Premier Village Danang Resort, 99 Võ Nguyên Giáp, Bắc Mỹ An, Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng 550000, Việt Nam
Loại nhà hàng Đặc sản địa phương
Hiệp hội du lịch Đà Nẵng Chưa xác nhận
Đánh giá 5 () Xem bản đồ
Giảm giá 10% thành viên 63Stravel Vip
5.0 (0 Đánh giá)
Xem tất cả
Đặc sản địa phương
Hiệp hội du lịch Đà Nẵng Chưa xác nhận
Premier Village Danang Resort, 99 Võ Nguyên Giáp, Bắc Mỹ An, Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng 550000, Việt Nam
Giảm giá 10% thành viên 63Stravel Vip
5.0 (0 Đánh giá)
Xem tất cả
Nằm trong khu nghỉ dưỡng Premier Village Danang Resort, nhà hàng Cá Chuồn Cồ mời bạn với một hành trình ẩm thực có một không hai, tôn vinh tinh hoa của ẩm thực Việt Nam đỉnh cao.
Với cam kết về hương vị chân thực và nguyên liệu cao cấp, chúng tôi sẽ có những cách trình bày các món ăn được chế biến tỉ mỉ để tôn vinh di sản ẩm thực của Việt Nam. Cho dù bạn đang thưởng thức các món ăn truyền thống hay khám phá những sáng tạo độc đáo, chúng tôi hứa hẹn sẽ mang đến cho bạn một hành trình ẩm thực khó quên trong không gian tinh tế và yên bình để có một trải nghiệm ẩm thực Việt Nam đích thực.
Bên cạnh đó, chúng tôi có sẵn một phòng ăn riêng biệt cho buổi hẹn hò lãng mạn, các sự kiện đặc biệt hoặc các cuộc gặp kinh doanh của bạn.
Đà Nẵng đã biến mình thành điểm đến du lịch và nghỉ dưỡng thú vị, không còn là vùng đất miền Trung cằn cọc như trước. Hãy khám phá và thưởng thức những trải nghiệm đặc sắc tại địa điểm du lịch Đà Nẵng – Bà Nà Hills. Khu mua sắm tại địa điểm du lịch Đà Nẵng – Bà Nà Hills có đến 20 cửa hàng lưu niệm, cung cấp hơn 2.000 sản phẩm đa dạng. Chúng phân bố khắp khu du lịch, từ nhà ga, khu trưng bày tượng sáp, đến nhà hàng Doumer và Fantasy Park… Tại đây, bạn có thể dễ dàng tìm thấy những món quà lưu niệm độc đáo và ý nghĩa để tặng người thân như tranh đá quý, tranh cát, tranh đá cuội, tranh thêu, tranh sơn mài, tranh giấy cuộn, xếp giấy origami, váy vẽ bằng tay… Ngoài ra, bạn cũng có thể chọn lựa những món quà cao cấp như bức tranh khắc tượng 3D, dòng mỹ phẩm, tinh dầu cao cấp được sản xuất riêng cho Bà Nà… Đặc biệt tại French Village, có khu mua sắm với đầy đủ mọi ngành hàng cao cấp từ thời trang, mỹ phẩm, trang sức, túi xách hàng hiệu. Sau khi trải nghiệm các điểm đến Đà Nẵng tại công viên Fantasy hay vườn hoa Tình yêu, hãy ghé khu ẩm thực châu Âu sang trọng để thưởng thức những món ngon độc đáo. Bạn có thể thưởng thức các món ăn nhanh, đồ nướng từ các nhà hàng nổi tiếng như Morin, Kavkaz, Buffet Club, La Crique&Café Postal, KavKaz Vista… Quảng Trường Du Dôme tọa lạc trên đỉnh Lâu Đài Trung Cổ trong công viên Fantasy, với kiến trúc sáng tạo và tầm nhìn bao quát toàn cảnh núi Bà Nà. Bốn cột cao lớn và gam màu cổ điển tại quảng trường ẩm thực này đưa bạn trở về thời kì Trung Cổ. Để trải nghiệm đầy đủ vẻ đẹp của Bà Nà qua đêm, bạn có thể lưu trú tại các khách sạn 3 sao, 4 sao. Những địa điểm này cung cấp không gian sang trọng, phòng ốc thoải mái và nhiều dịch vụ tốt. Khách Sạn Morin 3 sao, French Village 4 sao mang đến kiến trúc riêng biệt nhưng chung là sự sang trọng theo phong cách Pháp cổ điển, trang nhã. Nội thất được trang trí tỉ mỉ, với tầm nhìn đẹp và lò sưởi trong từng phòng, đảm bảo ấm cúng trong những đêm đông lạnh giá. Mua sắm, thưởng thức ẩm thực và trải nghiệm nghỉ dưỡng là ba trải nghiệm tuyệt vời để khám phá vẻ đẹp hùng vĩ trên đỉnh núi Bà Nà.
