Khám phá lịch sử, văn hóa, con người và cảnh đẹp Việt Nam trên ứng dụng du lịch 63Stravel
Tải ứng dụng 63Stravel
Biển nhân tạo Đại Nam xuất hiện như một "ốc đảo xanh mát" ngay giữa trung tâm Bình Dương - một vùng đất chỉ được biết đến bởi toàn khu công nghiệp. Bãi biển nằm trong khuôn viên của Khu du lịch Đại Nam nức tiếng. Nơi đây còn là một trong những bãi biển có diện tích lớn nhất cả nước và là một điểm du lịch thu hút nhiều du khách gần xa. Biển nhân tạo Đại Nam đi vào hoạt động từ năm 2009, tuy hoạt động được hơn 10 năm nhưng bãi biển vẫn luôn giữ được cảnh quan thiên nhiên xanh ngát với làn nước trong vắt như những ngày đầu. Bãi biển nhân tạo sở hữu tổng diện tích lên tới hơn 21ha với diện tích mặt nước là 20.000 m2. Vậy nên, bãi biển có thể đón lên đến 30.000 du khách mỗi ngày.Dừng chân tại bãi biển Đại Nam, du khách sẽ được đắm mình trong làn nước mát lành và thử sức với các trò chơi dưới nước đầy hấp dẫn. Bên cạnh đó, du khách sẽ còn có những phút giây nghỉ dưỡng đúng nghĩa với không gian thiên nhiên trong trẻo và nhẹ nhàng. Nơi đây hứa hẹn sẽ là một điểm đến du lịch ấn tượng dành cho các gia đình có con nhỏ.Tắm biển tại đây sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm như tắm biển tại những bãi biển thực sự. Bởi nước tại bãi biển Đại Nam được pha chế từ muối biển tại 3 vùng Vĩnh Hảo, Tuy Phong và Bình Thuận. Thế nên, nơi đây còn được biết tới là vùng biển nổi tiếng có nguồn nước sạch cùng có hàm lượng muối và vi lượng muối rất cao nên rất tốt cho sức khỏe. Độ mặn thích hợp của nước biển Đại Nam còn mang tới tác dụng sát khuẩn, tẩy nhẹ và bổ sung một số khoáng chất có lợi cho da. Ngoài ra, hệ thống lọc nước được bật 24/24 nên du khách sẽ luôn được tắm trong làn nước trong xanh và sạch nhất.Bên cạnh đó, hệ thống tạo sóng tại bãi biển nhân tạo Đại Nam cũng được dày công thiết kế và lắp đặt. Hệ thống được chính tay chuyên gia người Tây Ban Nha thiết kế với những quạt tạo sóng nên mang đến cho du khách những trải nghiệm chân thật nhất. Hệ thống tạo sóng có 9 kiểu đánh sóng khác nhau từ chế độ mạnh, dần đều, sóng 1 bên và sóng 2 bên nên hứa hẹn sẽ mang tới cảm giác thú vị và đầy mới lạ.Bãi biển nhân tạo Đại Nam còn rất đầu tư trong việc thiết kế những trò chơi dưới nước. Khu du lịch luôn giám sát và bảo dưỡng đúng lịch trình để mang tới cho du khách những trải nghiệm thú vị và an toàn. Tại đây, du khách có thể thử sức với những máng trượt "khó nhằn" hay chạy cano nước đầy "thách thức". Đặc biệt, các trò chơi tại đây đều được thiết kế dành riêng cho từng đối tượng và lứa tuổi khác nhau nên dù trẻ nhỏ cũng có thể tham gia những trò chơi dưới nước đa dạng và khác nhau. Xung quanh bãi biển, Khu du lịch còn thiết kế và lắp đặt một số ghế ngồi để du khách có thể nghỉ ngơi. Tại đây, du khách có thư giãn với dịch vụ massage toàn thân. Bên cạnh đó, du khách còn có thể tản bộ bên bờ biển nhân tạo để tận hưởng bầu không khí mát lành, trong trẻo của bãi biển. Đặc biệt, khu vực nghỉ ngơi còn nổi bật với những rặng dừa ngả bóng râm tạo nên một khung cảnh bãi biển thực sự.
Bình Dương
Từ tháng 12 đến tháng 04
433 lượt xem
Chùa Tây Tạng Bình Dương là ngôi chùa cổ nổi tiếng với sự linh thiêng bậc nhất tại miền Nam. Đến đây, bạn sẽ được thả hồn trong không khí thanh tịnh theo từng tiếng chuông chùa. Chùa Tây Tạng Bình Dương được xây dựng theo lối kiến trúc đặc trưng của Mật Tông Tây Tạng, điểm nhấn là bức tượng Bồ Đề Đạt Ma được tạo nên từ tóc thật của hàng nghìn phật tử. Không gian chùa rất rộng lớn, trồng nhiều cây xanh, đặc biệt là các loại cây cổ thụ nên không khí rất mát mẻ, trong lành. Những năm gần đây, nhờ du lịch tâm linh tại Bình Dương ngày càng phát triển nên chùa Tây Tạng cũng được nhiều người chú ý và ghé đến tham quan hơn. Với những bạn đã từng có dịp ghé đến Chùa Tây Tạng Vũng Tàu thì sẽ nhận ra hai ngôi chùa này có rất nhiều nét tương đồng trong kiến trúc.Chùa Tây Tạng Bình Dương được xây dựng vào đầu thế kỷ 20, khoảng những năm 1928. Ngôi chùa này được khởi công bởi Thiền sư Minh Tịnh. Ban đầu, chùa được đặt tên là Bửu Hương, thuộc phái Bắc Tông. Lúc này, chùa chỉ là một cái am nhỏ thờ Phật và để các vị thiền sư tu luyện. Đến năm 1937, chùa đã được thiền sư Minh Tịnh đổi tên thành chùa Tây Tạng Tự. Chùa Tây Tạng Bình Dương nổi tiếng ở kiến trúc Bắc Tông đặc trưng, được thiết kế có nhiều nét tương đồng với những ngôi chùa ở đất nước Tây Tạng. Không mang đặc trưng kiến trúc truyền thống Việt Nam, chùa Tây Tạng đem lại cho chúng ta cảm nhận rất khác biệt về đạo Phật từ thuở sơ khai, với những hình ảnh đậm nét Mật Tông huyền bí. Khu vực chánh điện được thiết kế với rất nhiều hình khối vuông vức, ở giữa đặt một ngọn tháp cùng những tứ giác có chiều cao khoảng 15m. Tầng thượng cũng là nóc chùa, đặt năm bức tượng của năm vị Phật đại diện cho giáo Tây Tạng. Trong đó, tượng của Phật Như Lai có hình dáng rất giống với Phật Mandala trong quan niệm Mật tông. Càng đi sâu vào bên trong khu vực chánh điện, bạn sẽ càng thấy nhiều sự khác biệt giữa Chùa Tây Tạng Bình Dương với những ngôi chùa truyền thống Việt Nam như Chùa Hội Khánh, Chùa Châu Thới v.v. Giữa điện thờ đặt tượng Phật Thích Ca đang ngồi thiền, tượng có chiều cao khoảng 2,3m, xung quanh đặt tượng chư Phật và Bồ tát. Điều đặc biệt là không gian chùa không trang trí nhiều các họa tiết rồng phượng, lối kiến trúc khá đơn giản, tạo ra cảm giác huyền bí. Vì thế, nếu có cơ hội vãn cảnh chùa Tây Tạng, bạn sẽ có những ấn tượng rất sâu sắc về lối kiến trúc của ngôi chùa này. Chùa Tây Tạng Bình Dương đã được kỷ lục Guinness