Hoàng Su Phì luôn nổi tiếng với những thửa ruộng bậc thang trải bạt ngàn. Nên Du lịch Hà Giang đến đây như nào? Đi mùa nào? Khám phá ngay trong bài viết này trước khi theo Tour Hà Giang cùng Kỳ Nghỉ Đông Dương tới đó nhé!
Hoàng Su Phì ở đâu?
Vị trí Hoàng Su Phì ở Hà Giang
Hoàng Su Phì nằm ở phía Tây Hà Giang, là một huyện nhỏ với địa hình chủ yếu là đồi núi trên thượng nguồn sông Chảy. Phần lớn bà con đồng bào miền núi sinh sống ở đây đều là dân tộc thiểu số. Họ sống một cuộc đời mộc mạc, an nhiên và vô cùng cần mẫn. Nhắc đến Hoàng Su Phì, người ta không thể quên được hình ảnh những thửa ruộng bậc thang xanh ngát, bạt ngàn trải dài khắp các sườn núi. Trong một chiều lộng gió, dạo bước trên những con đường đất, đi dọc theo những con suối, lắng nghe tiếng nước chảy róc rách, tiếng chim líu lo rộn ràng... khách du lịch Hà Giang có thể tạm gác lại những bộn bề của cuộc sống mà ngả lòng vào vòng tay của mẹ thiên nhiên.
Người dân vùng cao chọn hình thức canh tác chính là trên đất dốc - tạo hình ruộng bậc thang để thuận lợi cho việc tưới tiêu và chăm bón. Những vạt đất được quy hoạch theo từng bậc để nước từ trên cao dẫn xuống thuận lợi hơn. Vào mùa lúa chín, khắp tất thảy Hoàng Su Phì là một màu vàng óng ả, đẹp đến mê hồn. Có thể nói những thước phim quay chậm về Hoàng Su Phì xứng đáng trở thành tuyệt tác của nhân loại. Không chỉ tham quan, chiêm ngưỡng cảnh sắc thiên nhiên vùng cao, khách đi tour du lịch Hà Giang còn có cơ hội tìm hiểu về nét sinh hoạt văn hóa và lao động của người dân tộc sinh sống ở đây. Toàn huyện Hoàng Su Phì có khoảng 25 xã bao gồm người dân tộc Tày, Nùng, H'Mông, Dao,... sinh sống và an cư lập nghiệp. Họ chính là những “nghệ nhân” chân chất đã tạo nên một huyền tích Hoàng Su Phì tuyệt đẹp như ngày hôm nay.
Bản Phùng - Hoàng Su Phì
Cho đến tận ngày nay, người ta vẫn chưa tìm ra đáp án cho câu hỏi: Ai là người nghĩ ra hình thức canh tác ruộng bậc thang này? Không ai ở Hoàng Su Phì có thể biết được vì sao kiệt tác ruộng bậc thang này được hình thành. Họ chỉ biết, từ khi sinh ra, lớn lên và lúc tuổi xế chiều, hình ảnh những thửa ruộng bậc thang vẫn luôn gắn liền với những ký ức Hoàng Su Phì. Để có thể tạo ra những thửa ruộng bậc thang với cấu trúc hàng trăm bậc như ngày nay cần phải mất đến hàng trăm năm mẹ thiên nhiên nuôi dưỡng và bàn tay cần mẫn của người dân nơi đây. Bù lại, Hoàng Su Phì lại giúp cho bà con dân tộc sinh sống ở Hà Giang một cuộc sống an nhiên và ổn định. Người ta coi những tấc đất, tấc ruộng như báu vật, và là một thứ tài sản vô giá chỉ cho đi khi con cái dựng vợ, gả chồng,…
Mùa nước đổ Hoàng Su Phì trông như nào?