Đà Nẵng
Từ tháng 1 đến tháng 12
1271 lượt xem
Cầu Vàng với sự nâng đỡ của những bàn tay khổng lồ đang được chia sẻ một cách chóng mặt trên những trang mạng xã hội, các cộng đồng du lịch, khiến nhiều người không khỏi ngỡ ngàng. Cầu Vàng (Golden Bridge), một công trình mới của Sun World Bà Nà Hills. Được khởi công xây dựng vào 07/2017 tới 04/2018 thì hoàn thành, thời gian gần đây đã đi vào hoạt động và đón những lượt khách tham quan du lịch Đà Nẵng đầu tiên. Sở hữu thiết kế vô cùng độc đáo và mới lạ, chưa từng có ở Việt Nam, cây câu được xây dựng tại độ cao hơn 1.400 mét so với mực nước biển, tổng chiều dài vào khoảng 150 mét, với 8 nhịp cầu, nhịp lớn nhất là 21.2 mét. Mặt cầu được làm bằng gỗ kiềng rộng 3 mét, dày 5 cm, dọc hai bên lối đi được trồng rất nhiều hoa Nữ hoàng Xanh, bên trên là phần lan can được làm bằng inox mạ vàng. Có thể thấy cây cầu này được thiết kế và tạo hình giống với hình tượng một người phụ nữ đang dùng đôi bàn tay của mình để nâng đỡ một dải lụa vàng vắt ngang. Với hình ảnh độc đáo, cầu vàng ở Bà Nà Hills đã khiến không ít người phải ngỡ ngàng và nể phục sự sáng tạo của những người thiết kế và xây dựng công trình này. Không chỉ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của công trình độc đáo này, tới đây bạn sẽ được thỏa sức ngắm nhìn cảnh đẹp hùng vĩ đầy ngoạn mục của núi rừng xung quanh. Cảm giác đi dạo trên những tầng mây lơ lừng, ngắm nhìn cảnh đẹp bên dưới sẽ là trải nghiệm vô cùng tuyệt vời đối với nhiều du khách. Rất nhiều những tấm hình đẹp đã được du khách tới đây chụp lại, nhiều người xem cứ ngỡ đây là một địa điểm du lịch nào đó của nước ngoài. Nhưng khi biết đó là cầu Vàng trên đỉnh Bà Nà mọi người vô cùng ngạc nhiên và thích thú muốn tìm đến ngay để chiêm ngưỡng cảnh đẹp này. Có thể thấy Đà Nẵng không chỉ sở hữu những cảnh quan thiên nhiên kỳ thú mà những công trình được xây dựng từ chính khối óc và bàn tay con người cũng được thể hiện tại thành phố này một cách vô cùng độc đáo, trong đó không thể không nhắc tới cầu Vàng ở Đà Nẵng một công trình mang tính nghệ thuật cao.
Đà Nẵng
Tháng 3 đến tháng 8
1512 lượt xem
Núi Ngũ Hành Sơn – địa điểm du lịch Đà Nẵng ấn tượng hay còn được người dân nơi đây gọi với tên núi Non Nước, được hình thành bởi quần thể năm ngọn núi đá vôi theo Kim – Mộc – Thuỷ – Hoả – Thổ với nhiều câu chuyện huyền thoại đến nay vẫn còn âm vang. Tên núi Non Nước đã có từ rất lâu đời và được đi vào những câu ca của người dân địa phương “ Chiều chiều mây phủ Sơn Trà, Sấm rền Non Nước trời đà chuyển mưa”. Du khách khi đến đây sẽ ngỡ ngàng trước khung cảnh thiên nhiên kì vĩ, huyền ảo mà tạo hoá ưu ái ban tặng cho nơi đây. Ngũ Hành Sơn nằm trên một bãi cát trắng mịn rộng lớn mênh mông gần bờ biển kéo dài từ bán đảo Cát Tiên Sa về biển Non Nước, thuộc làng Hoà Khuê, ấp Sơn Thuỷ, huyện Hoà Vang nay thuộc phường Hoà Hải, quận Ngũ Hành Sơn, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng chưa đến 8 km đường lái xe về hướng Đông Nam. Ngũ Hành Sơn nổi tiếng khắp cả nước với vẻ đẹp có một không hai của một vùng trời biển, non nước với những giá trị lịch sử văn hoá, tâm linh sâu sắc lâu đời. Dạo chơi trên các dãy núi của Ngũ Hành Sơn, du khách có thể thoải mái nhặt các loại đá cẩm thạch đẹp mắt mà điều thú vị ở đây là mỗi ngọn núi lại có một màu đá khác nhau, như đá ở Kim Sơn màu xanh nước biển trầm mặc, đá ở Thổ Sơn lại là màu nâu đất, đá ở Mộc Sơn sở hữu sắc trắng trong, đá ở Thuỷ Sơn điểm màu hồng phấn và đá Hoả Sơn có màu đỏ rực, mỗi loại đá là một màu tương ứng với ngũ hành trong phong thủy của người Phương Đông và có lẽ tên của năm ngọn núi ấy cũng được đặt bởi lẽ đó. Ngũ Hành Sơn không chỉ đa dạng về đá quý mà còn có rất nhiều loại thảo mộc quý hiếm có giá trị cao như: thiên tuế, cảnh thiên, mộc tê, thạch trường sanh, cung nhân thảo, thử lý. Đến Ngũ Hành Sơn – một trong những địa điểm du lịch Đà Nẵng du khách còn được trau dồi thêm kiến thức về nhiều loài động vật phong phú loài dơi, chim hải yến, khỉ dộc hiền,… vừa bước chậm rãi, vừa hít thở bầu không khí trong lành, thoáng đãng lại vừa được ngắm nhìn nhiều loài hoa rừng đa màu sắc toả hương thơm ngát mà đa phần là phong lan rừng thì còn cái thú nào hơn. Mảnh đất Ngũ Hành Sơn