Lạc bước giữa “chốn bồng lai tiên cảnh” Huyền Không Sơn Thượng

TCCT Huyền Không Sơn Thượng không chỉ là chốn thanh tịnh mà còn có cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp như “chốn bồng lai tiên cảnh”.

TCCT Huyền Không Sơn Thượng không chỉ là chốn thanh tịnh mà còn có cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp như “chốn bồng lai tiên cảnh”.

Cách TP Huế khoảng 15km, Huyền Không Sơn Thượng nổi tiếng với vẻ đẹp trầm mặc, nhuốm màu thời gian nằm ẩn sâu trong thung lũng, được bao quanh bởi những triền đồi và nằm giữa rừng thông bạt ngàn gọi là Vạn Tùng Sơn, cắt ngang là con suối nhỏ nở đầy bông súng.

Huyền Không Sơn Thượng

Nằm ẩn mình trong rừng thông, Huyền Không Sơn Thượng không chỉ là chốn thanh tịnh mà còn có cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp như “chốn bồng lai tiên cảnh”.

Đường dẫn vào chùa Huyền Không Sơn Thượng uốn lượn tựa cổ tích, xung quanh chùa có nhiều cây phong lan, cây sứ và những cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi đã thu hút du khách thập phương đến tham quan, lễ bái.

Huyền Không Sơn Thượng nằm ở đâu?

Chùa Huyền Không Sơn Thượng tọa lạc tại thôn Chầm, phường Hương Hồ, thị xã Hương Hà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Chùa Huyền Không Sơn Thượng thuộc hệ phái Nam Tông, tọa lạc tại lưng chừng núi ở thôn Chầm, xã Hương Hồ, huyện Hương Trà, Thành phố Huế.

Năm 1976, vị Tổng thư ký tại chùa Ký Viên - ngài Viên Minh đã đề cử thượng tọa Giới Đức giữ chức trụ trì chùa Huyên Không. Tới năm 1978, chùa được dời từ Hải Vân – Lăng Cô về địa phận thôn Nham Biểu, xã Hương Hồ. Tận dụng lợi thế về vị trí tọa lạc, sư Đức Giới đã thiết kế chùa theo hướng gần gũi với thiên nhiên, mang đậm chất thiền. Trở thành chốn an yên của những tín đồ Phật tử và du khách muốn tìm một nơi để tránh xa những phiền muộn.

Huyền Không Sơn Thượng

Cổng chùa Huyền Không Sơn Thượng

Đặt chân đến ngôi chùa cổ kính này bạn không khỏi ngạc nhiên trước sự vắng vẻ, tĩnh lặng đúng chất chùa chiền cổ. Nằm ở độ cao 300m so với mực nước biển, nhờ cây rừng bạt ngàn cùng hồ nước bao quanh nên chùa Huyền Không Sơn Thượng có không khí trong lành, dễ chịu đến lạ kì. Đến với Huyền Không Sơn Thượng, du khách sẽ cảm thấy tâm hồn được thư thái, thanh tịnh, quên đi mọi âu lo trong cuộc sống thường nhật.

Huyền Không Sơn Thượng

Khung cảnh núi non bao quanh lấy ngôi chùa tạo nên một không khí linh thiêng, cổ kính hiếm nơi đâu có được.

Cũng giống những ngôi chùa trăm năm ở đất cố đô, Huyền Không Sơn Thượng cũng mang trong mình trầm tích theo thời gian. Khung cảnh núi non bao quanh lấy ngôi chùa tạo nên một không khí linh thiêng, cổ kính hiếm nơi đâu có được.

Men theo con đường dẫn vào chùa, bạn sẽ tận mắt chứng kiến phong cảnh hài hòa. Tất cả gợi lên một bức tranh thủy mặc với sự yên tĩnh có thể nghe thấy tiếng côn trùng kêu râm ran.

Huyền Không Sơn Thượng

Đường vào chùa Huyền Không Sơn Thượng

Kiến trúc của Chùa Huyền Không Sơn Thượng

Hầu hết các công trình kiến trúc tại chùa đều sử dụng vật liệu gỗ là chính, với thiết kế đơn giản, hài hòa với thiên nhiên. Khám phá Chánh điện, bạn sẽ thấy nét kiến trúc mượn cốt một ngôi nhà rường Huế. Với vật liệu xây dựng chủ yếu là gỗ, lợp ngói vảy cá - mang dáng dấp hồn Huế và hồn Việt.

Huyên Không Sơn Thượng

Hầu hết các công trình kiến trúc tại chùa Huyền Không Sơn Thượng đều sử dụng vật liệu gỗ là chính

Huyền Không Sợ Thượng

Khu Chánh điện được gọi là chùa ngoài. Đây là một mái nhà nhỏ giản dị với mái ngói màu gụ và hàng cột gỗ, tường, vách và bệ thờ theo lối kiến trúc Việt Cổ. Nền được lót bằng gạch tàu màu đỏ và các chi tiết khác đều chủ yếu sử dụng vật liệu là gỗ, ngói và ngói vảy cá. Tất cả đều là màu nguyên thủy, không sơn hay phết màu, do đó tạo nên không gian mộc mạc, mang dáng dấp hồn Huế.

