Hãy đón nhận sự xa hoa của cuộc sống , hãy tiến lên ...
102 Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội.
Loại nhà hàng Món Á
Hiệp hội du lịch Hà Nội Chưa xác nhận
Đánh giá 5 () Xem bản đồ
Giảm giá 5% thành viên 63Stravel Vip
5.0 (0 Đánh giá)
Xem tất cả
Món Á
Hiệp hội du lịch Hà Nội Chưa xác nhận
102 Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội.
Giảm giá 5% thành viên 63Stravel Vip
5.0 (0 Đánh giá)
Xem tất cả
Bò tơ quán Mộc thiết kế không gian theo phong cách phố xưa Hà Nội vào những năm 1980. Quán ăn này chuyên phục vụ các món về bò, thực đơn đa dạng, hương vị độc đáo và trình bày đẹp mắt. Bò của Bò tơ quán Mộc luôn là bò tươi mới lấy trong ngày nên thịt luôn thơm ngon và đảm bảo dinh dưỡng tốt.
Bò tơ quán Mộc Hà Nội có đến 40 món ẩm thực từ bò. Đến với nhà hàng ăn ngon ở Hà Nội này, bạn nên chọn các món best seller của quán như: Dẻ sườn nướng, Lẩu bò tươi xanh, Bò tơ tái chanh hoặc các món bò hấp dẫn như: Bò tơ hấp cuốn bánh tráng, Bò thần công…
Đưa thực khách ngược dòng thời gian về với Hà Nội của 40 năm về trước, Bò Tơ Quán Mộc mở ra một không gian kiến trúc ấn tượng, vừa lạ vừa quen với những khung cảnh xưa cũ, giản dị, đạm bạc nhưng dịu dàng, ấm áp. Thực khách đến đây không chỉ để trải nghiệm ẩm thực mà còn để trải nghiệm một không gian gợi nhiều ký ức ấu thơ, đong đầy cảm xúc, gần gũi như chính ngôi nhà của mình. Mỗi một khung cửa gỗ, chiếc bàn, cái ghế, thậm chí là rèm cửa, chạn bát đều ẩn dấu hình bóng một Hà Nội thập niên 80 - thời điểm khốn khó, vất vả nhưng lại chan chứa tình người và tiếng cười vô tư của những đứa trẻ.
Cơ sở Bò Tơ Quán Mộc đầu tiên được mở tại biệt thự số 102 Thái Thịnh. Giữa khung cảnh phố xá ồn ã, tòa biệt thự như một lát cắt độc đáo về lối sống của người Hà Nội thủa trước. Nằm giữa sự xô bồ, hoa lệ, hiện đại, ngôi biệt thự vẫn giữ được vẻ đẹp riêng biệt nhưng không hề lạc lõng, giống như một cầu nối giữa hiện tại và quá khứ, khiến thực khách ghé thăm đều lưu luyến mãi không thôi. Trải qua hơn 1 năm hoạt động, nhận được nhiều sự yêu quý của khách hàng, Bò Tơ Quán Mộc đã tiếp tục mở cơ sở mới tại D17 ngõ 76 Nguyễn Phong Sắc, đem không gian phố Xưa đến với nhiều thực khách hơn tại Hà Nội.
Khách hàng yêu thích Bò Tơ Quán Mộc phần nhiều cũng vì món ăn ngon. Giống như tên gọi, chúng tôi chọn nguyên liệu là bò tơ – món ăn được xem là đặc sản vùng sông nước, từng tạo nên cơn sốt "bò tơ Tây Ninh" một thời ở Hà thành. Nhưng trải qua năm tháng, món ăn này của Bò Tơ Quán Mộc đã trở thành món ngon độc đáo mang phong vị riêng biệt của vùng Đông Kinh – Bắc Thành tự khi nào.
Bò tơ – thứ thực phẩm có bao nhiêu thân quen với cuộc sống thường ngày, chỉ gọi tên thôi cũng thấy gần gũi, giản đơn, lại không kém phần mộc mạc, chân chất. Dẫu quen thuộc là thế, nhưng trải qua bàn tay của những vị đầu bếp chuyên nghiệp, thực đơn của nhà hàng Bò Tơ Quán Mộc lại luôn khiến thực khách phải bất ngờ và háo hức khi thưởng thức.
Nguyên liệu bò tơ được lựa chọn đúng theo tiêu chí TƯƠI – SẠCH – NGON để đảm bảo món ăn tròn vị, giữ được sự tươi ngon đặc trưng của thịt. Cùng với đó, các món ăn được chế biến theo công thức riêng biệt, có phần tinh tế và cầu kỳ. Ngay cả việc nêm nếm, gia giảm gia vị cũng phải được làm một cách bài bản, chăm chút, chỉ để mong mang đến được hương vị vẹn nguyên, phảng phất dáng vẻ thanh cao của chốn Hà thành.
Ngồi giữa khung cảnh phố Xưa Hà Nội, ngắm dòng người tất bật qua khung cửa sổ gỗ xanh, thư giãn trong không gian ấm cúng như nhà mình, rồi nếm thử một miếng bò tơ chín mềm nóng hổi, thực khách sẽ cảm thấy cả miền ký ức Hà Nội thập niên 80 chợt thu bé lại, mênh mang và đầy thương!
Chùa Một Cột được khởi công xây dựng vào năm Kỷ Sửu 1049, dưới thời vua Lý Thái Tông. Theo truyền thuyết dân gian, trong một giấc chiêm bao vua Lý Thái Tông đã mơ thấy Phật bà Quan Âm đang tọa trên đài sen tỏa ánh hào quang và mời nhà vua lên cùng. Tỉnh giấc chiêm bao nhà vua liền kể với bề tôi. Nhà sư Thiền Tuệ khuyên vua nên dựng chùa trên trụ đá y như trong giấc mơ, làm tòa sen để Phật bà ngự ở trên. Trong sử sách có chép lại tại vị trí chùa Một Cột bây giờ có một cột đá phía trên có ngôi lầu ngọc, trong lầu ngọc có tượng Phật Quan Âm đã được dựng ở hồ nước vuông. Nhà vua thường lui tới tụng kinh niệm phật, cầu nguyện. Sau hoàng tử nối dõi tu sửa lại thành chùa và dựng thêm một ngôi chùa bên cạnh cách 10 m về phía Tây Nam. Cụm di tích này được đặt tên Diên Hựu Tự với mong muốn “phước lành dài lâu”. Năm 1105 vua Lý Nhân Tông cho tu sửa chùa và dựng thêm trước sân hai tháp lợp sứ trắng. Đến năm 1108 Nguyên Phi Ỷ Lan sai người đúc một chiếc chuông lớn đặt tên là “Giác thế chung” với ý nghĩa thức tỉnh lòng thế nhân. Trong chiến tranh chống Pháp chùa Một Cột đã bị quân viễn chinh Pháp cho đặt mìn phá hủy. Sau khi tiếp quản thủ đô Bộ Văn hóa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã nghiên cứu lập dự án đại trùng tu xây dựng lại chùa Một Cột y như kiến trúc ban đầu. Đến năm 1955 chùa Một Cột Hà Nội được tôn tạo lại và bảo tồn cho đến nay. Bên cạnh vẫn còn ngôi chùa có cổng tam quan với bức hoành phi ghi ba chữ “Diên Hựu Tự”. Năm 1962, quần thể chùa Một Cột ở Hà Nội đã được công nhận là Di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật Quốc gia. Đến năm 2012, chùa Một Cột đã vinh dự được