Hồ Tây

Thuyết minh tự động

Hồ Tây

Hồ Tây là một trong những thắng cảnh đẹp nổi tiếng ở thủ đô Hà Nội, nơi có nhiều di tích lịch sử văn hóa gắn liền với lịch sử hình thành, phát triển của Kinh thành Thăng Long xưa và Hà Nội ngày nay. Vẻ đẹp của hồ Tây là một nét chấm phá lãng mạn, thi vị trong bức tranh đầy màu sắc của Hà Nội, nơi gặp gỡ, ghi dấu kỷ niệm của biết bao người Hà Nội, nơi níu chân du khách mỗi lần đếm thăm thủ đô. Hồ Tây là hồ nước tự nhiên nằm ở phía tây bắc nội thành Hà Nội với diện tích khoảng 500ha, đường vòng quanh hồ dài gần 20km. Những tư liệu lịch sử cho thấy cách đây hàng nghìn năm, hồ Tây là đoạn còn sót lại do sông Hồng chuyển dòng mà thành. Hồ Tây từng có nhiều tên gọi như hồ Mù Sương (Dâm Ðàm), hồ Trâu Vàng (Kim Ngưu hồ), đầm Xác Cáo... Mỗi tên gọi đều gắn với sự tích về nguồn gốc hình thành của hồ. Hồ Tây có thế “Long phượng trình tường - Phượng hoàng ẩm thủy”, trên bờ thuận việc canh tác tằm tang, dưới nước thuận giao thông thủy và chài lưới... Bởi thế mà thời Lý (năm 1138), công chúa Từ Hoa, con Vua Lý Thần Tông đã rời cung về vùng ven hồ Tây dạy dân trồng dâu, nuôi tằm hình thành nên một vùng đất nổi tiếng với nghề tơ tằm, vang danh khắp Kinh thành Thăng Long. Các vua, chúa thời Lý - Trần cũng chọn khu vực ven hồ Tây lập các cung điện để vãn cảnh, như: cung Thúy Hoa vào thời Lý, sang thời Trần đổi tên thành điện Hàn Nguyên và nay thuộc địa phận chùa Trấn Quốc; cung Từ Hoa thời Lý nay thuộc địa phận chùa Kim Liên; điện Thụy Chương thời Lê nay thuộc địa phận trường PTTH Chu Văn An... Nhìn từ trên cao, hồ Tây có hình dáng giống chiếc càng cua với góc phía đông được bao quanh bởi đường Thanh Niên - tuyến đường ngăn cách giữa hồ Tây và hồ Trúc Bạch, phần còn lại được bao quanh bởi đất liền. Hồ Tây không chỉ đẹp bởi mặt nước xanh mênh mông, quanh năm dập dềnh, lượn sóng mà còn mang vẻ đẹp thơ mộng bởi sắc hồng thơm ngát của hoa sen, sắc tím của hoa bằng lăng hay vẻ rực rỡ của những cánh phượng hồng mỗi độ hè về. Không gian xung quanh hồ luôn phảng phất những làn gió mát khiến ai đến đây cũng đều cảm thấy thư thái. Mỗi sáng tinh mơ hay khi hoàng hôn xuống , nhiều người thích dạo quanh hồ để hít thở không khí trong lành hay tập thể dục rồi mới bắt đầu một ngày làm việc mới hoặc trở về nhà. Những lúc chiều tà hay khi màn đêm buông xuống cũng là lúc hồ Tây trở thành nơi gặp gỡ bạn bè, nơi hẹn hò, lưu giữ kỷ niệm tình yêu của bao người. Có người tìm cho mình một góc ở bên hồ để hóng gió, nhâm nhi ly cà phê trong một quán ven đường, thưởng thức món bánh tôm nổi tiếng, ăn một ly kem tươi mát lạnh. Cũng có người lựa chọn những nhà hàng sang trọng nằm ở ven hồ để vừa ăn vừa ngắm cảnh và tận hưởng những làn gió trong lành. Với vẻ đẹp lãng mạn, hồ Tây còn khơi nguồn cảm hứng sáng tạo cho nhiều nhà thơ, nhà văn, nhạc sĩ tạo nên những áng văn chương cùng những tình khúc đầy trữ tình, thi vị. Nằm ven hồ Tây còn có các làng cổ như: làng hoa Nhật Tân, làng hoa Quảng Bá, làng quất Nghi Tàm, làng nghề giấy dó Yên Thái, làng nghề đúc đồng Ngũ Xã... cùng hệ thống di tích lịch sử văn hóa đậm đặc như: chùa Vạn Niên, chùa Tảo Sách, chùa Kim Liên, đền Quán Thánh, chùa Bà Đanh... Đặc biệt, trên bán đảo và đảo ở phía đông hồ Tây, 2 di tích nổi tiếng là phủ Tây Hồ (được xây dựng vào khoảng thế kỷ 17 thờ bà chúa Liễu Hạnh - một trong tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam) và chùa Trấn Quốc (được dựng vào thời Tiền Lý (thế kỷ 6), dời và phục dựng vào thời Lê Trung Hưng (năm 1615) trên nền cũ của điện Hàn Nguyên) vẫn được bảo tồn nguyên vẹn, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham quan, vãn cảnh, lễ chùa. Ngoài ra, để phục vụ nhu cầu thưởng ngoạn của khách du lịch, Công ty TLC Hồ Tây đã đưa vào khai thác các tour du lịch tham quan, ngắm cảnh hồ Tây và vùng phụ cận bằng xe điện như: “Vãn cảnh hồ Tây”, “Bình minh Tây Hồ”, “Du ngoạn Hồ Tây”; "Tham quan làng đúc đồng Ngũ Xã", “Tham quan làng hoa Nhật Tân”... Tham gia các tour du lịch này, du khách không chỉ được thưởng lãm vẻ đẹp hồ Tây hiện nay mà còn có dịp hoài niệm về “Tây Hồ bát cảnh”.