Hoàng Su Phì
Không giống với những thửa ruộng bậc thang ở Mù Cang Chải hay Y Tý, Hoàng Su Phì mùa đổ ải có nét hấp dẫn, đặc sắc rất riêng có thể mê hoặc bất kỳ ai. Khi mùa hè đến, bà con đồng bào Hà Giang lại hân hoan bước vào một mùa vụ mới. Người ta sẽ tận dụng nước từ trên cao đổ về ruộng để canh tác. Hình ảnh từng con nước cuốn tràn về, chảy xuống từng bậc thang, lan ra khắp thung lũng khiến Hoàng Su Phì bỗng hóa thành một tấm gương khổng lồ, rọi soi toàn cảnh núi rừng Đông Bắc đại ngàn. Khi mặt trời lên cao, rót những tia nắng vàng như mật xuống từng thửa ruộng, Hoàng Su Phì bỗng trở nên lấp lánh, kỳ diệu và huyền bí như trong truyện cổ tích. Cảnh tượng xuất thần đó đã truyền cảm hứng cho biết bao nhiếp ảnh gia tạo nên những bức ảnh nghệ thuật chân thực và sống động nhất về cuộc sống miền cao. Đây cũng là lý do mỗi khi đến mùa nước đổ ải, những chiếc xe tour Hà Giang từ Hà Nội lại đều đều đưa khách đến đây chiêm ngưỡng kỳ quan thiên nhiên núi rừng.
Hoàng Su Phì mùa lúa chín có gì đẹp?
Khác với thời điểm gieo mạ mùa nước ải, Hoàng Su Phì vụ lúa chín mang dáng vẻ dịu dàng và yên ả hơn rất nhiều. Mùa lúa chín ở Hoàng Su Phì diễn ra vào khoảng tháng 9-10 trong năm. Những cánh đồng, thửa ruộng bậc thang vàng óng, ngả nghiêng theo từng đợt gió và đâu đó vẫn còn vương hương lúa chín ngọt lành.
Đặc biệt, nếu du lịch Hà Giang vào khoảng thời gian này, du khách sẽ cảm nhận được cái se lạnh đặc trưng của mùa đông miền cao. Buổi sáng, màn sương giăng kín bao phủ khắp lối Hoàng Su Phì, hòa cùng hương lúa chín đầy nét tình tứ, thi vị. Du khách đi tour Hà Giang cũng có thể trải nghiệm công việc đồng áng, ăn thử những món đặc sản được làm từ lúa non vừa thu hoạch hay tham gia những lễ hội đặc sắc của đồng bào dân tộc miền cao trong mùa lúa chín này.
Đặc sản Hà Giang có gì?
Không phải cao lương mỹ thực, nhưng những món đặc sản Hà Giang ở Hoàng Su Phì hội tụ tất cả những tinh hoa của đất trời Đông Bắc và nghệ thuật ẩm thực dân tộc Việt Nam. Đến Hà Giang - Hoàng Su Phì mà không một lần thưởng thức nồi Thắng Cố nóng hổi thơm phức, cháo ấu tẩu béo ngậy, Thịt trâu gác bếp, thịt lợn gác bếp, thắng dền ngọt thanh,... thì quả là đáng tiếc.
Thịt trâu gác bếp
Một món ăn nổi tiếng Hoàng Su Phì mà bạn không nên bỏ qua là thịt chuột đến từ dân tộc La Chí. Người ta chế biến thịt chuột ra thành nhiều món ăn khác nhau như: thịt chuột xào, thịt chuột nướng, hay thịt chuột gác bếp. Hương vị thịt chuột mềm, thơm ngon, đậm vị từ các nguyên liệu núi rừng đã tạo nên một món ăn hấp dẫn, ăn một lần rồi nhớ mãi. Bên cạnh đó, món thịt lợn đen đặc sản của người H'Mông và người Dao cũng là một món ăn được những cái miệng sành ăn nhất xuýt xoa khen ngợi. Món thịt lợn đen ở Hoàng Su Phì khác hoàn toàn với thịt lợn dưới xuôi: thịt săn chắc, ít mỡ và chứa rất nhiều chất dinh dưỡng bên trong.
Cháo ấu tẩu Hà Giang @
Không phải ngẫu nhiên mà Hoàng Su Phì trở thành một trong những địa điểm hot nhất tour du lịch Hà Giang. Huyền tích Hoàng Su Phì vẫn luôn thanh bình và thơ mộng như thế. Hãy đến Hoàng Su Phì Hà Giang để một lần được hòa mình vào sự hùng vĩ của núi rừng Đông Bắc, chiêm ngưỡng những thửa ruộng bậc thang ươm màu lúa chín và thưởng thức những món đặc sản dân tộc vô cùng đặc sắc bạn nhé!
Hồng Anh
(Nguồn ảnh: Kỳ Nghỉ Đông Dương và các nguồn sưu tầm khác. Nếu bạn là tác giả ảnh, vui lòng liên hệ với website chúng tôi. Xin cảm ơn!)
Hà Giang
1485 lượt xem
Ngày cập nhật
: 19/03/2023
Hồng Anh