Làng Tranh Đông Hồ

Thuyết minh tự động

Làng Tranh Đông Hồ

Làng tranh Đông Hồ ở đâu hay làng tranh Đông Hồ thuộc tỉnh nào là câu hỏi được nhiều du khách quan tâm khi tìm hiểu về địa điểm du lịch nổi tiếng này. Làng tranh dân gian này nằm bên bờ sông Đuống, thuộc địa phận xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, cách trung tâm thành phố Bắc Ninh khoảng 16km. Do cách Hà Nội không xa, khoảng 35km nên địa điểm này còn được gọi là làng tranh Đông Hồ Hà Nội. Ghé thăm nơi đây, khách du lịch sẽ được các nghệ nhân giới thiệu về lịch sử làng tranh Đông Hồ. Bắt đầu từ thế kỷ 17 ở làng Đông Hồ, xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, đến nay, nghề làm tranh tại đây đã có tuổi đời hơn 400 năm. Theo ghi chép của lịch sử, khoảng năm 1945, làng Đông Hồ có 17 dòng họ, tất cả các dòng họ này đều làm tranh. Trải qua thăng trầm của lịch sử, hiện làng Đông Hồ còn 2 gia đình theo nghề làm tranh là gia đình nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế và Nguyễn Hữu Sam. Tranh làng Hồ được yêu thích bởi thể hiện những đề tài quen thuộc, gắn liền với hình ảnh làng quê, cuộc sống bình dị hằng ngày của người Việt. Người làng Hồ biết cách chắt lọc, áp dụng các chất liệu từ thiên nhiên để tạo nên màu sắc truyền thống, vừa tươi, vừa có độ bền cao: màu chàm từ cây lá Chàm, c, màu đỏ thắm từ vỏ cây Van, màu đen từ tro cây lá Tre hoặc tro Voan,... Những bức tranh đặc sắc được in trên giấy Dó. Đây là loại giấy được gia công thủ công từ cây Dó mọc trên rừng. Nền giấy thường được quét một lớp nhựa thông hoặc lớp hồ pha ít bột từ vỏ sò Điệp để tạo màu sáng lấp lánh. Vì vậy, giấy Dó còn được gọi là giấy Điệp. Để làm nên những bức tranh sinh động, người thợ cần có ván in. Ván khắc in tranh gồm 2 loại: ván in màu và ván in nét. Ván in nét thường được làm từ gỗ thừng mực hoặc gỗ thị. Dụng cụ khắc ván in là những mũi đục hay còn gọi là bộ ve được làm từ thép cứng. Ván in màu làm từ gỗ mỡ vì có khả năng giữ màu cao hơn. Quy trình làm tranh dân gian Đông Hồ gồm các bước như sau: Bước 1 - Chuẩn bị giấy Dó: Sau khi hái từ rừng về, người thợ sẽ giã nhỏ, rây thành bột mịn và chế biến thành giấy Dó. Bước 2 - In tranh: Người thợ in màu lên tranh để tạo hình thù. Thông thường, một bức tranh cần có 5 bản khắc, in trong 5 lần. Bước 3 - Phơi tranh: Sau khi in xong, tranh cần phơi khô để không bị lem và bền màu. Làng tranh Đông Hồ là một trong những địa điểm du lịch gần Hà Nội nổi tiếng. Đến đây, du khách sẽ được trải nghiệm nhiều hoạt động thú vị, góp phần làm chuyến du lịch làng tranh Đông Hồ thêm hấp dẫn và đáng nhớ.