Hà Nội 133 lượt xem Tháng 1 - Tháng 12

Ngày cập nhật : 02/10/2024

Điểm du lịch cùng thành phố

Bãi đá sông Hồng

Bãi đá sông Hồng là một trong những điểm đến không thể bỏ qua khi đi du lịch Hà Nội. Đây không chỉ là điểm dừng chân lý tưởng cho những chuyến dã ngoại, trải nghiệm thiên nhiên theo cách khác biệt mà còn là nơi để du khách tìm kiếm cảm hứng và thư giãn sau những ngày làm việc mệt mỏi. Bãi đá sông Hồng nằm trong một con ngõ trên đường Âu Cơ, thuộc phường Nhật Tân. Khoảng cách từ trung tâm thành phố Hà Nội đến đây chỉ khoảng 30 phút lái xe. Mặc dù nằm gần trung tâm của một khu đô thị sầm uất nhưng bãi đá sông Hồng lại mang vẻ đẹp bình yên và nhẹ nhàng. Vào mỗi cuối tuần, nơi đây thu hút đông đảo du khách đến dã ngoại, chụp ảnh với những loài hoa đầy màu sắc. Đây cũng là nơi lý tưởng để tận hưởng không khí trong lành và mát mẻ của thiên nhiên.

Hà Nội

Tháng 1 - Tháng 12

12 lượt xem

Chùa Hương .

Chùa Hương tọa lạc tại xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 50km. Nơi đây được mệnh danh là một trong những điểm đến tâm linh đặc sắc bậc nhất ở Hà Nội! Chùa Hương cũng là trung tâm của một quần thể văn hóa, tôn giáo gồm nhiều ngôi đền, chùa cổ kính, thiêng liêng khác. Những điểm đến ở Chùa Hương: Đền Trình Là ngôi đền đầu tiên bạn đến sau khi xuống đò. Được xây dựng dưới chân núi Ngũ Nhạc hùng vĩ, hoang sơ. Chùa Thiên Trù Chùa tọa lạc trên thềm núi Lão, được xây dựng và hoàn thành vào năm 1467. Thời gian đi từ bến đò vào chùa Thiên Trù hết khoảng 40 phút đi bộ. Chùa Giải Oan Chùa nằm trên con đường đến động Hương Tích, cách khoảng 2,5km nằm trên núi Long Tuyền, mang trên mình nét cổ kính, hoài niệm. Suối Yến Là con đường thủy duy nhất để vào chùa Hương, có chiều dài khoảng 4km. Động Hương Tích Động có hình dáng tựa như một con rồng đang há miệng vờn ngọc. Động Hương Tích ở độ cao 390m, bạn có thể leo bộ hoặc di chuyển bằng cáp treo đều được. Chùa Thanh Sơn Chùa có cả lối vào từ phía sông và phía núi với khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ. Chùa Thanh Sơn là một trong những ngôi chùa tiêu biểu cho tín ngưỡng mang màu sắc Việt Nam. Động Long Vân Đi từ bến Long Vân leo cao khoảng 150m là tới chùa Long Vân, đi một đoạn qua eo núi đến động Long Vân. Động Long Vân có không gian thoáng đãng, rộng rãi. Hang Sũng Sàm Hang Sũng Sàm ở độ cao 100m, cửa hướng Tây Nam và hang rộng khoảng 15m. Chùa Bảo Đài Chùa nằm dưới chân núi, hiện có phong cách kiến trúc nhà Nguyễn. Động Tuyết Sơn Động nằm ở giữa núi, đường đến động tương đối dễ. Bên trong có vô số nhũ đá hình thù kỳ lạ và đẹp đẽ.