ấy không chỉ là huyền thoại, không chỉ là ngũ hành, tâm linh, không chỉ là mảnh đất thiên phú, địa linh mà còn là mảnh ghép lịch sử, gắn liền với những con người, những tên tuổi đã đi vào sử sách. Du khách sẽ được viếng thăm mộ mẹ tướng quân Trần Quang Diệu cùng đền thờ công chúa Ngọc Lan – em gái của nhà vua Minh Mạng hay tới thăm những bút tích thi ca thời vua Lê, Trần được in tại các vách đá đã phủ kín rêu phong theo dòng luân chuyển của thời gian, tất cả làm nên một minh chứng hùng hồn về một Ngũ Hành Sơn huyền thoại, về vùng đất địa linh nhân kiệt. Đi men theo những con đường mòn, du khách đam mê khám phá sẽ có cơ hội đến tham quan hệ thống hang động kì thú độc đáo, là những cảnh đẹp có một không hai tại đây. Để khám phá và chiêm ngưỡng hết số hang động chính của Ngũ Hành Sơn, du khách sẽ phải đầu tư 2 đến 4 ngày với lịch trình dày đặc như tham quan động Quan Âm của Kim Sơn, động Huyền Vi của Hoả Sơn hay động Âm Phủ, Linh Nha, Huyền Không, Vân Thông, Thiên Long, Thiên Phước Địa của Thuỷ Sơn, du khách sẽ được trải qua nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau khi đi tới các hang động ấy. Theo đánh giá của rất nhiều khách du lịch thì nổi trội hơn tất cả là động Âm Phủ, động Huyền Không và động Vân Thông. Động Âm Phủ của núi Kim Sơn với nhiều truyền thuyết vừa thực vừa ảo, từ lâu đã lan truyền khắp nơi, vốn dĩ vạn vật luôn tồn tại hai chiều đối lập: ngày thì phải có đêm, con người có sinh thì ắt sẽ có tử, có thiên đàng thì phải có địa ngục bởi thế động có hai ngách lên trời và xuống âm phủ. Động được đặt tên như vậy từ thời vua Minh Mạng đầu thế kỉ thứ 19, khi nhà vua vi hành đến ngọn núi này. Âm phủ vốn được hiểu là thế giới của người chết nhưng theo đạo Phật chết không phải là hết mà là chuyển tiếp để đầu thai về với cảnh giới khác. Thiện ác đến đây đều sẽ được phân minh rõ ràng trắng đen. Động Huyền Không tại địa điểm du lịch tại Đà Nẵng là một động lộ thiên nền bằng phẳng, vòm hình tròn có 5 lỗ thông khí ra bên ngoài, vào những ngày nắng, động bừng lên luồng ánh sáng tự nhiên tràn vào tạo nên không gian huyền bí lung linh. Trên cao nhất có thờ tượng Phật Thích Ca, bên dưới là bàn thờ Phật Địa Tạng Vương Bồ Tát, bên trái thờ bà Chúa Tiên là nơi du khách làm ăn buôn bán đến cầu tài, cầu lộc, đền thờ bà Chúa Thượng Ngàn là nơi du khách đa phần đến để cầu xin sức khoẻ, sự bình an. Quanh vòm động có nhiều đá bám vào vách tạo nên những hình thù kì lạ như: khuôn mặt ông già, hình chim hạc, đà điểu, hình hai chiếc đầu voi với chiếc vòi thả thõng xuống phía mặt đất, hình con cò với chiếc mỏ dài nhọn ép vào thành động… Động Vân Thông nằm gọn trong lòng núi hình tròn đường ống chếch lên phía ngọn núi, trong động có lưu lại một tấm bia đá với 3 chữ cổ “ Ngũ Uẩn Sơn”, giữa động có một tượng Phật rất lớn, sau lưng là đường đi lên động, càng vào sâu càng hẹp và hướng lên đỉnh núi, người thăm quan phải bám vào các tảng đá mới lên được. Cuối động là cửa thông ra ngoài chừng bằng cái nong với đường kính khoảng 1 mét, từ trên đỉnh có ánh sáng rọi vào tạo ánh hào quang rực rỡ mà huyền ảo. Khi du khách đứng ở Vọng Giang Đài trên ngọn Thuỷ Sơn có thể phóng tầm mắt ra xa nhìn thấy con sông nổi tiếng đã từng đi vào thơ ca con sông Trường Giang với dòng nước xanh biếc, trải dài mênh mông bát ngát. Ngoài vẻ đẹp trùng điệp với các hang động huyền bí, Ngũ Hành Sơn còn được nhắc đến nhiều với những ngôi chùa có thế tựa lưng vào núi, tuy nằm không quá cao nhưng không gian rất thanh bình, yên tĩnh, linh thiêng. Trên núi Kim Sơn có chùa ở động Quan Âm, núi Hoả Sơn có chùa Linh Sơn, Thổ Sơn có chùa Long Hoa, chùa Hụệ Quang, núi Thuỷ Sơn lại có chùa Tam Thai. Chùa Tam Thai tại địa điểm du lịch Đà Nẵng là ngôi chùa cổ và di tích Phật giáo, chánh điện thờ Phật Di Lặc bằng đồng lớn ngồi trên toà sen, hai bên thờ tượng Quan Thánh và Bồ Tát. Chùa cũng là nơi có nhiều khách hành hương thăm viếng, cầu phật vào các dịp lễ tết. Viếng thăm các chùa, lặng yên đứng nhìn không gian với núi non, cây cối xanh mượt, hít thở bầu không khí thanh tịnh nơi cửa chùa, du khách sẽ cảm thấy đầu óc thư giãn, một phút tĩnh lặng thả tâm hồn phiêu lãng, hoà hợp vào đất trời hiếm có trong cuộc sống tấp nập nơi đô thị ồn ào.