Bắc Ninh 1248 lượt xem Từ tháng 1 đến tháng 12

Ngày cập nhật : 11/03/2023

Điểm du lịch cùng thành phố

Làng gốm Phù Lãng

Làng gốm Phù Lãng là một trong những làng nghề có tuổi đời hàng trăm năm tuổi, tọa lạc tại xã Phù Lãng, thị xã Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. Làng gốm nằm cạnh bên con sông Lục Đầu, rất thuận tiện cho việc sản xuất và vận chuyển hàng hóa. Làm gốm được xem là hoạt động kinh tế chính của người dân nơi đây. Khi đến thăm làng gốm Phù Lãng bạn sẽ bắt gặp rất nhiều sản phẩm gốm và củi khô được phơi dọc theo hai bên đường. Các sản phẩm của làng gốm Phù Lãng sản xuất cũng vô cùng phong phú về mẫu mã, kiểu dáng và màu sắc. Nhìn chung sẽ bao gồm ba nhóm sản phẩm chính đó là: đồ gia dụng, đồ dùng trong thờ cúng và đồ trang trí. Việc làm gốm yêu cầu người nghệ nhân phải thực sự tỉ mỉ và khéo léo qua nhiều công đoạn khác nhau. Từ việc chọn và xử lý đất, tạo hình, tráng men, nung gốm đều đòi hỏi trình độ tay nghề nhất định. Đến thăm làng gốm Phù Lãng và tận mắt chứng kiến thì bạn mới có thể cảm nhận hết sự tài hoa của những nghệ nhân làm gốm Du khách có thể đến khám phá làng gốm Phù Lãng vào bất kỳ thời điểm nào trong năm. Làng nghề luôn mở cửa chào đón du khách thập phương với nhiều hoạt động hấp dẫn. Nếu như bạn có đam mê sưu tầm đồ gốm thì hãy đến làng gốm Phù Lãng vào tháng chạp. Thời điểm cuối năm là giai đoạn mà làng gốm nâng cao năng suất hoạt động, cho ra nhiều mẫu mã mới, đẹp mắt để phục vụ cho nhu cầu vui xuân đón Tết. Bên cạnh đó, Bắc Ninh cũng có rất nhiều lễ hội hấp dẫn như hội Lim, lễ hội Đình Bảng, lễ hội Chùa Dâu, lễ hội đền Bà Chúa Kho, lễ hội chùa Phật Tích… Bạn có thể đến làng gốm Phù Lãng vào những tháng có lễ hội để vừa có thể khám phá làng nghề, vừa có thể trải nghiệm không khí lễ hội trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Làng gốm Phù Lãng mang trong mình vẻ đẹp thanh bình, mộc mạc của làng quê Bắc bộ. Những ngôi nhà với mái ngói nhấp nhô, các lò nung gốm, các đống củi khô được chất cao qua đầu chạy dài tăm tắp. Những chum, vại, bình gốm, chậu cảnh… xếp tầng chờ được hoàn thiện. Check in tại làng gốm Phù Lãng hứa hẹn sẽ mang đến cho bạn những bộ ảnh đẹp để đời. Các sản phẩm của làng gốm Phù Lãng có một nét đẹp riêng, vô cùng tinh xảo và đầy tính nghệ thuật. Điểm đặc trưng là nên sự khác biệt cho gốm Phù Lãng đó là lớp men phủ có hoa văn màu da lươn, kết hợp với phương pháp đắp nổi theo kiểu chạm kẹp. Điều này giúp cho các sản phẩm gốm bền, đẹp nhưng vẫn giữ được nét nguyên sơ của đất và lửa. Đến làng nghề bạn sẽ thỏa sức ngắm nhìn những tác phẩm gốm vô cùng đẹp mắt của các nghệ nhân Phù Lãng. Không chỉ dừng lại ở việc tham quan hay mua sản phẩm về làm kỷ niệm, khi đến làng gốm Phù Lãng bạn còn có thể hóa thân thành các nghệ nhân. Việc làm nên một sản phẩm gốm đẹp ngay lần đầu tiên là không hề dễ dàng. Tuy nhiên đây sẽ là một trải nghiệm vô cùng thú vị khi có được sản phẩm do chính tay mình làm ra. Bạn sẽ được các nghệ nhân hướng dẫn các bước cơ bản và thỏa sức sáng tạo, biết đâu bạn cũng là một bậc thầy làm gốm đấy.

Bắc Ninh

Từ tháng 1 đến tháng 12

1139 lượt xem

Làng Tranh Đông Hồ

Làng tranh Đông Hồ ở đâu hay làng tranh Đông Hồ thuộc tỉnh nào là câu hỏi được nhiều du khách quan tâm khi tìm hiểu về địa điểm du lịch nổi tiếng này. Làng tranh dân gian này nằm bên bờ sông Đuống, thuộc địa phận xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, cách trung tâm thành phố Bắc Ninh khoảng 16km. Do cách Hà Nội không xa, khoảng 35km nên địa điểm này còn được gọi là làng tranh Đông Hồ Hà Nội. Ghé thăm nơi đây, khách du lịch sẽ được các nghệ nhân giới thiệu về lịch sử làng tranh Đông Hồ. Bắt đầu từ thế kỷ 17 ở làng Đông Hồ, xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, đến nay, nghề làm tranh tại đây đã có tuổi đời hơn 400 năm. Theo ghi chép của lịch sử, khoảng năm 1945, làng Đông Hồ có 17 dòng họ, tất cả các dòng họ này đều làm tranh. Trải qua thăng trầm của lịch sử, hiện làng Đông Hồ còn 2 gia đình theo nghề làm tranh là gia đình nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế và Nguyễn Hữu Sam. Tranh làng Hồ được yêu thích bởi thể hiện những đề tài quen thuộc, gắn liền với hình ảnh làng quê, cuộc sống bình dị hằng ngày của người Việt. Người làng Hồ biết cách chắt lọc, áp dụng các chất liệu từ thiên nhiên để tạo nên màu sắc truyền thống, vừa tươi, vừa có độ bền cao: màu chàm từ cây lá Chàm, c, màu đỏ thắm từ vỏ cây Van, màu đen từ tro cây lá Tre hoặc tro Voan,... Những bức tranh đặc sắc được in trên giấy Dó. Đây là loại giấy được gia công thủ công từ cây Dó mọc trên rừng. Nền giấy thường được quét một lớp nhựa thông hoặc lớp hồ pha ít bột từ vỏ sò Điệp để tạo màu sáng lấp lánh. Vì vậy, giấy Dó còn được gọi là giấy Điệp. Để làm nên những bức tranh sinh động, người thợ cần có ván in. Ván khắc in tranh gồm 2 loại: ván in màu và ván in nét. Ván in nét thường được làm từ gỗ thừng mực hoặc gỗ thị. Dụng cụ khắc ván in là những mũi đục hay còn gọi là bộ ve được làm từ thép cứng. Ván in màu làm từ gỗ mỡ vì có khả năng giữ màu cao hơn. Quy trình làm tranh dân gian Đông Hồ gồm các bước như sau: Bước 1 - Chuẩn bị giấy Dó: Sau khi hái từ rừng về, người thợ sẽ giã nhỏ, rây thành bột mịn và chế biến thành giấy Dó. Bước 2 - In tranh: Người thợ in màu lên tranh để tạo hình thù. Thông thường, một bức tranh cần có 5 bản khắc, in trong 5 lần. Bước 3 - Phơi tranh: Sau khi in xong, tranh cần phơi khô để không bị lem và bền màu. Làng tranh Đông Hồ là một trong những địa điểm du lịch gần Hà Nội nổi tiếng. Đến đây, du khách sẽ được trải nghiệm nhiều hoạt động thú vị, góp phần làm chuyến du lịch làng tranh Đông Hồ thêm hấp dẫn và đáng nhớ.