Tổ chức Kỷ lục châu Á xác lập kỷ lục “Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất Châu Á”. Kết cấu nguyên bản của chùa Một Cột được đỡ bởi các dầm gỗ bám chắc cột đá. Cấu trúc của chùa Một Cột hiện nay gồm: Cột trụ, đài Liên hoa, mái chùa. Cột trụ của chùa một cột được dựng bằng 2 cột đá chồng lên nhau tạo thành khối trụ đứng có chiều cao 4 m chưa tính phần chìm phía dưới chân Đường kính cột đá rộng 1,2 m làm người nhìn có cảm giác “vững như bàn thạch”. Đài Liên hoa có hình vuông mỗi cạnh 3 m, chắn song bao lơn xung quanh, được đỡ bằng hệ thống cột quân vững chắc, phía dưới là những dầm gỗ lớn được gắn trực tiếp lên trụ đá một cách chắc chắn. Các mối mộng được đục chính xác đến từng ly khớp nối vừa khít với nhau tạo nên cấu trúc vô cùng vững chãi. Bên trong đài Liên Hoa được bài trí lộng lẫy sang trọng, có một án thờ bên trên đặt tượng Phật bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay mạ vàng. Xung quanh bày biện nhiều đồ thờ: đôi lục bình gốm sứ, bình cắm hoa sen, bộ ấm chén thờ, lư hương bằng đồng. Ban thờ được sơn son thiếp vàng trang trí nhiều họa tiết hình vân mây màu vàng. Trên trần phía trong cùng đặt tấm hoành phi nhỏ ghi 3 chữ vàng “Liên Hoa Đài” trên nên sơn đỏ. Mái chùa được lợp bằng ngói vảy truyền thống màu đỏ gạch phủ lớp rêu phong thời gian. Mỗi viên ngói như biểu hiện của sự kỳ công, tỉ mỉ của người thợ làm ra. Khi lợp ngói khó nhất công đoạn ghép ngói ở góc xối sao cho không hở một khe nào, vì đây là vị trí tiếp giáp giữa bốn cạnh của mái chùa thường có khe hở. Muốn lợp ngói ở vị trí này thuận tiện thì ngay từ công đoạn đóng sối ghép các mối mộng phải thực sự kín kẽ và ăn khớp nhau. Chùa Một Cột có bốn mái cong đầu đao vút lên trời hay còn gọi là “tàu đao”. Mái chùa được đỡ bằng hệ thống thanh bẩy vươn ra sát phía dưới. Trên đỉnh mái chùa đắp hình “lưỡng long chầu mặt nguyệt”, đây là nét kiến trúc đặc trưng trong các chùa, chiền, đình, miếu. Hình lưỡng long uốn mình quay đuôi về phía nhau nhưng đầu đều hồi hướng về mặt nguyệt. Nét kiến trúc này biểu tượng cho sự sinh sôi, âm dương hài hòa. Đôi long tượng trưng cho khí dương, hình mặt nguyệt tượng trưng cho khí âm. Tổng lại thành con số ba của sự sinh sôi nảy nở, cũng vì lẽ đó khi đi chùa người ta hay thắp 3 nén nhang là biểu trưng cho 3 vật thể trong “lưỡng long chầu mặt nguyệt”. Đây là một hình ảnh mang đậm chất nhân văn trong kiến trúc nghệ thuật tâm linh của dân tộc. Hoa sen được xem như biểu trưng trong văn hóa Phật giáo, gợi đến cho người ta những đức tính lương thiện, kiên nhẫn, không nhiễm tạp, hành trực … Liên Hoa Đài được tạo tác theo hình tượng bông sen đặt trên trụ đá cao giữa lòng hồ Linh Chiểu như đang vươn mình hướng lên thoát khỏi thế tục. Một hình ảnh vô cùng thanh tao, thuần khiết và độc đáo. Hồ Linh Chiểu có tường hoa bao quanh trang trí bằng những họa tiết hình khối. Bên ngoài có đào thêm một hồ lớn nữa là hồ Bích Trì. Hồ Bích Trì thuộc trong khuôn viên chùa Diên Hựu nằm bên phải chùa Một Cột. Trước sân chùa Diên Hựu đựng tháp đá Bạch Tuynh, từ tháp đá có cầu nhỏ dẫn vào chùa Một Cột. Vào ngày rằm, mùng Một hàng tháng bạn quan lý tổ chức khánh tiết lau dọn và thực hành lễ cúng trong chùa. Người dân cũng hay đến tham quan và chiêm bái từ xa. Mùa hè chùa mở của đón khách vào tất cả các ngày trong tuần, đến mùa đông đóng cửa tất cả các ngày thứ Hai và thứ Sáu trong tuần. Vào chùa tham quan không mất phí. Đến với chùa Một Cột người ta thường cầu cho trí tuệ viên mãn, sinh khí tràn đầy. Qua những nét kiến trúc nghệ thuật vô cùng nhân văn văn đẹp đẽ như sự tinh khôi thanh thoát của cánh sen biểu trưng cho trí tuệ viên mãn. Cột trụ hình trụ – dương khí nằm giữa hồ Linh Chiểu – âm khí kết hợp mang đến sự sinh sôi trường thọ nối tiếp.
Hà Nội
Từ tháng 1 đến tháng 12
2053 lượt xem
Quảng trường Ba Đình nằm ngay ở trung tâm thủ đô Hà Nội tại số 2 Hùng Vương, Điện Bàn, quận Ba Đình. Quảng trường Ba Đình chính là nơi mà chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập. Quảng trường mở cửa cho du khách vào tham quan từ 5 giờ đến 22 giờ mỗi ngày. Tổng thể quảng trường có chiều chiều dài dài khoảng 320 mét và chiều rộng khoảng 100 mét với 210 ô cỏ. Ở trung tâm quảng trường có một cột cờ với chiều cao 25 mét. Xung quanh Quảng trường Ba Đình có nhiều công trình quan trọng như: Lăng Bác, bảo tàng Hồ Chí Minh, phủ Chủ tịch, chùa một cột, khu nhà sàn và ao cá Bác Hồ. Thời điểm lý tưởng để ghé thăm Quảng trường Ba Đình, Hà Nội là từ tháng 9 đến tháng 3 hàng năm. Trong những tháng này, thời tiết ở Hà Nội khá mát mẻ và không quá oi bức. Điều này giúp cho các hoạt động tham quan và khám phá Quảng trường Ba Đình cũng như các địa điểm khác ở thủ đô thêm thuận lợi. Bên cạnh đó, vào những tháng cuối năm quang cảnh Hà Nội vô cùng thơ mộng. Khi du lịch Quảng trường Ba Đình bạn sẽ được nhìn ngắm thêm những loài hoa đặc trưng. Sự chuyển biến từ mùa thu sang đông rồi đến mùa xuân mang đến một vẻ đẹp rất riêng của đất thủ đô. Khi đã đến Quảng trường Ba Đình, bạn đừng quên chụp những bức ảnh để làm kỷ niệm. Dù là thời điểm nào thì khung cảnh rộng lớn nơi đây cũng sẽ mang đến những khung hình đẹp mắt. Nếu đi vào buổi sáng hoặc buổi chiều thì sẽ có được ánh sáng tự nhiên. Còn nếu đến Quảng trường Ba Đình buổi tối bạn có thể tận dụng ánh sáng từ các