Đà Nẵng
Tháng 3 đến tháng 8
1180 lượt xem
Du lịch bán đảo Sơn Trà là hoạt động không chỉ thu hút khách du lịch mà còn là mối quan tâm lớn của các nhà khoa học. Sở dĩ du lịch bán đảo Sơn Trà có sức hấp dẫn lớn đến vậy là vì nơi đây có hệ sinh thái động thực vật đa dạng, chứa đựng nhiều “câu chuyện” chưa được kể hết.
Đà Nẵng
Đang cập nhật
1352 lượt xem
Với vị trí trung tâm thuận lợi ngay gần bãi tắm Phạm Văn Đồng, bãi biển Mỹ Khê – Một trong những bãi biển quyến rũ nhất hành tinh, công viên Biển Đông là một địa điểm thăm quan không chỉ hấp dẫn với người dân trong thành phố mà còn với nhiều du khách khi du lịch thành phố Đà Nẵng với nhiều hoạt động thú vị và sôi động diễn ra hàng ngày. Công viên có vị trí địa lý hướng thẳng tầm nhìn ra biển Đông và quần đảo Hoàng Sa nên người dân thành phố đặt tên công viên là Biển Đông như một cách để thể hiện niềm tự hào, lòng yêu nước và khẳng định chủ quyền dân tộc. Ngoài ra, công viên còn được mệnh danh với nhiều tên gọi khác nhau như “Công viên hoà bình”, “Công viên tình yêu” hay “Công viên của lễ hội”. Mỗi một cái tên lại phần nào thể hiện một đặc điểm độc đáo của địa điểm thăm quan này. Một trong những điểm đặc biệt thu hút du khách đến với công viên Biển Đông chính là hàng nghìn con bồ câu trắng tung cánh rợp bóng trời. Đến đây, bạn sẽ được chiêm ngưỡng hình ảnh những đàn chim bồ câu chao lượn trên không trung rồi lại sà xuống nhẹ nhàng bên khoảng sân rộng sát kế mênh mông sóng biển Mỹ Khê, tạo nên một hình ảnh vô cùng đẹp và thanh bình ngay giữa lòng thành phố. Ngoài ra, bạn cũng có thể cho chúng ăn, hoà nhịp và vui đùa với những chú bồ câu thân thiện này để “tìm lại” những cảm giác bình yên và thư thái trong tâm hồn. Đây chắc chắn sẽ là những trải nghiệm bạn không nên bỏ qua khi đến với Công viên Biển Đông – Đà Nẵng. Không chỉ được mệnh danh là “Công viên Hoà Bình”, người dân nơi đây còn ví công viên Biển Đông là “công viên tình yêu” có lẽ bởi khung cảnh vô cùng lãng mạn và nên thơ của công viên có sức hút kỳ diệu với tất cả mọi người. Những hàng dừa xanh rì đung đưa trong gió bên bờ biển xanh trong và bãi cát vàng lung linh óng ánh nhuộm màu nắng trải dài đến bờ cỏ xanh mượt, tất cả như hoà quyện và tạo nên một không gian thiên nhiên thơ mộng, thu hút nhiều cặp đôi đến ngắm cảnh, hẹn hò cũng như chọn làm địa điểm chụp ảnh cưới, ghi dấu hạnh phúc trăm năm của mình. Từ đây, du khách cũng có thể phóng tầm mắt ra xa và ngắm cảnh những đoàn thuyền đánh cá, chiếc tàu chở dầu đang hoạt động bình yên trên vùng biển quê hương hay nhìn về phía Đông Bắc, trên bán đảo Sơn Trà là tượng Phật Bà Quan Âm cao nhất Việt Nam. Hơn nữa, công viên Biển Đông còn là nơi tổ chức nhiều lễ hội, liên hoan ẩm thực, sự kiện văn hóa, triển lãm và tham gia các hoạt động teambuilding, gameshow và thể thao sôi nổi như như lướt sóng, kayaking, dù lượn trên không,…. Các tiện ích công cộng của công viên cũng dần được trang bị một cách hoàn thiện để phục vụ du khách từ mọi nơi.