Hà Nội

Tháng 1 - Tháng 12

45 lượt xem

Bảo tàng dân tộc học Việt Nam

Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam có nhiều chức năng: nghiên cứu, sưu tầm, bảo quản, phục chế hiện vật và tư liệu về các dân tộc; tổ chức trưng bày, trình diễn và những hình thức hoạt động khác để giới thiệu, giáo dục về văn hoá của các dân tộc ở Việt Nam cũng như các nước khác... Nằm ngay trên trục đường Nguyễn Văn Huyên, trực thuộc quận Cầu Giấy, Hà Nội, bảo tàng Dân tộc học Việt Nam chỉ cách trung tâm thủ đô Hà Nội chỉ khoảng 8 km, rất dễ dàng cho bạn di chuyển. Đối với người dân Hà Thành nói riêng và người dân cả nước Việt Nam nói chung, bảo tàng mang ý nghĩa và giá trị văn hóa vô cùng to lớn. Trong hành trình khám phá phố cổ Hà Nội, chắc chắn bạn không thể bỏ lỡ nơi này. Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam được xây dựng từ năm 1981 với diện tích ban đầu là 3,27 ha. Sau nhiều lần tu sửa, diện tích bảo tàng được nâng lên với tổng diện tích là 4,4 ha. Đây là công trình do kiến trúc sư Hà Đức Lịnh, người Tày thiết kế; còn nội thất được thiết kế bởi nữ kiến trúc sư Véronique Dollfus (người Pháp). Với mục đích lưu giữ những lịch sử và nét văn hóa của 54 dân tộc Việt Nam, bảo tàng là một trong những điểm tham quan tại Hà Nội thích hợp cho các bạn học sinh, sinh viên và du khách có hứng thú tìm hiểu tất cả nét văn hóa mỗi dân tộc. Các hiện vật được trưng bày theo nhiều thể loại khác nhau như y phục, trang sức, vũ khí, nhạc cụ, tôn giáo, nhà ở… được du khách yêu thích cũng như đánh giá cao.

Hà Nội

Tháng 1 - Tháng 12

58 lượt xem

Việt Phủ Thành Chương

Việt Phủ Thành Chương được xây dựng từ năm 2001 bắt nguồn từ ý tưởng của họa sĩ Thành Chương – người muốn tái hiện lại dấu ấn văn hóa của cha ông ta thời xa xưa. Nằm trên mảnh đất với diện tích hơn 8000 hecta tại Sóc Sơn, Việt Phủ Thành Chương được xem là một công trình kiến trúc đồ sộ mang đậm nét đặc trưng của Việt Nam. Việt Phủ Thành Chương nằm tại hồ Kèo Cả, xã Hiền Linh, huyện Sóc Sơn, chỉ cách trung tâm Hà Nội khoảng 40km thế nên việc di chuyển đến đây tương đối dễ dàng. Bạn có thể lựa chọn nhiều loại phương tiện như ô tô, xe máy, xe bus… Việt Phủ Thành Chương ôm trọn 30 công trình kiến trúc mang dáng dấp lịch sử Việt Nam thế kỷ trước. Dạo quanh một vòng rộng lớn, du khách sẽ cảm nhận được không gian lịch sử như ùa về trong kí ức. Đầu tiên, bạn sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của 13 ngôi nhà cổ với những tên gọi đặc biệt như lầu Tường Vân, nhà Thanh Tĩnh, cổng Hương, nhà Mạc Hương, quán Xuân Phong,…

