Chùa Láng, ‘đệ nhất tùng lâm’ của kinh thành Thăng Long xưa

(SGTT) – Với lịch sử hơn 800 năm, kiến trúc cổ kính và không gian xanh mát, chùa Láng là một trong những ngôi cổ tự thu hút nhiều du khách ghé thăm của thủ đô Hà Nội.

(SGTT) – Với lịch sử hơn 800 năm, kiến trúc cổ kính và không gian xanh mát, chùa Láng là một trong những ngôi cổ tự thu hút nhiều du khách ghé thăm của thủ đô Hà Nội.

Chùa Láng thuộc phường Láng Thượng, quận Đống Đa, được xếp hạng di tích cấp quốc gia từ năm 1962. Ảnh: Vương Lộc

Theo Trang thông tin Sở Văn hóa, Thể thao thành phố Hà Nội, chùa được xây dựng từ thời vua Lý Anh Tông (1138-1175). Ngoài thờ Phật, chùa còn thờ Thiền sư Từ Đạo Hạnh và hiện thân của Ngài là vua Lý Thần Tông. Ảnh: Vương Lộc

Trong lịch sử tồn tại, chùa đã được trùng tu nhiều lần, quan trọng nhất là vào các năm 1656, 1901 và 1989. Ảnh: Vương Lộc

Theo Cổng thông tin Phật giáo thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam, chùa Láng đã từng được xem là “đệ nhất tùng lâm” ở phía Tây kinh thành Thăng Long xưa. Ảnh: Vương Lộc

Chùa Láng ngày nay vẫn giữ được vẻ bề thế với quần thể kiến trúc hài hòa và cân xứng với không gian xung quanh. Ảnh: Vương Lộc

Không gian tĩnh mịch và yên bình được tạo nên bởi sự hòa hợp giữa các công trình kiến trúc của chùa với cảnh quan thiên nhiên, sân vườn, bóng cây cổ thụ. Ảnh: Vương Lộc

Không gian tĩnh mịch và yên bình được tạo nên bởi sự hòa hợp giữa các công trình kiến trúc của chùa với cảnh quan thiên nhiên, sân vườn, bóng cây cổ thụ. Ảnh: Vương Lộc

Ngày nay, chùa Láng là một trong những ngôi chùa có không gian rộng bậc nhất khu vực nội thành Hà Nội. Ảnh: Vương Lộc

Không chỉ là một chốn thờ tự, chùa Láng còn là một khoảng không gian xanh mát giữa chốn thị thành đông đúc. Ảnh: Vương Lộc

Lễ hội chùa Láng diễn ra từ mùng 5 đến mùng 8 tháng 3 Âm lịch hàng năm, trong đó chính hội là mùng 7 tháng 3. Ảnh: Vương Lộc

Từ xa xưa, lễ hội Chùa Láng được xem là lễ hội mùa Xuân của cả một vùng gồm nhiều làng ở hai bên bờ sông Tô Lịch. Ảnh: Vương Lộc.

01 Tháng 01, 2024 1069

Bài viết liên quan

Reviews 63 tỉnh thành