bằng ngọc bích- tất cả nếu sớm nhất cũng thuộc vào giai đoạn hậu kì thời đại đá mới. Qua lớp cuội to, là lớp đất có màu nâu sẫm, lẫn nhiều sỏi. Ở đây tìm thấy nhiều công cụ cuội ghè đẽo thô sơ, có trọng lượng và kích thước khác nhau, chưa có hình dáng ổn định, tìm thấy nhiều mảnh tước to, sản phẩm của quá trình chế tác công cụ bằng phương pháp ghè đẽo trực tiếp. Di tích khảo cổ hang Nậm Tun được xếp hạng Di tích lịch sử khảo cổ Quốc gia ngày 07/02/2013. Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Lai Châu

Lai Châu 1311 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia Mở cửa

Dinh thự Đèo Văn Long

Dinh thự Đèo Văn Long nằm trên địa phận xã Lê Lợi, huyện Sìn Hồ, Tỉnh Lai Châu. Theo kết quả khảo sát năm 1983 của Sở Văn hoá - Thông tin tỉnh Lai Châu thì công trình này được bắt đầu xây dựng từ năm 1916. Các tư liệu để lại về dinh thự và gia tộc họ Đèo tuy còn rất sơ khai, nhưng đều cho rằng tất cả các công việc chọn hướng, chọn vị trí đặt cổng chính, miếu thờ, nhà Đẳm (nhà thờ tổ tiên) đều được gia tộc họ Đèo thuê thầy địa lí xem xét cẩn thận. Hai kiến trúc sư một người Pháp, một người Trung Quốc được mời về để thiết kế và giám sát, vật liệu được đưa lên từ các tỉnh miền xuôi. Vì vậy, kiến trúc khu dinh thự mang đường nét phương Tây hòa quyện dáng dấp phương Đông, đồng thời là đặc trưng của nghệ thuật xây dựng và phong thuỷ của người Thái. Dinh thự có diện tích chừng hơn 1ha, do nhu cầu phòng thủ, đón tiếp các quan chức Chính phủ Đông Dương và để thoả mãn lối sống xa hoa của mình, họ Đèo đã tập trung dân phu, binh lực, thợ thuyền cho việc xây dựng quần thể dinh thự, đặt tại một vị trí hiểm yếu, nằm ở ngã ba nơi gặp nhau của con sông Đà, sông Nậm Na và suối Nậm Lay. Còn sau lưng dinh thự là núi cao, trước mặt là ngã ba sông (sông Đà, sông Nậm Na và suối Nậm Lay) có thể khống chế được con đường lên Phong Thổ, Mường Tè và xuôi về Hòa Bình, Sơn La, cũng như qua ngả Điện Biên sang Lào, địa thế hợp cho việc phòng thủ và chống lại quân địch, nếu thất bại có thể rút lui an toàn. Năm 1918, khu dinh thự đã hoàn thành với 8 đơn nguyên chính là: Cổng chính, nhà Đẳm, nhà ăn, nhà xoè, tháp nước, hầm nhốt phạm nhân, miếu thờ ma rừng và một nhà nữa có mặt hình chữ L (chưa rõ mục đích sử dụng). Ngoài ra, còn một số công trình bổ trợ khác như tường bao, cổng phụ, đường xe dẫn lên cổng chính, bậc thềm dài và hẹp dẫn xuống hầm nhốt phạm nhân, kho thóc, bến thuyền, nghĩa địa. Khu nhà chính được xây hai tầng bằng gạch đỏ, sàn gỗ, mái lợp ngói được tách ra từ những phiến đá, thường được gọi là đá đen (lúc mới tách đá mềm có thể dùng dao cắt được, nhưng khi gặp nắng đá sẽ cứng như sành). Xung quanh lâu đài là bức tường thành cao trên 3m, được xây bằng đá phiến dày 40 đến 50cm, rất vững chãi, trên tường có nhiều lỗ châu mai quan sát phía bên ngoài. Trước khu nhà chính có khoảng sân rộng để múa xoè khi Đèo Văn Long tổ chức tiệc tùng, tiếp khách. Có thể nói quần thể dinh thự là một “pháo đài bất khả xâm phạm” của vua Thái. Nói đến Đèo Văn Long là con thứ của Đèo Văn Trị và là một lãnh chúa của Khu tự trị Thái ở Liên bang Đông Dương. Gia đình họ Đèo vốn xuất thân từ một dòng dõi quý tộc tại Vân Nam (Trung Quốc), họ không phải những người phản động mà đã cùng nhau chung sống hòa thuận trên mảnh đất Lai Châu từ rất lâu. Những năm cuối thế kỉ XIX, hưởng ứng phong trào Cần Vương, dòng họ Đèo đã sát cánh cùng nghĩa quân Cờ Đen trấn giữ Sơn Tây và lập được nhiều chiến công. Thế nhưng sau những tổn thất khá lớn ở trận quyết chiến cùng sự nghi kị, thiếu thống nhất trong nội bộ, Đèo Văn Trị đã kí vào bản hiệp ước ngừng bắn vĩnh viễn với quân Pháp. Được Chính phủ Pháp bảo hộ, hậu thuẫn về tiền bạc và vũ khí, Pháp khôi phục cho Đèo Văn Trị cai quản vùng đất Sipsong Chuthai (12 xứ thái). Năm 1908, Đèo Văn Trị mất, trao lại quyền binh cho con là Đèo Văn Kháng, sau đó Kháng chết, Đèo Văn Long thay anh trai lên nắm quyền. Từ đây, với bản chất là kẻ tàn bạo, Đèo Văn Long gieo rắc bao nỗi khiếp sợ cho Nhân dân trong vùng. Ngoài việc cho quân lính đi cướp bóc vơ vét của cải của Nhân dân trong vùng, vua Thái còn đóng những chiếc thuyền lớn, lấy sông Đà làm trục giao thông chính chở lâm thổ sản mà hắn đã cướp được của Nhân dân địa phương mang xuống miền xuôi bán như: thuốc phiện, da hổ, da báo, mật gấu,… sau đó chở hàng hóa lên bán cho người dân địa phương. Sau giải phóng thị trấn Lai Châu (1952), Đèo Văn Long chạy sang Pháp lưu vong, dinh thự bị người dân phá hủy. Đến nay toàn bộ khu dinh thự đã trở thành phế tích, nhiều công trình bị mất hoàn toàn không thể xác định được hình dáng kiến trúc ban đầu. Năm 1980, dinh thự Đèo Văn Long được UBND tỉnh Lai Châu ra quyết định xếp hạng di tích cấp tỉnh và nằm trong kế hoạch phục dựng. Tuy nhiên từ năm 2010, công trình thủy điện Sơn La tích nước, một phần khu dinh thự của Đèo Văn Long bị chìm vĩnh viễn xuống lòng sông chỉ còn lại một ít phế tích. Nguồn: Báo Lai Châu

Lai Châu 1193 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp tỉnh Mở cửa

Ngã ba Đông Dương

Ngã ba Đông Dương không chỉ nổi tiếng trong kháng chiến chống Mỹ mà nơi này ngày nay đang trở nên rất hấp dẫn du khách trên hành trình thăm Kon Tum - cực bắc Tây Nguyên Việt Nam. Địa danh ngã ba Đông Dương trên dãy Trường Sơn hùng vỹ luôn nằm trong ký ức lớp bộ đội, thanh niên xung phong trên đường vào chiến trường miền Nam, chiến trường C (Lào), chiến trường K (Campuchia) trong những năm tháng chiến tranh không thể nào quên. Đây là vùng đất được mệnh danh là một tiếng gà gáy cả ba nước cùng nghe. Nay vùng đất này đang trở thành một trong những điểm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Nơi các địa danh đã đi vào lịch sử như ngã ba Đông Dương (nơi đường Trường Sơn Tây gặp đường Trường Sơn Đông thời kháng chiến ), di tích lịch sử chiến thắng Đắc Tô - Tân Cảnh tháng 4/1972; cột mốc biên giới do ba nước anh em Việt Nam - Lào - Campuchia cùng thống nhất xây dựng trên đỉnh núi cao hơn 1.000m so với mặt nước biển, cách thị trấn Playku khoảng 30 km. Cột mốc này do tỉnh Kon Tum tổ chức thi công xây dựng tháng 12/2007 dưới sự giám sát của chuyên gia ba nước có chung đường biên giới. Đại diện Bộ Ngoại giao ba nước cùng làm lễ khánh thành trọng thể vào ngày 18/1/2008. Cột mốc đặc biệt nặng 900 kg , làm bằng đá hoa cương hình trụ tam giác, cao 2 mét, trên mỗi mặt cột mốc quay về mỗi nước được gắn quốc huy, năm cắm mốc và tên quốc gia đó bằng chữ màu đỏ của chính nước đó. Đây là cột mốc thứ hai cùng ghi danh cả ba quốc gia được cắm trên mảnh đất Việt Nam. Cột mốc thứ nhất là của ba nước Việt Nam - Lào - Trung Quốc thống nhất xây dựng ở A Pa Chải (Điện Biên). Từ cột mốc ngã ba biên giới, du khách có cơ hội ngắm nhìn toàn cảnh vùng đất ngã ba Đông Dương. Cũng tại đây, du khách muốn thăm hai nước Lào và Campuchia có thể làm thủ tục xuất cảnh tại đồn biên phòng Việt Nam ở cửa khẩu quốc tế Bờ Y. Nguồn: Du lịch Kon Tum