cột đèn chiếu sáng để giúp bức ảnh thêm đẹp mắt. Lăng Hồ Chủ Tịch chính là một trong những view chụp ảnh được rất nhiều du khách yêu thích khi đến đây. Ngoài ra, bạn cũng có thể dễ dàng tìm được những góc chụp đẹp khác. Nên sử dụng những thiết bị có ống kính góc rộng để có thể bắt trọn được vẻ đẹp toàn cảnh của quảng trường. Nằm ngay phía sau Quảng trường Ba Đình, lăng Hồ Chủ Tịch là nơi bạn nên ghé thăm. Lăng mở cửa từ các ngày trong tuần trừ thứ hai và thứ sáu. Thời điểm mở cửa trong ngày sẽ có sự khác biệt giữa từng thời điểm trong năm. Công dân Việt Nam khi vào lăng sẽ không mất phí, riêng đối với khách du lịch nước ngoài thì sẽ là 25.000 VND một lượt. Tổng thể kiến trúc của lăng Hồ Chủ Tịch được xây dựng theo hình khối vuông với 3 lớp, cao 21,6 mét và rộng 41,2 mét. Với kết cấu vững chắc, lăng Hồ chủ tịch có khả năng chống chịu được bom đạn, lũ lụt và động đất. Phía bên ngoài lăng có hàng cột được ốp đá và dòng chữ “CHỦ TỊCH HỒ - CHÍ - MINH” màu đỏ nổi bậc. Phủ chủ tịch là nơi mà Bác Hồ từng ở sinh hoạt, làm việc và diễn ra nhiều sự kiện quan trọng trong lịch sử. Được xây dựng theo lối kiến trúc tân cổ điển của Pháp vào năm 1902, phủ chủ tịch có tất cả 30 phòng với thiết kế đối xứng. Bên cạnh những họa tiết, trang trí độc đáo, màu sơn vàng cũng là một yếu tố để giúp cho phủ chủ tịch thêm phần nổi bậc. Trong khuôn viên phủ chủ tịch Hà Nội có rất nhiều khoảng xanh. Đi dưới những tán cây, du khách có được cảm giác thanh bình giữa trung tâm thủ đô sôi động. Nội thất bên trong phủ chủ tịch được giữ gìn gần như nguyên vẹn từ khi Bác Hồ còn sử dụng cho đến nay. Chủ yếu là những món đồ gỗ đơn giản. Tương tự như lăng Bác, phủ chủ tịch cũng không nhận khách tham quan vào thứ hai và thứ sáu. Bảo tàng Hồ Chí Minh được xây dựng từ năm 1990, đây sẽ là một điểm tham quan hết sức thú vị trong hành trình du lịch Quảng trường Ba Đình của bạn. Đến với bảo tàng, bạn sẽ được tìm hiểu về đời sống và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây là nơi lưu giữ nơi lưu giữ những tài liệu, hình ảnh bức tượng và vật dụng lịch sử liên quan đến cuộc đời của Bác. Khám phá bảo tàng Hồ Chí Minh du khách không chỉ được tìm hiểu về một nhân vật lịch sử vĩ đại của đất nước, mà còn được tham quan và khám phá một công trình kiến trúc đặc biệt với những khu triển lãm trưng bày đầy sáng tạo, sinh động.
Hà Nội
tháng 9 đến tháng 3
2247 lượt xem
Hồ Hoàn Kiếm nằm ở trung tâm thủ đô, được bao quanh bởi 3 con phố Hàng Khay – Lê Thái Tổ – Đinh Tiên Hoàng. Trước đây hồ còn có một số tên gọi khác như hồ Lục Thủy (hồ nước xanh) hay hồ Thủy Quân (bởi hồ từng là nơi để huấn luyện thủy binh chiến đấu). Đến thế kỉ thứ XV, hồ được đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm (trả gươm), gắn liền với sự tích trả gươm báu cho rùa vàng của vua Lê Thái Tổ. Hồ Hoàn Kiếm là nơi tụ hội, điểm hẹn lý tưởng bốn mùa: Rực rỡ trong sắc đào và các lễ hội truyền thống vào mùa xuân; lồng lộng những cơn gió xua tan đi cái nóng oi bức của mùa hè; say đắm với những cành liễu rủ trong màn sương huyền ảo của mùa thu; lộng lẫy trong cơn mưa lá vàng và những giọt mưa phùn lất phất bay của mùa đông. Không chỉ là thắng cảnh đẹp mà du khách không thể bỏ qua trong danh sách những địa điểm du lịch Hà Nội mà đây còn là nơi gắn liền với truyền thống lịch sử tâm linh của thủ đô. Hồ Hoàn Kiếm có hai đảo nổi: Đảo Ngọc nằm ở phía bắc hồ, có cầu Thê Húc uốn cong bắc ngang nối ra đảo. Giữa hồ là đảo Rùa nhỏ hơn, bên trên là ngọn tháp Rùa cổ kính trăm tuổi trầm mặc giữa bốn bề long lanh sóng nước. Vào 3 ngày cuối tuần các đường phố xung quanh hồ Hoàn Kiếm sẽ trở thành phố đi bộ với nhiều hoạt động hấp dẫn như âm nhạc đường phố, các trò chơi dân gian…. thu hút rất đông du khách. Nằm trên đảo Ngọc, đền Ngọc Sơn không chỉ là di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Hà Nội mà còn là nơi thờ thần Văn Xương, ngôi sao chủ về văn chương khoa cử và Đức thánh Trần Hưng Đạo. Xung quanh đền là quần thể di tích kiến trúc mang nhiều giá trị lịch sử và ý nghĩa nhân văn gồm cầu Thê Húc, tháp Bút, đài Nghiên, đình Trấn Ba. Sự kết hợp giữa quần thể đền Ngọc Sơn và hồ Hoàn Kiếm đã tạo nên một tổng thể kiến trúc cổ kính hài hòa, đăng đối giữa con người và thiên nhiên. Ở cạnh Hồ Gươm là các phố cổ như Hàng Ngang, Hàng Đào, Hàng Đường,… nơi du khách có thể tham quan, khám phá cuộc sống, văn hóa và con người cũng như nét ẩm thực độc đáo của Hà Nội. Tượng đài Lý Thái Tổ được đặt tại vườn hoa Chí Linh trên đường Đinh Tiên Hoàng. Đây là công trình kiến trúc văn hóa tiêu biểu ở hồ Hoàn Kiếm nhằm tôn vinh vị vua đã có công khai sáng kinh thành Thăng Long. Nằm bên bờ hồ, tháp Hòa Phong là di tích cổ còn sót lại của chùa Báo Ân sau khi đã bị người Pháp phá hủy để lấy đất xây bưu điện. Xung quanh hồ có hằng hà sa số món đồ mà các bạn có thể mua về để làm quà cho bạn bè cũng như người thân chẳng hạn như đồ thủ công, những món quà nhỏ xinh xắn, quần áo, giày dép, các món đặc sản ở Hà Nội như bánh cốm, ô mai… Phố Hàng Ngang, Hàng Đào, Hàng Bạc, Hàng Đường, chợ Đồng Xuân… là một số địa chỉ uy tín và chất lượng để các bạn thỏa sức mua sắm. Theo kinh nghiệm của nhiều người thì các bạn nên đi mua sắm vào buổi chiều vì các cửa hàng ở đây rất kiêng việc khách hàng đến vào buổi sáng để hỏi đồ nhưng lại không mua gì.
