Ứng dụng số 1 về khám phá du lịch 63 tỉnh thành Việt Nam

Khám phá lịch sử, văn hóa, con người và cảnh đẹp Việt Nam trên ứng dụng du lịch 63Stravel

Tải ứng dụng 63Stravel

Logo 63stravel

Bên trong nhà trưng bày đầu tiên về chủ quyền quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam

Nhà trưng bày là nơi giới thiệu những thông tin, tư liệu, hình ảnh giá trị về quá trình xác lập và bảo vệ chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Nhà trưng bày là nơi giới thiệu những thông tin, tư liệu, hình ảnh giá trị về quá trình xác lập và bảo vệ chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Nhà trưng bày Hoàng Sa nằm trên đường Hoàng Sa (quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng), được khánh thành vào tháng 3/2018. Công trình hướng mặt ra Biển Đông, có quy mô một tầng trệt, ba tầng nổi, chiều cao xây dựng 18m.

Đây là nơi trưng bày hàng trăm tư liệu, hiện vật, bản đồ, hình ảnh… phản ánh quá trình lịch sử xác lập chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa (nay thuộc huyện Hoàng Sa, TP Đà Nẵng).

Các tư liệu được chia thành 5 chủ đề, xuyên suốt lịch sử về quá trình hình thành, vị trí địa lý, chủ quyền Hoàng Sa trên các văn bản, bản đồ hợp pháp được lưu hành trong và ngoài nước. 

Nhà trưng bày Hoàng Sa là "địa chỉ đỏ" để người dân, du khách, nhất là thế hệ trẻ học tập, nghiên cứu, cảm nhận về một phần lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc.

Đến nay, địa điểm này đã đón hàng trăm nghìn lượt người dân, du khách đến tham quan. Chỉ trong 10 tháng năm 2023 (hai tháng đầu năm đóng cửa để sửa chữa), nhà trưng bày đã đón hơn 21.000 lượt khách.

Hình ảnh nhà trưng bày Hoàng Sa:

Nhà trưng bày Hoàng Sa nằm trên đường Hoàng Sa (TP Đà Nẵng), được lấy cảm hứng từ hình tượng con dấu của vua Minh Mạng trong Sắc chỉ thành lập Hải đội Hoàng Sa năm 1835. Đây là nhà trưng bày về chủ quyền quần đảo Hoàng Sa đầu tiên ở Việt Nam.

Nhà trưng bày là nơi tuyên truyền, khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

Nơi đây có hơn 300 tư liệu và hiện vật. Tại các điểm trưng bày có nhiều màn hình trình chiếu hình ảnh tư liệu về quá trình xác lập chủ quyền, quản lý hành chính liên tục của Việt Nam từ thời nhà Nguyễn đến sau này.

Cột mốc chủ quyền Hoàng Sa được tái hiện ở khu vực trung tâm nhà trưng bày.

Các tư liệu được chia thành 5 chủ đề, xuyên suốt lịch sử về quá trình hình thành, vị trí địa lý, chủ quyền Hoàng Sa trên các văn bản, bản đồ hợp pháp được lưu hành trong và ngoài nước.

Trong những năm qua, UBND huyện Hoàng Sa đã phát động nhiều cuộc vận động sưu tầm, đóng góp tư liệu, hiện vật về Hoàng Sa, như bản đồ của các triều đại Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử khẳng định nhất quán chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.

Nhà trưng bày cũng trích Điều 1 Luật Biên giới quốc gia nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, khẳng định chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam bao gồm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Hình ảnh các nhân chứng Hoàng Sa được dành góc trang trọng trong nhà trưng bày. Đây là những người đã trực tiếp ra Hoàng Sa làm nhiệm vụ bảo vệ, đo đạc khí tượng...

Mỗi bức ảnh, tấm bản đồ, hiện vật... được trưng bày ở Nhà trưng bày Hoàng Sa có giá trị quý báu về mặt lịch sử, pháp lý, là bằng chứng không thể tranh cãi về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Nhà trưng bày Hoàng Sa là "địa chỉ đỏ" để người dân, du khách, nhất là thế hệ trẻ học tập, nghiên cứu, cảm nhận về một phần lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc.

Học sinh tham gia chương trình học tập thực tế tại Nhà trưng bày Hoàng Sa. Các em được tiếp cận trực quan các tài liệu, hình ảnh, hiện vật, từ đó, hiểu hơn về quá trình xác lập, thực thi và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa qua các thời kỳ lịch sử.

Quần đảo Hoàng Sa là một trong hai quần đảo xa bờ thuộc chủ quyền của Việt Nam từ lâu đời. Trong lịch sử, quần đảo Hoàng Sa còn có tên là “Bãi Cát Vàng”, tên quốc tế thường được thể hiện trên các hải đồ là Paracels.

Quần đảo gồm trên 37 đảo, đá, bãi cạn, bãi ngầm, nằm ở khu vực Bắc Biển Đông, từ khoảng 15o45' đến 17o15' vĩ Bắc, 111o đến 113o kinh Đông, trên vùng biển rộng khoảng 16.000km2 cách bờ biển TP Đà Nẵng 170 hải lý (315km). Diện tích toàn bộ phần đất nổi của quần đảo khoảng 10km2, trong đó đảo Phú Lâm lớn nhất với khoảng 1,5km2.

Đà Nẵng 1834 lượt xem

Hồ Giáp

Nguồn : Vietnamnet

Link liên kết

Khám Phá Đà Nẵng

Bà Nà Hill

Từ tháng 1 đến tháng 12

1466 lượt xem

Cầu Vàng

Tháng 3 đến tháng 8

1870 lượt xem

Ngũ Hành Sơn

Tháng 3 đến tháng 8

1352 lượt xem

Bán đảo Sơn Trà

Đang cập nhật

1539 lượt xem

Công viên Biển Đông

Tháng 3 đến tháng 8

1591 lượt xem

Suối khoáng nóng Thần Tài

Từ tháng 1 đến tháng 12

1536 lượt xem

Cầu Tình Yêu

Từ tháng 1 đến tháng 8

1447 lượt xem

Công viên Châu Á Asia Park

Tháng 3 đến tháng 8

1598 lượt xem

Fantasy Park

Tháng 3 đến tháng 8

1552 lượt xem

Bãi biển Mỹ Khê

Tháng 3 đến tháng 10

1680 lượt xem

Bãi biển Nam Ô

Tháng 3 đến tháng 10

1509 lượt xem

Cầu Rồng

Từ tháng 01 đến tháng 09

800 lượt xem

Cầu sông Hàn

Từ tháng 01 đến tháng 09

736 lượt xem

Ghềnh Bàng

Từ tháng 02 đến tháng 08

721 lượt xem

Thác Ba Đờ Phọt

Tháng 04 đến tháng 08

815 lượt xem

Đỉnh Bàn Cờ

Từ tháng 03 đến tháng 08

679 lượt xem

Hải đăng Tiên Sa

Từ tháng 01 đến tháng 08

843 lượt xem

Hồ Đồng Xanh – Đồng Nghệ

Từ tháng 05 đến tháng 07

686 lượt xem

Tin tức nổi bật