Hà Nội

Tháng 1 - Tháng 12

57 lượt xem

Thành Cổ Loa

Thành Cổ Loa là kinh đô của nhà nước Âu Lạc dưới thời An Dương Vương vào khoảng thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên và của nhà nước phong kiến dưới thời Ngô Quyền thế kỷ 10 tại vùng đất xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội. Cổ Loa ngày nay không chỉ là một di sản văn hóa, một bằng chứng về sự sáng tạo, về trình độ kỹ thuật cũng như văn hóa của người Việt cổ mà còn là một điểm đến lý tưởng cho các du khách thập phương. Thành Cổ Loa không chỉ gắn liền với những truyền thuyết của dân tộc Việt Nam, như vua An Dương Vương định đô, xây thành, chiếc nỏ thần Kim Quy bắn một phát hạ hàng trăm tên giặc hay mối tình bi thương và cảm động của Mỵ Châu - Trọng Thủy…, mà còn là điểm tham quan, du lịch độc đáo của Thủ đô Hà Nội. Được mệnh danh là tòa thành cổ lớn nhất Việt Nam, di tích lịch sử Cổ Loa rộng khoảng 500ha, được vua Thục An Dương Vương xây từ thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên để làm kinh đô nước Âu Lạc (tên nước Việt Nam thời đó), nay thuộc huyện Ðông Anh, ngoại thành Hà Nội. Tương truyền, thành có chín vòng hình xoáy trôn ốc nên người dân thành xưa còn gọi là thành Ốc. Do sự tàn phá của thời gian và chiến tranh nên hiện tại thành chỉ còn ba vòng với những dấu tích xưa, đó là thành nội, thành trung và thành ngoại. Thành ngoại có chu vi khoảng 8km, được xây dựng theo phương pháp đào đất tới đâu khoét hào tới đó, đắp thành, xây lũy liền kề. Các lũy xưa cao từ 4-5m đặc biệt có chỗ cao từ 8-12m. Thành trung có chu vi khoảng 6,5km, cũng có kết cấu như thành ngoại nhưng diện tích hẹp và kiên cố hơn. Thành nội có diện tích khoảng 2km2, là nơi ở của vua An Dương Vương cùng các cung tần, mỹ nữ và quan lại dưới triều. Thành Cổ Loa có rất nhiều tên gọi khác nhau như Loa thành (thành Ốc), thành Côn Lôn, thành Tư Long, Cửu thành, Thành Việt Vương, thành Khả Lũ, Cổ Loa thành. Đến thế kỷ thứ X, thời kỳ Ngô Quyền làm vua, Cổ Loa lại trở thành kinh đô lần thứ hai. Ngày nay, trong khu di tích Cổ Loa còn lưu giữ nhiều di tích lịch sử, kiến trúc, nghệ thuật, như khu đền Thượng thờ An Dương Vương, đền thờ tướng Cao Lỗ, am thờ công chúa Mỵ Châu và chùa Bảo Sơn… Trong các đền chùa còn có nhiều hiện vật khảo cổ được khai quật trong Thành cổ như tượng đồng, mũi tên đồng và các món đồ bằng sứ, đá, được chạm khắc tinh tế.

Hà Nội

Tháng 1 - Tháng 12

71 lượt xem

Làng Gốm Bát Tràng

Làng Gốm Bát Tràng - một ngôi làng nổi tiếng với nghề gốm truyền thống tọa lạc cách trung tâm Hà Nội khoảng 13 km về phía đông nam. Với hơn 700 năm lịch sử và sự phát triển không ngừng, làng gốm Bát Tràng đã trở thành điểm đến hấp dẫn cho những ai yêu thích nghệ thuật gốm sứ và muốn khám phá văn hóa truyền thống của Việt Nam. - Thời nhà Lý: Xưởng sản xuất gốm của các thợ gốm Thanh Hóa được chuyển về đây. - Thời nhà Trần: Làng gốm Bát Tràng trở thành trung tâm chế tác gốm sứ lớn nhất miền Bắc. - Thời nhà Lê: Nghề gốm Bát Tràng đạt đến đỉnh cao phát triển, sản xuất nhiều loại đồ thờ cúng, đồ gia dụng tinh xảo. - Thời nhà Nguyễn: Nghề gốm Bát Tràng vẫn được tiếp tục phát triển nhưng sản lượng không còn nhiều. - Hiện nay: Làng gốm Bát Tràng đã được phục hồi và phát triển mạnh mẽ, trở thành điểm đến hấp dẫn cho du khách trong và ngoài nước. Làng gốm tọa lạc tại xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội, cách trung tâm thành phố khoảng 10km và sân bay Nội Bài 40km. Vì vậy nên việc đi lại và tham quan làng gốm không quá khó khăn. Để đến đây du khách có thể di chuyển bằng phương tiện cá nhân như ô tô, xe máy hoặc phương tiện công cộng như xe bus, tàu.