Đà Nẵng
Tháng 3 đến tháng 8
1338 lượt xem
Mộ Ông Ích Khiêm toạ lạc tại nghĩa trang xã Hòa Thọ, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng, cách trung tâm thành phố 10km về phía tây - nam. Ông Ích Khiêm, tự là Mục Chi, sinh ngày 21/12/1829 tại làng Phong Lệ Bắc, xã Hòa Thọ, huyện Hòa Vang. Ông thi đậu cử nhân năm Thiệu Trị thứ 7 (1847) và làm quan dưới triều vua Tự Đức. Nổi tiếng là người thông minh, chính trực, là một vị tướng khẳng khái và mưu lược, ông có công trong việc cầm quân bảo vệ Đà Nẵng khi thực dân Pháp nổ súng tấn công xâm lược nước ta. Xuất thân từ một gia đình thuần nông, nhưng Ông Ích Khiêm đã sớm bộc lộ tài trí thông minh hơn người. Sau khi đỗ cử nhân vào năm 15 tuổi, ông về làm quan dưới triều vua Tự Đức, giữ chức Tiểu Phủ Sứ, được bổ làm Tri huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương. Trong sự nghiệp làm quan, ông từng đạt tước vị cao nhất là Tả thị lang Bộ binh. Với tính cách bộc trực, khảng khái và có phần nóng tính, lại sinh vào thời chính trị nhiễu loạn, con đường quan lộ của Ông Ích Khiêm gặp rất nhiều sóng gió, trắc trở. Ông thường đương đầu trực tiếp với bọn cường hào, ác bá, từng bị hại phải cách chức. Khi đó ông trở về quê nhà phát triển nông nghiệp, mua và phát đất cho bà con làm ruộng, hướng dẫn người dân làm đường, đào kênh mương, dẫn nước tưới. Vào năm 1858, khi thực dân Pháp tấn công vào Đà Nẵng và xâm phạm chủ quyền nước ta, nhà vua gọi ông về nhậm chức mới, cầm quân bình định xứ sở. Xuất thân là quan văn nhưng thời thế đã khiến Ông Ích Khiêm trở thành quan võ. Trong quá trình làm tướng, ông nhiều lần bị cách chức rồi lại lập công lớn và phục chức nhờ tài năng quân sự không thể phủ nhận. Tuy nhiên đến năm 1884, khi hay tin vua Tự Đức qua đời, bản thân lại đang bị giam cầm tại nhà ngục Bình Thuận, triều đình rối ren, vị chí sĩ đã quyên sinh, hưởng thọ 55 tuổi. Đầu năm 1885, ông được truy phục hàm Thị độc. Cho đến nay, tài năng, phẩm giá và công lao của Ông Ích Khiêm vẫn lưu trong sử sách và được người đời ghi nhớ, ca tụng. Ông Ích Khiêm mất ngày 19/ 7/ 1884 tại Bình Thuận. Con trai ông là Ông Ích Thiện đã đưa thi hài ông về quê và mai táng tại làng Phong Lệ. Ngôi mộ được xây theo hình bát giác, có chiều dài từ cổng vào là 13,8m; chiều rộng 6,1m; tường bao xung quanh mộ cao 0,72m. Nấm mộ có chiều dài 4,75m; rộng 3,5m; cao 0,35m. Phía trước mộ có nhà bia, bên trong đặt một tấm bia bằng đá cẩm thạch cao 0,83m; rộng 0,54m được trang trí hình rồng, phụng và hoa lá. Mộ Ông Ích Khiêm được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là di tích quốc gia vào ngày 12/7/2001. Nguồn: Trung tâm Thông tin du lịch
Đà Nẵng 1965 lượt xem
Khu di tích Nghĩa Trủng Hòa Vang (hay còn gọi là Nghĩa Trang Khuê Trung), hiện tọa lạc trên diện tích 4.000m2 thuộc phường Khuê Trung, quận Cẩm Lệ. Là nơi an nghỉ của hơn 1000 nghĩa sỹ và đồng bào yêu nước đã ngã xuống trong những ngày đầu kháng Pháp (1858 – 1860) Rạng sáng ngày 01/9/1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nha tấn công vào cửa biển Đà Nẵng, mở đầu cuộc xâm lược Việt Nam. Với tinh thần quyết xã thân vì nước, quân và dân ta đã đánh trả quyết liệt. Trong suốt gần 19 tháng giao tranh ác liệt, đã có hàng ngàn nghĩa sỹ hy sinh anh dũng, góp phần quan trọng làm thất bại ý đồ nhanh chóng chiếm đóng Đà Nẵng của thực dân Pháp. Trong điều kiện chiến tranh, việc quy tập, mai táng các nghĩa sỹ hy sinh lúc đó chỉ tạm thời. Khi Đà Nẵng được giải phóng, nhân dân đã lập các nghĩa trủng và quy tập hài cốt, xây đắp mộ cho những chiến sỹ trận vong tại đây. Nghĩa Trủng Hòa Vang được hình thành vào năm 1866 tại làng Nghi An, thuộc tổng Phước Tường, huyện Hòa Vang. Khi thực dân Pháp xây dựng sân bay Đà Nẵng (1925 – 1926), nhân dân phải dời Nghĩa Trủng về vườn Bá làng Khuê Trung. Năm 1962, sân bay Đà Nẵng tiếp tục mở rộng, Nghĩa trủng được chuyển về vị trí hiện nay. Tuy trải qua nhiều lần