Kon Tum 1096 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia Mở cửa

Vườn quốc gia Chư Mom Ray

Vườn quốc gia Chư Mom Ray nằm trên địa phận hai huyện Sa Thầy và Ngọc Hồi (tỉnh Kon Tum). Ngay cạnh Vườn quốc gia Chư Mom Ray là Vườn quốc gia Virachey của Campuchia và Khu bảo tồn Đông Nam Ghong của Lào. Hệ thực vật rừng quốc gia Chư Mom Ray phong phú, đa dạng về số loài và trạng thái. Nơi đây có khoảng 1.534 loài thực vật, trong đó có 113 loài quý hiếm thuộc họ phong lan, ngành hạt trần, các loài họ dầu, lớp tuế, kim giao, thông tre, trắc, cẩm lai… Hệ động vật Vườn quốc gia Chư Mom Ray ghi nhận 718 loài, gồm 115 loài động vật có vú, 275 loài chim, 41 loài bò sát, lưỡng cư, 108 loài cá nước ngọt, 179 loài côn trùng. Trong đó có 124 loài quý hiếm có tên trong sách Đỏ Việt Nam và thế giới, điển hình như: vượn đen má hung, mang Trường Sơn, bò tót, hổ Đông Dương, voi, gấu ngựa, beo lửa…, thằn lằn giả 4 vạch mới, rắn sài mép trắng, rắn trán cúc…, chim hồng hoàng, công, đại bàng đất… Nơi đây từng ghi dấu ấn nhiều trận chiến ác liệt thời kỳ “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”. Một số nơi trong rừng vẫn còn dấu tích các hầm hào, hố bom... Tổng diện tích rừng Chư Mom Ray đặc dụng vào khoảng 54.583,59 ha; rừng sản xuất 1.665,64 ha; vùng đệm 188.749 ha. Gồm các xã Bờ Y, Sa Loong (huyện Ngọc Hồi); Rờ Kơi, Sa Nhơn, Sa Sơn, Mô Rai, Ya Xiêr, thị trấn Sa Thầy (huyện Sa Thầy. Đây là nơi sinh sống của cộng đồng các dân tộc thiểu số, nổi bật là người Gia Rai và người Rơ Măm. Điểm đáng tự hào của Vườn quốc gia là có tới 114 loài trong sách đỏ Việt Nam và thế giới. Đặc biệt, cánh đồng cỏ (thung lũng Ja Book) rộng vào loại lớn nhất Việt Nam (hơn 9.000ha) đã thu hút nhiều loài thú móng guốc và thú ăn thịt quan trọng sinh sống như mang Trường Sơn, trâu rừng, hổ, bò tót, bò rừng, voi, gấu ngựa, beo lửa… và hàng trăm loài bò sát, lưỡng cư. Ngoài ra, trên các đỉnh núi cao như Ngọc Linh, Ngọc Tu Ba, đỉnh Chư Mom Ray… là nơi sinh sống của nhiều loài linh trưởng và các loài thú sinh sống trên cây như vượn, vọc, các loài chim quý như hồng hoàng, đại bàng đất, công… Đây là một trong 94 khu rừng đặc dụng của Việt Nam, có diện tích rừng nguyên sinh lớn nhất và chứa nguồn gene quý hiếm. Năm 2004, Vườn quốc gia Chư Mom Ray đã được Hiệp hội các nước Đông Nam Á công nhận là Di sản ASEAN. Nguồn: Cục du lịch quốc gia Việt Nam

Kon Tum 1166 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia Mở cửa

Di tích lịch sử và danh thắng Măng Đen

Khu du lịch sinh thái Măng Đen nằm ở thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum. Măng Đen là cụm cứ điểm của địch, án ngữ trên đường 5 từ Kon Tum đi Quảng Ngãi, nay là quốc lộ 24, cách thành phố Kon Tum khoảng 55 km về phía Đông Bắc. Đây là cụm cứ điểm của địch nằm sâu trong vùng giải phóng của ta. Bao quanh cứ điểm là hệ thống các vật cản phức tạp dày đặc với 10 lớp kẽm gai và 2 lớp rào. Xen kẽ các lớp hàng rào là mìn chống bộ binh, xe tăng và tuyến hào hình lòng máng rộng 4m, sâu 2,5m, cắm chông dày đặc. Bên trong xây dựng hàng trăm lô cốt bằng bê tông cốt thép, gỗ đất, có đường hầm nối liền các công sự và ba góc có ba lô cốt mẹ bằng bê tông cốt thép kiên cố. Vào giữa năm 1974, Tỉnh ủy Kon Tum và Bộ Tư lệnh B3 đã chủ trương tấn công tiêu diệt các cứ điểm của địch nhằm mở rộng vùng giải phóng, tạo đà tiến về vùng tạm chiếm Kon Tum. Sau thời gian chuẩn bị, đúng 5 giờ 30 phút sáng ngày 3 tháng 10 năm 1974, Trung đoàn trưởng Trung đoàn Bộ binh 28, Sư đoàn 10, Quân đoàn 3 ra lệnh nổ súng tấn công sở chỉ huy địch. 7 giờ 55 phút hoả lực của ta đồng loạt bắn vào các mục tiêu. Sau thời gian ngắn phát triển tấn công, lúc 10h45′ ta làm chủ hoàn toàn chốt điểm M12. Trước sức mạnh tấn công của lực lượng H16, H29, cùng bộ đội chủ lực Trung đoàn Bộ binh 28 và một số binh chủng kỹ thuật của ta, ngày 12 tháng 10 năm 1974, cứ điểm cuối cùng của địch nằm sâu trong vùng giải phóng phía Đông Bắc Kon Tum đã bị xoá sổ hoàn toàn. Chiến thắng Măng Đen tháng 10 năm 1974, quân ta đã đập tan cứ điểm cuối cùng của địch nằm sâu trong vùng giải phóng của ta, phá vỡ tuyến hành lang an toàn của địch ở phía Bắc thị xã Kon Tum, làm cho quân địch ở chiến trường Bắc Tây Nguyên bị uy hiếp mạnh. Chiến thắng này đã giải phóng hàng ngàn người dân với một vùng đất rộng lớn là một niềm cổ vũ lớn lao thúc đẩy hành động cách mạng của nhân dân, nhất là đồng bào các dân tộc ít người; đồng thời, củng cố xây dựng chính quyền và lực lượng vũ trang địa phương phát triển vững mạnh. Trên đà thắng lợi, lực lượng vũ trang đã bao vây quận lỵ Măng Bút, giải phóng toàn bộ nhân dân trong vùng. Cùng với thắng lợi tại các cứ điểm Đăk Pét, Măng Bút, chiến thắng Măng Đen đã góp phần mở rộng vùng giải phóng đến sát thị xã Kon Tum, tạo thế và lực mới cho chiến dịch Tây Nguyên, mở đường giải phóng Sài Gòn, kết thúc thắng lợi chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, thống nhất đất nước. Khu di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh Măng Đen đã được công nhận là Di tích Lịch sử – Danh thắng cấp quốc gia vào ngày 13 tháng 4 năm 2002. Nguồn:Du lịch Kon Tum