Việt Nam ghi nhận là ngôi chùa có bức tượng làm bằng tóc lớn nhất. Điểm đặc biệt là dù tượng được kết bằng tóc nhưng vẫn mô tả một cách sắc nét và chân thực thần thái của Bồ Đề Đạt Ma. Bức tượng mô tả Bồ Đề Lạt Ma trong tư thế đang gánh đòn trên vai, với một bên là túi càn khôn và bên kia là hòm kinh Lăng Già. Trên đầu Phật đội chiếc nón lá đặc trưng của văn hóa Việt Nam. Các chi tiết của tượng Phật được liên kết bằng keo dán nhưng rất chắc chắn. Còn phần khung thì làm bằng vật liệu sắt, bên ngoài tết bằng tóc của hàng ngàn Phật tử. Tổng chiều cao của bức tượng này là 2,38m và chiều ngang là 1,74m. Bức tượng được chế tác vào năm 1982, sau hàng chục năm thu nhận tóc từ những tín đồ Mật Tông. Bên cạnh việc chiêm ngưỡng bức tượng độc đáo và ấn tượng này, bạn còn có cơ hội lắng nghe rất nhiều những câu chuyện về quá trình xây dựng ngôi Chùa Tây Tạng Bình Dương. Đó là hành trình nhà sư Minh Tịnh khi còn sống là học tập Phật pháp ở Ấn Độ, sau đó trở về để xây dựng nên ngôi chùa nổi tiếng này với khao khát mang những tư tưởng Mật Tông chính thống về Việt Nam. Toàn bộ hành trình của nhà sư Minh Tịnh chiêm bái Phật pháp đã được ghi lại trong cuốn nhật ký của ông và đến hiện nay vẫn được lưu giữ nguyên vẹn trong chùa. Nếu có dịp ghé thăm chùa Tây Tạng vào dịp lễ tết, bên cạnh vãn cảnh chùa bạn còn có thể tham gia vào các hoạt động lễ hội tưng bừng. Đặc biệt vào ngày 8/1 Âm lịch, chùa sẽ làm lễ cầu bình an và giải hạn, đây là dịp thu hút đông đảo khách thập phương đổ về chùa với mong cầu một năm mới thuận lợi và bình an.
Bình Dương
Từ tháng 12 đến tháng 04
781 lượt xem
Công viên thành phố mới Bình Dương được thiết kế và xây dựng hướng đến là điểm vui chơi quy mô nhất tại Thủ Dầu Một. Với diện tích lên đến hơn 70ha cùng rất nhiều công trình ấn tượng, công viên này chính là một trong những điểm đến bạn không thể bỏ lỡ trong hành trình du lịch Bình Dương.Công viên thành phố mới Bình Dương được mệnh danh là lá phổi của thành phố khi có vị trí đắc địa, thuộc phường Phú Mỹ, ngay khu vực trung tâm thành phố. Công trình này đã được khởi công xây dựng từ năm 2009, theo mô hình công viên tiêu chuẩn Singapore. Nơi đây đã trở thành điểm đến lý tưởng ở Bình Dương để vui chơi, giải trí, dã ngoại hấp dẫn không chỉ của Bình Dương mà còn thu hút rất đông bạn trẻ từ TPHCM, Vũng Tàu, Long An ghé đến mỗi dịp cuối tuần. Công viên thành phố mới được thiết kế không gian rất gần gũi với thiên nhiên, mang lại cảm giác thoáng đãng, thư thái và mát mẻ. Ngay từ khi bắt đầu khởi công xây dựng, chủ đầu tư đã rất chú trọng vào khuôn viên xanh, những bãi cỏ mượt mà, những hàng cây cổ thụ thẳng tắp, những hồ nước êm ả v.v. Thêm vào đó là những con đường uốn quanh với hai bên là các bụi hoa rực rỡ, những hàng ghế đá rợp bóng râm, ngay cả đến vấn đề nhà vệ sinh công cộng cũng được công viên đầu tư rất bài bản, vệ sinh và hiện đại.Nhắc đến những trải nghiệm khi khám phá Công viên thành phố mới Bình Dương thì phần biểu diễn nhạc nước đầy sắc màu chính là điều ấn tượng nhất. Công viên xây dựng khu vực hồ nước rộng lớn, với hình dáng độc đáo, mặt hồ trong xanh và tĩnh lặng. Đặc biệt là hệ thống đèn chiếu sáng và đài phun nước hiện đại, khiến hàng triệu tia nước cùng bắn ra, phối hợp hài hòa với nhau tạo nên một khung cảnh vô cùng lung linh và rực rỡ. Vào buổi chiều tối của tất cả các ngày trong tuần, hệ thống phun nước và đèn chiếu sáng sẽ được khởi động. Thời gian biểu diễn nhạc nước kéo dài trong khoảng 10 phút, thu hút rất đông các bạn trẻ đến để chiêm ngưỡng và chụp ảnh. Sau khi màn biểu diễn kết thúc, hệ thống đài phun nước vẫn tiếp tục hoạt động. Nhờ khuôn viên rộng lớn, vé vào cổng miễn phí nên Công viên thành phố mới Bình Dương trở thành địa điểm quen thuộc để tổ chức các hoạt động picnic, team building và vui chơi, vận động người trời. Bạn chỉ cần chuẩn bị sẵn các dụng cụ phục vụ trò chơi, đồ ăn và nước uống là đã có thể cùng nhau xõa hết mình giữa bầu không khí trong lành, mát mẻ. Tuy nhiên, vì công viên chia làm nhiều khu vực khác nhau, những bãi cỏ được ngăn cách bởi hồ nước, đường đi nên nơi đây chỉ thích hợp với team building vừa và nhỏ. Với những công ty, tổ chức quy mô lớn, số lượng thành viên đông thì nên tìm địa điểm khác phù hợp hơn. Còn với các gia đình, nhóm bạn thì Công viên thành phố mới Bình Dương chính là địa điểm picnic cực kỳ lý tưởng, vừa có không gian xanh, sạch sẽ mà lại hoàn toàn miễn phí. Hành trình check-in Bình Dương tại công viên thành phố mới sẽ đưa bạn đến với không gian vô cùng mát mắt. Vì thế, dù đứng ở bất cứ góc nào bạn cũng có thể chụp được vô số bức hình xinh đẹp. Nơi đây hợp với những bạn thích background thiên nhiên tươi mát, năng động, thích thả dáng trên bãi cỏ, hồ nước v.v. Còn buổi tối, nhờ màn biểu diễn nhạc nước và hệ thống đèn chiếu sáng quy mô mà cả khuôn viên sẽ trở nên vô cùng lung linh, rất thích hợp để bạn chụp những bức hình chill đầy tính nghệ thuật. Đến tham quan Công viên thành phố mới Bình Dương, bạn sẽ bắt gặp rất nhiều cặp đôi lựa chọn đến đây chụp ảnh cưới hoặc các nhóm học sinh, sinh viên chụp hình kỉ yếu. Vì vào cửa miễn phí nên bạn có thể mang theo nhiều trang phục, phụ kiện, các dụng cụ để phục vụ nhiếp ảnh chuyên nghiệp. Tuy nhiên, các ngày cuối tuần công viên rất đông nên nếu bạn muốn có background hoàn hảo thì bạn nên đi vào khung giờ buổi sáng hoặc buổi trưa của những ngày trong tuần. Với diện tích lên đến hơn 70ha cùng rất nhiều công trình ấn tượng, công viên này chính là một trong những điểm đến bạn không thể bỏ lỡ trong hành trình du lịch Bình Dương.