Hà Nội

Tháng 1 - Tháng 12

71 lượt xem

Chợ Đồng Xuân

Chợ Đồng Xuân là 1 trong những ngôi chợ lớn có nhiều giá trị văn hóa, lịch sử nhất Hà thành. Trải qua hàng nghìn năm, chợ vẫn phát triển và có lượng lớn người mua, kẻ bán giao dịch tấp nập mỗi ngày. Chợ Đồng Xuân Hoàn Kiếm Hà Nội là một trong những khu chợ lớn nhất miền Bắc đã có tuổi đời lên tới hàng trăm năm. Tọa lạc tại trung tâm Thủ đô, đây không chỉ là nơi giao thương buôn bán tấp nập mà còn là “thiên đường ẩm thực”, nơi “chiều chuộng” khách du lịch Hà Nội bằng những món ngon Hà thành. Chợ Đồng Xuân nằm ngay trung tâm phố cổ Hà Nội, thuộc phường Đồng Xuân, Q. Hoàn Kiếm. Chỉ cách Hồ Hoàn Kiếm khoảng 1km, rất gần ga Long Biên và phố Hàng Mã. Phía Tây của chợ là phố Đồng Xuân, phía Đông là ngõ Đồng Xuân, phía Bắc là phố Hàng Khoai và phía Nam là phố Cầu Đông. Cũng như nhiều khu chợ khác, chợ Đồng Xuân mở cửa vào tất cả các ngày trong tuần, từ 6h - 18h hằng ngày. Riêng khu ẩm thực ở ngõ chợ thì mở cửa đến tận rạng sáng hôm sau. Đặc biệt, vào những ngày cuối tuần thứ 6, thứ 7, Chủ nhật, chợ Đồng Xuân mở cửa đến 22h30 để phục vụ nhu cầu tham quan và mua sắm của du khách. Đây là một trong những địa điểm mua sắm đông vui, nhộn nhịp mà du khách không thể bỏ lỡ khi đến du lịch Hà Nội. Chợ Đồng Xuân là khu chợ có quy mô lớn đã có tuổi đời hàng trăm năm nay. Nơi này đã cùng thời gian chứng kiến biết bao đổi thay của Hà Nội và được biết đến với tên gọi khác là Chợ Lớn. Sử sách ghi lại, vào năm 1804, triều đình nhà Nguyễn đã cho xây dựng một khu chợ ở phía Nam sông Tô Lịch để tiện cho việc giao thương buôn bán của tàu thuyền. Đến năm 1889, sau khi sông Tô Lịch và hồ Thái Cực bị lấp, chính quyền Pháp đã quy hoạch và dồn hàng quán vào một khu đất trống ở phường Đồng Xuân. Năm 1890, người Pháp xây chợ với tổng diện tích 6.500 m2 theo kiến trúc Pháp với 5 nhà cầu, 5 phần tam giác trổ lỗ tổ ong và 5 vòm cửa. Đến năm 1990, chợ được sửa chữa lại chỉ còn 3 dãy giữa và xây 3 tầng. Năm 1995, chợ Đồng Xuân được xây sửa lại với đầy đủ hệ thống cứu hỏa, thông khí và thoát hiểm. Lúc đó, chợ đã có diện tích lên đến 14.000m2 với khoảng 2000 gian hàng. Nơi đây trở thành khu chợ hiện đại và sầm uất nhất Thủ đô Hà Nội.

Hà Nội

Tháng 1 - Tháng 12

69 lượt xem

Ga Hà Nội.

Ga Hà Nội là một nhà ga cổ do Pháp xây dựng, còn được biết đến với tên gọi là Ga Hàng Cỏ. Nhà ga được khánh thành vào năm 1902, là đầu mối giao thông vận tải quan trọng nhất của Thủ đô. Ga nằm ngay tại trung tâm thành phố, ở số 120 đường Lê Duẩn, quận Hoàn Kiếm, được chia thành 2 khu là khu A và khu B. Khu A chuyên phục vụ các chuyến tàu Thống Nhất, nằm tại đường Lê Duẩn. Khu B thuộc địa phận của phố Trần Quý Cáp, phường Văn Miếu, quận Đống Đa. Ga Hà Nội là công trình gắn bó với nhiều thế hệ người dân Hà Nội. Tiếng còi tàu đã trở thành ký ức khó phai mờ đối với những người từng sống ở thập niên 90. Trải qua nhiều thăng trầm, Ga Hà Nội giờ đã là một nhà ga hiện đại với hệ thống phòng chờ tàu, phòng chờ khách liên vận quốc tế khang trang. Đặc biệt, nơi đây còn là điểm đến hấp dẫn cho du khách trong các chuyến du lịch Hà Nội. Hiện nay, Ga Hà Nội có 2 khu vực, toạ lạc tại 2 quận khác nhau ở Thủ đô: Khu A: Số 120 Lê Duẩn, quận Hoàn Kiếm Khu A là nhà ga chuyên phục vụ cho các đoàn tàu Bắc Nam, điểm đầu là Ga Hà Nội và điểm cuối là Ga Sài Gòn. Ga hoạt động từ thứ 2 đến chủ nhật, từ 8h đến 22h30 hàng ngày. Khu B: Số 1 Trần Quý Cáp, phường Văn Miếu, quận Đống Đa Khu B còn được gọi là ga Trần Quý Cáp, là nhà ga chuyên dụng cho các đoàn tàu đi các tỉnh lân cận. Các tuyến tàu xuất phát từ ga này gồm có: Hà Nội – Hải Phòng, Hà Nội – Lạng Sơn, Hà Nội – Quan Triều, Hà Nội – Đồng Đăng. Nhà ga mở cửa từ thứ 2 đến chủ nhật, khung giờ hoạt động là 5h10 – 6h, 8h – 11h30 và 14h – 17h30.