Bắc Ninh

Từ tháng 1 đến tháng 12

1249 lượt xem

Đền Bà chúa Kho

Bà Chúa Kho sinh ra trong một gia đình nghèo khó ở làng Quả Cảm, xã Hòa Long, TP Bắc Ninh. Sau khi lấy vua Lý, Bà đã xin vua cho về lại làng chiêu dân lập ấp, khai khẩn ruộng đất hoang hóa. Nhân đó nhà vua giao cho Bà trông coi kho quân lương thực tại Núi Kho (Bắc Ninh). Năm Đinh Tỵ 1077, Bà bị giặc giết trong lúc phát lương cứu đỡ dân làng. Để tưởng nhớ công ơn của bà đã hết lòng chăm lo cho dân ấm no, khai khẩn đất hoang, nhân dân đã lập nên đền thờ tại kho lương thực cũ của triều đình ở Núi Kho và gọi Bà với một niềm tôn kính là: Bà Chúa Kho, đền thờ bà được sắc phong là “Chủ khổ linh từ” (Đền thiêng thờ Bà Chúa Kho). Đầu thế kỷ XX, người Pháp xây dựng nhà máy giấy Đông Dương với quy mô lớn bao trùm gần như toàn bộ núi Kho và có ý định phá bỏ ngôi đền nhưng đã gặp phải sự phản đối quyết liệt của người dân địa phương. Năm 1967, giặc Mỹ bắn phá miền Bắc, TP Bắc Ninh là một trong những trọng điểm bị dội bom tàn phá ở nhiều nơi nhưng đền vẫn còn giữ được nguyên vẹn cho đến ngày nay. Năm 1989, đền Bà Chúa Kho được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia và được tỉnh Bắc Ninh trùng tu tôn tạo, mở rộng với quy mô lớn như hiện nay. Đền Bà Chúa Kho tọa lạc trên lưng chừng ngọn núi Kho, tại khu Cô Mễ, Phường Vũ Ninh, TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Đền Bà Chúa Kho ngày nay mang kiến trúc thời Nguyễn theo kiểu chữ Nhị, gồm 3 gian tiền tế và 3 gian hậu cung nhìn về hướng nam. Các công trình kiến trúc chính của đền có cổng tam quan, sân đền, hai dải vũ, tiền tế, công đệ nhị và hậu cung. Tất cả tạo nên một quần thể thống nhất, trang nghiêm. Sau hậu cung đền Bà Chúa Kho vẫn còn một đường hầm có kết cấu hình mái vòm nằm lùi sâu trong chân núi, đào xuyên qua lòng núi Kho sang phía sông Cầu. Tương truyền đường hầm này do Bà Chúa Kho xây dựng trong cuộc kháng chiến chống quân Tống. Hiện nay, đền còn lưu giữ rất nhiều cổ vật có giá trị lịch sử cao, đó là 2 đạo sắc phong niên hiệu Khải Định, tượng đồng, trâm bạc, lục bình sứ cổ,… Hàng năm, vào ngày 14 tháng Giêng, Đền Bà Chúa Kho chính thức khai hội. Tuy nhiên, ngay từ những ngày đầu xuân năm mới kéo dài hết cả tháng Giêng, rất đông người đổ về đền Bà Chúa Kho dự lễ. Đi lễ Bà Chúa Kho đã trở thành một thói quan hàng năm với nhiều người. Người cầu an, cầu lộc cho gia đình nhưng phần lớn là giới kinh doanh đến để “vay vốn” Bà Chúa Kho, mong cho một năm vốn liếng dồi dào, làm ăn thuận lợi. Bởi người ta quan niệm rằng Bà Chúa Kho là người cai quản kho lương, là người ban phát “nguồn sống” cho mọi người. Nghi thức “vay – trả” cũng rất rõ ràng, người ta ghi trong sớ là vay bao nhiêu, làm gì, và bao lâu sẽ trả. Thậm chí có người còn hứa là vay 1 trả 3, trả 10,… Với quan niệm “đầu năm đi vay, cuối năm đi trả”, nên dù có làm ăn tốt hay không, người ta vẫn giữ đúng lời hứa, cuối năm tạ lễ ở đền Bà Chúa Kho, mang trả số “vốn” để cảm ơn Bà đã phù hộ trong suốt một năm. Trong suốt thời gian diễn ra lễ hội du khách sẽ được hòa mình trong không khí trang nghiêm của các nghi lễ tế truyền thống cùng các trò chơi dân gian truyền thống náo nhiệt như chọi gà, kéo co,… thu hút sự quan tâm của rất nhiều du khách.