Bình Dương
Từ tháng 12 đến tháng 04
903 lượt xem
Giữa cuộc sống hiện đại, xô bồ, ai cũng muốn tìm được chốn bình yên để đôi khi “đi trốn” khỏi bộn bề lo toan. Đây là lý do nhiều năm gần đây, lượng du khách đổ về Suối Trúc tăng rất nhanh. Không chỉ có Núi Bà Đen, hồ Dầu Tiếng, Ma Thiên Lãnh, Tây Ninh còn có một suối Trúc đẹp như mơ - là miền xanh mát vạn người muốn khám phá. Suối Trúc nằm trên ngọn núi cao nhất của cụm núi Cậu, tọa lạc tại xã Định Thành, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương. Con suối trong mát quanh năm này còn được biết đến với tên gọi suối Tiên, suối trúc Dầu Tiếng (do nằm cạnh hồ Dầu Tiếng) hay suối Trúc Tây Ninh vì nằm sát bên tỉnh Tây Ninh. Chỉ cần bạn đặt chân đến suối Tranh, một hành trình sống giàu trải nghiệm giữa thiên nhiên nguyên sơ sẽ mở ra. Từ Sài Gòn đến đây, khoảng cách chi tầm 85km (tương đương khoảng 2 tiếng di chuyển). Vì vậy, từ lâu nơi đây đã trở thành điểm dã ngoại yêu thích của các tín đồ “xê dịch” và điểm đến hấp dẫn trên hành trình khám phá Tây Ninh. Check-in rừng trúc, tắm suối mát lành, cắm trại trên bãi đá… chắc chắn sẽ là những dấu ấn khó phai trong chuyến đi của bạn. Để có thể cảm nhận trọn vẹn vẻ đẹp nguyên sơ của Suối Trúc, bạn cần đi lên thượng nguồn. Lối mòn lên rừng nằm bên phải, cách chân núi chỉ khoảng 10m. Hai bên đường đi dẫn đến Suối Trúc là rừng trúc xanh xì, lao xao trong gió. Nếu đến đây vào những ngày nắng đẹp, bạn sẽ được tận mắt chứng kiến những tia nắng “nhảy múa” qua tán cây, phản chiếu trên mặt nước và tán lá lấp lánh, đẹp vô cùng. Ngoài dòng suối trong mát quanh năm, quanh đó còn có thảm thực vật phong phú. Bên dưới rừng trúc ken dày, cao vút là những thảm cỏ xanh mướt và thảm hoa dại đầy sức sống. Thi thoảng vọng về tiếng chim hót lảnh lót, véo von. Khung cảnh tự nhiên nguyên sơ, trong lành sẽ giúp bạn tạm thời quên đi mọi muộn phiền, lo toan trong cuộc sống. Ở đây có một bãi đá qua thời gian bị nước bào mòn thành từng sóng đá, từng ghềnh đá vuông vức và nhẵn nhụi vô cùng lạ mắt. Gắn liền với bãi đá tự nhiên kỳ thú này là câu chuyện chiếc giường của người khổng lồ. Người dân địa phương vẫn lưu truyền một truyền thuyết kể rằng vì quá thương nhớ vợ nên “anh chàng” người khổng lồ trằn trọc không ngủ được, khiến chiếc “giường” nhăn nhúm, tạo thành những sóng đá như hiện tại. Đi qua khu “giường đá của người khổng lồ”, sau một đoạn suối ngắn nữa là Thác Bậc Thang. Khung cảnh nơi đây hoang sơ với dòng nước trong veo, mát lạnh là nơi lý tưởng để vui chơi, tắm mát. Vào mùa mưa, nước thượng nguồn đổ xuống nhiều, dòng thác nước dội từ trên xuống tung bọt trắng xóa tạo nên cảnh tượng thiên nhiên hùng vĩ nhưng không kém phần thơ mộng. Sau khi tắm mát và bắt cá ở khu vực Thác Bậc Thang, bạn có thể quay trở về cắm trại và tổ chức tiệc nướng trên “giường đá”. Bãi đá rộng này trải dài đến hơn 3km² nên đủ sức chứa đến 300 chiếc lều. Vào những ngày cuối tuần hay nghỉ lễ, du khách đến suối Trúc khá đông nên bạn nhớ xí chỗ hạ trại sớm để có vị trí đẹp nhé! Bạn có thể thuê lều và bếp nướng nhưng nhớ mang theo những món đặc sản Tây Ninh để thưởng thức nhé! Nằm cạnh hồ Dầu Tiếng xinh đẹp – nơi thuộc địa phận của 2 tỉnh Bình Dương và Tây Ninh, suối Trúc hồ Dầu Tiếng từ lâu đã được coi là mảnh ghép đặc sắc của thiên nhiên với vẻ đẹp hoang sơ, giao thoa giữa núi rừng hùng vĩ và dòng suối nhỏ êm đềm. Đây cũng là một trong những địa điểm hiếm hoi không nằm trong tỉnh Tây Ninh nhưng lại được đông đảo du khách tới Tây Ninh ưu ái ghé thăm.