Kon Tum 1280 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia Mở cửa

Khu chứng tích Kon Hrinh

Khu chứng tích Nhà thờ Kon Hơ ring thuộc làng Kon Hơ ring, xã Diên Bình, huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum là nơi ghi dấu tội ác của đế quốc Mỹ và ngụy quyền Sài Gòn. Tại đây, vào đêm 25/5/1972, đế quốc Mỹ và ngụy quyền Sài Gòn đã dùng máy bay ném bom, oanh tạc nhà thờ, tu viện Kon Hơ ring, giết chết 500 người dân vô tội, làm hàng trăm người khác bị thương. Cách đây hơn 10 năm, để tưởng nhớ đồng bào đã thiệt mạng bởi tội ác của đế quốc Mỹ và ngụy quyền Sài Gòn, tỉnh Kon Tum đầu tư xây dựng Khu chứng tích Nhà thờ Kon Hơ ring. Công trình được xây dựng kiên cố, với nhiều hạng mục chính như: Bia tưởng niệm với nội dung phản ánh tội ác của kẻ thù, khuôn viên cây xanh, hàng rào... Sau khi hoàn thành, Khu chứng tích Nhà thờ Kon Hơ ring trở thành điểm đến của người dân địa phương cũng như du khách trong và ngoài tỉnh. Nhà Thờ Kon Hơ ring là một công trình kiến trúc tôn giáo nổi bật tại Xã Diên Bình, Huyện Đắk Tô, Tỉnh Kon Tum. Được xây dựng vào năm 1959, nhà thờ này là nơi tụ điểm của cộng đồng người dân K'ho, một dân tộc thiểu số sinh sống chủ yếu tại địa phận Kon Tum. Nhà Thờ Kon Hơ ring nổi bật với kiến trúc độc đáo, lấy cảm hứng từ nền văn hóa truyền thống của dân tộc K'ho. Các mái chùa được làm từ tre và lá dừa, tạo nên vẻ đẹp hoang sơ, mộc mạc mà không kém phần ấn tượng. Bên trong nhà thờ, các bức tranh và tượng thánh được chạm trên gỗ, tạo nên không khí linh thiêng và trang nghiêm. Nhà Thờ Kon Hơ ring không chỉ là nơi tụ điểm của các nghi lễ tôn giáo mà còn là địa điểm thu hút du khách và những người yêu thích văn hóa, kiến trúc. Du khách đến đây sẽ được tham quan, tìm hiểu về văn hóa, lịch sử của dân tộc K'ho và cũng có cơ hội trải nghiệm cuộc sống của họ. Ngoài ra, Nhà Thờ Kon Hơ ring còn là nơi bạn có thể tìm hiểu về cuộc sống tâm linh của người dân địa phương, cũng như tham gia các hoạt động tôn giáo như lễ hội, hội thảo, học tập về đạo đức và lối sống của dân tộc. Với vẻ đẹp và giá trị lịch sử, văn hóa đặc biệt, Nhà Thờ Kon Hơ ring đã trở thành điểm du lịch không thể bỏ qua khi bạn đến với Kon Tum. Hãy dành thời gian để khám phá và trải nghiệm cảm giác thanh bình, tĩnh lặng tại địa điểm này. Chắc chắn bạn sẽ có những trải nghiệm đáng nhớ và ý nghĩa khi đặt chân đến Nhà Thờ Kon Hơ ring. Nguồn: Cổng thông tin tỉnh Kon Tum

Kon Tum 1116 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp tỉnh Mở cửa

Chùa Bác Ái

Chùa Tổ đình Bác Ái tọa lạc trên đường Mạc Đĩnh Chi, phường Quyết Thắng, thành phố Kon Tum. Chùa được xây dựng vào năm Bảo Đại thứ 8 (tức năm 1932 đến 1933). nằm trên một khu đất cao, mặt chùa quay về hướng Nam, theo lối kiến trúc Huế, hình chữ Môn, gồm có Chánh điện, Đông Lang, Tây Lang và Cổng tam quan. Quản đạo Võ Chuẩn, đã thiết kế và đốc thúc cả người kinh lẫn đồng bào dân tộc thiểu số khai phá ngọn đồi rừng già để xây chùa, thiết kế theo kiểu chữ “Môn”. Năm Tân Mùi 1931, các tỉnh miền Trung bộ bị hạn hán mất mùa liên tiếp, dân tình đói khổ. Vì vậy, cuối những năm 1931 và 1932, cuộc di dân từ các tỉnh Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định đổ xô vào vùng đất cao nguyên và Kon Tum. Trong cuộc di dân này 70% đã bị chết đói dọc đường, 30% còn lại đến được miền đất hứa. Họ phá rừng làm nương rẫy, nhưng tại nơi này họ đã gặp bao điều không lường trước đó là thú dữ, nạn rắn hổ mang hoành hành cắn chết vô số người, dân tình hoang mang hoảng sợ, đêm đêm tại vùng đất này xảy ra nhiều hiện tượng rùng rợn. Năm 1932, Quản đạo Võ Chuẩn đã cho thỉnh ngài Hoằng Thông, thủ tọa chùa Bạch Sa, Quy Nhơn cùng chư tăng lên Kon Tum làm chay 3 ngày để cầu siêu cho những oan hồn uổng tử. Sau trai đàn chẩn tế, Ông Võ Chuẩn đã cung thỉnh ngài Hoằng Thông chứng minh khai tự hiệu Bác Ái. Bác Ái là lòng thương bao la, không phân biệt tôn giáo, người Kinh, kẻ Thượng. Chùa đã được vua Bảo Đại ban tấm biển “Sắc tứ Bác Ái Tự” vào năm 1933. Năm 1990, chùa được trùng tu với sự tổ chức của Thượng tọa trụ trì Thích Chánh Quang Nhìn tổng thể kiến trúc, chùa Tổ đình Bác Ái xây dựng theo hướng Bắc Nam, kiểu chữ Môn, mở đầu cho hướng đó là cổng tam quan án ngự, đến nhà Chánh điện ở trung tâm và 2 bên tả hữu là Đông Lang và Tây Lang. Chánh điện gồm 3 gian 2 chái. Cổ lầu chia làm 3 gian tiền đường, trung điện, và thượng điện. Mái lợp ngói, tường gạch quét vôi, trần đóng la phông. Các vì, kèo, cột đều dùng các loại gỗ quý như sao tía, trắc, cà chít, được các nghệ nhân người Huế chạm trổ trau chuốt, công phu. Gian này thờ Tam Thế Phật, Di Đà Tam Tôn, Hoa Nghiêm Tam Thánh… Đặc biệt thờ một tấm bia ghi công đức của ngài Đại uý Pháp Quenin và trụ gỗ biểu tượng 7 đầu lâu của sĩ quan Nhật tự vẫn tại sân chùa vào cuối Thế chiến thứ 2. Bên ngoài chánh điện là Hoa Viên, nơi tập trung các bia mộ, tháp, miếu thờ Thần hoàng Bổn cảnh, Sơn thần, Đoàn quán và nhà trù. Qua nhiều lần trùng tu, Chùa Tổ đình Bác Ái nét kiến trúc ban đầu đã bị thay đổi, một số điểm điêu khắc độc đáo như rồng chầu, dây cuốn, đã không còn. Hệ thống tượng thờ được phủ lớp đồng sáng, không giữ được nét đẹp nguyên sơ. Tuy nhiên, một số hiện vật quý giá mang giá trị nghệ thuật tạo hình như Tượng Tam tòa Thánh Mẫu, tượng Quan Âm bằng gốm men rạn, Hoành phi, Câu đối, hộp Sắc phong, Bửu ấn…vẫn còn được trung bày, phảng phất vết tích thời gian. Hiện, Chùa Tổ Đình Bác Ái là một trong 3 ngôi đình (Đình Võ Lâm, Đình Trung Lương, Chùa Tổ đình bác Ái) đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum ra quyết định công nhận là di tích lịch sử - văn hoá cấp tỉnh Nguồn:Du lịch Kon Tum

Kon Tum 1186 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp tỉnh Mở cửa

Chiến thắng Plei Kần

Plei Kần nằm ở huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum. Nó nằm ở phía Bắc tỉnh Kon Tum, trên sườn đông của dãy Trường Sơn. Điểm đặc biệt của Plei Kần là nó nằm ở ngã ba giới của ba nước: Việt Nam, Lào và Campuchia. Plei Kần có một lịch sử quan trọng trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Trước năm 1965, Plei Kần là một ngôi làng lớn của người dân tộc Xê Đăng và các dân tộc khác như Brâu, HLăng, Kdong. Vị trí địa lý chiến lược của nó đã được nhận ra vào cuối năm 1964 khi Mỹ quyết định xây dựng cụm cứ điểm án ngữ ở đây. Plei Kần theo tiếng của đồng bào Xê Đăng là “làng lớn”. Trước năm 1965, đây là nơi chung sống thuận hòa của bà con đồng bào Xê Đăng và đồng bào Brâu trong một ngôi làng yên bình ở khu vực ngã ba biên giới ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia. Cuối năm 1964, nhận thấy vị trí chiến lược quan trọng khu vực ngã ba biên giới Đông Dương, Mỹ ngụy thực hiện chính sách dồn dân lập ấp để cách ly đồng bào với lực lượng cách mạng, dồn dân về làng Đăk Rnăng (Tân Cảnh, Đăk Tô) lập ấp chiến lược. Năm 1966, Mỹ tiến hành xây dựng Plei Kần thành căn cứ quân sự nằm án ngữ khu vực ngã ba Đông Dương (ta thường gọi là Căn cứ Plei Kần) nhằm chặn sự tiến công của bộ đội chủ lực của ta từ Bắc vào và từ Lào, Campuchia sang. Toàn căn cứ có các khu A, B, C, D, E, được bố trí liên hoàn trên 5 quả đồi cách nhau từ 600 - 1.000 mét. Trong đó, khu A là khu trung tâm. Tại đây có 1 phân đội xe tăng, sân bay quân sự, sân bay dã chiến, trận địa pháo 155 ly, 105 ly, hệ thống hầm ngầm, lô cốt, bệnh viện, kho tàng… Căn cứ được bao bọc bởi 8 đến 12 lớp kẽm gai. Từ năm 1969, tại đây, thường xuyên có từ 450 - 500 lính biệt động biên phòng (Tiểu đoàn 95 Biệt động biên phòng) và 2 đại đội pháo binh của E 42 (Sư đoàn 22) của Ngụy. Đầu tháng 10/1972, Bộ Tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên giao cho Sư đoàn 10 nhiệm vụ tiêu diệt Căn cứ Plei Kần. Trung đoàn 66, Tiểu đoàn 37 đặc công và hầu hết lực lượng pháo binh Sư đoàn được lệnh tiến công. 10h sáng 12/10/1972, từ các trận địa pháo xung quanh pháo binh ta dồn dập nã đạn. Tất cả các loại pháo D74, 105 ly, 155 ly DKZ, B72, cối 106 ly… đồng loạt bắn phá các mục tiêu trong căn cứ. Dưới sự yểm trợ của bộ binh, pháo binh và bộ đội đặc công cắt rào mở cửa. Đến 11h trưa, với sự yểm trợ đắc lực của pháo binh, xe tăng và bộ binh ta đã anh dũng xông lên đánh chiếm các mục tiêu. Cuộc chiến đấu trong căn cứ diễn ra vô cùng ác liệt. Ta và địch giành nhau từng lô cốt, hầm ngầm, công sự… Với tinh thần quả cảm, ngoan cường, sau gần 1 ngày đêm chiến đấu, đến rạng sáng 13/10/1972, ta đã hoàn toàn làm chủ Căn cứ Plei Kần. Kết quả, ta đã diệt 404 tên địch, bắt sống 65 tên, bắn rơi và phá hủy 6 máy bay, thu 6 pháo 105 ly, 2 pháo 155 ly, 4 xe tăng và toàn bộ kho tàng đạn dược. Với chiến thắng Căn cứ Plei Kần, chúng ta đã hoàn chỉnh vùng giải phóng phía bắc Kon Tum, khai thông tuyến hành lang biên giới Đông Dương, con đường vận tải chiến lược của ta từ hậu phương lớn miền Bắc chi viện cho chiến trường miền Nam bằng đường Hồ Chí Minh trở thành một hệ thống liên hoàn vững chắc và giải phóng hàng chục ngàn dân. Ngày nay, khu di tích chiến thắng Plei Kần nằm trên trục đường Hồ Chí Minh, thuộc địa phận xã Đăk Xú (huyện Ngọc Hồi). Di tích lịch sử Chiến thắng Plei Kần được xếp hạng cấp Quốc gia ngày 15/5/2024. Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Kon Tum

