Ứng dụng số 1 về khám phá du lịch 63 tỉnh thành Việt Nam

Khám phá lịch sử, văn hóa, con người và cảnh đẹp Việt Nam trên ứng dụng du lịch 63Stravel

Tải ứng dụng 63Stravel

Logo 63stravel

Bún Thang - Tinh túy ẩm thực vùng đất Hà Thành

Là một món ăn lâu đời tại Thủ đô, bún thang không chỉ đặc biệt ở tên gọi mà còn cả cách chế biến Hãy nghe Quyên một travel blogger nổi tiếng bật mí .

1. Giới thiệu về Bún Thang

Bún thang xuất hiện từ rất sớm trong văn hóa ẩm thực của người Tràng An, bắt nguồn từ một món canh của người xưa có tên gọi là canh thượng thang. Khi đó, người ta đã được tận dụng các nguyên liệu có sẵn trong dịp lễ Tết cổ truyền như tôm khô, thịt gà, giò lụa, trứng muối, củ cải dầm... rồi kết hợp một cách khéo léo để làm mấtđi cái vị ngấy béo trong bữa cơm thịt cá của những ngày Tết nguyên đán.

Làm từ thực phẩm còn dư ngày Tết nên bát bún thang có mỗi thứ một chút được thêm vào. Đặc biệt nguyên liệu nấu bún thang nên đồ ăn được đem ra thái chỉ hoặc xé nhỏ. Nhờ đó, bún thang rất đa sắc, đa vị.

Một thành phần quyết định quan trọng tới độ ngon, thanh của bún thang là nước dùng. Nước dùng chính là phần cốt lõi và linh hồn của bún thang Hà Nội. Nước dùng phải thật thanh và đủ vị sẽ khiến cho món ăn trở nên đặc sắc và bắt vị hơn bao giờ hết.

Đầu tiên là nước dùng của bún thang được tạo ra bởi vị ngọt của xương ống, xương gà, mực khô, tôm he ninh thật kỹ chắt lấy phần nước cốt. Nước dùng cho món bún thang phải có vị ngọt tự nhiên chứ không phải nhờ thêm gia vị mì chính hay đường. Khi nấu nước dùng phải đun nhỏ lửa, không đậy vung để chỉ sôi lăn tăn, và liên tục hớt bọt để tạo độ trong cho nồi nước.

Sợi bún trong món bún thang Hà Nội phải nhỏ, dai được làm từ gạo dự của Mễ Trì. Các nguyên liệu ăn kèm như giò lụa, thịt nạc , thịt gà, trứng thái sợi... cũng phải được chuẩn bị kĩ lưỡng. Thịt gà xé bằng tay để chúng thật nhỏ và xốp riêng phần da có thể thái bằng dao, tuy nhiên nó phải nhỏ như sợi bún. Trứng gà dùng cho bún thang phải tươi, sau đó đem tráng thật mỏng, rồi dùng dao thái nhẹ nhàng. Giò lụa cũng là loại giò ngon không dùng loại giò pha bột hay giò công nghiệp. Có như thế thì khi thái nhỏ giò mới không bị gãy hoặc bở.

                                                               Hình ảnh sưu tầm

Quy trình làm bún thang như sau: Bún được chần qua nước sôi, vẩy cho ráo nước rồi đặt vào bát. Sau đó, sẽ sắp xếp các nguyên liệu theo hình thang đã được chế biến xong để xuôi vào bát. Lòng khung được chia thành 5 phần bằng nhau. Khung được đặt trên miệng bát bún rồi sắp 5 loại nhân thang là trứng gà, giò lụa, thịt gà (phần lườn nạc và phần thịt xé nguyên da), củ cải dầm khô. Nhấc khung ra rồi mới chan nước dùng thật nhẹ tay. Vậy là được bát bún thang Hà Nội đúng kiểu.

Bún thang có thể ăn kèm với mắm tôm và một vài giọt nước mắm cà cuống – thứ hương vị nồng và đậm đà của Bắc Bộ. Mùi thơm của nước dùng, vị ngọt thanh tao của gà và tôm, chút cay nồng của cà cuống hòa quyện với nhau làm hài lòng người thưởng thức.

                                                                  Hình ảnh sưu tầm

 2. Những địa chỉ ăn bún thang ngon

Bún thang Hàng Hành

• Địa chỉ: số 29 Hàng Hành, quận Hoàn Kiếm

• Giờ mở cửa: 06h30 - 13h00

• Giá tham khảo: 40.000 VNĐ/bát

Nếu được hỏi ăn bún thang Hà Nội ở đâu ngon, chắc chắn người dân địa phương sẽ giới thiệu quán bún thang Hàng Hành. Tọa lạc giữa phố cổ Hà Nội, không gian quán khá nhỏ với cách bài trí đơn giản. Không chỉ sở hữu hương vị thơm ngon đặc trưng, giá bán bún thang Hàng Hành cũng rất phải chăng, phù hợp với tài chính của nhiều người.

                                                                     Hình ảnh sưu tầm

Bún thang Giảng Võ

 Địa chỉ: số 144 D2 Giảng Võ, quận Ba Đình

Giờ mở cửa: 7h00 - 23h00

 Giá tham khảo: 30.000 - 40.000 VNĐ/bát

Nếu được hỏi ăn bún thang ở đâu Hà Nội ngon, câu trả lời chắc chắn sẽ là bún thang Giảng Võ. Nước dùng ở đây giữ được độ trong vắt nhất định, hương vị ngon ngọt tự nhiên, nêm cùng gia vị tỏi ớt thơm cay.

                                                                Hình ảnh sưu tầm

Bún thang bà Ẩm

• Địa chỉ: số 37 Cửa Nam, quận Hoàn Kiếm

• Giờ mở cửa: 6h00 - 22h00

• Giá tham khảo: 50.000 - 500.000 VNĐ

Chưa ăn bún cô Ẩm, chưa phải người Thủ đô” là câu nói vui được nhiều người truyền tai nhau khi nhắc đến món bún thang tại đây. Địa chỉ này đã tồn tại từ lâu đời truyền qua các thế hệ. Dù vậy, bún thang cô Ẩm vẫn giữ nguyên được những nét tinh hoa, hương vị cổ truyền khiến thực khách đã thưởng thức qua sẽ nhớ mãi không thôi. 

                                                                       Hình ảnh sưu tầm

Bún thang không chỉ là hấp dẫn người dân Hà Nội mà còn quyến rũ cả với những du khách nước ngoài. Thế nên, nếu có dịp ghé thăm nơi đây, bạn đừng quên dành thời gian để thưởng thức hương vị độc đáo của món ăn này nhé.

03 Tháng 08, 2024 513

Bài viết liên quan

Reviews 63 tỉnh thành