Khám phá Đại Nội Huế - “ trái tim của Vương triều Nguyễn”.

Đại Nội Huế là công trình kiến trúc cổ xưa là nơi lưu giữ dấu ấn của 13 đời vua triều Nguyễn trong 143 năm với những nét văn hóa lịch sử đặc sắc của Việt Nam. Hãy nghe Nguyễn Thị Phượng một travel blogger nổi tiếng bật mí .

Đại Nội Huế nằm tại vị trí trung tâm của thành phố Huế, ven sông Hương thơ mộng. Đây là một trong những khu di tích lớn của Cố đô Huế từ thời nhà Nguyễn, là nơi vua và triều đình thực hiện các hoạt động sinh hoạt và quản lý đất nước. Đây được coi là công trình kiến trúc có quy mô lớn nhất trong các triều đại, mang đậm dấu ấn của thời kỳ trị vì phong kiến huy hoàng của triều Nguyễn. Quần thể di tích Cố đô Huế đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới vào năm 1993.

Đại Nội Huế được bắt đầu xây dựng từ đầu thế kỉ 19, khu Đại Nội Huế được các chúa lựa chọn làm thủ phủ Đàng Trong từ năm 1687 đến 1774.Đến thời kỳ trị vì của vua Quang Trung năm 1788, cố đô Huế được chọn làm nơi trị vì của triều Tây Sơn. Là một công trình có quy mô đồ sộ nhất trong lịch sử Việt Nam, Di tích Đại Nội Huế có quá trình xây dựng kéo dài tới 30 năm với hàng vạn người thi công cùng hàng loạt các công việc như lấp sông, đào hào, đắp thành, dời mộ… cùng khối lượng đất đá khổng lồ lên đến hàng triệu mét khối.

Theo sổ sách, đã mất tới 30 năm để hoàn thành xây dựng công trình này với hàng vạn công nhân lao động và hàng loạt các công việc phức tạp như lấp sông, đào hào, đắp thành, dời mộ... Công trình này đã tiêu tốn một lượng lớn đất đá, lên đến hàng triệu mét khối. Khi ghé thăm quần thể di tích Đại Nội Huế, du khách sẽ được chiêm ngưỡng hàng trăm công trình cung điện nguy nga, đền đài và miếu thờ đồ sộ. Vẻ đẹp tráng lệ và kiến trúc cung điện độc đáo sẽ khiến bạn cảm thấy thú vị và mê mẩn trong suốt hành trình khám phá Đại Nội.

Hoàng Thành Huế bao gồm nhiều khu vực như phòng vệ, cử hành đại lễ, miếu thờ, không gian xung quanh là thiên nhiên tuyệt đẹp với hồ nước, vườn hoa, cầu đá, hòn đảo, cùng cây cối xanh tươi tỏa bóng mát. Thành có 4 cổng ở bốn phía, trong đó cổng chính lớn nhất và có kiến trúc đẹp nhất là cổng Ngọ Môn.

                                                      

                                                                                   ( Ảnh: sưu tầm)

Cổng Ngọ Môn nhìn về phía Nam kinh thành và hướng ra dòng sông Hương thơ mộng. Cổng có 5 cửa, với cửa chính ở giữa dành riêng cho vua, hai cửa bên dành cho quan văn và quan võ, và hai cửa ngoài cùng dành cho binh lính cùng voi ngựa. Phía trên cổng là Lầu Ngũ Phụng, được thiết kế bằng gỗ lim, chia thành 2 tầng và 9 bộ mái. Mái giữa được lợp bằng ngói màu vàng, còn 8 mái xung quanh lợp bằng ngói xanh. Trước đây, Lầu Ngũ Phụng là nơi diễn ra nhiều lễ lớn của triều đình nhà Nguyễn. Khi đứng trước cổng Ngọ Môn, bạn sẽ cảm nhận được sự uy nghiêm và trang trọng của công trình kiến trúc này. Vẻ đẹp cổ kính và tinh xảo của cổng, kết hợp với cảnh quan thơ mộng của dòng sông Hương phía xa, tạo nên một cảm giác bồi hồi và xúc động. Sự hoành tráng của cổng Ngọ Môn không chỉ thể hiện sự quyền lực và uy nghi của triều đình nhà Nguyễn mà còn mang lại cảm giác tự hào về di sản văn hóa và lịch sử phong phú của dân tộc. Ở đây, du khách có thể dừng lại check in để lưu giữ kỷ niệm trong chuyến thăm Đại Nội Huế.

