Ứng dụng số 1 về khám phá du lịch 63 tỉnh thành Việt Nam

Khám phá lịch sử, văn hóa, con người và cảnh đẹp Việt Nam trên ứng dụng du lịch 63Stravel

Tải ứng dụng 63Stravel

Logo 63stravel

Di tích trụ sở Ủy ban Việt Minh tại Vũng Tàu

Di tích trụ sở Ủy ban Việt Minh tại Vũng Tàu

Nhà truyền thống cách mạng TP Vũng Tàu (số 1, Ba Cu, TP Vũng Tàu) trước đây là trụ sở Ủy ban Việt Minh. Trải qua các thời kỳ chiến tranh, nơi đây vẫn còn lưu giữ nguyên vẹn các hình ảnh về ký ức lịch sử đấu tranh hào hùng của quân dân Bà Rịa - Vũng Tàu. Nhà truyền thống cách mạng TP Vũng Tàu được xây dựng từ năm 1908-1913 với diện tích đất rộng 6.580m2. Nhà được xây dựng theo kiến trúc công sở thời Pháp thuộc, vốn là văn phòng chỉ huy quân sự khu vực Vũng Tàu từ thập niên đầu của thế kỷ 18 đến khi Nhật đảo chính Pháp. Đó là một ngôi biệt thự xây cất đồ sộ có hai tầng thoáng mát, đủ tiện nghi, nằm sát biển ở Bãi Trước. Trong khu biệt thự còn có văn phòng tham mưu trực thuộc, nơi thường xuyên có sĩ quan Pháp làm việc. Các đồng chí lãnh đạo Ủy ban Việt Minh đã nhanh chóng bắt liên lạc với xứ ủy Nam kỳ qua đồng chí Dương Bạch Mai, nhận Chỉ thị chuẩn bị cướp chính quyền. Qua đó trích “Chương trình Việt Minh”, viết truyền đơn rải khắp thị xã kêu gọi nhân dân Vũng Tàu nổi dậy và chuẩn bị lực lượng vũ trang làm bạo lực cách mạng cho cuộc khởi nghĩa. Trong những ngày khởi nghĩa, các đồng chí lãnh đạo cốt cán cùng lực lượng bảo vệ, cảm tử quân hơn 40 người ngày đêm túc trực, làm việc tại trụ sở. Ngày 28/8/1945, tại sân vận động Lam Sơn cách trụ sở Ủy ban Việt Minh 300m, dưới sự lãnh đạo của Ủy ban Việt Minh Thị Xã Vũng Tàu, cuộc mít tinh khởi nghĩa giành chính quyền của nhân dân địa phương giành thắng lợi. Trong những năm tháng đấu tranh gian khổ, ác liệt của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Ủy ban Việt Minh đóng vai trò là lãnh đạo nòng cốt bám trụ Vũng Tàu, Bà Rịa và các tỉnh miền Đông Nam bộ. Cuối năm 1945, Vũng Tàu-Bà Rịa sát nhập thành 1 tỉnh, các đồng chí lãnh đạo trong Ủy ban Việt Minh và chi bộ Đảng được điều về Bà Rịa, trụ sở cũng được di dời. Sau khi đất nước được giải phóng, di tích trụ sở Ủy ban Việt Minh đã có những đóng góp không nhỏ vào công tác du lịch của thành phố biển Vũng Tàu. Năm 1978, di tích đã được xây dựng thêm một số công trình phụ như nhà trệt ở phía sau, lắp đặt máy điều hòa nhiệt độ ở bên trong, xây thêm phòng trên lầu, cải tạo mặt bằng ngoại thất… Tuy nhiên không làm ảnh hưởng nhiều đến cảnh quan xung quanh và thiết kế chính của ngôi nhà. Năm 1991, trụ sở Ủy ban Việt Minh được Bộ Văn Hoá-Thông Tin công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia và đổi tên thành Nhà truyền thống cách mạng TP Vũng Tàu. Hiện nay, để phục vụ nhu cầu tìm hiểu lịch sử, tham quan di tích của người dân địa phương, bên trong hai tầng nhà truyền thống được sử dụng làm thư viện, nơi trưng bày, triển lãm, tổ chức hội họp. Phía tầng lầu là phòng trưng bày hình ảnh, tư liệu lịch sử, hình ảnh lãnh đạo của thành phố qua các thời kỳ và nhiều những hiện vật khác... Nguồn: Báo Bà Rịa - Vũng Tàu điện tử

Bà Rịa - Vũng Tàu 1620 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia

Mở cửa

Khám Phá Bà Rịa - Vũng Tàu

Di tích trụ sở Ủy ban Việt Minh tại Vũng Tàu

Bà Rịa - Vũng Tàu 1621

Di tích cấp quốc gia

TRẬN ĐỊA PHÁO VÀ HẦM THỦY LÔI NÚI LỚN

Bà Rịa - Vũng Tàu 1503

Di tích cấp quốc gia

Di tích Thích Ca Phật Đài

Bà Rịa - Vũng Tàu 1457

Di tích cấp quốc gia

Nhà lưu niệm Võ Thị Sáu

Bà Rịa - Vũng Tàu 1421

Di tích cấp quốc gia

Khu Di tích Lịch sử cách mạng nhà tù Côn Đảo

Bà Rịa - Vũng Tàu 1406

Di tích quốc gia đặc biệt

Khu di tích Đình Thắng Tam (đình Thắng Tam, Lăng Cá Ông, Miếu Bà)

Bà Rịa - Vũng Tàu 1383

Di tích cấp quốc gia

Di tích lịch sử cách mạng “Nhà cao cẳng” số 18 Lê Lợi.

Bà Rịa - Vũng Tàu 1344

Di tích cấp quốc gia

Di tích lịch sử cách mạng Nhà má Tám Nhung

Bà Rịa - Vũng Tàu 1326

Di tích cấp quốc gia

Di tích lịch sử cách mạng nhà số 86 - Phan Chu Trinh

Bà Rịa - Vũng Tàu 1306

Di tích cấp quốc gia

Di tích lịch sử cách mạng Đồn nhà máy nước

Bà Rịa - Vũng Tàu 1270

Di tích cấp quốc gia

Điểm di tích nổi bật