Bắc Ninh

Từ tháng 1 đến tháng 12

1144 lượt xem

Chùa Bút Tháp

Bắc Ninh là nơi nổi tiếng với những ngôi chùa linh thiêng lâu đời. Một trong số đó chắc chắn không thể không nhắc tới Chùa Bút Tháp. Chùa có kiến trúc vô cùng độc đáo sẽ là điểm đến lý tưởng nếu du khách muốn tìm về một chốn dung dị. Chùa nằm ngay khu vực ven sông Đuống, quanh chùa có dòng sông uốn lượn quanh co là khung cảnh vô cùng nên thơ. Chùa còn có tên khác là Ninh Phúc tự, thuộc xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Đây là một trong số ít những ngôi chùa còn giữ được vẻ đẹp sơ khai lúc ban đầu. Chùa Bút Tháp là một ngôi chùa cổ với nét kiến trúc vô cùng độc đáo tại Bắc Ninh. Ninh Phúc tự được cho xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ 17 thời Hậu Lê. Kiến trúc xây dựng của chùa theo kiểu “Nội công ngoại quốc”.Tuy đã trải qua hàng trăm năm lịch sử nhưng chùa vẫn giữ nguyên vẻ đẹp cổ kính. Đây cũng là một trong những di tích lịch sử Quốc Gia mà du khách nên ghé tới. Đặc biệt bạn sẽ không muốn bỏ lỡ cơ hội tham gia lễ hội chùa Bút Tháp. Kiến trúc xây dựng chính của chùa quay về hướng Nam. Theo đạo phật đây là hướng thể hiện trí tuệ. Chùa được xây dựng theo bày trí cân xứng chặt chẽ. Khu trung tâm của tháp được xây dựng bao gồm 8 nếp nhà chạy song hành với một trục dọc theo mô hình đường thần đạo. Khu vực ngoài cùng tháp bút là Tam Quan, rồi đến Gác Chuông và các tòa thờ khác. Bên trái của chùa là nơi thờ tự Chiết Tuyết và tháp đá Báo Nghiêm bao gồm 8 mặt và 5 tầng cao đến 13m. Dọc hai bên tòa Tiền Đường là hai nhà bia và hai dãy hành lang được xây dưng chạy dọc theo chiều dài của ngôi chùa. Nếu có cơ hội được đến tham dự lễ hội chùa Bút Tháp, du khách nên dành thời gian tham quan một số địa điểm được đề xuất. Đảm bảo bạn sẽ có một chuyến du lịch tâm linh trọn vẹn. Đầu tiên là Tượng phật Quan Âm. Tượng phật là 1 trong 4 bảo vật quốc gia được Nhà nước công nhận được đặt tại chùa. Ngoài tượng Phật Quan Âm, du khách sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng: Bộ Tượng Phật Tam Thế, cùng Hương Án và tòa Cửu Phẩm Liên Hoa.Một trong những địa điểm được nhiều du khách đặc biệt quan tâm trong Chùa Bút Tháp đó chính là tượng Quan Âm nghìn tay nghìn mắt. Pho tượng này đã có tuổi đời rất lâu năm được xác nhận điêu khắc vào năm 1656. Tượng có bề ngang là 2.1m và chiều cao 3.7m, độ dày là 1.15m. Được gọi là tượng phật nghìn tay nghìn mắt bởi tượng Quan Âm có tất cả là 11 đầu với 952 cánh tay ngắn và 42 cánh tay dài. Đây thật sự là một tác phẩm nghệ thuật độc nhất mang đậm ý nghĩa Phật Giáo. Thứ hai là Tháp Báo Nghiêm, Một địa điểm mà du khách nhất định phải ghé đến khi thăm Chùa Bút Tháp đó là tháp Báo Nghiêm. Tháp được đặt nằm ngay bên trong khuôn viên của chùa. Đây chính là nơi thờ tự Hòa thượng Chuyết Chuyết. Tháp Báo Nghiêm được tiến hành xây dựng từ năm 1647 thời vua Lê Chân Tông. Đây cũng là công trình được công nhận có tuổi đời lâu năm. Cửa chính của tháp cũng được xây dựng quay về hướng Nam với dòng chữ “Báo Nghiêm Tháp” ngay tại thân của công trình. Tháp có kiến trúc tương đối độc đáo xây dựng nhỏ dần từ thấp đến cao. Nhìn từ trên cao trông tháp Báo Nghiêm như một chiếc bút khổng lồ giữa bầu trời xanh.