Bình Dương
Từ tháng 05 đến tháng 12
805 lượt xem
Nhà thờ Chánh toà Phú Cường còn có tên gọi khác là Nhà thờ giáo phận Phú Cường. Nhà thờ nằm ở vị trí ngã 6 Phú Cường nên bạn có thể dễ dàng tìm thấy. Giữa ngã 6 nhộn nhịp đông đúc, nhà thờ Phú Cường như một nốt lặng trầm ổn của phố thị. Lối kiến trúc nổi bật, màu sơn xanh xám cổ điển khiến nhà thờ càng thêm phần thu hút. Nhà thờ giáo phận Phú Cường được xây dựng từ năm 1864 ban đầu là một ngôi nhà thờ làm bằng gạch và tu sửa vào năm 2014 với diện mạo như ngày nay. Đây là công trình kiến trúc độc đáo với sự kết hợp giữa cổ điển và hiện đại, là những mái vòm đặc trưng theo kiểu nhà thờ Công giáo, với mái chóp nhọn và ô cửa sổ hình vòm, có nhiều nét tương đồng với Nhà thờ Chánh Tòa Mỹ Tho. Nhà thờ Chánh tòa Phú Cường sở hữu lối kiến trúc độc đáo và khu vực thánh đường rộng lớn, đây chính là điều thu hút du khách ghé đến. Nhà thờ nằm ở trung tâm Thủ Dầu Một, khuôn viên có rất nhiều cây xanh, mang lại một không gian bình yên, tĩnh mịch và đậm màu sắc tín ngưỡng cho người dân Bình Dương. Nhà thờ được xây dựng với lối kiến trúc đặc trưng của thánh đường Công giáo phổ biến tại những nước phương Tây. Khu vực thánh đường được xây dựng rất ấn tượng, mái vòm cao đến 41m, xung quanh là những ô cửa kính màu sắc lấp lánh. Toàn bộ kiến trúc nhà thờ được phủ lên tông màu xám và trắng thanh lịch, những hoa văn gothic cổ điển đầy nghệ thuật. Trung tâm khuôn viên nhà thờ là bức tượng Đức Mẹ trang nghiêm, cổ kính. Đi sâu vào Nhà thờ Chánh tòa Phú Cường bạn sẽ bước vào thánh đường linh thiêng của Công giáo. Gian phòng này là nơi thực hiện các nghi lễ chính của nhà thờ, có sức chứa lên đến gần 300 người. Trên các bức tường của thánh đường là rất nhiều những bức tranh về Chúa Jesus cùng những tư tưởng mà Công giáo muốn truyền bá đến với giáo dân của mình. Ngoài khu vực thánh đường, xung quanh khuôn viên Nhà thờ Chánh tòa Phú Cường còn có không gian dành cho phòng nghỉ, thư viện, khu vực phục vụ học tập cộng đồng, văn phòng nhà thờ. Từ đây, bạn cũng có thể dễ dàng di chuyển đến các điểm tham quan du lịch tâm linh nổi tiếng khác của Bình Dương như Chùa Hội Khánh, Chùa Tây Tạng, Chùa Bà Thiên Hậu v.v. Trong quá trình tham quan Nhà thờ Chánh toà Phú Cường, bạn cần lưu ý một vài điều dưới đây: Vì nhà thờ Phú Cường là nơi sinh hoạt tôn giáo, mang ý nghĩa tín ngưỡng linh thiêng, nên trong quá trình tham quan bạn nên chọn trang phục lịch sự, gọn gàng, không nói chuyện lớn tiếng, không đùa giỡn huyên náo. Nhà thờ mở cửa cho tất cả mọi người vào tham quan. Tuy nhiên, bạn cần hạn chế đi vào các khu vực riêng tư của nhà thờ, tuyệt đối không bước vào các khu vực có biển cấm. Nếu tham dự giờ làm lễ của nhà thờ, bạn cần im lặng lắng nghe, tắt chuông điện thoại, thể hiện sự tôn trọng và thành kính. Nếu bạn chụp hình thì không nên dùng chế độ đèn flash để tránh gây ảnh hưởng tới người khác. Không xả rác bừa bãi trong khuôn viên nhà thờ, không hút thuốc hay có những hành động gây ảnh hưởng đến cảnh quan nhà thờ.
Bình Dương
Từ tháng 1 đến tháng 12
1802 lượt xem
Làng tre Phú An còn được gọi với cái tên làng tre Dĩ An, là một điểm đến nổi tiếng tại Bình Dương. Với khung cảnh thiên nhiên trong lành và không gian yên bình, nơi đây thu hút đông đảo khách du lịch ghé thăm. Làng tre Phú An gây thương nhớ bởi những rừng tre xanh mướt rợp bóng trưa hè, những con suối êm đềm uốn quanh và không gian như chốn “bồng lai tiên cảnh”. Đến làng tre, du khách có thể tham gia vào các hoạt động sinh thái như đi dạo, ngắm cảnh, câu cá hoặc đơn giản là tận hưởng không gian yên tĩnh khi cắm trại. Với thiên nhiên phong phú và các hoạt động đa dạng, làng tre Phú An hứa hẹn sẽ là một điểm đến lý tưởng cho những ai muốn thoát khỏi cuộc sống đô thị và hòa mình vào thiên nhiên trong lành, trải nghiệm văn hóa đặc trưng của Bình Dương. Du khách có thể ghé thăm làng tre Phú An vào bất cứ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên, có hai khoảng thời gian được xem là lý tưởng nhất: Đó là Tháng 3 đến tháng 5, tháng 9 đến tháng 11. Làng tre Phú An có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, với những cánh đồng xanh mướt, ao rừng và cây cỏ phong phú. Du khách có thể tham gia các hoạt động như đi dạo, ngắm cảnh, câu cá và cắm trại để tận hưởng không gian tự nhiên. Du khách có thể thưởng thức các món ăn độc đáo như cá lóc nướng trui, gà nướng mật ong, nem nướng... Những món ăn này được làm từ nguyên liệu tươi ngon, đảm bảo sẽ để lại cho bạn ấn tượng khó quên. Bên cạnh đó, Tại Làng tre Phú An, bạn có thể tham gia vào các trò chơi dân gian như kéo co, nhảy dây, bắn cung hay đốt võng. Đây là cơ hội để trải nghiệm văn hóa và lịch sử của khu vực. Đặt biệt, Tham quan các làng nghề vì Bình Dương nổi tiếng với các làng nghề truyền thống, và làng tre Phú An không ngoại lệ. Du khách có thể ghé thăm các làng gốm sứ, làng nón lá và làng đúc đồng để tìm hiểu về công nghệ sản xuất và mua sắm các sản phẩm thủ công độc đáo.