Huyền Không Sơn Thượng

Tượng Phật nằm trong chùa Huyền Không Sơn Thương 

Hồn cốt văn hóa Việt, nét đặc trưng của cung đình Huế được thể hiện một cách tinh tế, mang đến cho chùa Huyền Không Sơn Thượng dáng vẻ gần gũi, thân thuộc. Đó là những bức phù điêu, những chi tiết chạm trổ điêu khắc trên xuyên xà, kèo cột.

Huyền Không Sơn Thượng

Khuôn viên chùa Huyền Không Sơn Thượng có nhiều tượng Phật và các bức thư pháp được khắc lên đá

Thưởng khách có thể đến chùa vào bất cứ ngày nào trong tuần. Nếu bạn muốn bắt trọn khung cảnh huyền ảo của chùa và ngắm nhìn cảnh vật xung quanh thì hãy đến chùa vào buổi sáng sớm nhé! Lúc này, những giọt sương vẫn còn vương đọng, mang đến không gian mở ảo như chốn “bồng lai tiên cảnh”, đúng chất đi đến sự vắng lặng vậy.

Huyền Không Sợ Thượng

Chúng Hòa Đường: được thiết kế để chư Tăng và chúng điều ở. Ngay ở cổng vào có câu đối “Sạch đẹp sân vườn công mật độ/Tốt lành nhân khẩu đức huân tu”.

Huyền Không Sơn Tự

Am Mây Tía: được biết đến là nơi ở, thư phòng, tiếp khách và thư pháp của trụ trì. Nếu bạn là người yêu thích văn chương thi phú, nghệ thuật thư pháp hãy tìm đến đây để chiêm ngưỡng. Đồng thời, du khách còn có cơ hội đàm đạo, bình thơ, khoe chữ vô cùng thú vị.

Huyền Không Sơn Thượng

Nghinh Lương Đình: nổi bật với thiết kế không gian mở, ba mặt để trống. Nguyên liệu để xây dựng nên công trình này là ngói móc và gỗ tạp lấy từ rừng trồng. Xung quanh có nhiều chậu hoa sứ, hoa lan, hoa đại hàng với hàng trăm năm tuổi. Đây chính là nơi để khách thập phương dừng chân nghỉ ngơi, thưởng trà và đàm đạo.

Huyền Không Sơn Thượng

Tĩnh Trai Đường: Là những ngôi nhà liền kề được thiết kế trên tổng diện tích khoảng 120m2. Công trình này đặt sau chùa chuyên để các nhà sư nấu nướng. Nơi đây có không gian rộng nên dễ dàng phục vụ hàng trăm tín đồ Phật tử tham gia dự lễ.

Huyền Không Sơn Tự

Huyền Không Sơn Tự

Thanh Tâm Viên: là một cây cầu gỗ bắc qua ao sen, súng. Đứng ở đây bạn có thể nhìn dòng nước trong xanh không một gợn sóng. Đồng thời, ghi lại nhiều tấm hình đẹp cũng là điều bạn nên thực hiện đấy.

Huyền Không Sơn Thượng

Vườn cỏ đá khuôn viên của chùa Huyền Không Sơn Thượng

Huyền Không Sơn Thượng

Huyền Không Sơn Thượng

Huyền Không Sơn Thượng lúc sớm mai đẹp tự "chốn bồng lai tiên cảnh"

Với những du khách muốn “đi tìm sự vắng lặng”, cân bằng lại cuộc sống thì chùa Huyền Không Sơn Thượng sẽ là địa chỉ lý tưởng trong chuyến hành trình tìm về chốn tịnh yên.

Thừa Thiên Huế 920 lượt xem

Nguyên Vỵ

Nguồn : Tạp chí Công Thương

Link liên kết

Khám Phá Thừa Thiên Huế

Biển Lăng Cô

Tháng 3 đến tháng 11

1219 lượt xem

Trường Quốc Học Huế

Từ tháng 1 đến tháng 12

1146 lượt xem

Đại Nội Huế

Tháng 3 đến tháng 8

1181 lượt xem

Biển Thuận An

Tháng 3 đến tháng 8

1183 lượt xem

Biển Cảnh Dương

Tháng 3 đến tháng 11

1205 lượt xem

Biển Hàm Rồng

Tháng 3 đến tháng 11

1071 lượt xem

Chùa Thiên Mụ

Từ tháng 1 đến tháng 12

1191 lượt xem

Đầm Lập An

Tháng 3 đến tháng 8

1097 lượt xem

Núi Bạch Mã

Tháng 3 đến tháng 8

1068 lượt xem

Phá Tam Giang

Tháng 11 đến tháng 4

1096 lượt xem

Đồi Vọng Cảnh

Từ tháng 01 đến tháng 08

335 lượt xem

Đèo Hải Vân

Từ tháng 01 đến tháng 08

335 lượt xem

Làng Hương Thủy Xuân

Từ tháng 03 đến tháng 08

363 lượt xem

Vườn quốc gia Bạch Mã

Tháng 12 đến tháng 04

375 lượt xem

Cầu Trường Tiền

Tháng 12 đến tháng 03

332 lượt xem

Nhà vườn An Hiên

Từ tháng 01 đến tháng 07

335 lượt xem

Tin tức nổi bật