Bắc Ninh

Từ tháng 1 đến tháng 12

1150 lượt xem

Chùa Dâu

Chùa Dâu còn có tên là chùa Cả, Cổ Châu tự, Diên Ứng tự, Pháp Vân tự. Chùa Dâu tọa lạc tại xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành. Chùa Dâu là công trình văn hóa tín ngưỡng có giá trị lịch sử về văn hóa hết sức lớn lao và sâu sắc, bao gồm giá trị lịch sử văn hóa, tôn giáo tín ngưỡng và kiến trúc nghệ thuật. Năm 2013, chùa Dâu được công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt. Quá trình hình thành và tồn tại của chùa Dâu gắn bó mật thiết với lịch sử phát triển của nước ta. Cùng với một số chùa lân cận, chùa Dâu tạo nên một trung tâm Phật giáo lớn nhất của Việt Nam và khu vực. Đây là trung tâm Phật giáo được hình thành sớm hơn cả hai trung tâm Phật giáo nổi tiếng của Trung Quốc thời kỳ nhà Hán là Bành Thành và Lạc Dương. Nhiều đại sư danh tiếng thời xưa đã từng tu hành, trụ trì ở chùa Dâu như: Mâu Bác ở thế kỷ II, Khương Tăng Hội, Chi Cương Lương ở thế kỷ III và Thiển sư Tỳ Ni Đa Lưu Chi ở thế kỷ VI. Chùa Dâu còn là chùa Cả trong hệ thống chùa thờ Tứ Pháp, chùa Dâu thờ Thần Mây (Pháp Vân), chùa Thành Đạo thờ Thần Mưa (Pháp Vũ), chùa Phi Tướng thờ Thần Sấm (Pháp Lôi), và chùa Phương Quan thờ các lực lượng thiên nhiên của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước và cũng là sự biểu hiện của cả tục thờ Mẫu, một tôn giáo bản địa thuần Việt. Chùa còn thờ “Đức Thạnh Quang” – biểu tượng của thần SiVa trong Ấn Độ giáo. Như vậy, chùa Dâu đã dung hội, cải tiến một cách điển hình các tín ngưỡng, tôn giáo bản địa với các tôn giáo lớn trong khu vực nhưng vẫn mang đậm đà bản sắc dân tộc. Hội Dâu tổ chức vào ngày 8 tháng 4 Âm lịch hàng năm, đây là lễ hội lớn của cả tổng Dâu xưa với nhiều nét văn hóa truyền thống độc đáo vẫn được duy trì. Trải qua trường kỳ lịch sử, chùa Dâu đã trải qua nhiều lần trùng tu tôn tạo. Đại tu toàn bộ các hạng mục công trình, tu sửa tháp Hòa Phong, sơn thếp hệ thống tượng, khôi phục Tam quan, giải phóng mặt bằng phía trước chùa để kè hồ, xây dựng tường bao bảo vệ di tích. Chùa Dâu gồm các hạng mục công trình: Tiền thất, tháp Hòa Phong, Tiền Đường, nhà Tả vu – Hữu vu, Tam Bảo, Hậu đường, hành lang và các công trình phụ trợ. Nhà Tiền thất gồm 7 gian, 2 chái, bên trong bày một số bộ bàn ghế để khách thập phương sắp lễ trước khi vào lễ Phật. Nổi bật nhất trong các công trình của chùa là tòa tháp Hòa Phong. Theo thư tịch cổ, vào thời Trần, Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi cho trùng tu chùa Dâu, xây tháp cao 9 tầng. Nhưng kiến trúc của tòa tháp hiện còn là của thời Lê Trung Hưng. Tháp được xây bằng gạch nung già, với 3 tầng, cao 15m. Bên ngoài tháp có tượng một con cừu làm bằng đá dài 1,33 m, cao 0,8 m. Trong tháp có 4 tượng Thiên Vương - 4 vị thần trong truyền thuyết cai quản 4 phương trời. Trong tháp, treo một quả chuông đồng đúc năm 1793 và một chiếc khánh đúc năm 1817. Nhà Tiền đường gồm 7 gian, 2 chái. Trước nền nhà là tam cấp chạy suốt 5 gian giữa. Ở gian chính giữa có 2 thành bậc đá chạm rồng, mang phong cách nghệ thuật thời Trần. Tại Tiền đường có các ban thờ Hộ Pháp, Đức Ông, Đức Thánh Hiền, Bát Bộ Kim Cương. Tượng Pháp Vân được thờ trong nhà Thượng điện. Đây là một trong 4 pho tượng trong hệ thống tượng Tứ pháp vùng Dâu ​-Luy Lâu được công nhận là Bảo vật quốc gia. Tượng Pháp Vân uy nghi, trầm mặc, màu đồng hun, cao gần 2m. Tượng có gương mặt đẹp với nốt ruồi to đậm giữa trán gợi liên tưởng tới những nàng vũ nữ Ấn Độ, tới quê hương Tây Trúc. Khu vực nối Tiền thất và Hậu đường là nơi thờ Thập bát La Hán (18 đệ tử đắc đạo của Phật đã tu đến cảnh giới La Hán). Ngoài ra, các pho tượng Bồ Tát, Tam Thế, Đức Ông, Thánh Tăng được đặt ở phần hậu điện. Trải qua bao biến đổi, thăng trầm của lịch sử. Chùa Dâu là điểm đến của Phật tử của cả nước, du khách đến với chùa Dâu là về với đạo Phật và cùng chiêm ngưỡng những vẻ đẹp, giá trị mà ngôi chùa mang lại. Như cái tên bình dị, chùa Dâu ngôi chùa cổ bậc nhất xứ Kinh Bắc.

Bắc Ninh

Từ tháng 1 đến tháng 12

1144 lượt xem

Đình Đình Bảng

Nhắc đến Bắc Ninh không chỉ là nhắc đến những làn điệu dân ca đi sâu vào tiềm thức của người dân Kinh Bắc, mà còn là nhắc đến mảnh đất cổ lâu đời với nét truyền thống văn hóa đặc sắc. Nét văn hoá đó thể hiện qua các làng nghề như Tranh Đông Hồ, làng nghề Đúc Đồng, Gốm Phù Lãng… hay các địa điểm tâm linh như đền Đô, chùa Dâu, chùa Phật Tích, chùa Bút Tháp. Đình làng Đình Bảng là một ngôi đình nằm ở làng Đình Bảng (xưa là làng Cổ Pháp) - quê hương Lý Công Uẩn (tức Lý Thái Tổ), người lập ra triều Lý và khai sáng kinh đô Thăng Long (năm 1010). Đây được coi là là ngôi đình cổ kính và nổi tiếng nhất của đất Kinh Bắc. Từ xa xưa, dân gian xứ Bắc đã có câu: "Thứ nhất là đình Đông Khang/ Thứ nhì đình Báng, vẻ vang đình Diềm" cũng là để ca ngợi vẻ đẹp kiến trúc và giá trị lịch sử văn hoá mà Đình Bảng đem lại. Đình làng Đình Bảng được xây dựng năm 1700. Người hưng công là quan Nguyễn Thạc Lương (từng làm trấn thủ Thanh Hóa) và vợ là Nguyễn Thị Nguyên. Ông bà đã mua gỗ lim, một loại gỗ quý và bền đem về cúng để dựng ngôi đình. Công trình này đã mất gần 40 năm để xây dựng. Cũng như nhiều đình làng Việt Nam dựng vào cuối thế kỷ 17, đầu thế kỷ 18, đình Báng có kiến trúc bề thế, hòa hợp với thiên nhiên Việt Nam. Nguyên trước có cả tam quan, cửa giữa xây hai trụ gạch kiểu lồng đèn cao, hai bên có cửa cuốn tò vò giả mái, phía sau là khoảng sân rộng, hai bên là hai dãy tả vu và hữu vu. Đình có mái dài, cao, các đầu đao uốn cong vút, lợp ngói mũi hài dày bản, rộng khổ. Góc mái tức "tàu đao" làm cong uốn ngược. Đình làng Đình Bảng gồm tòa đại đình đồ sộ nối với hậu cung phía sau theo dạng mặt bằng hình chuôi vồ. Công trình đồ sộ nhất và quan trọng nhất là Đại đình (Bái đường). Đại đình hình chữ nhật, dài 20 m, rộng 14 m. Đình có kết cấu hệ kèo chồng rường, gồm bảy gian hai chái (gian phụ). Nội thất đình được trang trí với rất nhiều chủ đề phong phú như tứ quý, tứ linh, thanh gươm, bầu rượu. Nghệ thuật điêu khắc thể hiện xu hướng của thời điểm cuối thế kỷ 17, đầu 18 là nghệ thuật cung đình lấn át nghệ thuật dân gian.

