(CLO) Ngã ba Bông - nơi con sông Mã tách dòng, phân nhánh thành sông Lèn, giáp ranh giữa nhiều miền quê mà dân gian vẫn lưu truyền câu nói quen thuộc: “Một tiếng gà gáy năm huyện cùng nghe”.
(CLO) Ngã ba Bông - nơi con sông Mã tách dòng, phân nhánh thành sông Lèn, giáp ranh giữa nhiều miền quê mà dân gian vẫn lưu truyền câu nói quen thuộc: “Một tiếng gà gáy năm huyện cùng nghe”.
Thắng cảnh ngã ba bông
Từ cầu Đò Lèn (huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá) trên Quốc lộ 1A, đi ngược về phía Tây men theo triền đê sông Lèn để lên ngã ba Bông, chỉ một quãng đường chừng 10 km nhưng là cả một vùng thắng cảnh, văn hóa tâm linh gắn liền với những địa danh di tích cấp tỉnh và quốc gia.
Ngã ba Bông là nơi sông Mã tách dòng, phân nhánh thành sông Lèn, giáp ranh giữa nhiều miền quê mà dân gian vẫn lưu truyền câu nói quen thuộc: “Một tiếng gà gáy 5 huyện cùng nghe”
Ngã ba Bông - nơi con sông Mã tách dòng, phân nhánh thành sông Lèn, giáp ranh giữa nhiều miền quê mà dân gian vẫn lưu truyền câu nói quen thuộc: “Một tiếng gà gáy năm huyện cùng nghe”.
Tuy nhiên, do những thay đổi về địa giới hành chính, giờ đây, vùng ngã ba Bông là nơi giáp ranh giữa 6 huyện: Hà Trung, Hoằng Hóa, Hậu Lộc, Vĩnh Lộc, Yên Định, Thiệu Hóa.
Từ lâu vùng ngã ba Bông đã nổi danh bởi cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, sơn thủy hữu tình, miền văn hóa tâm linh đặc sắc.
Theo các tương truyền của người dân cho biết, ở các vùng ngã ba sông có vị trí quan trọng trong lưu vực của dòng sông. Nơi đây thường có cư dân người nguyên thủy, người Việt cổ sinh sống. Theo bản Sơ đồ phân bổ các di tích khảo cổ học khu vực ngã ba sông Mã, sông Chu của Ban Nghiên cứu và Biên soạn lịch sử Thanh Hóa cho thấy ở khu vực quanh ngã ba sông Mã – tức Ngã Ba Bông có nhiều di tích khảo cổ học thời kỳ văn hóa núi Đọ, thời kỳ văn hóa Đông Sơn, đó là những di tích núi Nổ (Vĩnh Lộc), di tích núi Thịnh, Quân Yên I, Quân Yên II (Yên Định), di tích Bù Ngôn, Bãi Xá (Hậu Lộc), di tích Mả Hộ, Mả Chùa, Bãi Gành (Hoằng Hóa). Những di tích khảo cổ trên được các nhà khảo cổ học phát hiện và cho biết xung quanh khu vực Ngã Ba Bông có nhiều điểm là nơi người nguyên thủy tối cổ sinh sống.
Đặc biệt, nơi đây thấm đượm chiều sâu lịch sử - văn hóa gắn liền với các di tích tiêu biểu, nhất là các di tích tâm linh. Với hàng loạt các di tích như: Đền cô Bơ, đền Hàn Sơn, đền Cây thị, chùa Linh Xứng, đền thờ Lý Thường Kiệt… vùng Ngã ba Bông là một trong những nơi sinh hoạt tín ngưỡng - tâm linh sôi động.
Từ trên đền Ba Bông nhìn ra bến sông, cảnh vật vẫn mang nét ban sơ, dẫn dụ con người về những xúc cảm của riêng mình.
Đền Hàn Sơn được biết đến là nơi có phong cảnh sơn thủy hữu tình, vùng đất sinh khí linh thiêng
Trước đây trên Ngã Ba Bông ngày đêm nhộn nhịp bởi những thuyền bè xuôi ngược, con đò ngang chở khách từ bến Hà Sơn (Hà Trung) sang bến xã Hoằng Khánh (nay là xã Hoằng Xuân, huyện Hoằng Hóa) và ngược lại. Khi không dùng đò ngang nữa, ở Ngã Ba Bông có cầu phao bằng luồng để khách qua sông thuận lợi hơn nên đông khách.
Du lịch văn hoá tâm linh
Ở khu vực quanh Ngã Ba Bông xưa kia có lắm đền đài, miếu mạo, ngày nay mới trùng tu tôn tạo được một phần ở cả khu vực Hàn Sơn (Hà Trung), khu vực Phong Mục (Hậu Lộc) với những đền thờ Đức Ông (danh tướng Lê Thọ Vực thời Lê Trung Hưng), các đền thờ Mẫu Liễu Hạnh, đền Cô Bơ, đền Cô Đôi, đền Cô Tám...
Đặc biệt, Đền Hàn (hay còn gọi là Đền Mẫu Đệ tam hoặc là Đệ tam thoải phủ), Đền Ba Bông (Hay còn gọi là Đền Cô Bơ hoặc là Cô Ba thoải phủ) là những di tích lịch sử Văn hóa thuộc xã Hà Sơn được xây dựng cách đây trên 500 năm.
Trải qua nhiều biến cố thăng trầm của thời gian, di tích Đền Hàn và Đền Ba Bông đã có những giai đoạn bị phá bỏ hoàn toàn, mà theo đó Lễ rước kiệu, Lễ rước bóng Cô Bơ nơi “Quốc mẫu dân cầu” cũng bị mai một lãng quên.
Ngôi đền uy nghi, cổ kính với tuổi thọ hàng trăm năm
Tuy vậy, mảnh đất “Anh linh” vua ban đã được nhân dân và khách thập phương nhiều lần tôn tạo, trùng tu, sửa đổi. Cùng với thời gian, nhân dân thập phương, các thanh đồng bản hội vẫn nô nức viếng thăm, hương khói cầu nguyện phước lành cho cuộc đời bình an, mùa màng tươi tốt.
Có thể nói đây là nơi “Quốc mẫu dân cầu” có một không hai (Những nơi khác thờ Mẫu thoải, thờ Cô Ba chỉ là phối thờ hoặc chỉ là thờ vọng). Cả hai đền này đã được Nhà nước cấp bằng Di tích cấp tỉnh năm 1992.
Nhằm phát huy lợi thế của vùng đất, trong những năm qua cấp ủy, chính quyền địa phương đã quan tâm, chú trọng thu hút đầu tư phát triển du lịch. Ngã ba Bông giờ là một điểm đến thú vị trên hành trình “ngược - xuôi sông Mã”.
Thanh Hóa
1526 lượt xem
Ngày cập nhật
: 18/10/2023
Hà Anh