Lễ Chùa Cổ Lễ ( Trần Quang Tự), thị trấn Cổ Lễ ( trực Ninh) là di tích lịch sử - văn hóa được bộ văn hóa - Thông tin ( nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng di tích lịch sử quốc gia từ năm 1988. Là nơi diễn ra nhiều nghi thức văn hóa cổ truyền, tín ngưỡng đạo Phật, thường được tổ chức từ ngày 13-19/09 âm lịch hàng năm.
Chùa Cổ Lễ là một quần thể kiến trúc đạo Phật cổ mang đậm yếu tố kiến trúc gô-tích, tọa lạc tại thị trấn Cổ Lễ- huyện Trực Ninh- tỉnh Nam Định. Trong ngôi chùa này có quả chuông Đại Hồng Chung được hòa thượng Thích Thế Long cho đúc vào năm 1936, và là quả chuông lớn nhất Việt Nam. Chùa Cổ Lễ là một ngôi chùa thờ Phật thế nhưng kiến trúc của nó lại trông giống một thánh đường Thiên Chúa Giáo, bởi kiến trúc của nó là sự kết hợp giữa kiến trúc cổ Việt Nam và các yếu tố kiến trúc Gô-tích của Châu Âu.
Trước chùa Cổ Lễ là một ngôi tháp Cửu Phẩm Liên Hoa có chiều cao khoảng 32m được dựng từ năm 1927. Đế tháp được dựng trên lựng một con rùa lớn có đầu quay vào chùa. Con rùa này được đặt giữa một hồ nước hình vuông, bốn góc là bốn ngọn núi giả khá lớn và bốn con voi to như voi thật. Trong lòng tháp có một cầu thang hình xoắn ốc đến đỉnh gồm 98 bậc. Tương truyền răng những tín đồ phật tử và khách hành hương khi lên đến bậc thứ 98 này và sờ được bức tượng trên đỉnh tháp thì cuộc sống sẽ luôn gặp được may mắn.
Hàng năm, cứ đến ngày 13/9 âm lịch hàng năm, lễ hội chùa Cổ Lễ lại khai hội. Lễ hội thu hút hàng vạn khách xem hội từ khắp tỉnh thành trong nước. Phần lễ có nhiều nghi thức văn hóa cổ truyền như múa rối chầu Thánh tổ, rước Phật... Phần Hội có nhiều trò chơi vui dân gian như tổ điếm tôm, leo cầu ngô, cờ tướng, bơi, thi đấu thể thao... Điều đặc biệt trò bơi chải truyền thống của làng Cổ Lễ, với sự tham gia của 5 cửa họ là Lê, Nguyễn, Phan, Dương Nhất, Dương Nhì. 5 cửa họ gồm 4 chải, trong mỗi ngày, mỗi cửa họ sẽ bốc thăm chọn 1 chài để bắt đầu thi đấu trên một con sông chạy dọc theo địa phận Cổ Lễ. Sau 4 ngày thi đấu sẽ chọn ra một cửa họ nhất hội để trao giải thưởng.
Từ 15/10/2024 - 18/10/2024