Bình Dương
Tháng 3 đến tháng 5 và tháng 9 đến tháng 11
1751 lượt xem
Chùa Châu Thới tọa lạc trên đỉnh núi Châu Thới, một ngọn núi thuộc xã Bình An, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Chùa Châu Thới cách thành phố Thủ Dầu Một 20km về phía Tây, tiếp giáp với sông Đồng Nai và nằm gần với trục đường lớn đến các thành phố lớn như Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Bà Rịa - Vũng Tàu… Nhờ sở hữu vị trí địa lý đắc địa, mỗi năm chùa Châu Thới thu hút rất nhiều du khách cả trong và ngoài nước đến tham quan và lễ chùa. Dựa vào các nguồn tài liệu khảo cứu, chùa Châu Thới do Thiền sư Khánh Long thành lập vào năm 1612. Lúc bấy giờ, chùa Châu Thới vẫn còn là một cái am nhỏ và có tên là Hội Sơn Tự. Hơn 300 năm lịch sử, chùa Châu Thới đã trải qua 13 đời trụ trì, để có được diện mạo khang trang như hiện nay chùa đã trải qua hàng chục lần trùng tu. Năm 1930, trùng tu lại nhà thờ Tổ và giảng đường; năm 1971, sử dụng xi măng đắp thành 220 bậc thang leo núi, 220 bậc thang này đến hiện nay vẫn được sử dụng nhằm phục vụ người dân leo núi; năm 1993, trùng tu chánh điện. Những năm gần đây các hạng mục khác như bảo tháp, tượng Phật, rồng chầu… cũng dần được xây dựng và hoàn thành. Chùa Châu Thới cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh khoảng 30km về hướng Đông Bắc. Tại thành phố Hồ Chí Minh, bạn có thể lựa chọn phương tiện di chuyển xe ô tô, xe máy hoặc xe buýt để di chuyển đến chùa Châu Thới. Xe ô tô, xe máy: với quãng đường tương đương 30km, nếu bạn di chuyển bằng 2 phương tiện này thì sẽ mất khoảng 60 phút. Đầu tiên, bạn hãy chạy dọc theo đường Trường Chinh đến xa lộ Hà Nội tại Tân Thới Nhất -> đi dọc theo xa lộ Hà Nội và quốc lộ 1K tầm 25km đến Châu Thới, Bình An, Dĩ An -> Đi tiếp Châu Thới bạn sẽ đến núi Châu Thới tại xã Bình Thắng. Lúc này, bạn sẽ có hai sự lựa chọn: hoặc là leo 220 bậc thang để lên núi Châu Thới, hoặc là chạy thẳng lên một chút sẽ có đường dẫn đến chùa Châu Thới. Xe buýt: từ bến xe miền Tây, bạn bắt xe 601 để di chuyển đến thành phố Biên Hòa Đồng Nai, thời gian sẽ tầm 60 phút -> bắt xe số 5 đi hướng Biên Hòa Chợ To, tuyến xe này sẽ chạy thẳng đến núi Châu Thới, thời gian dịch chuyển tầm 10 phút. Nếu chọn đi đường bộ, tại bậc thang thứ 170 bạn sẽ bắt gặp một tảng đá lớn ngay giữa lối đi, đặc biệt tảng đá này luôn được khách viếng chùa thắp nhang nghi ngút. Mọi người thường gọi tảng đá ấy bằng cái tên thân thuộc “ông Tà”, vị thần giữ cửa chùa. Những năm 1900, trong quá trình đắp lên 220 bậc thang đi bộ, mọi người đã cùng nhau đào bỏ rất nhiều đá. Tuy nhiên, duy chỉ có “ông Tà” dù làm mọi cách cũng không thể nào đào bỏ được. Lúc bấy giờ, sư trụ trì đã dùng sơn và viết lên đó mấy chữ Hán mang nghĩa là “ Tà Lão Trung Sơn” tức ông Tà giữ núi. Từ đó trở đi mọi người dù là dân địa phương hay khách viếng thăm chùa đều hết lòng cúng bái “ông Tà”. Tại chùa Châu Thới, người ta đồn tai nhau rằng các cặp đôi yêu nhau không nên cùng nhau đến chùa vì nơi đây là cổ tự “sát tình yêu”. Tuy nhiên, đây vẫn là một tin đồn vô căn cứ vì mỗi ngày có rất nhiều cặp nam nữ đến chùa để cầu duyên, đến hiện tại họ vẫn hạnh phúc và đến viếng chùa vào những dịp đặc biệt. Du khách đến với chùa Châu Thới, với độ cao của chùa hoàn toàn có thể nhìn thấy mặt hồ trong xanh, tĩnh lặng kết hợp với những tán cây xanh rợp bóng mát tạo nên một khung cảnh tuyệt đẹp được ví như chốn bồng lai tiên cảnh của Bình Dương. Hiện nay, chùa Châu Thới là một quần thể kiến trúc độc đáo, đa dạng và phong phú bao gồm chánh điện, điện thờ Ngũ Hành Nương Nương, Linh Sơn Thánh Mẫu, Diêu Trì Kim Mẫu, Thiên Thủ Thiên Nhãn và điện thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế. Kiến trúc độc đáo nhất của chùa là phần mái, tại đây những người thợ đã sử dụng từng mảnh sứ đắp lên thành 9 con rồng. Điểm đặc biệt là 9 con rồng nhìn ra 9 hướng khác nhau với mục đích trấn giữ, phong ấn cho chùa. Đến với chùa Châu Thới, khách quan sẽ có dịp được chiêm ngưỡng những pho tượng Phật lớn, tượng Quán Thế Âm Bồ Tát được các người thợ đúc thủ công bằng đồng hoặc đá cẩm thạch. Đặc biệt, chùa còn lưu giữ ba pho tượng Phật bằng đá cổ và một tượng Quan Âm được làm bằng gỗ mít có tuổi đời lên đến 100 năm.