Hà Nội
Từ tháng 1 đến tháng 12
1770 lượt xem
Nhắc đến lịch sử của Hà Nội 36 phố phường hay phố cổ Hà Nội, có lẽ phải ngược lại khoảng thời gian từ thời Lý – Trần, khi khu dân cư sinh hoạt buôn bán này bắt đầu hình thành, dân cư từ khắp các làng quanh đồng bằng Bắc Bộ tụ tập lại và trở thành khu vực sầm uất nhất kinh thành thời ấy. Không những vậy, khu đô thị này còn tập trung nhiều hoạt động tiểu thủ công nghiệp, buôn bán giao thương để mà từ đó hình thành nên cái tên “Hàng”, cách gọi ám chỉ những phố nghề đặc trưng, mang đậm nét truyền thống. Trải qua bao thăng trầm của đất thủ đô, khu phố ấy vẫn đi cùng năm tháng, trường tồn cho đến tận bây giờ, bảo tồn và gìn giữ để trở thành phố cổ Hà Nội trong lòng bao người con đất Việt. Về mặt diện tích, theo quy định của Bộ Xây dựng, phạm vi chính thức của khu phố cổ Hà Nội được xác định như sau: phía Bắc là phố Hàng Đậu; phía Tây là phố Phùng Hưng; ở phía Nam là các phố Hàng Bông, Hàng Gai, Cầu Gỗ và Hàng Thùng; còn phía Đông đường Trần Quang Khải và đường Trần Nhật Duật. Hà Nội 36 phố phường, cái tên đã đi vào tiềm thức của nhiều người với những nét giản dị mộc mạc nhất từ những cái tên như Hàng Mắm, Hàng Nón, Hàng Đường, Hàng Muối… đại diện cho mặt hàng chủ yếu được cái tiểu thương nơi đây trao đổi buôn bán. Phố cổ mang trong mình một nét rất riêng về đô thị, nơi phồn hoa đông đúc, lúc nào cũng tấp nập người nhưng lại vẫn giữ được những giá trị văn hóa truyền thống từ ngàn đời xưa của đất kinh kì. Mỗi con phố đều tập trung những người thợ từ các làng nghề có tiếng quanh kinh thành Thăng Long xưa, biến mỗi con phố nơi đây thành một làng nghề thu nhỏ giữa lòng Hà Nội. Kiến trúc lại là một nét đặc sắc khác làm nên chất riêng của phố cổ, với lối cấu trúc nhà ống, mái ngói nghiêng cùng mặt tiền là các cửa hiệu chuyên để kinh doanh buôn bán, được xây dựng chủ yếu từ những ngày thế kỉ 18, 19. Những ngôi nhà thoạt nhìn thì lụp xụp nhỏ bé, nhưng lại được con người sắp xếp vô cùng khéo léo mà hợp lý, vẫn phục vụ đầy đủ được nhu cầu đời sống của người dân nơi đây. Phố cổ Hà Nội đẹp với những hàng quán nhỏ ven đường, dù không phải nhà hàng sang trọng nhưng hương vị lại đậm đà níu chân người lữ khách, có đi rồi cũng mãi không quên. Là một buổi ngồi bên hồ Gươm hóng gió, ăn que kem Thủy Tạ, nhìn dòng người qua lại, hay lên phố mà không thưởng thức kem Tràng Tiền thì quả là điều thiếu sót. Hà Nội cũ với những gánh hàng rong chập chùng, len lỏi qua từng con phố với những món ăn bình dị mà dân dã như bánh rán, trứng vịt lộn, hay chỉ đơn giản là cốm, món quà quê nức lòng người con Tràng An có thể làm say lòng bất kì thực khách khó tính nào. Ẩm thực phố cổ gắn liền với những món ăn truyền thống như bún chả, phở, bún cá, bún đậu mắm tôm, bún ốc, bún thang,…của quán nhỏ ven đường, hay trong những căn nhà cổ đã có đến hàng chục năm tuổi. “Hà Nội 36 phố phường” không chỉ nổi tiếng là nơi ăn chơi bậc nhất Hà Thành, mà còn lưu giữ biết bao giá trị lịch sử, văn hóa của hơn một ngàn năm văn hiến. Bạn nhất định không được bỏ qua điểm đến này khi về thăm Hà Nội nhé.
Hà Nội
Từ tháng 1 đến tháng 12
1786 lượt xem
Văn Miếu nằm ở khu vực quận Đống Đa, Hà Nội, ngay giữa 4 phố chính gồm Nguyễn Thái Học, Tôn Đức Thắng, Văn Miếu và Quốc Tử Giám. Du lịch đến với Hà Nội ngàn năm văn hiến thì đây chắc chắn là địa điểm mà bạn nên ghé thăm. Nếu xuất phát từ Hồ Gươm, các bạn đi theo đường Lê Thái Tổ, rẽ phải vào đường Tràng Thi, đi về phía đường Cửa Nam, Nguyễn Khuyến rồi rẽ trái vào đường Văn Miếu là đến. Vì đường Hà Nội có rất nhiều đường một chiều, đặc biệt là xung quanh khu Văn Miếu nên các bạn nhớ để ý để tránh phạm luật giao thông. Văn Miếu được xây dựng năm 1070 dưới thời vua Lý Thánh Tông, là nơi thờ Khổng Tử, Chu Công và Tứ phối. Đến năm 1076, vua Lý Nhân Tông cho lập thêm Quốc Tử Giám bên cạnh là trường đại học dành riêng cho con vua và các gia đình quý tộc. Đến thời vua Trần Thái Tông, Quốc Tử Giám được đổi tên thành Quốc học viện và thu nhận cả con cái nhà thường dân có sức học xuất sắc. Sang thời hậu Lê, đời vua Lê Thánh Tông bắt đầu cho dựng bia của những người thi đỗ tiến sĩ. Tới thời Nguyễn, Quốc Tử Giám được lập Huế. Văn miếu Thăng Long được sửa sang lại chỉ còn là Văn Miếu của trấn Bắc Thành, sau đổi thành Văn Miếu Hà Nội. Quần thể di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám hiện tại nằm trong khuôn viên rộng 54331 m2, bao gồm nhiều công trình kiến trúc nhỏ khác nhau. Bao bọc khuôn viên là những bức gạch vồ. Trải qua nhiều tu sửa, quần thể di tích này bao gồm Hồ Văn, Văn Miếu môn, Đại Trung môn, Khuê Văn Các, giếng Thiên Quang, bia tiến sĩ, Đại Thành môn, nhà Thái Học. Nhà giảng dạy ở phía đông và tây hai dãy đều 14 gian. Phòng học của học sinh tam xá đều ba dãy, mỗi dãy 25 gian, mỗi gian 2 người. Toàn bộ kiến trúc Văn Miếu hiện nay đều là kiến trúc thời đầu nhà Nguyễn. Quần thể kiến trúc Văn Miếu – Quốc Tử Giám được bố cục đăng đối từng khu, từng lớp theo trục Bắc Nam, mô phỏng tổng thể quy hoạch khu Văn miếu thờ Khổng Tử ở Trung Quốc, tuy nhiên, quy mô ở đây đơn giản hơn và theo phương thức truyền thống nghệ thuật dân tộc. Phía trước Văn Miếu có một hồ lớn gọi là hồ Văn Chương, tên cũ xưa gọi là Thái Hồ. Giữa hồ có gò Kim Châu, trước đây có lầu để ngắm cảnh. Ngoài cổng chính có tứ trụ, hai bên tả hữu có bia “Hạ Mã”, xung quanh khu vực xây tường cao bao quanh. Cổng Văn Miếu xây kiểu Tam quan, trên có 3 chữ “Văn Miếu Môn” kiểu chữ Hán cổ xưa. Trong Văn miếu chia làm 5 khu vực rõ rệt, mỗi khu vực đều có tường ngăn cách và cổng đi lại liên hệ với nhau. Cổng chính Văn Miếu xây kiểu Tam quan, trên có 3 chữ “Văn Miếu Môn” kiểu chữ Hán cổ xưa. Văn Miếu có tường bao quanh xây bằng gạch. Bên trong cũng có những bức tường ngăn ra làm 5 khu, mỗi khu