di dời nhưng Nghĩa Trủng vẫn lưu giữ được tấm bia cổ khắc 4 chữ “Hòa Vang Nghĩa Trủng” được lập năm Tự Đức thứ 19 (1866) và hai trụ đá có ghi 2 câu đối: “Ân triêm khô cốt di truyền cổ Trạch cập tàn hồn tái kiến kim”. Tạm dịch: “Vua ban nhặt cốt truyền dấu cũ Giữ được tàn hồn lại thấy nay”. Nghĩa Trủng Hòa Vang là nơi lưu giữ hồn thiêng sông núi, là đài tôn vinh khí phách anh hùng của các nghĩa sỹ vị quốc vong thân. Đồng thời là nơi đánh dấu sự thất bại ngay trận đầu của quân Pháp khi đánh vào Đà Nẵng. Bên cạnh Nghĩa Trủng với hơn một nghìn ngôi mộ là quần thể di tích văn hóa – lịch sử, gồm: di tích Phế tích tháp Hóa Quê, ngôi miếu Bà, giếng cổ Chăm hình vuông được xây bằng đá sa thạch, phế tích tháp Chăm và Nhà thờ tiền hiền làng Hóa Quê. Đặc biệt, Nhà thờ tiền hiền của làng cùng với miếu Bà là những công trình lịch sử – văn hóa có giá trị, là nơi cán bộ cán bộ cách mạng địa phương dùng làm địa điểm bí mật hoạt động cách mạng. Để tưởng nhớ các bậc tiền hiền đã có công gây dựng làng và các Nghĩa sĩ đã hy sinh trong những ngày đầu kháng chiến chống liên quân Pháp – Tây Ban Nha, hằng năm vào tháng 3 âm lịch UBND phường Khuê Trung, quận Cẩm Lệ long trọng tổ chức Lễ tế nghĩa sĩ cùng với Hội làng Khuê Trung tại Khu di tích Nghĩa Trủng. Khu di tích Nghĩa Trủng Hòa Vang được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích lịch sử quốc gia năm 1999. Nguồn: Báo điện tử Đà Nẵng
Đà Nẵng 1760 lượt xem
Bia di tích chùa Long Thủ hay chùa An Long (phường Bình Hiên, quận Hải Châu) là hiện vật gốc độc bản, có hình thức độc đáo so với tất cả các loại hình văn bia cùng thời ở vùng Quảng Nam-Đà Nẵng, là một tư liệu cực kỳ quan trọng góp phần vào việc nghiên cứu nhiều vấn đề lịch sử và văn hóa Đà Nẵng. Văn bia chùa Long Thủ được lưu giữ tại chùa Long Thủ (nay là chùa An Long - tên gọi này được thay đổi sau năm 1920), trước kia thuộc làng Nại Hiên, huyện Tân Phúc, phủ Điện Bàn. Bia được làm bằng sa thạch, màu xám vào năm Thịnh Đức thứ 5, triều vua Lê Thần Tông (1657), do ông Lê Gia Phước, pháp danh Pháp Giám (người làng Hải Châu, phủ Điện Bàn) biên soạn. Bia có kích thước được thu nhỏ dần từ dưới lên, tạo đỉnh tròn trông xa như một quả chuông úp, chiều cao bia từ đỉnh xuống dưới chân là 1,25m, rộng 1,20m, dày 0,21m. Trán bia có tiêu đề gồm 6 chữ lớn nằm ngang “Lập Thạch Bi Thủ Long Tự”, theo cách dịch nghĩa thông thường được hiểu là “Lập văn bia trên đá tại ngôi chùa Thủ Long”. Toàn bộ văn bia có 368 chữ (bao gồm 6 chữ tiêu đề), trong đó có 360 chữ nhỏ ở giữa lòng bia được khắc lõm theo 18 hàng dọc từ phải sang trái, ở hai đầu văn bia có 2 chữ “Vạn” nhỏ hơn. Cả hai mặt bia được chạy viền trang trí dây hoa lá, phần đỉnh có hình mặt trời đặt trong vòng lửa ngọn. Hiện nay văn bia đã có nhiều chữ phần bị mòn mờ, phải gắn lại bằng vữa xi-măng, rất may là Trường Viễn Đông Bác Cổ Pháp đã làm bản dập và Viện Nghiên cứu Hán Nôm Việt Nam lưu giữ 3 bản dập. Đây là văn bia có niên đại sớm nhất, cũng như sự hình thành của ngôi chùa Long Thủ do cộng đồng cư dân người Việt ở Đà Nẵng dựng, điều này cho thấy sự quần cư khá ổn định tại các làng Nại Hiên, Hải Châu từ rất sớm. Về việc dựng chùa Long Thủ, văn bia tại chùa cho biết: “Hết thảy dân làng đều đồng ý dựng lên một ngôi chùa mới”. Không chỉ dựng chùa, việc tô tượng, đúc chuông cũng được người dân tiến hành đồng thời, văn bia nói rõ: “Ông Hội chủ cùng với tín chủ gái trai đức hạnh, nhiệt tình tôn giáo, dâng cúng những gì họ có thể để trang hoàng chánh điện và tạo tác các tượng Phật, đồng thời đúc một quả chuông, xây tháp để chuông...”