Hà Nội

Tháng 1 - Tháng 12

134 lượt xem

Hồ Tây

Hồ Tây là một trong những thắng cảnh đẹp nổi tiếng ở thủ đô Hà Nội, nơi có nhiều di tích lịch sử văn hóa gắn liền với lịch sử hình thành, phát triển của Kinh thành Thăng Long xưa và Hà Nội ngày nay. Vẻ đẹp của hồ Tây là một nét chấm phá lãng mạn, thi vị trong bức tranh đầy màu sắc của Hà Nội, nơi gặp gỡ, ghi dấu kỷ niệm của biết bao người Hà Nội, nơi níu chân du khách mỗi lần đếm thăm thủ đô. Hồ Tây là hồ nước tự nhiên nằm ở phía tây bắc nội thành Hà Nội với diện tích khoảng 500ha, đường vòng quanh hồ dài gần 20km. Những tư liệu lịch sử cho thấy cách đây hàng nghìn năm, hồ Tây là đoạn còn sót lại do sông Hồng chuyển dòng mà thành. Hồ Tây từng có nhiều tên gọi như hồ Mù Sương (Dâm Ðàm), hồ Trâu Vàng (Kim Ngưu hồ), đầm Xác Cáo... Mỗi tên gọi đều gắn với sự tích về nguồn gốc hình thành của hồ. Hồ Tây có thế “Long phượng trình tường - Phượng hoàng ẩm thủy”, trên bờ thuận việc canh tác tằm tang, dưới nước thuận giao thông thủy và chài lưới... Bởi thế mà thời Lý (năm 1138), công chúa Từ Hoa, con Vua Lý Thần Tông đã rời cung về vùng ven hồ Tây dạy dân trồng dâu, nuôi tằm hình thành nên một vùng đất nổi tiếng với nghề tơ tằm, vang danh khắp Kinh thành Thăng Long. Các vua, chúa thời Lý - Trần cũng chọn khu vực ven hồ Tây lập các cung điện để vãn cảnh, như: cung Thúy Hoa vào thời Lý, sang thời Trần đổi tên thành điện Hàn Nguyên và nay thuộc địa phận chùa Trấn Quốc; cung Từ Hoa thời Lý nay thuộc địa phận chùa Kim Liên; điện Thụy Chương thời Lê nay thuộc địa phận trường PTTH Chu Văn An... Nhìn từ trên cao, hồ Tây có hình dáng giống chiếc càng cua với góc phía đông được bao quanh bởi đường Thanh Niên - tuyến đường ngăn cách giữa hồ Tây và hồ Trúc Bạch, phần còn lại được bao quanh bởi đất liền. Hồ Tây không chỉ đẹp bởi mặt nước xanh mênh mông, quanh năm dập dềnh, lượn sóng mà còn mang vẻ đẹp thơ mộng bởi sắc hồng thơm ngát của hoa sen, sắc tím của hoa bằng lăng hay vẻ rực rỡ của những cánh phượng hồng mỗi độ hè về. Không gian xung quanh hồ luôn phảng phất những làn gió mát khiến ai đến đây cũng đều cảm thấy thư thái. Mỗi sáng tinh mơ hay khi hoàng hôn xuống , nhiều người thích dạo quanh hồ để hít thở không khí trong lành hay tập thể dục rồi mới bắt đầu một ngày làm việc mới hoặc trở về nhà. Những lúc chiều tà hay khi màn đêm buông xuống cũng là lúc hồ Tây trở thành nơi gặp gỡ bạn bè, nơi hẹn hò, lưu giữ kỷ niệm tình yêu của bao người. Có người tìm cho mình một góc ở bên hồ để hóng gió, nhâm nhi ly cà phê trong một quán ven đường, thưởng thức món bánh tôm nổi tiếng, ăn một ly kem tươi mát lạnh. Cũng có người lựa chọn những nhà hàng sang trọng nằm ở ven hồ để vừa ăn vừa ngắm cảnh và tận hưởng những làn gió trong lành. Với vẻ đẹp lãng mạn, hồ Tây còn khơi nguồn cảm hứng sáng tạo cho nhiều nhà thơ, nhà văn, nhạc sĩ tạo nên những áng văn chương cùng những tình khúc đầy trữ tình, thi vị. Nằm ven hồ Tây còn có các làng cổ như: làng hoa Nhật Tân, làng hoa Quảng Bá, làng quất Nghi Tàm, làng nghề giấy dó Yên Thái, làng nghề đúc đồng Ngũ Xã... cùng hệ thống di tích lịch sử văn hóa đậm đặc như: chùa Vạn Niên, chùa Tảo Sách, chùa Kim Liên, đền Quán Thánh, chùa Bà Đanh... Đặc biệt, trên bán đảo và đảo ở phía đông hồ Tây, 2 di tích nổi tiếng là phủ Tây Hồ (được xây dựng vào khoảng thế kỷ 17 thờ bà chúa Liễu Hạnh - một trong tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam) và chùa Trấn Quốc (được dựng vào thời Tiền Lý (thế kỷ 6), dời và phục dựng vào thời Lê Trung Hưng (năm 1615) trên nền cũ của điện Hàn Nguyên) vẫn được bảo tồn nguyên vẹn, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham quan, vãn cảnh, lễ chùa. Ngoài ra, để phục vụ nhu cầu thưởng ngoạn của khách du lịch, Công ty TLC Hồ Tây đã đưa vào khai thác các tour du lịch tham quan, ngắm cảnh hồ Tây và vùng phụ cận bằng xe điện như: “Vãn cảnh hồ Tây”, “Bình minh Tây Hồ”, “Du ngoạn Hồ Tây”; "Tham quan làng đúc đồng Ngũ Xã", “Tham quan làng hoa Nhật Tân”... Tham gia các tour du lịch này, du khách không chỉ được thưởng lãm vẻ đẹp hồ Tây hiện nay mà còn có dịp hoài niệm về “Tây Hồ bát cảnh”.