Kon Tum 1193 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia Mở cửa

Khu di tích Căn cứ Tỉnh ủy Kon Tum

Khu di tích lịch sử cách mạng Căn cứ Tỉnh ủy Kon Tum nằm về phía Đông Bắc xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum. Là một trong những khu căn cứ có vị trí, vai trò chiến lượt hết sức quan trọng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Tỉnh Kon Tum nói riêng và của Tây Nguyên nói chung. Căn cứ được xây dựng, củng cố và phát triển trên một địa bàn hết sức thuận lợi. nằm trong lòng cách mạng của dân cư dân tộc Xơ Đăng. Nơi đây có một địa hình chia cắt rất phức tạp, với một hệ thống đồi núi liên hoàn nằm trong quần thể núi Ngọc Linh, có thế núi cao và suối sâu vô cùng hiểm trở làm cho địch rất khó khăn trong việc phát hiện, tấn công ta. Nhưng ngược lại, đây là địa bàn rất thuận lợi cho ta về hệ thống liên lạc, nằm về cực Bắc Tây Nguyên, là cửa ngõ nối liền ra Miền Bắc XHCN, nơi tiếp giáp các khu căn cứ và các vùng cơ sở của ta từ các hướng trong tỉnh. Trên cơ sở đó tạo điều kiện thuận lợi cho ta trong quá trình di chuyển cũng như trong quá trình tấn công hoặc lui về phòng ngự. Chính những điều kiện thuận lợi như vậy, cơ quan Tỉnh uỷ đã đứng chân hoạt động và chỉ đạo đấu tranh trong suốt thời gian từ 1960 đến năm 1972. Đầu năm 1955 Ban cán sự tỉnh Kon Tum dời lên Kon Pơ Oai và Kon Pơ Ê (xã Pờ Ê), sau đó chuyển về Đăk Sơ Lò rồi lại chuyển về Nước Chè (hiện nay thuộc xã Ngọc Tem, huyện Kon Plong), ổn định việc tổ chức chỉ đạo, xúc tiến khẩn trương việc chuyển hướng tư tưởng và tổ chức cho phù hợp với tình hình mới. Cuối năm1959, Ban cán sự Tỉnh ủy Kon Tum chuyển cơ quan lên H80 (nay là huyện Tu Mơ Rông) đóng tại làng Mô Gia, xã Măng Ri để kịp thời chỉ đạo phong trào đấu tranh trong giai đoạn tới. Vì địa hình H29 (Kon Plông) xa xôi, hướng chỉ đạo không sao xát, kịp thời. Nên Ban cán sự tỉnh Kon Tum đã chọn địa điểm tại suối Đăk Y Hai thuộc xã Măng Ri làm căn cứ đứng chân, vì đây là địa bàn mang tính chiến lược về quân sự cũng như về chính trị, sau lưng án ngữ bởi dãy núi Ngọc Linh hùng vĩ với độ cao 2598m nằm về phía bắc, phía đông là căn cứ khu ủy khu 5. Địa bàn này tạo cho ta một hành lang giao thông liên hoàn thuận lợi trong các tuyến đường từ đông sang tây. Ngoài ra đây còn là địa bàn chiến lược về phát triển kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước dọc theo hai dòng suối Đăk Mỹ (H30) và Đăk Pơ sy (H80), ở đây còn có một thung lũng khá bằng phẳng, đất tốt cung cấp nguồn lương thực, thực phẩm cho ban cán sự Tỉnh ủy hoạt động lâu dài. Hơn nữa quần chúng nơi đây rất tốt, trên 70 làng là dân tộc Xơ Đăng, là cơ sở cách mạng của ta không có Ngụy lui tới. Để ổn định cho công tác hoạt động, chỉ đạo lâu dài, ngay thời gian ban đầu Ban cán sự Tỉnh ủy đã tiến hành xây dựng các phòng ban làm việc bằng những vật liệu thô sơ như tranh tre, gỗ... với diện tích của mỗi phòng rộng 25m đến 30m vuông. Ngoài ra để đảm bảo an toàn đề phòng tránh bom đạn khi địch phát hiện, Ban cán sự còn trang bị hệ thống giao thông hào, hầm trú ẩn bao bọc xung quanh khu làm việc của đồng chí Bí thư, Phó Bí thư của Văn phòng Tỉnh ủy, hậu cần, ban cơ yếu...Và được bố trí khá bài bản theo một hệ thống liên hoàn, khép kín trải dài từ bắc xuống nam dọc theo triền đồi ở độ cao 1922,6m nằm trong lòng hai dòng suối Đăk Y Hai lớn và Đăk Y Hai nhỏ. Tại đây, Tỉnh ủy đã chỉ đạo thành công 4 kỳ Đại hội Tỉnh đảng bộ (từ Đại hội 1, ngày 09-3-1960 đến Đại hội 4, ngày 26-10-1971), đề ra những quyết sách quan trọng, chỉ đạo quân và dân các dân tộc tỉnh Kon Tum kháng chiến chống Mỹ, cứu nước như: Quyết định lệnh đồng khởi giành quyền làm chủ nông thôn ; Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân (năm 1968); Chiến dịch Đăk Tô – Tân Cảnh , tiến đến giải phóng tỉnh Kon Tum … Ngoài ra, Đảng bộ tỉnh đã phát động được sức mạnh của các dân tộc, các tầng lớp nhân dân, vận động được quần chúng, thực hiện tốt các nội dung cốt lõi lấy dân làm gốc. Trên cơ sở đó mà trong suốt cuộc đấu tranh chống Mỹ, nhân dân các dân tộc trong vùng căn cứ như xã Ngọc Lây, Tê Xăng, Măng Ri… đã tham gia tích cực trong mọi hoạt động. Trong đó, đặc biệt là nhân dân xã Măng Ri đã đóng góp 4000 ngày công, tham gia dân công hoả tuyến, gùi gạo, đạn dược. Cán bộ nhân dân và lực lượng vũ trang dân quân du kích của xã đã tham gia trực tiếp 17 trận đánh lớn nhỏ, tiêu diệt và làm tan rã 2 tiểu đoàn Mỹ, Ngụy, phá huỷ nhiều phương tiện chiến tranh của địch. Đưa đón và bảo vệ hàng trăm lượt cán bộ của trên đi về an toàn, tiếp nhận và nuôi dưỡng nhiều đơn vị chủ lực của Tỉnh, quân khu trong thời gian tập kết tại địa bàn xã. Vót 5 triệu cây chông và bố phòng hàng trăm hố chông, chế ra các loại vũ khí tự tạo để đánh địch, đóng góp cho cách mạng mỗi năm 600 gùi lúa, 5000 gốc mỳ hàng trăm con trâu, bò, heo, gà và nhiều tấn thực phẩm khác… Di tích Căn cứ Tỉnh ủy mãi là địa chỉ đỏ, là biểu tượng lòng kiên trung cách mạng của quân và dân tỉnh Kon Tum. Với ý nghĩa lịch sử đó, Di tích Căn cứ Tỉnh ủy Kon Tum (giai đoạn 1960-1972) tại xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông đã được UBND tỉnh Kon Tum xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh ngày 02/8/2007. Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Kon Tum

