Chùa Tiên Châu còn được gọi với tên khác là Chùa Di Đà. Đây được xem là một trong những ngôi chùa cổ nhất thuộc tỉnh Vĩnh Long, Việt Nam. Theo sử sách ghi lại, Chùa Tiên Châu đã thành lập hơn 300 năm và trở thành Di tích Văn hóa - Lịch sử cấp Quốc gia từ rất lâu. Ngôi chùa sở hữu vẻ đẹp cổ kính, độc đáo nên thu hút rất nhiều người đến tham quan cũng như khám phá. MIA.vn tin rằng, đây chắc chắn là một trong những ngôi chùa Vĩnh Long mang vẻ đẹp ấn tượng, nguy nga nhất mà bạn không nên bỏ lỡ khi đến Vĩnh Long du lịch. Vĩnh Long là tỉnh thành cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 100km. Tỉnh thành này có hệ thống giao thông đường bộ khá phát triển, đồng thời cơ sở hạ tầng cực kỳ tốt nên bạn có thể lựa chọn di chuyển bằng nhiều phương tiện khác nhau. Trong số các phương tiện di chuyển đến Vĩnh Long, các bạn sinh sống tại Thành phố Hồ Chí Minh có thể đi bằng xe máy, lái ô tô hoặc mua vé xe khách. Dựa vào kinh nghiệm của một số bạn, từ Sài Gòn đến Vĩnh Long thường sẽ mất khoảng 3 tiếng để di chuyển. Giá vé xe khách chỉ dao động từ 100.000 VNĐ/lượt đến 120.000 VNĐ/lượt nên cực kỳ phù hợp cho những ai muốn di chuyển nhanh, thoải mái và an toàn. Tuy nhiên, nếu muốn đi bằng xe máy tự túc, các bạn có thể tham khảo lộ trình sau đây: Từ Sài Gòn, các bạn về trung tâm thành phố Vĩnh Long theo Quốc lộ 1A. Để đến được Chùa Tiên Châu thuộc cù lao An Bình, các bạn cần qua phà ở sông Tiền. Chỉ tốn khoảng 15 phút di chuyển bằng đường sông là các bạn đã đặt chân đến cù lao. Sau đó, các bạn hỏi thăm người dân để tìm đến địa chỉ của Chùa Tiên Châu. Theo truyền thuyết dân gian mà những bậc lão làng sống ở khu vực tả ngạn sông Cổ Chiên kể lại, Chùa Tiên Châu được xây dựng vào khoảng năm 1750 cuối thế kỷ thứ 18. Ngày trước, vị hòa thượng Giác Nguyên khi đi tu hành đến vùng đất cù lao An Bình này đã cảm nhận được khung cảnh tuyệt đẹp nơi đây. Do đó, ông đã lập một cái am nhỏ bằng tre để thờ Phật Di Đà giáo chủ cõi Tây phương cực lạc gọi là Tiên Châu Di Đà. Ngoài ra, dân gian còn lưu truyền một sự tích liên quan đến Chùa Tiên Châu. Vào những đêm trăng thanh gió mát, tiên nữ thường xuống đây tắm sông, nô đùa. Do đó, bãi sông này được đặt tên là bãi Tiên hoặc bãi Bích Trân. Còn am đặt tại cạnh bờ sông lấy tên là Tiên Châu. Khác với Chùa Phật Ngọc Xá Lợi Vĩnh Long uy nghi, tráng lệ, Chùa Tiên Châu sẽ khiến mọi người ngỡ ngàng bởi vẻ đẹp vô cùng cổ kính. Chùa Tiên Châu được xây dựng theo lối kiến trúc cổ xưa với 4 nóc là tiền đường, trung đường, chính điện và hậu tổ được sắp xếp thành hình chữ tam. Theo đó, khu vực chính điện, hậu tổ và hậu liêu nói liền nhau tạo nhiều khoảng không gian rộng rãi, thoáng mát. Chùa Tiên Châu có thiết kế mang đậm nét văn hóa chạm trổ chùa chiền vào thế kỷ 18. Nét chạm khắc này được thể hiện rõ nét nhất bởi 96 cột gỗ tròn dùng để chống đỡ cả ngôi chùa. Các nét chạm trỗ tại đây vô cùng tinh tế và sắc sảo thu hút đông đảo các tín đồ của Phật giáo ghé đến tham quan, tìm hiểu. Bên cạnh đó, Chùa Tiên Châu sở hữu vẻ đẹp tinh tế, hài hòa khi được xây dựng theo kiến trúc vừa cổ điển, vừa hiện đại. Sau nhiều lần trùng tu, ngôi chùa chưa một lần thay đổi vẻ đẹp đặc trưng cổ kính vốn có của mình. Bước vào khuôn viên của chùa Tiên Châu, bạn sẽ bắt gặp một tượng Phật Bà Quan Âm đứng uy nghi trên đài sen. Phật Bà đang cầm trên tay bình nước cam lộ tưới nhuần ơn phước cho chúng sinh. Góc bên trai của khuôn viên là tượng Phật Thích Ca tĩnh tọa dưới sự che chở của chín con rồng và gốc bồ đề râm mát. Còn bên phải là tượng Phật Di Lặc đang nở một nụ cười viên mãn, an lạc. Bên trong nội điện của Chùa Tiên Châu được trang hoàng vô cùng đẹp và lộng lẫy. Ở giữa tứ trụ là khánh thờ, phía trong có pho tượng Phật A Di Đà lớn được làm bằng chất liệu đất sét. Không những thế, hai bên khánh thờ còn treo các câu đối sơn mài có ý nghĩa cực kỳ lớn. Còn rất nhiều hiện vật có giá trị được lưu giữ trong ngôi chùa như: bộ bao lam chạm Thập Bát La Hán, liễn đối chạm khắc tinh tế từ thế kỷ 19, tranh khắc gỗ... Trải qua hàng trăm năm tồn tại, ngôi chùa vẫn sừng sững, hiên ngang với vẻ đẹp bất chấp vượt thời gian. Điều này dường như được xem là một minh chứng cho sự sống bất diệt của lịch sử. Bất kỳ ai lần đầu đến đây cũng đều cảm nhận được vẻ đẹp cổ kính cũng như dòng chảy vô cùng thiêng liêng tại ngôi chùa này.
Vĩnh Long 1005 lượt xem Từ tháng 1 đến tháng 12
Ngày cập nhật : 01/04/2023