Bình Dương
Từ tháng 1 đến tháng 12
1621 lượt xem
Khu du lịch sinh thái Thủy Châu được xem là một khu đất xanh giữa vùng đất mới nổi Bình Dương. Hiện tại, tổng diện tích của khu du lịch đã lên đến hàng trăm nghìn mét vuông tất cả đều được bao phủ bởi cây xanh. Bên trong xen lẫn một số công trình hồ nước, thác nước nhân tạo góp phần mang lại không gian mát mẻ, thoáng đãng tựa như ở Đà Lạt cho du khách đến đây. Khi đến Thủy Châu du lịch, các bạn có thể thỏa sức check-in tại những khung cảnh khác nhau, bạn muốn phong cách chất ngất hùng vĩ hay lãng mạn thơ mộng thì nơi đây đều đáp ứng được tất. Ngoài ra, bạn có thể tham gia các hoạt động vui chơi giải trí thú vị để quên hết muộn phiền của cuộc sống thường ngày. Không chỉ đơn thuần là một nơi để bạn đến tham gia những hoạt động mà khu du lịch tổ chức sẵn, các bạn vẫn có thể thoải mái tự chuẩn bị hoạt động dã ngoại của mình. Nhìn chung, đây là một khu du lịch được du khách đánh giá cao từ sự chu đáo trong cách tổ chức nhằm mang lại những điều thoải mái nhất cho du khách. Mặc dù những cảnh quan tại khu du lịch Thủy Châu chủ yếu là nhân tạo nhưng khi đến đây và lên hình bạn sẽ ngỡ ngàng với sự tự nhiên đến từng đường nét. Bạn có thể yên tâm vì ở đây có rất nhiều công trình và địa điểm có thể giúp bạn sở hữu cho một album xịn sò từ trên cạn đến xuống dưới nước. Phải kể đến đầu tiên là thác nhân tạo Thủy Châu, đây là thác có diện tích thuộc top các thác nước nhân tạo “khủng” tại Việt Nam mang lại một khung cảnh hùng vĩ không khác gì những con thác mà thiên nhiên tạo nên. Ngoài ra, một điểm siêu nghệ thuật nữa là những con suối và khe đá được tạo nên sống động như thật hứa hẹn mang đến cho bạn những tấm hình chất ngất. Với không khí mát mẻ cùng sắc xanh của cây cối, thật sự khó mà phân biệt được đây là một khu du lịch nhân tạo. Nhưng dù là gì đi nữa, chỉ có thời gian ngắn ngủi vào cuối tuần mà vẫn có hình đẹp và sang - xịn - mịn thì nơi đây xứng đáng được mười điểm cho “view” chụp ảnh. Giữa những ồn ào, náo nhiệt chốn thị thành, một thiên đường xanh gần ngay trung tâm thành phố như khu du lịch Thủy Châu sẽ là điểm dừng chân lý tưởng cho những ngày dài bận rộn. Thư thái đắm mình giữa cảnh sắc yên bình, tận hưởng bầu không khí trong lành còn gì tuyệt hơn! Khi đến đây, bạn có thể thỏa sức tham gia các hoạt động thú vị ở dưới nước. Nếu bạn là người yêu thích một điều gì đó gần gũi với thiên nhiên thì có thể thả mình vào dòng suối mát lạnh tại thác nước Thủy Châu. Còn nếu bạn thuộc tuýp người yêu thích sự hiện đại thì đến ngay hồ bơi, và nhớ làm vài tấm sang chảnh luôn nhé. Khi đến đây, bạn có thể thỏa sức tham gia các hoạt động thú vị ở dưới nước. Nếu bạn là người yêu thích một điều gì đó gần gũi với thiên nhiên thì có thể thả mình vào dòng suối mát lạnh tại thác nước Thủy Châu. Còn nếu bạn thuộc tuýp người yêu thích sự hiện đại thì đến ngay hồ bơi, và nhớ làm vài tấm sang chảnh luôn nhé. Không những thế, một địa điểm có thể giúp bạn tưởng như mình đang đi sở thú kết hợp du lịch chính là hồ cá sấu nước ngọt. Nếu như đến các khu du lịch miền sông nước bạn được ngồi trên thuyền câu cá thì đến Thủy Châu bạn cũng có thể câu cá, nhưng là câu cá sấu. Nghe là thấy chất rồi đúng không nè? Đến du lịch vào dịp lễ hội, các bạn sẽ được thưởng thức những hoạt động trình diễn nghệ thuật độc đáo khác hòa trong không khí đông vui nhộn nhịp ngày lễ. Chính sự chu đáo từ cách xây dựng đến tổ chức những hoạt động vui chơi, khu du lịch Thủy Châu trẻ trung, năng động này đã thu hút rất lớn lượng khách du lịch. Về phần ăn uống, nếu bạn đi dã ngoại cùng gia đình thì có thể chuẩn bị đồ ăn trước và mang theo. Còn nếu bạn đi du lịch vui chơi thì không cần lo lắng, nhà hàng bên trong khu du lịch sẵn sàng phục vụ những món ăn ngon nhất của vùng với giả cả phải chăng.
Bình Dương
Từ tháng 1 đến tháng 12
1686 lượt xem
Năm 2016, Cafe Gió và nước (wNw Cafe) của kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa và cộng sự đã đặt dấu chấm phá đầu tiên tại Bình Dương với công trình thiết kế độc đáo đạt giải nhì giải thưởng Kiến trúc Việt Nam 2006 và kế đến Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa đã trở thành người Việt Nam đầu tiên đoạt huy chương vàng cuộc thi Giải thưởng Hội Kiến trúc sư Châu Á (Arcasia Awards) năm 2007-2008 với kiến trúc giành giải là công trình "cà phê Gió và Nước" tại Bình Dương. Liên tục gặt hái thành công với các giải thưởng: Giải nhì cuộc thi kiến trúc quốc tế bằng vật liệu tre do Bamboo Technologies Maui (Mỹ) tổ chức 2007; kiến trúc đạt giải thưởng International Architecture Award (IAA) Mỹ năm 2009. Sự xuất hiện đó ngay lập tức thu hút được sự chú ý của những khách hàng hiện đại, sành điệu, yêu thiên nhiên và đã khẳng định được sức hút khác biệt với khách hàng khi đặt chân đến. “Bình Dương đang thay đổi, nhu cầu đang thay đổi bằng nét độc đáo của công trình; chúng tôi sẽ thu hút tất cả những vị khách hàng trong và ngoài tỉnh và cả du khách nước ngoài yêu thích tinh hoa Việt, văn hóa Việt và hồn Việt”, chủ quán nơi đây chia sẻ. Kiến trúc của wNw mới vẫn gần gũi với thiên nhiên và con người; thể hiện ở không gian rộng mở nhìn ra đường phố và qua việc sử dụng các nguyên liệu tự nhiên cây tầm vông, gỗ và đá. hình ảnh café wNw được thiết kế nhằm truyền tải các giá trị truyền thống của văn hóa Việt Nam; đó chính là sự thuần khiết của hoa sen. Khu vườn tre một màu xanh phản chiếu tính cộng đồng gắn kết giữa các thành viên gia đình bạn bè, là địa điểm gặp gỡ, giao lưu lý tưởng cho khách có nhu cầu tìm đến quán café để thư giãn sau những áp lực công việc và sự gò bó ở nhà. Không chỉ là sự kết hợp hài hòa thẩm mỹ về không gian bằng cách sắp đặt nội thất khoa học. Mà quan trọng hơn cả, công trình đã sử dụng năng lượng gió và khả năng làm mát của nước để tạo thành máy điều hòa tự nhiên. Một sự thay đổi đáng chú ý là quầy bar ngay trung tâm quán cũng được tinh chỉnh lại nhằm phục vụ cho nhóm bạn, gia đình, tập thể tổ chức tiệc sinh nhật, party nho nhỏ vào dịp sinh nhật, kỷ niệm ngày đáng nhớ của mình. Trong kế hoạch mới, wNw sẽ có các chương trình giải trí, bốc thăm trúng thưởng, ca nhạc, giao lưu với các ca sĩ đến từ thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương. Giá các loại thức uống, món ăn nhẹ cũng được áp dụng phù hợp với khách hàng kể ca trong và ngoài nước.