Hà Nội

Tháng 1 - Tháng 12

134 lượt xem

Hà Nội

Hà Nội nằm ở tả ngạn sông Đà và hai bên đồng bằng sông Hồng. Phía Bắc giáp với tỉnh Vĩnh Phúc và Thái Nguyên, phía Nam giáp tỉnh Hòa Bình, phía Đông giáp với tỉnh Bắc Ninh và Hưng Yên, còn phía Tây giáp tỉnh Vĩnh Phúc. Sau khi được mở rộng, Hà Nội nằm trong top 17 Thủ đô có diện tích lớn nhất thế giới với 3.324,92 km2. Với vị trí địa lý thuận lợi này, thành phố này dễ dàng trở thành trung tâm kinh tế – chính trị, văn hóa, khoa học quan trọng của cả nước. Hiện tại, bao gồm 12 quận, 1 thị xã và 17 huyện. Do có kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm nên đến du lịch Hà Nội, bạn có thể thưởng thức đủ 4 mùa trong năm. Mỗi mùa đều có những đặc trưng riêng, cho bạn những cảm nhận khác nhau về cuộc sống, về cảnh vật và con người nơi đây. Hà Nội vào đông lạnh thì cũng lạnh lắm, vào hè nóng thì cũng nóng lắm nhưng không vì thế mà mất đi cái đẹp. Song có lẽ, đặc biệt nhất vẫn là mùa xuân, là mùa thu Hà Nội. Hà Nội từ thuở còn là Kinh thành Thăng Long cho đến nay vẫn luôn là trung tâm văn hóa lớn nhất của cả nước. Vùng đất này đã sinh ra nền văn hóa dân gian với nhiều câu chuyện truyền thuyết, nhiều câu ca dao, tục ngữ, nhiều lễ hội dân gian và cả những vị anh hùng được ca ngợi, các di tích văn hóa vật thể và phi vật thể được công nhận. Một điều khi giới thiệu về Hà Nội – một Hà Nội rất đặc biệt khi mang nhiều nền văn hóa khác nhau, và không đâu nhiều làng văn hiến như nơi này. Cùng với đó là những ngôi làng với kiến trúc Phật giáo, dân gian, kiến trúc Pháp nằm rải rắp khắp nơi, hiến du khách không khỏi thích thú khi lạc bước trên một thành phố sầm uất, phát triển như Hà Nội vẫn tìm thấy những giá trị văn hóa ngàn năm trước đó. Truyền thống Hà Nội hiện hữu từ những điều nhỏ nhặt nhất, từ lời nói “cảm ơn”, “xin lỗi” đến cách chào hỏi, cách mời nhau. Tất cả đã được thống nhất trong chuẩn mực giáo dục sao cho mọi người yêu mến. Truyền thống ấy còn được thể hiện ở những làng nghề truyền thống, các con phố buôn bán các mặt hàng độc đáo như gốm Bát Tràng, phố hàng Mã, hàng Bạc,… Tôn giáo, tín ngưỡng từ lâu đã trở thành một phần quan trọng trong đời sống tinh thân của người Hà Nội nói riêng và người Việt Nam nói chung. Vùng đất này có nhiều tôn giáo như: Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo, Đạo Tin Lành, Đạo Hồi, Cao Đài,… để phục vụ nhu cầu sinh hoạt đời sống văn hóa, tín ngưỡng của người dân. Mỗi lần giới thiệu về Hà Nội không thể không nhắc đến con người nơi đây, Hà Nội chất chính ở những con người chất phát, trong lời ăn tiếng nói và cách ứng xử văn minh, lễ độ. Nếu có một ngày bạn ghé thăm Thủ đô, bạn sẽ thấy ở đó luôn ấm tình người, mọi người ai nấy cũng luôn sẵn sàng giúp đỡ, hướng dẫn tận tình về đường xá, xe cộ, nơi ăn chốn ở khi bạn là kẻ lữ khách phương xa. Và bên cạnh nét cổ kính ngàn năm, bên cạnh những góc phố cũ và nếp sống bình lặng. Du khách sẽ vẫn cảm nhận được không khí nhộn nhịp của một thành phố vốn là Thủ đô của đất nước này. Sáng ra, trên những con đường tấp nập người đi kẻ lại, nhất là vào những giờ cao điểm. Tối về, Hà Nội lại trở về với bầu không gian đó, yên bình, cổ kính, rực rỡ trong ánh đèn đêm.