Kon Tum 1187 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp tỉnh Mở cửa

Ngục Dak Glei

Ngục Đăk Glei thuộc xã Đăk Choong, huyện Đăk Glei tỉnh Kon Tum. Cụm di tích lịch sử Ngục Đăk Glei gồm ba công trình nhỏ: Khu đồn canh gác, khu Căng an trí và khu nhà Ngục. Toàn bộ khu di tích nằm trên đồi, xung quanh núi cao, suối, thung lũng bao bọc. Ngục Đắk Glei được thực dân Pháp xây dựng vào năm 1932, đây là nơi giam giữ các chiến sĩ cách mạng Việt Nam trong những năm 1932 – 1954. Đồng thời, bọn thực dân còn cách ly những nhà hoạt động cách mạng có tầm ảnh hưởng với âm mưu kiểm soát toàn bộ Tây Nguyên. Ban đầu, ngục Đắk Glei chỉ giam những người dân không phục tùng chính sách cai trị của thực dân Pháp và tay sai. Nhưng kể từ cuối năm 1939, thực dân Pháp đã biến nơi đây thành nơi giam cầm các chiến sĩ cộng sản sau khi tăng cường đàn áp phong trào cách mạng. Không chỉ là nơi giam cầm nhà thơ cách mạng nổi tiếng như Tố Hữu, đây còn là nơi nhiều nhân vật chủ chốt của Đảng bị bắt giữ như Nguyễn Duy Trinh, Chu Huy Mân, Huỳnh Ngọc Huệ, Lê Văn Hiến, Trần Văn Trà, Lê Bá Từ, Hà Phú Hương và Nguyễn Tất Thắng. Ngục Đắk Glei là công trình kiến trúc có hình chữ nhật, gồm một tầng, diện tích khoảng 200m2, rộng 19,85m, sâu 10,2m, bao gồm 4 phòng. Nằm đối diện với ngục Đắk Glei qua một khoảng sân rộng chừng 20m là một ngôi nhà một tầng có 2 gian nhỏ, cũng được xây dựng bằng đá, gian bên ngoài là trạm gác, gian còn lại là nhà bếp. Từ ngục Đắk Glei đi xuống dưới sườn đồi khoảng 150m là nhà “ngục biệt giam” rộng khoảng 12m2, được xây dựng vào khoảng từ tháng 2 đén tháng 6/1942 ngay sau cuộc vượt ngục của hai nhà cách mạng yêu nước là Tố Hữu và Huỳnh Ngọc Huệ. Tại nhà giam này, không gian vừa ngột ngạt, vừa u ám với đầy xiềng xích, gông cùm... Nằm ở khoảng giữa nhà ngục với khu đồn là căng an trí với các dãy nhà giam được xây dựng bằng tre và gỗ. Mỗi nhà giam có một sạp nằm cho tù nhân, đầu quay vào giữa, chân cùm phía ngoài, mỗi sạp chứa khoảng 20 tù binh. Vào buổi tối lính canh thường đếm chân để kiểm tra số lượng tù nhân. Vì chỉ được xây dựng bằng tre và gỗ không kiên cố nên khu vực căng an trí hiện không còn dấu tích công trình do có sự khác nhau giữa các tư liệu ghi chép, chưa thể thống kê được số lượng chính xác là 2 hay 3 cái. Ngục Đắk Glei còn được người dân Kon Tum gọi với tên thân thuộc khác là ngục Tố Hữu bởi trong thời kỳ chống Pháp, đây là nơi giam cầm nhà cách mạng, nhà thơ nổi tiếng Tố Hữu. Nơi đây được gắn liền với câu chuyện vượt ngục ngoạn mục của nhà thơ Tố Hữu tại đây. Cụ thể, đầu năm 1942 Tố Hữu cùng đồng chí Huỳnh Ngọc Huệ đã lập kế hoạch và vượt ngục. Sau sự kiện đó, thực dân Pháp đã khủng bố những chiến sĩ cộng sản khác và bắt các đồng chí của nhân dân ta ở căng an trí giam vào ngục. Ngày nay, khu di tích đã và đang được trùng tu tôn tạo, hệ thống đường giao thông đến di tích cũng được đầu tư xây dựng thuận lợi, xứng đáng là địa chỉ đỏ cách mạng, có ý nghĩa giáo dục to lớn, một biểu tượng đầy tự hào cho tinh thần đấu tranh kiên cường của các chiến sĩ cách mạng. Ngày 30/12/1991, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận Ngục Đăk Glei là Di tích Lịch sử cấp Quốc gia. Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Kon Tum

Kon Tum 1240 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia Mở cửa

Ngục Kon Tum

“Ngục Kon Tum” có địa chỉ tại đường Trương Quang Trọng, phường Quyết Thắng, thành phố Kon Tum. “Ngục Kon Tum” phản ánh một giai đoạn lịch sử thời kỳ đầu của phong trào đấu tranh chống quân xâm lược nước ta. Ngục Kon Tum được thực dân Pháp xây dựng từ năm 1905 đến cuối năm 1917 mới hoàn thành. Ngục Kon Tum xây bên cạnh một rãnh nước lớn kế cận ngục phía Đông - Bắc là đường 14 (nay là đường Phan Đình Phùng - trục đường Hồ Chí Minh chạy qua thành phố Kon Tum); Tây - Nam là đồn lính khố xanh; Đông - Nam là tòa sứ, dinh quản đạo bù nhìn, Sở Cảnh sát. Chúng đặt Ngục Kon Tum vào thế bị bao vây cô lập. Để dễ bề kiểm soát chúng đào một rãnh sâu dài 150m, rộng 100m, thiết kế tại đó bốn dãy nhà theo hình hộp (vuông) diện tích khoảng 2,5ha, bốn góc ngục có 4 lô cốt xây nổi lên, đêm ngày canh phòng cẩn mật. Nhà lao xây theo kiểu pháo đài Vauban (Vô-băng) xưa của Pháp thuộc thế kỷ 17. Mái lợp ngói, vách bằng tocsi quét vôi, bốn bề không có tường bao quanh che kín như các nhà lao khác, bốn nhà dọc ngang xây liền lại với nhau thành một hình vuông, mỗi bề 18m thì có một cửa ra vào và hai chòi cao để lính gác có thể quan sát trong và ngoài lao; ở giữa là một cái sân vuông nhỏ hẹp, bề rộng của một dãy là 3,5m trong đó để 2m lát ván nằm, 1,5m là đường đi, người nằm trên sàn ván nhìn thấy ngoài sân. Ngục tù Kon Tum là nơi giam giữ tù binh chính trị bị thực dân Pháp áp giải từ Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế về, đồng thời cũng là nơi cung cấp nhân công khai phá cao nguyên, mở đường 14. Theo số liệu ghi lại, nơi đây đã giam giữ khoảng 500 tù binh chính trị và gần một nửa trong số họ đã hy sinh. Cụ thể, trong quá trình 6 tháng làm con đường 14, thực dân Pháp đã bốc lột lao động của tù binh đến kiệt sức dẫn đến tình trạng 210 người phải bỏ mạng tại nơi này. Những năm tháng kháng chiến chống Pháp, ngục tù Kon Tum được xem là lò giết người tàn bạo nhất. Ngục Kon Tum từng là nơi nổ ra rất nhiều cuộc biểu tình của các chiến sĩ cộng sản để phản đối việc bắt tù nhân đi làm đường ở Đắk Pô. Tuy những cuộc biểu tình tại đây đều bị thực dân Pháp tàn sát đẫm máu nhưng sự hy sinh này đã khiến chúng thừa nhận sự thất bại và buộc phải đóng cửa vào năm 1935. Có thể nói, ngục tù Kon Tum chính là bằng chứng tố cáo tội dã man mà thực dân Pháp đã gây ra cho đồng bào ta trong giai đoạn 1930 - 1931. Đồng thời, đây cũng là biểu tượng cho sự kiên cường, bất khuất đấu tranh bảo vệ Tổ quốc của các chiến sĩ cộng sản tại mảnh đất Kon Tum. Năm 1975 khi chiến tranh kết thúc, ngục tù Kon Tum trở thành Di tích lịch sử của miền Nam Việt Nam. Sau tàn tích của chiến tranh, ngày nay di tích chỉ còn lại mộ và bia tưởng niệm của 8 chiến sĩ cách mạng. Năm 1990, ngục tù Kon Tum được công nhận là khu Di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia. Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Kon Tum