vực đều có tường ngăn cách và cổng qua lại nhau. Khu thứ nhất. Bắt đầu với cổng chính Văn Miếu Môn đi đến cổng Đại Trung Môn, hai bên có cửa nhỏ là Thành Đức Môn và Đạt Tài Môn. Khu thứ hai. Từ Đại Trung Môn vào đến Khuê Văn các. Khuê Văn các là công trình kiến trúc tuy không đồ sộ song tỷ lệ hài hòa và đẹp mắt. Kiến trúc gồm 4 trụ gạch vuông (85cm x 85cm) bên dưới đỡ tầng gác phía trên, có những kết cấu gỗ rất đẹp. Tầng trên có 4 cửa hình tròn, hàng lan can con tiện và con sơn đỡ mái bằng gỗ đơn giản, mộc mạc. Mái ngói chồng hai lớp tạo thành công trình 8 mái, gờ mái và mặt mái phẳng. Gác là một lầu vuông tám mái, bốn bên tường gác là cửa sổ tròn hình mặt trời tỏa tia sáng. Hai bên phải trái Khuê Văn các là Bi Văn Môn và Súc Văn Môn dẫn vào hai khu nhà bia Tiến sĩ. Khuê Văn các ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám đã được công nhận là biểu tượng của thành phố Hà Nội. Khu thứ ba. Gồm hồ nước Thiên Quang Tỉnh (nghĩa là giếng soi ánh mặt trời), có hình vuông. Hai bên hồ là khu nhà bia tiến sĩ. Mỗi tấm bia được làm bằng đá, khắc tên các vị thi đỗ Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa, Hoàng giáp, Tiến sĩ. Bia đặt trên lưng rùa đá. Hiện còn 82 tấm bia của các khoa thi từ năm 1442 đến năm 1779. Đó là những di vật quý nhất của khu di tích. Khu thứ tư. Là khu trung tâm và là kiến trúc chủ yếu của Văn Miếu, gồm hai công trình lớn bố cục song song và nối tiếp nhau. Tòa nhà ngoài là Bái đường, Tòa trong là Thượng cung. Đây là khu vực thờ Khổng Tử và Tứ Phối (Nhan Tử, Tăng Tử, Tử Tư, Mạnh Tử). Khu thứ năm. Đây là khu nhà Thái Học. Thời Nguyễn trường Quốc Tử Giám ở Hà Nội bị bãi bỏ, nhà thái học bị đổi làm nhà Khải thánh, thờ thân phụ, thân mẫu của Khổng Tử. Tuy nhiên khu nhà này đã bị phá hủy trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp. Khu nhà Thái Học mới được thành phố Hà Nội xây dựng lại năm 1999. Trong khu thứ năm này còn có nhà Tiền đường – Hậu Đường, là nơi thờ các vị vua Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông, Lê Thánh Tông và tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An. Những lưu ý khi thăm quan Văn Miếu Quốc Tử Giám. Đầu tiên, Tôn trọng di tích, chấp hành quy định của đơn vị quản lý di tích. Không xâm hại đến các hiện vật, cảnh quan di tích. Không xoa đầu rùa, viết, vẽ, đứng, ngồi lên bia Tiến sĩ… Thứ hai, Trang phục khi tới Văn Miếu nên sạch sẽ, gọn gàng. Không nên mặc váy hoặc quần quá ngắn, trang phục hở hang hay trang phục trong nhà. Không hút thuốc, đội nón, đội mũ trong khu vực Điện thờ, nhà trưng bày… Cuối cùng, Thực hiện nếp sống văn minh nơi thờ tự: Không có hành vi thiếu văn hóa, nói tục, gây mất trật tự an ninh; Có thái độ đúng mực khi hành lễ, mỗi người chỉ thắp một nén hương; Dâng lễ, thắp hương đúng nơi quy định.
Hà Nội
Từ tháng 1 đến tháng 12
1961 lượt xem
Di tích lịch sử và khảo cổ Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội với diện tích quy hoạch bảo tồn vùng lõi là 18,395 ha (bao gồm Khu di tích thành cổ Hà Nội và Khu di tích khảo cổ học 18 Hoàng Diệu) và diện tích vùng đệm là 108ha. Năm 1009, Lý Công Uẩn lên ngôi hoàng đế, lập nên vương triều Lý. Năm 1010, Lý Thái Tổ rời đô từ Hoa Lư về thành Đại La, đổi tên kinh đô mới là Thăng Long và xây dựng nơi đây thành một trung tâm kinh tế, chính trị và văn hóa lớn nhất của đất nước. Trải qua các triều đại Lý, Trần, Lê Sơ, Mạc và Lê Trung Hưng, thành Thăng Long luôn giữ vị trí “Quốc đô”, là nơi ở và làm việc của Vua và Hoàng tộc. Khu vực này cũng còn là nơi cử hành các nghi lễ quan trọng của đất nước. Sau khi nhà Nguyễn định đô ở Huế (1802), vai trò kinh đô của Thăng Long mới bị giải thể… Từ sau năm 1954, khu vực thành Thăng Long trở thành trụ sở làm việc của Bộ Quốc phòng. Chính tại khu vực này, nhiều quyết định quan trọng của Đảng và Nhà nước đã được ra đời, góp phần tạo ra những thắng lợi lớn trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước. Trải qua thời gian và những biến cố của lịch sử, thành Thăng Long đã có nhiều thay đổi, biến dạng…, nhưng đến nay vẫn còn lưu giữ được một số di tích lịch sử và khảo cổ học, tiêu biểu như: Kỳ đài (Cột cờ Hà Nội): xây dựng vào năm 1812, dưới thời vua Gia Long, cao 33,4m, gồm ba tầng: đế, thân cột và vọng canh. Đoan môn: là cửa thành phía Nam, xây theo kiểu vòm cuốn. Đoan môn được bố cục theo chiều ngang, gồm cửa chính giữa dành riêng cho vua, hai bên có 4 cửa nhỏ hơn, dành cho các quan và hoàng tộc. Điện Kính thiên: nằm ở vị trí trung tâm của hoàng thành (thời Lê Sơ), được xây dựng năm 1428, ngay trên nền cũ của điện Càn Nguyên thời Lý (sau đổi tên là điện Thiên An). Năm 1886, điện này đã bị thực dân Pháp phá để xây dựng Sở Chỉ huy Pháo binh quân đội Pháp. Hiện nay, chỉ còn lại dấu tích của nền móng của điện Kính thiên. Đặc biệt, khu vực này còn lưu giữ được hai bậc thềm rồng bằng đá, có niên đại thế kỷ XV. Hậu lâu (Lầu Công chúa): xây dựng năm 1821, được sử dụng làm nơi nghỉ ngơi của các cung nữ trong đoàn hộ tống các Vua nhà Nguyễn khi xa giá ra Bắc. Cuối thế kỷ XIX, Hậu lâu bị hư hỏng nặng, thực dân Pháp đã cho cải tạo, xây dựng lại như hiện nay. Chính Bắc môn (Cửa Bắc): là cổng thành phía Bắc, được xây dựng năm 1805, gồm hai tầng, tám mái, với đầu đao cong, theo kiểu truyền thống. Tường bao và 8 cổng hành cung thời Nguyễn: năm 1805, nhà Nguyễn đã cho xây dựng tường bao từ cửa Đoan môn quanh nội điện, làm hành cung để vua làm việc và nghỉ ngơi mỗi khi Bắc tuần. Hiện nay, trong khu thành cổ còn 8 cổng thành cùng với hệ thống tường bao xung quanh hành cung bằng gạch vồ. Di tích nhà và hầm D67: được xây dựng vào năm 1967, trong khu A. Đây là nơi Bộ Chính trị, Đảng ủy Quân sự Trung ương, Bộ Tổng Tư lệnh đã đưa ra nhiều quyết định mang tính lịch sử, đánh dấu những mốc son của