Bắc Ninh

Từ tháng 1 đến tháng 12

1151 lượt xem

Hội Lim

Vào mỗi dịp đầu xuân, ai nấy cũng hứng khởi và chờ đón những lễ hội diễn ra hàng năm tại nhiều nơi. Và một trong số những lễ hội truyền thống nổi tiếng ai cũng biết chính là Hội Lim Bắc Ninh. Hội Lim là hội của những làng xã cổ nằm quanh núi Lim và đôi bờ sông Tiêu Tương, là lễ hội lớn của vùng, thể hiện một cách sâu nhất văn hóa nghệ thuật và tín ngưỡng tâm linh của người dân xứ Kinh Bắc. Lịch sử Hội Lim được truyền miệng lại với rất nhiều phiên bản khác nhau. Có quan niệm cho rằng: Hội Lim có nguồn gốc từ hội chùa, hội hát, liên quan đến tiếng hát của chàng Trương Chi mà dấu xưa để lại là hình vết dòng sông Tiêu Tương khá rõ ở các làng quê vùng Lim. Giả thuyết này căn cứ vào truyền thuyết Trương Chi – Mỵ Nương. Hội Lim vốn có lịch sử rất lâu đời, và phát triển tới quy mô hội hàng tổng (tổng Nội Duệ). Trên cơ sở lễ hội truyền thống của các làng trong tổng Nội Duệ (bao gồm 6 xã phường: Nội Duệ (Đình Cả và Lộ Bao), Nội Duệ Khánh, Nội Duệ Nam, Lũng Giang, Xuân Ổ và phường hát cửa đình Tiên Du (sau là Duệ Đông) với nhiều nghi lễ rước, tế lễ và các hoạt động nghệ thuật dân gian hết sức phong phú. Như: hát trống quân, hát chèo, ca trù, hát tuồng và hát quan họ…, viên quận công Đỗ Nguyên Thụy – người thôn Đình Cả, Nội Duệ, xứ Kinh Bắc đã tự hiến nhiều ruộng vườn và tiền của cho tổng Nội Duệ trùng tu đình chùa, mở mang hội hè, gìn giữ thuần phong mỹ tục. Ông đã quy định lễ nhập tịch cầu phúc vào dịp tháng Giêng hàng năm, theo truyền thống “xuân thu nhị kỳ”. Như vậy, quận công Đỗ Nguyên Thụy là người có công phát triển từ lễ hội đình tế thần cầu phúc của các làng xã vùng Lim lên lễ hội hàng tổng Nội Duệ vào dịp mùa thu, tháng Tám, với những quy định chung, đồng thời ông cũng chính là người xây dựng bước đầu những lệ tục của lễ hội vào mùa xuân, tháng Giêng. 40 năm sau, vào nửa sau thế kỷ XVIII, cũng chính người làng Đình Cả, tướng công Nguyễn Đình Diễn lại tiếp tục phát triển và đổi mới hội Lim. Ông đã cấp ruộng và tiền cho hàng tổng để chuyển hội hàng tổng từ mùa thu tháng Tám sang hẳn mùa xuân tháng Giêng. Ông cũng bỏ tiền mua nửa quả núi Hồng Vân (tức núi Lim) để xây lăng mộ của mình trên đỉnh núi. Hội Lim được duy trì trong suốt thế kỷ XIX và nửa đầu thế kỷ XX. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống Mỹ cứu nước, hội Lim không được mở trong nhiều thập kỷ cho đến tận những năm sau đổi mới. Ngày nay, hội được mở vào ngày 13 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Do được mở rộng cả về diện tích lẫn quy mô nên phải nói rằng hội Lim là một lễ hội lớn và được tổ chức công phu, hoành tráng. Không gian lễ hội lấy đồi Lim làm trung tâm, có chùa Lim – nơi thờ ông Hiếu Trung Hầu – người sáng lập tục hát Quan họ và diễn ra tại 3 địa phương bao quanh là: xã Nội Duệ, xã Liên Bão và thị trấn Lim. Hội Lim thường được kéo dài trong khoảng 3 ngày (từ ngày 12 đến 14 tháng Giêng âm lịch hàng năm), trong đó ngày 13 là chính hội với nhiều hoạt động tập trung. Bởi vậy mà du khách cũng tập trung du lịch Bắc Ninh vào ngày 13 để có mặt tại hội Lim trong chính hội. Hội Lim bắt đầu bằng một lễ rước. Thành phần đoàn rước là những người dân được mặc bộ lễ phục thời xưa với màu sắc sặc sỡ. Trong ngày lễ chính (ngày 13 tháng Giêng) với các nghi thức rước, tế lễ các thành hoàng các làng, các danh thần liệt nữ của quê hương tại đền Cổ Lũng, lăng Hồng Vân, lăng quận công Đỗ Nguyên Thụy, dâng hương cúng Phật, cúng bà mụ Ả ở chùa Hồng Ân. Ngoài phần lễ, hội còn có nhiều trò chơi dân gian như đấu võ, đấu vật, đấu cờ, đu tiên, thi dệt cửi, nấu cơm… và đặc sắc hơn cả là phần hát hội. Truyền thống xa xưa để lại một phong tục cuốn hút và say mê đặc biệt mà chỉ Bắc Ninh mới có, đó là các sinh hoạt văn hóa hát dân ca Quan họ – loại hình dân ca đã trở thành tài sản văn hóa chung của dân tộc. Hát dân ca Quan họ diễn ra từ ngày 12 tháng Giêng tại Lim (sân chùa Hồng Ân và các trại Quan họ) và khắp tại các chùa, đình. Hội hát Quan họ Bắc Ninh diễn ra ở bất cứ nơi đâu: trong nhà, trên sân đình, trước cửa chùa hay bồng bềnh trên những thuyền thúng giữa ao, hồ – dấu tích xưa của dòng Tiêu Tương đã một thời vang vọng tiếng hát Trương Chi làm say đắm nàng Mỵ Nương xinh đẹp. Chỉ cần nơi đó có các liền anh, liền chị. Liền anh khăn xếp áo the, liền chị áo mớ ba mớ bẩy, nón thúng quai thao đến hẹn lại lên, gặp gỡ, đón tiếp nhau thân tình, nồng hậu, tinh tế và lịch lãm theo lề lối của người hát Quan họ, bằng làn điệu dân ca đạt tới trình độ nghệ thuật cao, là sự kết hợp nhuần nhuyễn, mê đắm của thơ cà và nhạc điệu nhằm bảy tỏ tình yêu trong sáng, hết lòng vì người kia, chung thủy một lòng ngóng chông của tình yêu đôi lứa. Nếu bạn có dịp được thưởng thức những khúc quan họ do chính những nghệ nhân mảnh đất Kinh Bắc hát, chắc hẳn sẽ là một trải nghiệm khiến bạn “nhớ mãi không quên”.