Bình Dương
Từ tháng 1 đến tháng 12
1845 lượt xem
Chùa Hội Khánh là một ngôi chùa cổ Phật giáo được Thiền sư Đại Ngạn (thuộc dòng Lâm Tế) khai sơn năm Cảnh Hưng thứ 2, đời Lê Hiển Tông, tức năm Tân Dậu (1741) ở thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Lúc đầu chùa được xây trên một ngọn đồi cao, nhưng vào năm 1861 nó bị phá hủy trong chiến tranh. Chùa được cho xây lại do thầy Thích Chánh Đắc dưới chân đồi khoảng 100 m cách vị trí cũ. Địa chỉ của chùa hiện tại là 29 đường Chùa Hội Khánh phường Phú Cường thành phố Thủ Dầu Một, 30 km về phía bắc Thành phố Hồ Chí Minh. Chùa nằm cách đường cái 150 m. Sau cổng Tam Quan có chạm rồng phụng chùa tọa trên một vùng dất yên tỉnh với nhiều cây cối, đặc biệt là có bốn cây dầu đã được trồng hơn một thế kỷ không bao lâu sau khi chùa được xây lại. Nơi tụng kinh và phía đông chùa được xây dựng lại vào năm 1917 và phía tây được xây lại vào năm 1984. Chánh điện được xây lại năm 1990 và 1991. Vào ngày 29 tháng 2 năm 1992 Hội Đồng Phật giáo tỉnh Sông Bé cho trùng tu lại những pho tượng lịch sử trong chùa. Diện tích của chánh diện cộng với nơi tụng kinh và phai gian phía bên đông và tây là 700 m². Các tượng Phật tại đây đều được tạo ra do các thợ trong vùng Thủ Dầu Một vào thế kỷ thứ 19. Đặc biệt, Chùa Hội Khánh ở Bình Dương còn gắn với hoạt động của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc (thân sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh). Năm 1923 – 1926, cụ Nguyễn Sinh Sắc cùng với cụ Tú Cúc (Phan Đình Viện) và Hòa thượng Từ Văn đã sáng lập ra Hội Danh Dự tại đây. Tháng 5/2013, tổ chức kỷ lục Châu Á đã chính thức xác lập tượng Phật Nằm tại chùa là “Tượng Phật nhập Niết bàn trên mái chùa dài nhất Châu Á”. Dù được trùng tu và mở rộng nhiều lần nhưng về cơ bản đây là ngôi chùa hiếm hoi vẫn còn giữ được phần lớn kiến trúc ban đầu. Nét nỗi bật của ngôi cổ tự này là giá trị phong phú về mặt lịch sử văn hoá, nghệ thuật kiến trúc, đặc biệt phần lớn những di tích, cổ vật hàng mấy trăm năm được bảo tồn lưu giữ cho đến nay. Hội Khánh còn được xem là ngôi chùa tiêu biểu cho đặc điểm chung của các ngôi chùa cổ Bình Dương. Chính điện và giảng đường được bố trí theo kiểu “sấp đội”, nối liền nhau theo thức “trùng thềm điệp ốc”, một dạng thức kiến trúc phổ biến đối với đình, chùa ở xứ Đàng Trong bấy giờ. Trong khuôn viên Chùa có 4 kiến trúc mang tên 4 thánh tích gắn với Đức Phật, gồm vườn Lâm Tỳ Ni (nơi Đức Phật đản sinh); Bồ Đề đạo tràng (nơi Đức Phật thành đạo), vườn Lộc Uyển (nơi Đức Phật giảng kinh Chuyển pháp luân) và Câu Thi Na (nơi Đức Phật nhập niết bàn). Xung quanh sân chùa là 9 ngôi tháp của 9 vị trụ trì đã viên tịch, được xây dựng công phu. Phía bên trái Chùa còn có ngọn tháp 7 tầng, được phục dựng gần đây, tầng dưới của tháp là nơi trưng bày các văn hóa phẩm của chùa, như băng đĩa, tượng Phật kỷ niệm, chuông mõ… Nội thất kiến trúc, tranh, tượng, đồ thờ tự trong Chùa Hội Khánh đều được điêu khắc, chạm trổ rất tinh vi, với những đề tài như tứ linh, cửu long, dây nho, lá lấp, hoa phù dung. Ngoài ra, Phật đài cao 22m được xây dựng ở khu đất phía trước Chùa. Tầng trệt là dãy nhà dài 64m, rộng 23m dùng làm trường Phật học, thư viện… Tầng trên tôn trí đại tượng đức Bổn sư Thích Ca nhập Niết bàn cao 12m, dài 52m. Đặc biệt có hai bức phù điêu chạm hình 18 vị La Hán và các vị bồ tát, tạo nên một công trình điêu khắc tuyệt mỹ, có giá trị nghệ thuật cao mang đặc trưng của phong cách điêu khắc gỗ Bình Dương xưa. Về phần liễn đối, thơ văn còn lưu giữ phong phú, giá trị khó có ngôi chùa nào sánh kịp. Nhiều người nhắc đến câu đối của cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc còn lưu ở chùa Hội Khánh, với ý nghĩa ngôn từ hàm súc của thiền học: “Đại đạo quảng khai thố giác khuê đàm để nguyệt. Thiền môn giáo dưỡng, qui mao thằn thụ đầu phong” (Tạm dịch: mở rộng đạo lớn như sừng thỏ như mò trăng đáy nước. Nuôi dưỡng mái chùa như lông rùa như cột gió đầu cây). Về phần nghệ thuật trang trí nội thất, tranh tượng tự khí thờ phượng được điêu khắc, chạm trổ rất công phu, sắc sảo… đặc biệt phải kể đến bộ bao lam “thập bát La Hán” (tạo tác 1921), bức phù điêu “tứ thời” ốp vào hai cột trước chánh điện; các bàn thờ chạm trổ tinh vi hoàn thành vào năm Ất Sửu (1925). Nhà chùa còn giữ được bộ mộc bản in kinh cách đây trên 120 năm. Đại hồng chung của chùa được đúc vào năm Quí Mùi (1883) do Bổn đạo Dương Văn Lúa hiến cúng. Điều đó cho thấy đạo phật đã phát triển khá sớm và khá vững mạnh tại địa phương này.