. Nội dung của văn bia, cho thấy từ thời xưa ở vùng đất làng Nại Hiên, huyện Tân Phúc, phủ Điện Bàn, Đức Phật thường hiển linh cứu độ cho nhiều người, nơi đây là đất thiêng, người tin đến cầu vọng linh ứng, thấy hình đầu rồng (long thủ). Cho là nơi tụ khí linh thiêng, vì vậy dân làng Nại Hiên cùng nhiều vị chức sắc địa phương, từ vợ chồng Cai thuộc Hội chủ Nguyễn Văn Châu, vợ chồng Cai hợp Ty Tướng Thần Lại Trần Hữu Lễ, Lại ty Ty Tướng Thần Lại Trần Hữu Kỷ, Xã trưởng Phạm Văn Ngao đến hết thảy dân làng đều đồng tình dựng lên một ngôi chùa mới, tại khu đất do ông Trần Hữu Lễ dâng hiến. Hội chủ cùng với tín chủ gái trai đức hạnh, nhiệt tình tôn giáo lo việc bài trí tượng thờ, đúc chuông và xây gác treo chuông, trống, dựng lầu chuông gác trống để làm nơi lễ Phật. Ngoài việc trên, nhiều tín chủ đã bỏ tiền mua hơn ba mẫu ruộng tại vùng Cửa Đình, Giếng Vũng để cúng vào chùa. Văn bia cũng liệt kê danh sách những người đã cúng tiền và ruộng cho chùa, đứng đầu là viên chức Trấn thủ có tên là Trần Văn Huyền và vợ là Nguyễn Thị Vạn... Văn bia là một tư liệu cực kỳ quan trọng góp phần vào việc nghiên cứu nhiều vấn đề lịch sử và văn hóa Đà Nẵng; cung cấp nhiều thông tin để tìm hiểu, xác tín một số vấn đề về chức tước, địa danh, tình hình ruộng đất của địa phương. Bên cạnh đó, bố cục, đề tài và mô-típ trang trí trên văn bia còn là tiêu chí có niên đại chính xác để có thể đối chiếu, nghiên cứu nghệ thuật giai đoạn nửa sau thế kỷ XVII ở Đàng Trong. Từ những giá trị di sản đó, vào năm 1992, Bộ Văn hóa - Thông tin đã xếp hạng văn bia là di tích cấp quốc gia. Mới đây, tháng 11-2014, UBND thành phố Đà Nẵng đã có công văn trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị công nhận bảo vật quốc gia cho “Bia chùa Long Thủ” cùng với 3 hiện vật khác của Đà Nẵng là Quả tim lửa, Bia Nghĩa trủng Phước Ninh và Bia Phổ Đà Sơn linh trung Phật. Nguồn: Báo điện tử Đà Nẵng
Đà Nẵng 1738 lượt xem
Đình Đại Nam (dân địa phương có nơi gọi là Nại Nam) là di tích văn hóa - lịch sử tiêu biểu của thành phố Đà Nẵng. Với những ai yêu thích khám phá về các giá trị văn hóa cổ xưa thì đây là điểm đến không thể bỏ lỡ khi đến với “thành phố đáng sống”. Đình Đại Nam – ngôi đình có tuổi đời hơn 100 năm, gắn liền với nhiều câu chuyện, sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc. Ngôi đình được xây dựng từ năm 1905, vào năm 1999, đình Đại Nam ở Đà Nẵng được công nhận là di tích cấp quốc gia. Địa chỉ của di tích này nằm ở địa phận phường Hòa Cường (nay là phường Hòa Cường Bắc) , quận Hải Châu, TP Đà Nẵng. Vào thời gian năm 1946, đình Nại Nam nằm trong làng Hòa Bình (thuộc phạm vi xã Nại Nam). Làng Hoà Bình lúc bấy giờ là nơi cư trú của bà con có quê ở Hoá Sơn và Khuê Trung. Đến năm 1949, làng Hòa Bình sáp nhập vào thành phố Đà Nẵng và được đổi tên thành khu Nam trực thuộc thành phố nơi này(tách khỏi huyện Hoà Vang). Khu Nam gồm có làng Nại Nam, Hòa Bình, Khuê Trung và một phần của xã Liên Trì. Đình hướng về phía Đông Nam, được xây dựng hoàn toàn bằng vật liệu gạch ngói và gỗ, mái lợp ngói âm dương. Đình có sân rộng và tường xây bao bọc, cổng đình có bốn trụ vuông, mỗi trụ cao khoảng 5m. Hai trụ chính giữa tạo lối đi chính vào đình, trên đỉnh trụ có đúc hình hai con lân, hai trụ tả hữu gắn liền với tường thành, đỉnh trụ được tạo hình búp sen. Trên các trụ giữa có cặp câu đối ghép bằng sành sứ. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ ác liệt, đình Đại Nam Đà Nẵng là một trong những cơ sở, địa điểm hoạt động của cách mạng. Ngôi đình trở thành căn cứ hoạt động bí mật, giai đoạn năm 1960- 1965, đình là trạm giao liên, liên lạc ra vào thành phố. Rất nhiều những sự kiện lịch sử trọng đại đã được diễn ra tại đây như lễ kết nạp Đảng viên, triển khai lực lượng quân sự, chính trị ở nhiều thời điểm từ năm 1850 – 1975. Theo lịch sử, rất nhiều những anh hùng, chiến sĩ đã sống, chiến đấu hết mình, hy sinh tại địa điểm này. Nguồn: Trang thông tin điện tử Đà Nẵng
Đà Nẵng 1668 lượt xem