Kon Tum 1161 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia Mở cửa

Di tích chiến thắng đăk tô – tân cảnh

Chiến thắng Đăk Tô - Tân Cảnh đã làm rung chuyển toàn bộ hệ thống phòng thủ của Mỹ - Ngụy ở Tây Nguyên, mở rộng vùng giải phóng và cùng với chiến thắng Quảng Trị, miền Đông Nam Bộ tạo ra một cục diện mới trên chiến trường miền Nam, góp phần đánh bại chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, “Học thuyết Nich Xơn” ở Đông Dương, buộc Mỹ phải ký Hiệp định Pari rút quân khỏi Việt Nam. Tây Nguyên là địa bàn chiến lược quan trọng của khu vực. Trong đó, Kon Tum là địa đầu phía bắc Tây Nguyên, án ngữ ngã ba biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia; nối liền tuyến hành lang Bắc - Nam và tuyến hành lang giữa Đông và Tây Trường Sơn. Với vị trí địa chính trị quan trọng này, đế quốc Mỹ và Ngụy quyền Sài Gòn đã tập trung mọi lực lượng để xây dựng vùng Bắc Kon Tum trở thành một khu vực phòng thủ kiên cố nhất ở phía Bắc Tây Nguyên mà trung tâm là cụm phòng ngự Đăk Tô - Tân Cảnh. Từ năm 1957 đến năm 1972, Mỹ-Nguỵ đã cho xây dựng tại Đăk Tô - Tân Cảnh một hệ thống phòng ngự kiên cố nhất bao gồm căn cứ E42 ở Tân Cảnh và căn cứ Đăk Tô 2. Vì vậy, Đăk Tô - Tân Cảnh trở thành địa bàn diễn ra nhiều trận chiến quyết liệt giữa ta và địch. Trong đó, nhiều chiến dịch lớn được thực hiện tại đây như: Chiến dịch Đăk Tô 1 vào năm 1967, lực lượng vũ trang Tây Nguyên đã tiêu diệt bộ phận Sư đoàn bộ binh 4, Sư đoàn kị binh không vận số 1 và Lữ đoàn dù 173 của Mỹ tại điểm cao 875 đã góp phần cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân năm 1968, Chiến dịch Đăk Tô 2 vào năm 1969 ta đã tiêu diệt nhiều sinh lực địch góp phần đánh bại chiến lược chiến tranh cục bộ và kế hoạch “tìm diệt” của Mỹ trên chiến trường Tây Nguyên và đặc biệt là chiến dịch Xuân hè năm 1972 ở Bắc Tây Nguyên mà trọng điểm là giải phóng Đăk Tô - Tân Cảnh. Thực hiện chủ trương chỉ đạo của Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương, các đơn vị của ta đã quyết định mở chiến dịch Xuân - Hè 1972 nhằm "Tiêu diệt địch, giải phóng Đăk Tô - Tân Cảnh, có điều kiện thì giải phóng thị xã Kon Tum. Hướng phát triển có thể là hướng Plei Ku; có điều kiện thì mở rộng vùng giải phóng phía tây Plei Ku, giải phóng thị xã Buôn Ma Thuột, hình thành căn cứ địa hoàn chỉnh nối liền với căn cứ địa miền Đông Nam Bộ". Đảng bộ Kon Tum đã huy động tối đa lực lượng bộ đội địa phương, du kích, dân công phối hợp cùng bộ đội chủ lực B3 Và Khu 5 tham gia chiến dịch. Về phía địch, tổng số lực lượng địch bố trị tại khu vực này lên tới 28 tiểu đoàn bộ binh, 6 tiểu đoàn pháo binh, 4 tiểu đoàn thiết giáp, địch quyết tâm tập trung lực lượng tạo thành tuyến phòng ngự vững chắc, ngăn chặn quân giải phóng đánh chiếm vùng đất Tây Nguyên. Với sự tập trung lực lượng và có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, hai bên đã tạo ra một trận chiến gay go, quyết liệt và thắng lợi hoàn toàn nghiêng về quân giải phóng. Đúng 11 giờ trưa ngày 24-4-1972, lá cờ giải phóng do Tỉnh uỷ Kon Tum trao cho Trung đoàn 66 hôm làm lễ xuất quân được các chiến sỹ ta mang vào trận đánh, cắm tung bay trên đỉnh trung tâm căn cứ địch, báo tin giải phóng. Cụm phòng ngự Đăk Tô - Tân Cảnh, nơi được Mỹ - Ngụy mệnh danh là “vành đai thép” ở Bắc Tây Nguyên bị quân ta tiêu diệt gọn. Chiến thắng Đăk Tô - Tân Cảnh cùng với chiến thắng Quảng Trị và miền Đông Nam Bộ là những đòn tiêu diệt chiến dịch có ý nghĩa chiến lược vô cùng quan trọng, nó đã tạo ra một cục diện mới trên chiến trường miền Nam, góp phần đánh bại một bước quan trọng chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Học thuyết Nich Xơn” ở Đông Dương, buộc Mỹ phải ký Hiệp định Pari, rút quân khỏi Việt Nam. Với quyết tâm “Trường Sơn chuyển mình - Pô Kô dậy sóng, quét sạch quân thù, giải phóng Đăk Tô”, “Tất cả vì tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”, nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã huy động tối đa sức người, sức của cho chiến dịch này. Những "rẫy mì cách mạng", "rẫy mì giải phóng", "tiếng chày giã gạo" thâu đêm.... cung cấp lương thực cho tiền tuyến hay hình ảnh người mẹ "Tay cầm khẩu súng, phía trước địu con, sau lưng cõng đạn " của Nhân dân các dân tộc Kon Tum mãi mãi trở thành biểu tượng cao đẹp cho ý chí tất cả vì các mạng, vì độc lập dân tộc và khát vọng hòa bình. Với ý nghĩa lịch sử sâu sắc, năm 2017 “Địa điểm Chiến thắng Đăk Tô - Tân Cảnh đã được Thủ Tướng Chính phủ Công nhận là Di tích cấp quốc gia đặc biệt. Nguồn: Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Kon Tum

Kon Tum 1191 lượt xem

Xếp hạng : Di tích quốc gia đặc biệt Mở cửa

Đền Kim Đằng

Đền Kim Đằng nằm ở trung tâm thôn Kim Đằng, phường Lam Sơn, thị xã Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên ngày nay. Xưa kia, nơi đây là trang Đằng Man, tổng An Tảo, phủ Khoái Châu, trấn Sơn Nam thượng. Tương truyền, đền được xây dựng trên mảnh đất Đinh Điền chọn làm đại bản doanh với thế "Thanh Long, Bạch Hổ chầu về". Cuốn "Đại Nam nhất thống chí" có ghi: Tướng quân Đinh Điền quê ở Gia Phương - Gia Viễn - Ninh Bình, là con nuôi của Đinh Công Trứ (thân phụ Đinh Bộ Lĩnh). Từ thuở nhỏ ông đã làm bạn "cờ lau tập trận" của Đinh Bộ Lĩnh, lớn lên đã cùng Nguyễn Bặc, Lu Cơ, Trịnh Tú và Đinh Bộ Lĩnh kết nghĩa anh em. Khi đất nước xảy ra loạn 12 sứ quân, mấy anh em bằng hữu đã theo sứ quân Trần Lãm chiếm giữ vùng Bố Hải (nay thuộc Tiền Hải - Thái Bình). Khi đã trở thành Vạn Thắng Vương, Đinh Bộ Lĩnh giao cho Đinh Điền chỉ huy 10 đạo quân đi thu phục các sứ quân khác. Khi đến trang Đằng Man, thấy địa thế đẹp, ông liền cho dựng đại bản doanh và chọn 3 người họ Phan, họ Phạm và họ Nguyễn ở trang Đằng Man làm gia tướng và chọn người con gái họ Phan tên là Môi Nương làm vợ. Dẹp xong loạn 12 sứ quân, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế, xưng là Đinh Tiên Hoàng, đặt Quốc hiệu là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư - Ninh Bình. Đến năm Kỷ Mão (979), Đinh Tiên Hoàng và con trưởng là Đinh Liễn bị kẻ phản tặc Đỗ Thích giết hại, Đinh Điền cùng các quan đại thần tôn Đinh Toàn (khi đó mới 6 tuổi) lên ngôi vua, tôn Dương Vân Nga làm Hoàng Thái Hậu. Khi quân Tống lăm le xâm lược biên giới phía Bắc, đất nước đứng trước họa ngoại xâm, quân sĩ tôn Thập đạo tướng quân Lê Hoàn lên ngôi vua, thay cho Đinh Toàn khi đó còn quá nhỏ. Không chấp nhận việc đó, quan Ngoại giáp Đinh Điền và Định quốc công Nguyễn Bặc đang trấn giữ Châu Ái cùng Phạm Hạp dấy binh, đưa quân từ Thanh Hóa ra đánh Hoa Lư nhưng không thành, Đinh Điền lui quân về trại Đằng Man. Ngày 17.11 (âm lịch) năm Kỷ Mão (979), Đinh Điền và phu nhân mất, nhân dân trại Đằng Man đã lập đền thờ trên nền doanh trại, 3 gia tướng của Đinh Diền cũng được phối thờ tại đây. Trải qua thời gian, ngôi đền đã được trùng tu nhiều lần. Hiện nay, Đền Kim Đằng còn giữ được nhiều nét kiến trúc thời Hậu Lê và thời Nguyễn. Năm 1997, đền đã được Bộ Văn Hoá Thông Tin xếp hạng là di tích lịch sử. Đền có kiến trúc kiểu chữ đinh, bao gồm 5 gian tiền tế và 3 gian hậu cung. Tòa tiền tế được làm kiểu chồng diềm 2 tầng, 8 mái; các đao mái đắp nổi đầu rồng; trên đường bờ nóc đắp hình lưỡng long chầu nhật, 2 đầu kìm đắp "lưỡng ngư" (2 con cá chép); mái lợp bằng ngói vẩy rồng, phần cổ diềm đắp 4 chữ "Đinh Đại Linh Từ" bằng chữ Hán. Kết cấu các bộ vì kèo kiểu quá giang đơn giản, được nâng đỡ bằng hệ thống cột gỗ lim vững chắc. Nối tiếp với tiền tế là 3 gian hậu cung lợp ngói mũi. Kết cấu vì kèo kiểu con chồng, đấu sen, trên các con rường được trạm nổi hình hoa lá cách điệu. Gian trung tâm đặt tượng tướng quân Đinh Điền và phu nhân Phan Thị Môi Nương, được tạo tác trong tư thế ngồi tọa thiền... Ngoài ra trong di tích còn lưu giữ một số bức hoành phi, câu đối ca ngợi công đức của thần. Hàng năm, lễ hội Đền Kim Đằng được tổ chức từ ngày 15 đến ngày 17 tháng 11 âm lịch để tưởng nhớ tới ngày mất của tướng quân Đinh Điền và phu nhân. Trong những ngày diễn ra lễ hội, ngoài tổ chức rước kiệu còn có các trò chơi dân gian truyền thống như: chọi gà, múa lân, hát nói, hát trống quân, múa rối nước... để góp phần dựng xây tình đoàn kết xóm thôn, giáo dục truyền thống yêu nước, truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc Việt Nam. Nguồn: Báo Hưng Yên