cách mạng Việt Nam: Tổng tiến công Tết Mậu Thân 1968, chiến dịch năm 1972, Cuộc tổng tiến công năm 1975 và đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh… Những công trình kiến trúc Pháp: được xây dựng từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX theo kiểu Vauban, bao gồm tòa nhà Sở Chỉ huy Pháo binh Quân đội Pháp; một tòa nhà 2 tầng, xây dựng năm 1897, nay dùng làm trụ sở của Cục Tác chiến; hai tòa nhà một tầng, xây dựng năm 1897. Phía Đông của tòa nhà Cục Tác chiến có một nhà khách, xây dựng năm 1930. Cây xanh trong khu di tích: được trồng với mật độ dày, đa dạng về chủng loại, đã góp phần tạo ra môi trường trong lành và cảnh quan hài hòa cho khu di tích. Di tích khảo cổ tại 18 Hoàng Diệu: nằm cách nền điện Kính Thiên khoảng 100m về phía Tây, có diện tích 4,530ha, bắt đầu khai quật từ tháng 12 năm 2002, được phân định làm 4 khu (A, B, C, D). Khi tiến hành khai quật tại đây, các nhà khảo cổ học đã phát hiện dấu tích nền móng của các công trình kiến trúc cổ thuộc Hoàng thành Thăng Long cùng nhiều hiện vật có giá trị, như vật liệu trang trí kiến trúc bằng đất nung, cột gỗ, đồ gốm sứ của các triều đại phong kiến Việt Nam và nhiều đồ dùng, vật dụng của nước ngoài, như các loại đồ sứ của Tây Á, Trung Quốc, Nhật Bản… Thành cổ Thăng Long - Hà Nội là di tích lịch sử và khảo cổ tiêu biểu, là bằng chứng vật chất phản ánh trình độ kỹ thuật cao, chứa đựng các giá trị về lịch sử, kiến trúc và nghệ thuật. Đồng thời, phản ánh sự giao thoa văn hóa với các nước trong khu vực và trên thế giới trong một quá trình lịch sử lâu dài, thể hiện qua rất nhiều hiện vật lịch sử, công trình kiến trúc, cảnh quan đô thị mang bề dày hàng ngàn năm lịch sử. Với những giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học đặc biệt của di tích, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định xếp hạng Di tích lịch sử và khảo cổ Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội là di tích quốc gia đặc biệt ngày 12/8/2009. Nguồn: Cục Di sản văn hóa
Hà Nội 2190 lượt xem
Cụm di tích Đình, chùa Đại Lan ở thôn Đại Lan, xã Duyên Hà, huyện Thanh Trì, TP Hà Nội được xây dựng vào khoảng thế kỷ XVII. Đình Đại Lan, nằm ở sát bên trái tòa tam bảo của ngôi chùa làng, có kiến trúc hình chữ “Đinh” gồm 3 gian tiền đình và 2 gian hậu cung. Tòa Đại bái đình Đại Lan được chia làm 3 gian 2 dĩ với 4 mái đao cong, bờ nóc đắp lưỡng long chầu hổ phù đội mặt trời cách điệu, hai đầu bờ nóc là hai con rồng ngậm bờ nóc, các mái đao được đắp đầu rồng cong hướng vào đình. Vào bên trong các bộ vì đỡ mái được làm theo kiểu thượng giá chiêng rường nách, hạ cốn, bẩy hiên, bẩy hậu trên mặt bằng bốn hàng chân cột. Trang trí trên kiến trúc tại đình Đại Lan chủ yếu tập trung vào các đầu dư, cốn chạm rồng, tứ linh, tứ quý là các đề tài quen thuộc trong kiến trúc tín ngưỡng dân gian truyền thống. Đình Đại Lan thờ 4 vị Thành hoàng làng (3 vị thời Hùng Vương là Linh Hồ, Minh Châu và Chà Lục có công dẹp giặc và Nguyễn Như Đổ, 1 đại thần nhà Lê, làm quan tới chức Thượng thư, ba lần đi sứ Trung Quốc). Đình Đại Lan hiện còn lưu giữ được khá nhiều hiện vật có giá trị gồm 11 đạo sắc phong của triều Lê, Nguyễn, cuốn thư, cửa võng, long ngai, bài vị, hương án, án văn, nhất là bốn bộ kiệu được làm từ thế kỷ XVII-XVIII. Đáng chú ý là hoành phi lớn dạng cuốn thư, bên dưới là cửa võng chạy suốt gian nhà, đây là hai di vật được trang trí bằng kỹ thuật chạm thủng, sơn son thếp vàng. Rồng chầu mặt trời, rồng cuốn thủy, long mã tranh châu…..được trang trí ở diềm bức hoành phi. Phần trên cửa võng là đôi rồng lớn chầu mặt hổ phù, hai bên trang trí các hình rồng phun nước, phượng, long mã…bên dưới hai hiện vật này là một phương án gỗ được trang trí tỉ mỉ bằng kỹ thuật chạm nổi các hình rồng lá cách điệu chầu hổ phù, chính giữa là rồng, phượng, hướng về hình mặt trời ở giữa…Chính điện có bức hoành phi làm theo dạng cuốn thư treo trên một cửa võng được đục chạm tinh xảo. Các mảng trang trí ở đó đều thể hiện những đề tài chạm khắc truyền thống: lưỡng long triều nhật, rồng cuốn thủy, long mã tranh châu, phượng múa… Phía dưới là một hương án với những mảng điêu khắc kín xung quanh diềm. Hai gian bên có treo hoành phi trên lối vào cung cấm. Trong hậu cung còn có một khám lớn đặt các long ngai và bài vị của 4 vị Thành hoàng làng. Hội làng Đại Lan diễn ra vào ba ngày mồng 6, mồng 7 (chính hội) và mồng 8 tháng Giêng. Trong ngày hội hằng năm không thể thiếu môn đánh gậy để tưởng nhớ công lao các vị thần, đồng thời cũng để rèn sức, rèn trí giữ yên xóm làng. Chùa Đại Lan Chùa Đại Lan (Phổ Huệ Tự), vốn là nghè của làng Đại Lan, xã Duyên Hà. Bởi trước đây, chùa đã nhiều lần di chuyển và lần gần đây nhất vào năm 1959 khi sông Hồng đổi dòng, đất chùa bị sụt nên dân làng đã chuyển tượng Phật và đồ thờ vào nghè để thờ, từ đó nghè đã được chuyển thành chùa. Xưa kia công trình nghè có quy mô kiến trúc lớn với kết cấu “tiền Nhất hậu Đinh”. Tiền đường gồm năm gian và ba gian Thượng điện. Chùa xây tường gạch bao quanh, tường hồi bít đốc, cuối bờ chảy xây tay ngai giật cấp, hai mái lợp ngói ri, chính giữa bờ nóc đắp bức cuốn thư, bên trong đắp nổi chữ Hán ghi tên chữ của chùa, hai đầu bờ nóc đắp hai con rồng lá ngậm bờ nóc, hai tường hồi được xây tường lửng nối với hai cột trụ, đỉnh trụ đắp tứ phượng chụm đuôi vào nhau, xuống dưới là ô lồng đèn bên trong đắp nổi tứ linh (long, ly, quy, phượng), thân trụ được đắp các gờ nổi bên trong viết các đôi chữ Hán có nội dung ca ngợi cảnh đẹp của chùa và lòng từ bi hỷ xả, bác ái của đạo Phật. Vào bên trong, bộ vì đỡ mái tòa Tiền đường được làm theo kiểu: Thượng giá chiêng chồng rường, hạ cốn, kẻ hiên, bẩy hậu trên mặt bằng bốn hàng chân cột. Trang trí trên kiến trúc nhà Tiền đường được tập trung trên các đầu