Đâu chỉ có dải đất miền Trung, ngay tại đại ngàn Tây Nguyên cũng có một ngọn tháp Chàm Yang Prong cực kỳ độc đáo và cổ kính, khiến du khách mê say.Tháp Yang Prong là một tòa tháp Chăm nổi tiếng ở thôn 5, xã Ea Rốk, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk gần biên giới Việt Nam - Campuchia, đồng thời cách thị trấn Ea Súp 15km và cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 100km. Theo đó, cái tên "Yang Prong" có nhiều nghĩa, nhưng theo người Ê đê thì nó là một vị thần tối cao chuyên cai quản mùa màng, vì vậy đây là ngọn tháp thờ Thần Lớn của người Chăm xưa. Vào khoảng những năm 1904 đến 1911 các nhà lịch sử học, khảo cổ học đã phát hiện ra tháp và qua quá trình nghiên cứu đã xác định công trình này được người Chăm xây dựng vào thế kỷ 13, dưới thời vua Jaya Sinhavarman III (Chế Mân), tức triều đại nhà Trần của nước Đại Việt. Tháp Chàm Yang Prong không chỉ là Di tích văn hóa cấp Quốc gia mang ý nghĩa quan trọng về lịch sử, kiến trúc, mà còn được nhà dân tộc người Pháp tên Henri Maitre giới thiệu trong cuốn Les Jungles Moi (Rừng Mọi) xuất bản năm 1912. Hơn nữa, trong chiến tranh tháp đã từng bị đánh bom và hư hại một phần, nên để trùng tu ngọn tháp Chàm duy nhất ở Tây Nguyên này trở nên nguyên vẹn như ngày nay, chính quyền tỉnh Đắk Lắk đã phải đầu tư trên 10 tỷ đồng. Vì thế, đây chính là điểm du lịch rất đáng phải ghé thăm đấy nhé.
Không được xây dựng trên các ngọn đồi sừng sững, có thể chiêm ngưỡng ngay từ xa, mà tháp Chàm Yang Prong lại giấu mình dưới những tán cổ thụ xanh mướt của rừng già Ea Súp, bên dòng sông Ea H'leo hiền hòa, nên chỉ những ai có tâm muốn vén bức màn đại ngàn để tìm kiếm thì mới có thể nhìn thấy. Ngoài ra, xung quanh tháp còn có bạt ngàn màu xanh của rừng nhiệt đới, với những hệ thực vật dây leo, các cây địa y và thấp thoáng đâu đó những giỏ phong lan rừng rực rỡ, cùng sắc tím biếc quyến rũ của những tán bằng lăng, tạo nên một không gian thơ mộng đến lạ. Giống như bao tháp Chăm khác, tháp Chàm Rừng Xanh cũng không có kiến trúc đồ sộ, chỉ cao khoảng 9m, đáy được thiết kế theo hình vuông với mỗi cạnh dài 5m, mỗi mặt tường phía Tây - Nam - Bắc là 3 cửa giả, duy nhất phía Đông có cửa thật rộng 1m để ra vào và thêm phần tiền sảnh rộng 1,6m. Đồng thời, vật liệu xây dựng tháp cũng là một loại gạch nung đỏ đặc biệt, không hề có mạch vữa hay chất liên kết nào nhưng vẫn có thể dính chặt vào nhau và bền bỉ sau hàng loạt biến động của thời gian và sự khắc nghiệt của thời tiết. Bên cạnh đó, trên phần cửa giả, xung quanh cửa chính hay các bức tường thì đều được trang trí bằng các họa tiết hình hoa lá, động vật, linh thú hay thần linh...tinh xảo, dù cho lớp rêu phong đã phù kín và bị bào mòn dần theo thời gian nhưng nếu để ý kỹ thì ta vẫn thấy chúng còn rất rõ nét. Song, điểm khiến tháp Chàm Yang Prong trở nên khác biệt so với những kiến trúc Chăm thường thấy ở miền Trung là phần phía trên tháp được mở rộng sau đó thu hẹp lại trông như hình một củ hành hay một tháp bút, cực kỳ ấn tượng. Hơn nữa, thay vì dùng gạch thì các nghệ nhân xưa lại sử dụng các phiến đá làm lanh tô trên cửa và đá xanh Cao Bằng làm nền gạch, khiến cho nó vừa có sự chắc chắn, vũng chãi lại vừa có điểm nhấn, tạo nên sự đặc biệt. Ngoài ra, không gian bên trong tháp cũng chỉ rộng 5m3 và không hề có bức tượng thờ hay được trang trí họa tiết nào cả. Chính vì thế, có nhiều giả thiết đã được tạo ra, rằng: có thể bức tượng thần đã bị phá hủy trong chiến tranh mà người ta không thể tìm thấy hoặc ngay từ đầu nó đã không có mà thần chỉ được mọi người tự suy nghĩ trong tâm tưởng mà thôi.
Nhưng dù là có hay không thì cũng không thể phủ nhận rằng tháp Yang Prông chính là một minh chứng quan trọng cho sự hiện hữu của người Chăm trên mảnh đất Tây Nguyên và đóng vai trò như một đại sứ quảng bá nét văn hóa kiến trúc độc đáo cho một thời đại đã từng rất hoàng kim.Được biết, tháp Chàm Yang Prong là một công trình tôn giáo thờ thần Siva linh thiêng dưới dạng Mukhalinga - vị thần quan trọng trong văn hóa của người Chăm, vì vậy từ người dân của vùng đất Ea Súp như: Ê đê, Gia Rai, M'nông...cho đến ngườ Kinh đều kéo nhau mang lễ vậy đến đây dâng lên thần linh để cầu mong sức khoe, tài lộc, danh vọng, bình an và hạnh phúc. Không chỉ vậy, ngay gần tháp còn rất nhiều các điểm du lịch nổi tiếng của Đắk Lắk như: khu du lịch Buôn Đôn, buôn Kó Đung hay khu du lịch sinh thái Troh Bư,...vì vậy, nếu kết hợp cùng tham quan trong ngày thì bạn sẽ càng biết thêm được nhiều điều thú vị về cuộc sống và văn hóa của người dân tộc tại vùng đất này đấy nhé. Có thể nói, tháp Chàm Yang Prong ở Đắk Lắk chính là một địa điểm lý tưởng cho những ai muốn tưởng nhớ về một nét văn hóa đã từng rất huy hoàng, rực rỡ, cũng như muốn quên đi cái hối hả, tấp nập của phố thị.
Đắk Lắk
Từ tháng 10 đến tháng 03
202 lượt xem