Hưng Yên 1192 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia Mở cửa

Đền Mây

Đền Mây thuộc địa phận thôn Đằng Châu - phường Lam Sơn - Thị xã Hưng Yên - tỉnh Hưng Yên. Đền Mây thờ tướng quân Phạm Phòng Át tức Phạm Bạch Hổ, vị tướng tài ba của nước ta trong thời kỳ đầu của kỷ nguyên độc lập tự chủ (đầu thế kỷ thứ 10 đến đầu thế kỷ 11). Theo “Đại Nam nhất thống chí”, Phạm Bạch Hổ sinh ngày 10 tháng Giêng năm Canh Ngọ (910), thân phụ là Phạm Lệnh Công người lộ Nam Sách Giang (nay là Kim Thành- Hải Dương). Lệnh Công có tiệm buôn lớn ở Đằng Châu - Kim Động - Hưng Yên (nay là Xích Đằng - Lam Sơn - Hưng Yên). Tương truyền mẹ ông nằm mộng thấy Sơn Tinh và Hổ trắng mà có mang nên đã đặt tên ông là Bạch Hổ. Lớn lên Bạch Hổ có thân hình vạm vỡ, mạnh mẽ như hổ, thông minh hơn người, văn võ song toàn. Phạm Bạch Hổ từng làm hào trưởng đất Đằng Châu, là tướng tài của Dương Đình Nghệ. Năm Tân Mão 931, ông giúp chủ tướng đánh đuổi Lý Tiến, thứ sử Giao Châu; đánh bại Trần Báo do Đường Minh Tông cử sang cứu viện, rồi xưng tiết độ sứ. Khi Kiều Công Tiễn, một nha tướng của Dương Đình Nghệ giết chết chủ tướng, đoạt chức rồi cầu cứu quân Nam Hán xâm lược nước ta. Phạm Bạch Hổ đã phối hợp với Ngô Quyền đem quân tiêu diệt Kiều Công Tiễn và đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm Mậu Tuất (938). Khi Ngô Quyền mất, Dương Tam Kha cướp ngôi Vua, Phạm Bạch Hổ cùng Đỗ Cảnh Thạc lật đổ Dương Tam Kha đưa Ngô Xương Văn, con của Ngô Quyền lên ngôi, thời kỳ này được gọi là Hậu Ngô Vương. Năm 965, Hậu Ngô Vương mất, các hào kiệt trong nước nổi lên cát cứ từng vùng. Phạm Bạch Hổ chiếm giữ Đằng Châu và là một trong mười hai sứ quân thời đó. Năm 968 Vạn Thắng vương - Đinh Bộ Lĩnh được sứ quân Trần Lãm giao toàn bộ binh quyền, đã dẹp "Loạn 12 sứ quân". Phạm Bạch Hổ đem quân quy thuận được phong là thân vệ Đại tướng quân. Ngày 16/11 năm Nhâm Thân (972), Phạm Bạch Hổ mất tại quê nhà, thọ 62 tuổi. Đinh Tiên Hoàng đã sắc cho nhân dân lập đền thờ, các triều đại đều phong tặng ông là: “Khai thiên hộ quốc tối linh thần”. Tương truyền thần rất linh thiêng. Khi xưa Vua Lê Ngoạ Triều (tức Lê Long Đĩnh) khi chưa lên ngôi, có thực ấp ở Đằng Châu, thường bơi thuyền dạo chơi. Một hôm gặp mưa to, Long Đĩnh tìm nơi trú ẩn, thấy trên bờ sông có đền, mới hỏi người làng: “Đền thờ thần gì”, người làng thưa: “đây là đền thờ thần thổ địa”, Vương hỏi “có thiêng không?” thưa rằng “đây là chỗ dựa của một châu, lễ cầu mưa, cầu tạnh đều rất ứng”. Vương bèn nói to: "Nếu thần khiến được mưa gió thì nay thử khiến cho bên này sông tạnh, bên kia sông mưa. Thế mới thật là thiêng!”. Nói xong quả nhiên nửa sông bên kia mưa rất to, nửa sông bên này chỉ có gió mát. Long Đĩnh không bị ướt, lấy làm lạ mới sai tu bổ đền thờ. Trải qua thời gian, Đền Mây đã được trùng tu, tu sửa nhiều lần. Ngày nay, kiến trúc ngôi đền vẫn mang đặc trưng nghệ thuật chạm khắc thời Hậu Lê và thời Nguyễn. Đền được xây dựng kiểu chữ Tam gồm: tiền tế, trung từ và hậu cung. Toà tiền tế với 3 gian được làm kiểu tường hồi bít đốc, mái lợp ngói mũi hài. Tiền tế được trang trí bằng hệ thống cửa võng, đại tự, hoành phi, câu đối. Chính giữa toà tiền tế treo bức đại tự khảm trai có ghi hàng chữ. “Thái Bình vương Phủ”. Các gian bên treo các bức hoành phi . Nối với tiền tế là 5 gian trung từ được làm song song nhưng nền nhà cao hơn. Hai bên cột treo đôi câu đối ca ngợi công lao của tướng quân. Hậu cung gồm 3 gian, kết cấu vì chồng rường đơn giản, không chạm trổ hoa văn. Trong đền còn lưu giữ 27 pho tượng, hầu hết được tạo tác từ thời Lê, hai cỗ kiệu bát cống và một lư hương đồng rất quý. Hàng năm, lễ hội Đền Mây được tổ chức ở hai thời điểm khác nhau: Tháng Giêng từ ngày mồng 8 đến ngày 16 (âm lịch) là lễ hội kỷ niệm ngày sinh; từ ngày 12 đến ngày 18 tháng 11 (âm lịch) là lễ hội kỷ niệm ngày hoá của tướng quân Phạm Bạch Hổ. Trong lễ hội ngoài tế lễ trước đây còn diễn ra phần hội với nhiều trò chơi truyền thống mang đậm nét văn hoá của cư dân Bắc Bộ như: đấu vật, múa lân, hát trống quân, múa rối nước, đánh cờ… Năm 1992, Bộ văn hoá thông tin đã công nhận Đền Mây là di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật. Nguồn: Cổng thông tin điện tử thành phố Hưng Yên