dư, con rường, kẻ và các bức cốn với đề tài trang trí chủ yếu là rồng, tứ linh, tứ quý, hoa cúc, bát bửu của đạo Nho…Đáng lưu ý nhất là hai bức cốn nách ở hai bên hồi thể hiện rồng mây bằng kỹ thuật chạm lộng. Rồng mây thể hiện quan niệm truyền thống của Nho giáo long vân khánh hội, Vân tòng long, phong tòng hổ là hình tượng cho sự gặp gỡ vua tôi. Sự có mặt của hai bức cốn trang trí long vân là rất phù hợp trong một kiến trúc nghè thờ các vị khoa bảng trước đây. Hậu cung chùa Đại Lan được xây các bệ cao dần từ ngoài vào trong, trên bệ có đặt các pho tượng. Trên cùng là bộ tượng Tam Thế. Lớp thứ hai là bộ tượng Di Đà Tam Tôn, với tượng A Di Đà ngồi giữa, hai bên là tượng Quan Thế Âm và tượng Đại Thế Chí. Lớp tiếp theo là tượng Di Đà Tiếp Dẫn, hai bên là tượng Thị Giả. Lớp thứ tư gồm cá tượng Quan Âm Chuẩn Đề, hai bên là tượng Kim Đồng, Ngọc Nữ. Ngoài cùng là tượng Ngọc Hoàng và Phạm Thiên, Đế Thích, rồi đén tòa Cửu Long và tượng Thích Ca Sơ Sinh. Hai bên hồi Thượng điện có các tượng Quan Âm Tọa Sơn, Thổ Địa, Giám Trai, bộ tượng Thập Điện Diêm Vương. Ngoài nhà Tiền đường là hai ban thờ Đức Ông, Thánh Tăng và tượng Hộ Pháp Khuyến Thiện, Trừng Ác. Bên cạnh hệ thống tượng Phật, chùa Đại Lan còn lưu giữ được một số hiện vật có giá trị: Cửa võng, hương án, bát hương thời Lê; 1 đôi lọ sứ thời Thanh, 2 quả chuông, 4 bức hoành phi và 2 đôi câu đối. Năm 1989, cụm di tích đình, chùa Đại Lan được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia. Nguồn: Sở Văn hóa và Thông tin Hà Nội
Hà Nội 2023 lượt xem
Chùa Thanh Nhàn (Linh Sơn Tự) là cơ sở cách mạng bí mật của Đảng, nhà thờ Tổ là nơi hội họp, in truyền đơn, ăn ở của cán bộ cách mạng hoạt động trong thời kỳ trước cách mạng tháng Tám năm 1945 và khi Pháp tạm chiếm Hà Nội (1947- 1949). Một số cán bộ đã hy sinh anh dũng tại Chùa vào tháng 3/1949, đã được an táng tại nghĩa trang Mai Dịch- Hà Nội. Chùa Thanh Nhàn hiện nằm ở số 68, ngõ 318 đường La Thành, Đống Đa, Hà Nội. Chùa đã được Bộ Văn hóa thông tin công nhận là di tích lịch sử văn hóa vào năm 1989. Chùa Thanh Nhàn nằm trong một tổng thể di tích gồm Đình Lạc Nghiệp ở phía Đông gần kề với chùa, xa hơn chút là Đình An Cư, Đình Lương Yên. Chùa Thanh Nhàn có quy mô lớn. Tam quan cấu trúc được thể hiện theo kiểu cột trụ, có một cổng chính. Chùa chính tọa lạc trên vị trí cao nhất so với các công trình kiến trúc phụ trợ và quay hướng nam nhìn ra khoảng sân và ao sen của chùa. Chùa có kết cấu hình chữ “Đinh”, kiểu tường hồi bít đốc, mái lợp ngói ta. Bờ nóc và bờ dải đắp nhô cao, trên có trang trí thành dải các hình hoa thị, chính giữa bờ nóc đắp bức đại tự “Linh Sơn Tự”. Phần trang trí trong kiến trúc chùa chính nhẹ nhàng, các chủ đề và họa tiết chủ yếu mang phong cách nghệ thuật thời Nguyễn, như: Thân trúc mai, hoa văn triện, được tập trung trên các phần cuốn mê. Cùng với kiến trúc chùa chính, có nhà tổ, kiến trúc năm gian. Trong chùa còn có nhà điện mẫu. Hiện nay, chùa Thanh Nhàn còn bảo lưu được khối lượng di vật phong phú cả về số lượng và giá trị nghệ thuật. Điển hình là các tấm bia đá cổ (9 tấm bia). Hệ thống tượng Phật, tượng Mẫu, tượng Tổ gồm 61 pho tượng lớn nhỏ. Hai quả chuông đồng được đúc vào năm Tự Đức nguyên niên (1848). Các hiện vật khác: hoành phi, câu đối… là sản phẩm của thời Nguyễn. Vào những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân pháp xâm lược, chùa Thanh Nhàn là cơ sở nuôi dấu các đồng chí cách mạng nằm vùng, nơi in ấn, cất dấu tài liệu, truyền đơn của Đảng, trong cuộc đấu tranh bền bỉ ác liệt, có các đồng chí đã anh dũng hy sinh tại ngôi chùa này, một số các đồng chí khác về sau đã lãnh trách nhiệm của Đảng và Nhà nước, họ đã trở thành những nhân chứng về thời kỳ lịch sử, đồng thời cũng là nhân chứng khẳng định sự đóng góp tích cực của chùa Thanh Nhàn trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ Thủ đô Hà Nội, bảo vệ Tổ quốc, tạo thêm động lực thúc đẩy cuộc cách mạng nhanh chóng đến thắng lợi rực rỡ. Ngày nay, chùa còn là địa chỉ để những phật tử có tấm lòng hảo tâm đóng góp, chia sẻ với nhiều hoàn cảnh khó khăn trong xã hội bằng những việc làm từ thiện hết sức thiết thực và đậm tính nhân văn như: nấu cơm, cháo từ thiện cho các bệnh nhân ung thư có hoàn cảnh khó khăn tại hai bệnh viện K (địa chỉ Quán sứ và Thanh trì). Tổ chức những chương trình phát quà kết hợp với khám chữa bệnh cho đồng bào vùng sâu, vùng xa; chương trình mổ mắt cho người nghèo; phát xe lăn cho người tàn tật. Phối hợp với phòng Y tế tổ chức phòng khám từ thiện cho người nghèo ngay tại chùa. Nguồn: Trang thông tin điện tử Phường Thanh Nhàn
Hà Nội 1897 lượt xem
Đền được lập từ thời Lý Thái Tông (1028-1054) ở góc phía tây nam thành Thăng Long cũ thuộc địa phận làng Thủ Lệ nay là công viên Thủ Lệ. Thờ hoàng tử Linh Lang, con của vua Lý Thái Tông, và bà phi thứ 9 Dương Thị Quang, nhưng tương truyền vốn là con của Long Quân, tên gọi là Hoàng Châu, thác sinh, là người có công trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Tống. Sau khi mất, được người dân Thủ Lệ lập đền thờ và được nhà vua sắc phong là Linh Lang đại vương thượng đẳng phúc thần. Thần đã nhiều lần âm phù giúp nhà Trần trong cuộc chiến chống quân xâm lược Nguyên - Mông, và nhà Lê trong cuộc phục hưng. Vì trước cửa đền có đắp hai con voi quỳ gối nên quen gọi là đền Voi Phục và vì đền ở phía tây kinh thành nên còn gọi là trấn Tây hoặc trấn Đoài (Đoài, theo bát quái thuộc phương Tây). Đền Voi Phục hiện nay nằm tại phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, Hà Nội. Đền còn được gọi là Đền Voi Phục Thủ Lệ để phân biệt với Đền Voi Phục Thụy Khuê tại số 251 đường Thụy Khuê, quận Tây Hồ, Hà Nội. Trước đây, đền nằm trong hệ Tứ Trấn, "giữ" phía Tây kinh thành. Nơi đây vốn là đất lắm hồ ao, lầy lội, là một trong Thập tam trại có từ thời Lý. Đương thời, thuộc tổng nội, huyện Quảng Đức, phủ Phụng Thiên. Tương truyền, đền Voi Phục được xây dựng năm Chương Thánh Gia Khánh thứ 7 (năm 1065) đời vua Lý Thánh Tông trên một khu gò cao thuộc vùng đất của trại Thủ Lệ -một trong 13 làng trại ở phía tây kinh thành Thăng Long. Mở đầu cho đền, hiện nay là cổng tứ trụ, như những trục vũ trụ đem sinh khí từ tầng trên truyền xuống trần gian (đây là sản phẩm của thế kỷ XIX - XX), hai bên cổng có bia hạ mã và đôi voi chầu phục (hiện mới được xây thêm nghi môn tứ trụ nữa, ở sát với đường lớn). Cũng chính vì điều này mà đền mang tên Voi Phục. Mới
