Ứng dụng số 1 về khám phá du lịch 63 tỉnh thành Việt Nam

Khám phá lịch sử, văn hóa, con người và cảnh đẹp Việt Nam trên ứng dụng du lịch 63Stravel

Tải ứng dụng 63Stravel

Logo 63stravel

Nhà Mồ Ba Chúc

Nhà Mồ Ba Chúc

Di Tích Nhà mồ Ba Chúc thuộc thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn, An Giang đã được công nhận là di tích lịch sử quốc gia vào ngày 10/7/1980. Nơi đây lưu giữ hài cốt của những người dân vô tội bị sát hại và được xem là một bản cáo trạng về tội ác diệt chủng của Pôn Pốt, muôn đời còn ghi nhớ. Đồng thời khẳng định giá trị nhân văn, tính chính nghĩa và nghĩa vụ quốc tế cao cả của Quân tình nguyện Việt Nam đối với sự nghiệp giải phóng Campuchia khỏi chế độ diệt chủng và tái thiết đất nước. Vào đêm 30-4-1977, cùng lúc với 14 xã biên giới của tỉnh An Giang, Pôn Pốt đã xua quân tấn công, tàn sát đồng bào ta một cách man rợ. Đỉnh cao của tội ác này là cuộc thảm sát 3.157 người dân Ba Chúc từ ngày 18-4 đến 30-4-1978. Qua 12 ngày đêm bị bọn Pôn Pốt chiếm đóng, Ba Chúc bị dìm trong biển máu. Đi đến đâu chúng cũng cướp bóc tài sản, đốt phá nhà cửa các công trình công cộng; tàn sát đồng bào ta không kể già trẻ, nam nữ. Phần lớn nạn nhân bị bắn, chém, chặt đầu. Nhiều phụ nữ bị hãm hiếp, bị đóng cọc vào chỗ kín, trẻ em thì bị đâm lê trước khi giết chết hoặc xé đôi người, nắm hai chân đập đầu vào gốc cây… Chùa Phi Lai là một trong những địa điểm bị phá hủy nặng nề. Nơi đây, bọn Pôn Pốt giết gần 300 người dân vô tội. Dưới bàn thờ của chùa có 43 người lẩn trốn, cũng bị chúng dùng lựu đạn giết chết 40 người. Tại chùa Tam Bửu, quân Pôn Pốt bắt hơn 800 người. Sau thảm sát, Ba Chúc chỉ còn lại là một vùng đất tan hoang với những nỗi đau thương đến tận cùng. Đó là giai đoạn khó khăn nhất của Ba Chúc. Mọi cơ sở vật chất gần như bị san bằng, Ba Chúc chìm trong tang thương và đầy rẫy mùi tử khí. Thảm sát qua đi, hơn 30 phái đoàn ngoại giao, báo chí và Liên Hiệp quốc đã đến nơi để chứng kiến tận mắt tội ác của bọn Pôn Pốt đối với đồng bào Ba Chúc. Nhà mồ đầu tiên được xây dựng ngay sau khi cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam kết thúc vào năm 1979. Khi đó nhà mồ xây dựng khá đơn giản theo hình lục giác với đặc điểm nổi bật là 4 cánh tay cầm 4 thanh kiếm đẫm máu cắm thẳng xuống đất, thể hiện ý chí căm thù của người dân Việt Nam đối với bọn giết người man rợ Pôn Pốt. Năm 2013, nhà mồ được xây dựng lại, là một quần thể công trình rộng khoảng 5ha, gồm nhà mồ, nhà lưu niệm, hội trường và chùa Tam Bửu, Phi Lai. Điểm nhấn công trình Nhà mồ Ba Chúc hiện tại được thiết kế hình hoa sen úp ngược, với 8 cánh hoa sen được sơn màu trắng, nhằm giảm bớt cảnh tang thương chết chóc. Mỗi cánh hoa sen là nơi trưng bày một nhóm hài cốt theo độ tuổi, giới tính khác nhau như: 86 phụ nữ trên 60 tuổi; 155 phụ nữ từ 21 đến 40 tuổi; 88 thiếu nữ từ 16 đến 20 tuổi; 264 trẻ em từ 3 đến 15 tuổi; 23 nam từ 16 đến 20 tuổi… Những vật dụng như cọc, dùi, dao, búa… mà quân Pôn Pốt dùng để hành hạ, giết chóc người dân Ba Chúc, được đặt nằm im ắng trong các lồng kính, nhưng chứa đựng sức mạnh tố cáo tội ác ghê gớm. Ở nơi đây, nhang khói không bao giờ tắt, luôn có người đến thăm viếng, tham quan. Không ít người đã không kìm được nước mắt thương cảm, xót xa cho những con người vô tội. Hàng năm, lễ giỗ tập thể nạn nhân Ba Chúc được tổ chức vào ngày 16/3 (âm lịch). Đây được xem là lễ giỗ tập thể rất lớn tại Việt Nam, thu hút hàng ngàn du khách, tín đồ tôn giáo và thân nhân các nạn nhân tham gia cúng viếng, cầu nguyện. Nguồn: Du Lịch An Giang

An Giang 1577 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia

Mở cửa

Khám Phá An Giang

Di tích Lịch sử Cột Dây Thép

An Giang 2272

Di tích cấp quốc gia

Chùa Bà Lê

An Giang 1870

Di tích cấp quốc gia

Nhà Mồ Ba Chúc

An Giang 1578

Di tích cấp quốc gia

Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng

An Giang 1393

Di tích quốc gia đặc biệt

Đền thờ Quản cơ Trần Văn Thành

An Giang 1353

Di tích cấp quốc gia

Chùa Hòa Thạnh (Chùa Cây Mít)

An Giang 1286

Di tích cấp quốc gia

Chùa Giồng Thành

An Giang 1246

Di tích cấp quốc gia

Chùa Ông Bắc

An Giang 1195

Di tích cấp quốc gia

Lăng Thoại Ngọc Hầu

An Giang 1183

Di tích cấp quốc gia

Thánh đường Hồi giáo Masjid Mubarak

An Giang 1169

Di tích cấp quốc gia

Điểm di tích nổi bật