Hưng Yên 1231 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia Mở cửa

Chùa Nễ Châu

Chùa Nễ Châu có tên chữ là. “Thụy Ứng tự”, gắn liền với tên tuổi bà Nguyễn Thị Ngọc Thanh, vợ vua Lê Đại Hành. Chùa tọa lạc tại thôn Nễ Châu, xã Hồng Nam, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên. Tương truyền, chùa Nễ Châu được khởi dựng từ thời Tiền Lê (thế kỷ thứ 10) với quy mô ban đầu còn nhỏ. Khi nghĩa quân Lê Hoàn đóng quân ở đây để chống giặc Tống ngoại xâm, đã cho xây dựng một ngôi chùa mới trên đất làng Phương Cái (ngày nay là thôn Nễ Châu), thay thế cho ngôi chùa cũ đã đổ nát. Khi chùa xây xong, dân làng Phương Cái không đủ sức trả công thợ. Lê Hoàn truyền rằng “Nếu làng nào đủ tiền trả công thợ thì chùa thuộc về làng đó”. Bấy giờ, dân làng Nễ Châu nhờ đến sự giúp đỡ của gia đình bà Nguyễn Thị Ngọc Thanh nên đã trả được công thợ, chùa thuộc về làng Nễ Châu từ đó. Lê Hoàn cảm mến Ngọc Thanh xinh đẹp nên đã lấy bà làm vợ. Trong thời gian này, bà đã đóng góp công sức, giúp đỡ nghĩa quân cất giấu lương thảo, chăm lo hậu cần. Đánh tan giặc, Lê Hoàn lên ngôi hoàng đế, nhưng bà đã không theo nhà vua về Hoa Lư mà xin ở lại quê hương để chăm sóc cha mẹ già yếu. Sau khi bà mất, nhà vua đã cho lập đền thờ ở đối diện chùa Nễ Châu và sắc phong làm “Ngọc Thanh Hoàng hậu”. Trải qua các triều đại, chùa Nễ Châu đều được tôn tạo, lần gần đây là vào thời Nguyễn, niên hiệu Bảo Đại nguyên niên (1926). Đến năm 1992, chùa Nễ Châu đã được xếp hạng là Di tích lịch sử văn hóa quốc gia. Vào năm 2005, trong khuôn khổ dự án tu sửa di tích cổ Phố Hiến giai đoạn II, chùa Nễ Châu tiếp tục được phục dựng theo đúng nguyên bản. Chùa xây theo kiểu “Nội công ngoại quốc” với nhiều hạng mục, trong đó có 3 hạng mục nổi bật là: Tiền đường, Thượng điện và hai dãy hành lang. Nhà Tiền đường của chùa Nễ Châu gồm 7 gian, được kiến trúc theo kiểu vì kèo đơn giản. Ở hai bên đầu hồi có hai cột đồng cao, trên đỉnh cột đắp hai con nghê quay đầu vào nhau. Phía trên, ở chính giữa mái nhà có đắp nổi 3 chữ Hán “Thụy Ứng Tự”. Toàn bộ hoa văn trang trí ở nhà Tiền đường đều được chạm khắc hình lưỡng long chầu nguyệt và hoa lá cách điệu, mang đậm nét văn hóa thời Lê. Nhà Thượng điện kiến trúc giống Tiền đường. Bên trong Thượng điện đặt các tượng thờ rất đẹp, có giá trị nghệ thuật điêu khắc cao, trong đó nổi bật là bộ tượng Tam Thế và tượng Tuyết Sơn. Bộ tượng Tam Thế được tạc bằng gỗ, trong tư thế ngồi thiền trên tòa sen, khuôn mặt mỉm cười đôn hậu. Các mặt tòa sen đều được khắc hình hoa lá và một số tích truyện của nhà Phật. Đáng chú ý là cả ba bức tượng Tam Thế đều dựa lưng vào một lá gỗ có hình dáng giống như bài vị. Khác với bộ tượng Tam Thế, tượng Tuyết Sơn được tạc trong tư thế ngồi suy tư, hai tay bó gối. Đây là pho tượng cổ có từ thời Lê, hiện thân của Đức Phật Thích Ca giai đoạn tu luyện trên núi Tuyết Sơn. Hai dãy hành lang của chùa Nễ Châu nằm đối xứng, có hàng trăm pho tượng với các tư thế, vẻ mặt khác nhau, phác họa đầy đủ các tích truyện của nhà Phật. Riêng đền thờ bà Nguyễn Thị Ngọc Thanh (nằm đối diện chùa Nễ Châu) có kiến trúc kiểu chữ Đinh bao gồm 3 gian tiền tế và 2 gian hậu cung. Đền có kết cấu kiến trúc kiểu con chồng đấu sen, chạm khắc hoa văn cách điệu, mang phong cách kiến trúc thời Nguyễn. Hàng năm, chùa Nễ Châu thường tổ chức tế lễ vào các ngày 15 tháng giêng và ngày 15.8 âm lịch để tưởng nhớ ngày sinh và ngày mất của bà Nguyễn Thị Ngọc Thanh. Nguồn: Cổng thông tin điện tử thành phố Hưng Yên

Hưng Yên 1190 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia Mở cửa

Chùa Chuông

Chùa Chuông có tên chữ là “Kim Chung tự” nằm tại thôn Nhân Dục phường Hiến Nam thị xã Hưng Yên. Tương truyền vào một năm đại hồng thủy, có một quả chuông vàng trên một chiếc bè trôi vào bãi sông thuộc địa phận thôn Nhân Dục. Các nơi đua nhau kéo chuông về địa phương mình nhưng không được. Chỉ có những bô lão thôn Nhân Dục mới kéo được chuông. Dân làng cho là trời phật giúp đỡ bèn góp công của dựng chùa, xây lầu treo chuông. Mỗi lần đánh chuông, tiếng vang xa hàng vạn dặm. Do vậy chùa còn có tên gọi là Kim Chung Tự (chùa chuông vàng). Chùa Chuông được khởi dựng từ thời Lê (thế kỷ 15) và trải qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo về sau nhưng vẫn giữ được nét kiến trúc nghệ thuật thời Hậu Lê (thế kỷ 17). Trong “Hưng Yên tỉnh nhất thống chí” của Trịnh Như Tấu có ghi “Chùa Chuông - phố Hiến nổi tiếng danh lam”. Năm 1992, chùa Chuông đã được xếp hạng là Di tích lịch sử văn hoá, kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia. Quần thể kiến trúc chùa Chuông có bố cục hài hòa, theo kiểu “Nội công ngoại quốc”, bao gồm các hạng mục: Tam quan, Tiền đường, Thượng điện, nhà Tổ, nhà Mẫu, lầu chuông và 2 dãy hành lang... Mặt tiền chùa quay hướng Nam, đó là hướng của “Bát Nhã” và “Trí Tuệ”. Các công trình chùa Chuông nằm cân xứng trên trục nối từ Tam quan đến nhà Tổ. Cổng Tam quan xây theo kiểu chồng diêm hai tầng tám mái, có các họa tiết, hoa văn trang trí như hình rồng đắp nổi, bức phù điêu về thầy trò Đường Tăng đi lấy kinh ở Tây Trúc... Qua cổng Tam quan là tới cây cầu đá xanh được dựng vào năm 1702, bắc qua ao mắt rồng. Nối tiếp là con đường độc đạo được lát đá xanh dẫn thẳng đến Tiền đường, theo quan niệm nhà Phật là con đường chân chính dẫn dắt con người thoát khỏi bể khổ. Tiền đường có quy mô 5 gian 2 chái, kiến trúc theo kiểu con chồng đấu sen. Tiếp đến là khoảng sân nhỏ, giữa sân có cây hương đá còn gọi là “Thạch trụ”, trên bốn mặt có khắc chữ Hán ghi công đức của nhân dân đóng góp tu sửa chùa Chuông. Thượng điện cũng gồm 5 gian 2 chái, kết cấu giống Tiền đường. Bên trong được bài trí nhiều pho tượng được tạo tác công phu như: tượng Tam Thế, các vị Bồ Tát, Văn Thù, Phổ Hiền, Ngọc Hoàng, Nam Tào, Bắc Đẩu, Phật Thích Ca, Phật A Di Đà... Qua Thượng điện là tới hai dãy hành lang đối xứng nhau, có đặt rất nhiều tượng được xếp theo thứ tự. Đầu tiên là nhóm tượng phác họa về động “Thập điện Diêm Vương” diễn tả cảnh nhục hình mà con người phải trải qua nơi âm giới theo triết lý nhân quả của nhà Phật. Tiếp đến là tượng Bát Bộ Kim Cương, sau là “Thập Bát La Hán” với 18 vị được tạo tác rất biểu cảm trên từng nét mặt. Cuối dãy hành lang là tượng Đức Ông, đứng cạnh có Già Lan - Chân Tể và tượng Đức Thánh Hiền, đứng cạnh có Diệm Nhiên - Đại Sỹ. Trong chùa Chuông còn lưu giữ nhiều hiện vật có giá trị như hoành phi, câu đối... đặc biệt là tấm bia đá “Kim Chung Tự thạch bi ký” được dựng vào năm Vĩnh Thịnh thứ 7 (1711). Trên bia ghi danh những người công đức, và mô tả Phố Hiến thời hưng thịnh. Vào các ngày 15 tháng 1, 8 tháng 4, 15 tháng 4, 15 tháng 7 âm lịch hàng năm, lễ hội chùa Chuông được tổ chức, thu hút nhân dân trong vùng và du khách thập phương về dự. Nguồn: Cổng thông tin điện tử thành phố Hưng Yên

Hưng Yên 1148 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia Mở cửa

Điểm di tích nổi bật