Hà Nội 1881 lượt xem
Đình Hoàng Xá, thị trấn Vân Đình, huyện Ứng Hòa, Hà Nội được xây dựng từ thế kỷ XVII, đã được Bộ Văn hóa xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia trong đợt đầu tiên vào năm 1962. Đình Hoàng Xá thờ đức Thành hoàng Quý Minh, theo huyền sử nước ta là một trong 3 vị Thánh của núi Tản Viên (Ba Vì) sống vào cuối thời vua Hùng. Tên đình được lấy theo tên làng Hoàng Xá trước thuộc xã Liên Bạt, sau mới sáp nhập vào thị trấn Vân Đình. Cuối thời Lê, làng Hoàng Xá thuộc xã Hoa Đình, tổng Phương Đình, huyện Sơn Minh, trấn Sơn Nam Thượng. Đình được dựng vào ngày tốt tháng 5 Giáp Tuất niên đại Chính Hòa thứ 15 thời Lê Trung Hưng (1694). Việc xây cất và trang trí kéo dài trên 40 năm đến thời Lê Vĩnh Hựu (1735-1740) mới hoàn thành. Lúc đầu đình chỉ có một tòa nhà theo hình chữ “Nhất”. 166 năm sau, dân làng Hoàng Xá cho tiến hành sửa chữa nhỏ và xây cất thêm Trung cung, Hậu cung theo kiểu kiến trúc hình chữ “Công”. Trên cột hiên đầu phía bắc sau đình vẫn còn một dòng chữ Hán ghi rõ “Tự Đức thập tam niên thập nhất nguyệt, nhật, bản thôn tu trợ đình sở” (năm Canh Thân 1860). Trong đình hiện đang lưu giữ những mảng chạm khắc đạt đỉnh cao nhất của nghệ thuật thời Lê Trung Hưng. Đình Hoàng Xá tọa lạc trên một khu đất rộng giữa làng, gọi là thế đất “Tả kỳ hữu kiếm” (bên trái có cờ, bên phải có kiếm). Mặt đình nhìn về hướng tây - tây bắc. Nghi môn được thiết kế theo kiểu trụ biểu. Đầu trụ có hình lồng đèn, phía trên đắp đôi lân chầu nhau. Lòng thân trụ có ghi các câu đối. Sát với trụ biểu là hai lối đi kiểu cổng vòm với hai tầng mái, đao cong, đắp ngói ống. Năm 1995 dân làng xây thêm ở 2 bên sân đình 2 nhà giải vũ gồm 4 gian tường hồi bít đốc. Tòa Đại bái xây trên nền hình chữ nhật rộng 200m2, gồm 3 gian lớn và 2 chái, không đều nhau. Gian giữa là nơi hành lễ, các gian bên trước lát gỗ làm nơi sinh hoạt cộng đồng, nay xây 4 bệ lát gạch. Bộ khung gỗ được làm vững chắc trên các hàng cột to, tròn. Cột cái của hai bộ vì giữa có chu vi 1,85m, cột quân có chu vi 1,25m. Bốn bộ vì chính được làm theo hai thức khác nhau. Hai bộ kết cấu theo kiểu “Thượng rường hạ bẩy”, hai bộ chính bên lại có kết cấu theo kiểu “Thượng chồng rường hạ kẻ”. Đỡ phần trên hai mái hồi là hệ thống chồng rường đặt trên thanh xà ngang to. Xà có một đầu ăn mộng qua thân cột cái với hai vì bên, đầu kia đặt trên cột quân phía gian hồi. Tòa Hậu cung gồm 1 gian 2 dĩ, xây trên nền hình vuông, có 4 lá mái và các góc đao cong. Giữa bốn cột cái đặt một sập lớn, bên trên là cỗ khám thờ hình khối hộp vuông được sơn son thếp vàng, trong khám có long ngai bài vị của Thành hoàng Quý Minh. Nằm vuông góc nối liền Hậu cung với Đại bái là tòa nhà Trung cung gồm 3 gian xây dọc, tạo thành 3 tầng cửa võng. Trong đình Hoàng Xá có các tác phẩm điêu khắc đầy tính nghệ thuật được thể hiện trên các thân bẩy, kẻ, ván bưng, các bức cốn, chồng rường, các đầu dư… Nhiều nhất là các bức chạm rồng với đề tài Độc Long, Long Vân, Long Ổ, Long Ly... Bốn con kìm được chạm thành những hình rồng có đầu thon, đuôi dài ẩn phía sau cột cái, mặt ngựa với trán dô, mũi hếch, miệng cười, râu, bờm đua ra sau như những đao mác dài che kín phần cổ, hai chân choãi ra vững chắc. Trên khắp bộ khung của đình, hình rồng được tạo ở các tư thế khác nhau theo phong cách chạm lọng, chạm bong nhiều lớp của nghệ thuật thời Lê Trung Hưng. Đan xen với rồng là các bức chạm với nhiều đề tài sinh hoạt của người và thú như cảnh các tiên nữ múa hát, nhạc công đánh trống, hát cửa đình, chèo thuyền, đấu vật, chọi gà… cảnh voi đi cày, ngựa hoặc cảnh cưỡi voi cưỡi ngựa, táng mả hàm rồng… Ngoài chạm khắc, trong đình Hoàng Xá hiện còn giữ được một khám thờ lớn với ngai vị, bàn thờ và các sắc phong từ thời vua Quang Trung đến Khải Định, rồi kiệu rồng, bát bửu, cùng hoành phi, câu đối. Trong 3 gian chính của tòa Đại bái, ở giữa hai xà dọc thượng có ba bức hoành phi lớn. Gian giữa là bức “Sơn anh hải tú” (chữ “tú” rất đẹp với lớp thếp vàng bị bong dần theo năm tháng), gian phải đề “Ích thi vô phương”, gian trái là “Cực hữu qui hội”. Trung cung có 3 tầng cửa võng long chầu phượng vũ. Phía trước là bức hoành phi “Thánh cung vạn tuế” (hiện nay bức này và cửa võng không còn). Qua cửa võng là bức hoành phi “Thân tích vô cương” cùng với đôi câu đối “Hoàng Xá xuân hùng đoan hữu cực/ Phương Đình nhật lệ điện hành quy”. Trong Hậu cung, trước khám thờ Thành hoàng là bức hoành phi “Hiển linh từ”, bên phải khám có lá cờ “Khâm ban thượng đẳng”. Nguồn: Sở Du lịch Hà Nội
Hà Nội 1833 lượt xem
10 Thôn, Cổ Rùa, Thôn Cổ Rùa, Huyện Quốc Oai, Hà Nội, Việt Nam
Hiệp hội du lịch Hà Nội Đã xác nhận
Chỉ từ :
885,970
đ
Giảm giá 10% thành viên 63Stravel Vip
Giá cuối cùng phải trả : 797,373 đ
Thôn Phú Yên, Yên Bài, Huyện Ba Vì, Hà Nội, Việt Nam
Hiệp hội du lịch Hà Nội Đã xác nhận
Chỉ từ :
2,331,000
đ
Giảm giá 10% thành viên 63Stravel Vip
Giá cuối cùng phải trả : 2,097,900 đ
( Giảm giá 5% thành viên 63Stravel Vip )
( Giảm giá 5% thành viên 63Stravel Vip )
( Giảm giá 5% thành viên 63Stravel Vip )
( Giảm giá 5% thành viên 63Stravel Vip )
( Giảm giá 5% thành viên 63Stravel Vip )