Bắc Ninh

Tháng 2

1085 lượt xem

Đền Đô

Nằm ở làng Đình Bảng, xã Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, đền Đô được xây dựng từ thế kỉ thứ 11 và còn được gọi tên là Cổ Pháp Điện hay đền Lý Bát Đế. Đền là nơi thờ 8 vị vua nhà Lý: Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông, Lý Thần Tông, Lý Anh Tông, Lý Cao Tông và Lý Huệ Tông. Với diện tích hơn 31,000m2, đền Đô có 21 công trình lớn nhỏ được chia làm khu nội thành và khu ngoại thành và với trung tâm là đền thờ chính. Đến đây, bạn sẽ phải trầm trồ trước một cảnh quan rộng lớn với những công trình đại điện hoành tráng, hậu cung uy nghi, thuỷ đình thư thái và những văn bia tĩnh mịch. Trong đền chùa cổ kính, mùi hương trầm như lan toả khắp không gian và khiến ta suy tưởng về một triều đại anh hùng linh kiệt hào hùng. Trải qua nhiều triều đại, đền được nhiều lần tu sửa và mở rộng. Không chỉ sở hữu những giá trị văn hoá và lịch sử đặc sắc, đền Đô còn sở hữu kiến trúc cung đình dân gian độc đáo trong một tổng thể cảnh trí hữu tình và hài hoà với thiên nhiên. Đây cũng là một công trình kiến trúc tiêu biểu với nghệ thuật khắc đá, gỗ, tạc tượng với nhiều đường nét chạm khắc tinh xảo, công phu. Sự độc đáo trong kiến trúc ở đền Đô không mang tính giá trị nghệ thuật cao và phần nào thể hiện đậm nét giá lịch sử và văn hoá của triều đại Lý nói riêng và văn hoá lịch sử dân tộc nói chung. Hàng năm, lễ hội đền Đô được tổ chức vào các ngày 14, 15 và 16 tháng 3 Âm lịch nhân kỉ niệm ngày Lý Công Uẩn lên ngôi vua và ban “Chiếu dời đô”. Đây là một lễ truyền thống có từ lâu đời và đã trở thành một phong tục ăn sâu vào đời sống văn hoá tinh thần của người dân nơi đây. Lễ hội thu hút nhiều du khách đến dâng hương và tỏ lòng thành kính với các vị vua nhà Lý.