Đình làng Hải Châu được coi là một trong những địa điểm du lịch ở Đà Nẵng được nhiều du khách trong và ngoài nước ghé thăm rất nhiều vào mỗi năm. Đình làng Hải Châu được coi là ngôi đình cổ nhất ở thành phố biển Đà Nẵng. Di tích này được nhà nước chính thức công nhận vào năm 2001. Đình làng Hải Châu khi xưa được biết đến với cái tên chùa Phước Hải. Đây là nơi khi mà chúa Nguyễn Phúc Chu vào năm Kỷ Hợi (1719) đã vào Quảng Nam, dừng chân và nghỉ lại tại đây. Dân làng Hải Châu sau đó đã lập bàn thờ vua Nguyễn Phúc Chu tại đây. Đình làng Hải Châu nằm ngay trung tâm thành phố Đà Nẵng về phía tả ngạn sông Hàn (hẻm 48 đường Phan Châu Trinh, phường Hải Châu 1, quận Hải Châu). Theo gia phả tộc Nguyễn Văn, một trong 43 tộc họ của làng Hải Châu, các bậc Tiền hiền khai khẩn, Hậu tiền khai canh làng Hải Châu vốn có nguồn gốc từ làng Hải Châu, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa. Trong quá trình theo vua Lê Thánh Tông khai phá đất đai, họ lập nên làng Hải Châu và cư ngụ tại vùng đất này vào cuối thế kỷ 15. Ghi chép của các bậc cao niên cho thấy, vào năm Gia Long thứ 5 (1804), các hương chức làng Hải Châu xin vua Gia Long cho lập đình thờ Thành Hoàng làng và các vị Tiền hiền, Hậu hiền của làng tại khu đất Nghĩa Lợi bên bờ sông Hàn. Đến năm 1858, đình bị hư hại nặng do chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp. Hai năm sau, nhân dân dựng lại đình tại khu đất nay là Đại học Kỹ thuật Y Dược Đà Nẵng (99 đường Hùng Vương). Đến năm 1903, người Pháp chiếm dụng ngôi đình, sử dụng làm nơi điều trị bệnh nhân trong nạn dịch đậu mùa. Một năm sau, ngôi đình được trả lại theo đơn xin của dân làng. Tuy nhiên, nhân dân Hải Châu cho rằng ngôi làng bị ô uế nặng nên làm đơn thỉnh nguyện dâng lên vua Thành Thái xin cho xây dựng lại ngôi đình tại vị trí hiện nay (tổ 3, phường Hải Châu 1, quận Hải Châu) và tồn tại cho đến ngày nay. Đình làng Hải Châu là một trong những di tích lịch sử và văn hóa cấp quốc gia ở Đà Nẵng, là một trong những điểm tham quan Đà Nẵng để lại nhiều ấn tượng trong lòng du khách ghé tới đây. Cổng chính của đình làng này vẫn còn giữ nguyên vẹn 4 chữ “Hải Châu Chính Xã”, được viết toàn bộ bằng chữ Hán. Đình làng Hải Châu là một quần thể kiến trúc, nằm trong một khuôn viên rộng tới 3.500 mét vuông, bao gồm: Đình Hải Châu, Nhà thờ Tiền Hiền, nhà thờ Chu phái tộc và miếu Bà. Phía trước đình làng là một hồ nước nhỏ với hòn non bộ rợp bóng và cây si đã có tuổi thọ hàng trăm năm tuổi. Nhà thờ bên trái là nhà thờ của gia tộc họ Nguyễn Văn, nhà thờ bên phải là nhà thờ chung bao gồm 42 bài vị của 42 tộc họ, 42 tộc họ này đều đến từ Thanh Hóa, theo chân vua Lê Thánh Tông vào Nam từ năm Tân Mão (1471). Vua Lê Thánh Tông đã lập ra ấp Hàn Giang (ngày ngay là Đà Nẵng) và các tộc họ ấy sống quây quần với nhau trở thành làng Hải Châu, được triều Nguyễn sắc phong là “Chính xã”. Phía bên trong đình, người ta lưu giữ nhiều bức hoành phi, câu đối, liễn đối sơn son thếp vàng được viết hoàn toàn bằng chữ Hán và đã có niên đại lên đến hàng trăm năm. Trong đó, có 9 bức hoành phi và 2 cặp liễn đối được làm bằng gỗ, tất cả được chạm khắc rất đẹp, có giá trị nghệ thuật cao. Trên gác chuông của đình làng Hải Châu, có 1 chiếc chuông được đúc bằng đồng, trên thân chuông có những câu văn, thơ được viết bằng chữ Hán. Những câu văn, thơ này ghi lại những mốc lịch sử hào hùng của ngôi đình. Đại ý của những chữ này như sau: Năm Minh Mạng thứ 5 (1842) đã trùng tu chùa, năm 1825 vua đã ban chỉ sắc tứ cho chùa, đặt chùa mang tên “Chùa Phước Hải”, năm Minh Mạng thứ 13 (1832) nhằm ngày tốt, xã Hải Châu Chánh Đồng tạo lập quả chuông này. Nguồn: Báo điện tử Đà Nẵng
Đà Nẵng 1607 lượt xem
27, Võ Văn Kiệt, Quận Sơn Trà, Đà Nẵng, Việt Nam
Hiệp hội du lịch Đà Nẵng Đã xác nhận
Chỉ từ :
501,000
đ
Giảm giá 10% thành viên 63Stravel Vip
Giá cuối cùng phải trả : 450,900 đ
An Sơn, Hòa Ninh, Huyện Hòa Vang, Đà Nẵng, Việt Nam
Hiệp hội du lịch Đà Nẵng Đã xác nhận
Chỉ từ :
4,898,666
đ
Giảm giá 10% thành viên 63Stravel Vip
Giá cuối cùng phải trả : 4,408,799 đ
( Giảm giá 10% thành viên 63Stravel Vip )
( Giảm giá 10% thành viên 63Stravel Vip )
( Giảm giá 10% thành viên 63Stravel Vip )