Chùa Tam Chúc có lưng dựa núi Thất Tinh, mặt hướng hồ Tam Chúc với 6 hòn đảo đá nổi lên trên mặt hồ tạo nên cảnh quan vô cùng hùng vĩ.
Chùa Tam Chúc có lưng dựa núi Thất Tinh, mặt hướng hồ Tam Chúc với 6 hòn đảo đá nổi lên trên mặt hồ tạo nên cảnh quan vô cùng hùng vĩ.
Đến với Tam Chúc du khách sẽ được hòa mình trong cảnh núi non hùng vĩ, được nghe những câu chuyện huyền thoại gắn liền hàng ngàn năm với địa danh nơi đây, những nét hoang sơ, tự nhiên, sơn thủy hữu tình, nơi đất Phật cõi trần gian.
Tam Chúc là một quần thể danh thắng tâm linh rộng lớn, trong đó có chùa Tam Chúc – ngôi chùa được biết đến là một trong những ngôi chùa lớn nhất thế giới. Nơi đây không chỉ có cảnh quan thiên nhiên hoang sơ hùng vĩ, đẹp tựa chốn bồng lai mà còn là nơi nuôi dưỡng, phát triển, truyền bá những giá trị văn hóa Phật giáo mang tầm quốc tế.
Tháp Ngọc được xây dựng trên đỉnh ngọn núi cao nhất thuộc dãy núi Thất Tinh và nằm trên trục thần đạo của toàn bộ khu tâm linh. Công trình này do những người theo đạo Hindu đến từ đất nước Ấn Độ xây dựng bằng hàng ngàn khối đá granite đỏ ghép lại. Đây là công trình tiêu biểu mang dấu ấn của những người thợ quê hương Đức Phật.
Cùng đó là hệ thống 12.000 bức tranh bằng đá núi lửa được khai thác, đục đẽo rất công phu, cầu kỳ và tỉ mỉ bởi đôi bàn tay khéo léo của các nghệ nhân theo đạo Hồi Indonesia. Các bức phù điêu đá trong mỗi đại điện thể hiện một chủ đề khác nhau vô cùng nhân văn và sâu sắc, nhưng cũng rất dễ hiểu. Đây là những tác phẩm có một không hai trên thế giới - những tích chuyện về Phật giáo trên tường chùa Tam Chúc trong tương lai có thể trở thành di sản tâm linh.
Du khách đi thuyền vào chùa để ngắm cảnh non nước hữu tình, đẹp như Vịnh Hạ Long thu nhỏ.
Bao quanh chùa là những dãy núi đá vôi và rừng tự nhiên. Lưng chùa tựa núi Thất Tinh, mặt hướng hồ Tam Chúc với 6 hòn đảo đá nổi lên trên mặt hồ tạo nên cảnh quan vô cùng hùng vĩ và thanh bình
Từ cổng Tam Quan đến điện Quan Âm, bạn sẽ đi qua vườn Cột Kinh. Đây là vườn lớn với 32 cột kinh Phật, được phục dựng theo phiên bản cột kinh Phật tại chùa Nhất Trụ, một bảo vật quốc gia ở Hoa Lư, Ninh Bình. Những cột kinh ở chùa Tam Chúc được làm từ đá xanh Thanh Hóa. Mỗi cột nặng khoảng 200 tấn, được thiết kế kiểu đài sen - nụ sen với phần thân trụ hình lục giác, điêu khắc tỉ mỉ các lời dạy của Đức Phật.
Cùng với vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ, nên thơ, trữ tình, Tam Chúc còn được nhiều nhà phong thủy đánh giá là vùng đất địa linh bởi địa thế "tựa sơn hướng thủy".
Ngôi chùa Tam Chúc cổ được xây dựng từ thời nhà Đinh cách đây khoảng 1.000 năm. Chính bởi vị trí đặc biệt được bao bọc bởi hồ Tam Chúc phía trước và dãy núi Thất Tinh phía sau, nên ngôi chùa gắn liền sự tích “Tiền Lục Nhạc - Hậu Thất Tinh”.
Tương truyền, khi xưa có 7 ngôi sao sáng trên 7 ngọn núi ở vùng Tam Chúc, hiện thân của 7 nàng tiên nữ giáng trần ngao du. Vì quá si mê cảnh đẹp nơi chốn sơn thủy hữu tình, các nàng mải chơi không về.
Thế nên, nhà trời đã cử người mang binh khí là quả chuông xuống để gọi các nàng về 6 lần, nhưng lần nào cũng vô ích. 6 hòn đảo nhỏ nổi lên giữa hồ được ví như là 6 quả chuông nhà trời để lại, tức là Lục Nhạc; còn 7 ngọn núi kia là Thất Tinh.
Sau đó, một số người đã đến núi Thất Tinh để đục đẽo, đốt lửa, hòng lấy đi 7 ngôi sao ấy. Tuy nhiên, lửa lớn đã khiến 4 ngôi sao bị mờ dần đi, và chỉ còn lại 3 ngôi sao. Ngôi chùa Thất Tinh trong làng Tam Chúc từ đó có tên là chùa Ba Sao, và thị trấn Ba Sao cũng được đặt tên theo tích ấy.
Bên trong chùa rất rộng lớn, là nơi để Phật tử làm các nghi lễ Phật giáo.
Vào dịp lễ Vu Lan hàng năm, chùa đều tổ chức cho Phật tử làm lễ trong chùa.
Mùa Vu Lan báo hiếu là dịp để sống chậm lại và yêu thương nhiều hơn, gửi gắm tình cảm đến người thân.
Nơi đây thiên nhiên kỳ vĩ, sơn thủy hữu tình, mà còn là nơi hội tụ nhiều sinh vật kỳ bí làm mê mẩn du khách. Điển hình như loài cá Trối vừa trèo đèo vừa lội suối, lúc ẩn mình dưới hồ lúc leo lên bờ kiếm sống…
Cá Trối được mệnh danh là “lính thuỷ đánh bộ” hoặc loài “sát thủ” lúc sống trên núi, lúc ẩn mình dưới hồ, bên cạnh đó là hàng trăm loài chim muôn màu từ khắp nơi đổ về đây tô thêm vẻ đẹp cho quần thể tâm linh Tam Chúc.
Quần thể chùa Tam Chúc nằm ẩn mình trong quần thể núi đá vôi ngập nước. Ngôi chùa đặc biệt được xây dựng trên nền ngôi chùa Tam Chúc cổ tự có niên đại hơn 1.000 năm.
Nơi đây lưu giữ những dấu tích huyền thoại của các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần cùng dấu chân của Thiền sư Nguyễn Minh Không trên bước đường xây dựng chùa, tu hành cứu nhân độ thế của Ngài.
Đến với Tam Chúc du khách sẽ được hòa mình trong cảnh núi non hùng vĩ, được nghe những câu chuyện huyền thoại gắn liền hàng ngàn năm với địa danh nơi đây, những nét hoang sơ, tự nhiên, sơn thủy hữu tình, nơi đất Phật cõi trần gian.
Quần thể chùa Tam Chúc là sự kết nối hài hòa giữa quá khứ, hiện tại và tương lai; là sự phối hợp nhuần nhuyễn, tinh tế giữa nền văn hóa phương Đông và phương Tây dựa trên nền tảng Phật giáo, được thể hiện qua bàn tay tạo tác khéo léo của những nghệ nhân điêu khắc đến từ Việt Nam, Ấn Độ và Indonesia.
Hà Nam
1814 lượt xem
Ngày cập nhật
: 12/10/2023
N.Nguyệt