Bình Dương
Từ tháng 1 đến tháng 12
1575 lượt xem
Khu du lịch Đại Nam hay còn được gọi là Khu du lịch lạc cảnh Đại Nam Văn Hiến hay Đại Nam Du lịch thần tiên. Khu du lịch được xây dựng tại thị xã Thủ Dầu Một, thành phố Bình Dương, chỉ cách thành phố Hồ Chí Minh 40km. Để đi từ Sài Gòn đến đây, bạn chỉ mất khoảng 30 phút lái xe mà thôi. Không chỉ có vị trí và giao thông thuận lợi, địa điểm staycation gần Sài Gòn còn nhiều lắm những điều thú vị. Đền Đại Nam hay còn gọi là Kim Điện từng được ghi nhận là ngôi đền lớn nhất Việt Nam (năm 2007). Đây cũng là nơi thường xuyên diễn ra các chương trình lễ hội đặc sắc trong mùa Phật Đản. Bên trong chính điện tọa nhiều pho tượng lớn như: tượng Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni, tượng Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông, tượng Tổ phụ Hùng Vương…Điểm nhấn trong Kim điện chính là các bức tượng, bức phù điêu trang trí dát vàng 24K. Khu vui chơi, giải trí Đại Nam được xây dựng trên diện tích khoảng 50ha vô vàn các trò chơi giải trí khác nhau. Đến khu du lịch Đại Nam, bạn sẽ có cơ hội trải nghiệmtừ trò chơi phổ thông; trò chơi cảm giác mạnh đến trò chơi khám phá như: Xe lửa sâu, Phi thuyền đại chiến, Khủng long lướt gió, Thám hiểm bầu trời, Con tàu lốc xoáy, Ngũ Long cung, Động chằn tinh, Trượt tuyết… Dãy núi Bảo Sơn là một công trình điểm nhấn trong quần thể kiến trúc khu du lịch Đại Nam. Dãy núi Bảo Sơn được xem là dãy núi nhân tạo cao nhất Việt Nam. Công trình này bao gồm 5 ngọn núi với độ cao lên tới 65.8m. Bên trong dãy núi này là những bức tượng hoành tráng như tượng Bồ Tát, tượng Di Lặc,… Vườn thú Đại Nam là một vườn thú mở quy mô lớn nhất cả nước. Ở đây có rất nhiều loài động vật quý hiếm, một số loài còn có tên trong sách đỏ như: công trắng, tê giác, hổ trắng Nam Phi, báo lửa… Điều đặc biệt nhất, phần lớn các con thú tại đây được nuôi thả tự nhiên, không bị nhốt trong chuồng để đảm bảo chúng có một môi trường sinh sống lý tưởng nhất. Không chỉ sở hữu dãy núi nhân tạo lớn nhất, khu du lịch Đại Nam còn sở hữu một bãi biển nhân tạo lớn nhất Việt Nam. Đây là nơi lúc nào cũng thu hút đông đảo du khách với làn nước mát lạnh, trong xanh; những con sóng nhân tạo cảm giác hứng thú chẳng khác gì tắm biển tự nhiên. Với quy mô hơn 22ha, bãi biển Đại Nam được chia thành 2 khu vực: biển nước ngọt và biển nước mặn.
Bình Dương
Từ tháng 1 đến tháng 12
1726 lượt xem
Khu du lịch Đại Nam được khởi công xây dựng vào năm 1999 và đến năm 2008 thì chính thức mở cửa khai trương đón khách. Đây là khu du lịch ghi nhận rất nhiều kỉ lục như khu du lịch có diện tích lớn nhất Đông Nam Á, bức trường thành dài nhất, sở hữu đền thờ lớn nhất, núi nhân tạo dài nhất, biển nhân tạo lớn nhất, vườn thú thiết kế mở đầu tiên tại Việt Nam. Được chia thành 5 khu vực chính bao gồm trường đua, đền thờ, vườn bách thú, biển nhân tạo, khu vui chơi giải trí với các trò chơi được xếp theo cấp phổ thông, cảm giác mạnh và mạo hiểm khám phá. Khu vực trường đua Đại Nam là một công trình phức hợp đầu tiên ở mảng thể thao tại Việt Nam với sự kết hợp của 5 loại hình: đua ngựa, đua mô tô, go-kart, jet-ski và biểu diễn fly-board. Tất cả cơ sở hạ tầng của trường đua đều được xây dựng theo tiêu chuẩn an toàn, đặc biệt bộ môn go-kart (bước đi cơ bản để tham gia được giải đua xe F1 chuyên nghiệp) lần đầu xuất hiện tại Việt Nam chắc chắn sẽ thu hút được sự tò mò của khách du lịch. Một trong điểm nổi bật khác của khu du lịch Đại Nam chính là đền Đại Nam rộng 9 ha và có cửa chính hướng về Hoa viên Quan Thế Âm Bồ Tát. Đây cũng là nơi diễn ra các lễ hội tầm cỡ quốc gia, tiêu biểu phải kể đến lễ chào mừng Đại Lễ Phật Đản Liên Hiệp Quốc – VESAK cùng các màn trình diễn đặc sắc vào các dịp đại lễ. Ngoài đền Đại Nam, khu du lịch này còn sở hữu một mô hình vườn thú mở được ghi nhận là mô hình đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam với chủng loại đa dạng, có cả những loài thú quý hiếm và đang có nguy cơ tuyệt chủng như hổ Đông Dương, Nai Cà-Tông,… Khu du lịch Đại Nam cũng sở hữu một bãi biển nhân tạo thực sự ấn tượng, thu hút đông đảo các gia đình đưa con trẻ đến đây vui chơi, hòa mình vào làn nước trong xanh vào những dịp lễ hay ngày cuối tuần. Ngoài khu vực biển còn có các lâu đài được nước biển bao quanh cùng các đảo nhỏ và hệ thống tạo sóng mang lại cảm giác chân thật nhất cho du khách như ở biển tự nhiên. Khách du lịch đã đến khu du lịch Đại Nam thì khó lòng mà bỏ qua khu vui chơi giải trí với hơn 40 trò chơi ở nhiều cấp độ khác nhau để đáp ứng nhu cầu vui chơi của mọi đối tượng, mọi độ tuổi. Diện tích rộng lớn của khu vực trò chơi cùng với số lượng đa dạng của các loại hình trò chơi nơi đây hứa hẹn sẽ mang lại cho bạn những giây phút nghỉ ngơi tuyệt vời nhất tại đây.
Bình Dương
Từ tháng 1 đến tháng 12
1819 lượt xem