Hà Nội

Từ tháng 1 đến tháng 12

1852 lượt xem

Khám Phá Hà Nội

TOUR GHÉP NGŨ HÀNH SƠN - HỘI AN

Điểm đến : Đà Nẵng , Quảng Nam

Lịch trình : 15:30 - 21:00

Liên hệ đ

Đặt tour

BÀ NÀ HILLS (BAO GỒM BUFFET TRƯA)

Điểm đến : Đà Nẵng

Lịch trình : 7:30 - 17:00

Liên hệ đ

Đặt tour

Miền Bắc: Vân Hồ - Mộc Châu - Mai Châu - Nơi Lan Tỏa Bản Sắc vùng Tây Bắc ( Trải nghiêm dịch vụ đẳng cấp 5 sao Avana Retreat)

Điểm đến : Hà Nội , Sơn La , Hòa Bình

Lịch trình : 3 ngày 2 đêm

Liên hệ đ

Đặt tour

Miền Bắc: Hạ Long - Vịnh Lan Hạ - Cát Bà - Vũ Điệu biển khơi ( Trải nghiệm du thuyền đằng cấp Paradise Grand & M-Gallery Hotel Perle D’Orient )

Điểm đến : Quảng Ninh , Hải Phòng

Lịch trình : 4 ngày 3 đêm

Liên hệ đ

Đặt tour

Miền Bắc: Sapa - Ngỡ Lạc Giữa Trời Âu (Trải Nghiệm Đẳng Cấp 5 sao Hôtel de la Coupole - MGallery)| 30 Tết

Điểm đến : Lào Cai

Lịch trình : 3 ngày 2 đêm

Liên hệ đ

Đặt tour

Miền Bắc: Tú Lệ - Sơn La - Mộc Châu - Mai Châu - Điểm chạm đa sắc vùng Tây Bắc ( Trải nghiêm dịch vụ đẳng cấp 5 sao)

Điểm đến : Sơn La , Yên Bái

Lịch trình : 5 ngày 4 đêm

Liên hệ đ

Đặt tour

Combo Hành Trình Khám Phá Sài Gòn Bằng Xe Bus 2 Tầng Và Thưởng Thức Buổi Tối Trên Du Thuyền Indochina

Điểm đến : TP Hồ Chí Minh

Lịch trình : 1 ngày

Liên hệ đ

Đặt tour

Hà Nội - Vịnh Hạ Long - Chùa Bái Đính - Tràng An - Tuyệt Tịnh Cốc

Điểm đến : Hà Nội , Quảng Ninh , Ninh Bình

Lịch trình : 4 ngày 3 đêm

Liên hệ đ

Đặt tour

Hành trình Hoa và Biển: Đà Lạt - Nha Trang

Điểm đến :

Lịch trình : 5 ngày 4 đêm

Liên hệ đ

Đặt tour

Miền Tây: Châu Đốc - Rừng Tràm Trà Sư - Hà Tiên - Rạch Giá - Cần Thơ - Trải Nghiệm Tuyến Cao Tốc Mới Nhất Của Miền Tây

Điểm đến : Cần Thơ

Lịch trình : 4 ngày 3 đêm

Liên hệ đ

Đặt tour