                                                 

                                                                              ( Ảnh: sưu tầm)

Tiếp đến du khách có thể dành thời gian để tham quan Điện Thái Hòa tọa lạc ở trung tâm Hoàng Thành Huế, là nơi diễn ra những buổi thiết triều quan trọng của triều đại nhà Nguyễn. Được xây dựng vào năm 1805 dưới triều vua Gia Long và trải qua nhiều lần trùng tu, điện Thái Hòa thể hiện phong cách kiến trúc cung đình đặc sắc với mái ngói hoàng lưu ly và hệ thống cột kèo gỗ lim được chạm khắc tỉ mỉ. Đây là nơi đã chứng kiến các sự kiện trọng đại của triều đình như lễ đăng quang của các vị vua Nguyễn và những buổi yết kiến đại thần. Không chỉ là một công trình kiến trúc đẹp, Điện Thái Hòa còn là biểu tượng của quyền lực và sự thịnh vượng của triều Nguyễn.

                                                

                                                                           ( Ảnh: sưu tầm)                              

Trong số nhiều cung điện tại Hoàng thành Huế, Cung Diên Thọ là hệ thống kiến trúc cung điện có quy mô lớn nhất còn tồn tại đến ngày nay. Đây từng là nơi ở của các Hoàng Thái Hậu và Thái Hoàng Thái Hậu, được xây dựng vào năm 1804 dưới triều vua Gia Long. Với lối kiến trúc tinh xảo và sự chăm chút trong từng chi tiết, Cung Diên Thọ không chỉ là nơi ở mà còn là không gian sống đậm chất vương giả và lịch sử của các nữ hoàng triều Nguyễn. Cung Diên Thọ hiện nay vẫn giữ được nhiều nét nguyên vẹn, là điểm đến không thể bỏ qua khi đến Đại Nội Huế.

                                          

                                                                          ( Ảnh: sưu tầm)

Thêm một địa điểm nữa cũng rất cuốn hút du khách đó chính là Tử Cấm Thành. Đây là nơi sinh hoạt của vua cùng hoàng triều nhà Nguyễn. Bên trong Tử Cấm Thành có hơn 50 công trình kiến trúc với quy mô đa dạng, tiêu biểu phải kể đến Điện Cần Chánh (nơi vua thiết triều và tổ chức yến tiệc), Điện Càn Thành (nơi vua nghỉ ngơi), Thái Bình Lâu (nơi vua thư giãn, đọc sách), cùng Tả Vu và Hữu Vu. Những công trình này không chỉ thể hiện sự xa hoa của triều đại mà còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa và lịch sử quan trọng.

Đến với Đại Nội Huế tức là đến với một kho tàng kiến trúc đồ sộ hình thành qua hàng trăm năm, những giá trị văn hoá, kiến trúc, nghệ thuật của dân tộc cô đọng lại dưới nét đẹp của những công trình ấy, mà mỗi du khách khi ghé thăm sẽ có thêm cơ hội tìm hiểu về lịch sử dân tộc, đồng thời lưu giữ lại nhiều khoảnh khắc đáng nhớ dưới những tấm hình check in đặc sắc.

Thưởng thức âm nhạc cung đình tại Duyệt Thị Đường là một hoạt động không thể thiếu khi đến Huế. Thưởng thức nhã nhạc cung đình tại Duyệt Thị Đường là một trải nghiệm giàu cảm xúc, giúp du khách không chỉ tận hưởng âm nhạc mà còn lắng đọng tâm hồn, cảm nhận sâu sắc vẻ đẹp văn hóa truyền thống của Việt Nam.

Nếu tới Đại Nội Huế du lịch vào đúng dịp diễn ra lễ hội ( thường sẽ được tổ chức vào tháng 4 hoặc tháng 6), Du khách có cơ hội trải nghiệm toàn cảnh náo nhiệt, sôi động nhưng vẫn giữ được nét uy nghiêm của Kinh Thành Huế. Lễ hội bao gồm nhiều hoạt động truyền thống ý nghĩa, tái hiện lại khung cảnh huy hoàng của triều đại phong kiến cuối cùng tại Việt Nam. Nhiều tiết mục nghệ thuật đặc sắc cũng góp phần thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và du khách thập phương.


08 Tháng 07, 2024 155

Bài viết liên quan

Reviews 63 tỉnh thành