Bắc Ninh

Tháng 4

1173 lượt xem

Chùa Phật Tích

Chùa Phật Tích là một trong những ngôi chùa có lịch sử lâu đời mang đậm dấu ấn thời Lý. Chính những di sản văn hoá quý báu này là nguồn tư liệu sống động, đầy tính nhân văn trong hành trình tìm về cội nguồn dân tộc. Vì vậy nếu bạn là người quan tâm đến tín ngưỡng Phật giáo và các giá trị lịch sử truyền thống thì chùa Phật Tích sẽ là địa điểm tham quan không thể bỏ qua. Chùa thuộc địa phận xã Phật Tích, đây chính là nơi diễn ra cuộc gặp gỡ giữa tín ngưỡng dân gian Việt cổ và Phật giáo. Sự kết hợp hài hòa đó đã hình thành nên trung tâm Phật giáo đầu tiên của nước ta. Với những giá trị to lớn về mặt lịch sử và văn hóa chùa Phật Tích thu hút rất nhiều du khách đến nghiên cứu, ngắm cảnh hàng năm. Theo sử sách ghi lại thì chùa được khởi dựng vào năm Thái Bình thứ tư tức năm 1057. Mục đích xây dựng chùa là để đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng tâm linh và gửi gắm niềm tin của đông đảo nhân dân. Ban đầu, chùa được xây lên với nhiều tòa ngang dãy dọc. Tiếp đó tại nơi đây vua Lý Thánh Tông cho xây dựng thêm một ngọn tháp Linh Quang vào năm 1066. Về sau khi tháp đổ thì lộ ra bên trong có tượng Phật A-di-đà được làm từ đá xanh nguyên khối dát vàng. Dân làng đã đổi tên thành Phật Tích và di chuyển và sinh sống trên sườn núi trước sự kỳ diệu của bức tượng Phật. Cho đến thời điểm hiện tại dù đã trải qua nhiều biến động của thời gian ngôi chùa vẫn giữ được nhiều nét cổ kính, trầm mặc. Chùa được thiết kế theo lối Nội công ngoại quốc. Sân chùa Phật Tích là bậc nền thứ nhất. Nơi đây gắn liền với vườn sự tích hoa mẫu đơn khoe sắc lưu truyền trong truyền kỳ nổi tiếng “Từ Thức gặp tiên”. Bậc nền thứ hai của chùa là nơi có các kiến trúc cổ nhưng theo thời gian ngày nay không còn được thấy. Nền thứ ba ở vị trí cao nhất, có Long Trì là một cái ao hình chữ nhật nay cạn nước. Điểm độc đáo của chùa là bức tượng Phật A Di Đà bằng đá xanh ngồi trên tòa sen cao đến 1,87 m. Đây là một trong những tác phẩm điêu khắc đặc sắc của kỹ thuật tạc tượng đỉnh cao.Ngoài ra, ở chùa Phật Tích còn có bức tượng người chim đánh trống. Bức tượng này đã thể hiện sự thoát tục và khát vọng vươn tới ước mơ của con người. Ngay phía trước chùa có một dãy thú 10 con: trâu, tê giác, voi, ngựa… có kích thước lớn. Tất cả được làm từ đá đã thể hiện tài hoa của các nghệ nhân thời Lý. Ngày nay, chùa có tất cả 7 gian tiền đường để dùng vào mục đích đón tiếp khách gần xa. Chùa có 5 gian bảo thờ Phật, đức A Di Đà và các vị tam thế. Ngoài ra chìa còn có 7 gian nhà thờ Mẫu, 8 gian nhà Tổ.Lối đi lên chùa có ba bậc nền bạt vào sườn núi có kè bằng đá tảng dựng đứng như bức tường dài 58m. Ba bậc nền có cao từ 3–5m và khoảng giữa tường là lối đi bằng đá rộng 5m có đến 80 bậc. Bạn có thể tham quan chùa Phật Tích bất cứ thời điểm nào trong năm nhưng phù hợp nhất là tháng Giêng. Lúc này, tiết trời mát mẻ, hoa cỏ sinh sôi nên rất phù hợp để vãn cảnh chùa. Ngoài ra, lễ hội Khán hoa mẫu đơn ở chùa Phật Tích còn là một trong những lễ hội diễn ra sớm và có quy mô lớn nhất Bắc Ninh. Lễ hội gắn liền với chuyện tình cảm động Từ Thức gặp tiên. Lễ hội chùa Phật Tích thường được diễn ra trong ba ngày, từ mồng 3 đến mồng 5 Tết âm lịch hàng năm. Ngày chính của hội là mồng 4. Từ ngày mồng 3 đã có rất đông du khách kéo về chùa để lễ Phật, cầu may mắn, bình an. Hàng vạn du khách đã nô nức có mặt tại đây dự lễ hội. Một lưu ý nho nhỏ là khi đến vãn cảnh chùa khách du lịch nên ăn mặc lịch sự, kín đáo để thể hiện lòng tôn kính đối với đạo Phật. Chùa Phật Tích thực sự là nơi lưu giữ những giá trị lịch sử đã có từ hàng ngàn năm của dân tộc. Du khách đến đây không chỉ là để hành hương bái Phật mà còn để chiêm nghiệm những giá trị cổ xưa của dân tộc.

Bắc Ninh

Từ tháng 1 đến tháng 12

1153 lượt xem

Khám Phá Bắc Ninh

GIAO LƯU VĂN HÓA CỒNG CHIÊNG ĐÀ LẠT

Điểm đến : Lâm Đồng

Lịch trình : 18h00 - 21h00

300,000 đ

Đặt tour

TOUR NGOẠI THÀNH ĐÀ LẠT

Điểm đến : Lâm Đồng

Lịch trình : 8h00 - 16h00

600,000 đ

Đặt tour

CHINH PHỤC LANGBIANG – CRAZY HOUSE – THÁC DATANLA

Điểm đến : Lâm Đồng

Lịch trình : 8h00 - 16h00

500,000 đ

Đặt tour

Check in những địa điểm HOT tại Đà Lạt

Điểm đến : Lâm Đồng

Lịch trình : 8h00 - 16h00

600,000 đ

Đặt tour

Tour Khám Phá Địa Điểm Mới 2024 Tại Đà Lạt

Điểm đến : Lâm Đồng

Lịch trình : 8h00 - 16h00

600,000 đ

Đặt tour

Săn mây đón Bình minh tại Đà Lạt

Điểm đến : Lâm Đồng

Lịch trình : 4h00 - 10h00

400,000 đ

Đặt tour

3 ĐẢO DELUXE

Điểm đến : Khánh Hòa

Lịch trình : 8h00 - 15h00

550,000 đ

Đặt tour

MINI BEACH - VỊNH SAN HÔ

Điểm đến : Khánh Hòa

Lịch trình : 8h00 - 15h00

650,000 đ

Đặt tour

Lặn biển SeaWalking

Điểm đến : Khánh Hòa

Lịch trình : 8h30 - 15h00

1,250,000 đ

Đặt tour

Điệp Sơn - Dốc Lết

Điểm đến : Khánh Hòa

Lịch trình : 8h - 16h30

680,000 đ

Đặt tour