Đền Thượng

Đền Thượng

Đền Thượng hay còn gọi là Đền thờ Thạch Linh Thần Tướng. Theo các nguồn tài liệu lịch sử, tài liệu Hán Nôm như: Thần tích xã Thượng Lát, tổng Tiên Lát, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang; sách Truyện dân gian vùng Quan họ - Bà Chúa Kho; sách Bắc Ninh dư địa chí; sách Địa chí Bắc Giang. Từ điển; sách Địa phương chí tỉnh Bắc Ninh qua tư liệu Hán Nôm: Đền Thượng có lịch sử xây dựng từ lâu đời và được tu bổ, tôn tạo vào thời Nguyễn (thế kỷ XIX-XX) và các giai đoạn sau này. Lịch sử hình thành đền Thượng gắn liền với truyền thuyết dân gian về Thạch Linh Thần Tướng. Đây là một vị Thần có tài năng và sức mạnh đặc biệt, đã lập nhiều chiến công kỳ vỹ giúp nhà vua Hùng Tạo Vương đánh thắng giặc Man. Sau khi thắng trận, Thạch Tướng đã cưỡi voi trở về nơi đã sinh ra mình ở trang Tiên Lát, trèo lên ngọn núi Phượng Hoàng, chỗ đỉnh cao nhất rồi bay thẳng lên trời biến mất. Để tưởng nhớ đến công trạng của ông, nhà Vua đã ra lệnh cho nhân dân địa phương và bách quan trở về chỗ hóa (tức đỉnh ngọn núi Phượng Hoàng) để hành lễ rồi lập đền thờ ông tại đỉnh ngọn núi Phượng Hoàng. Ban đầu ngôi đền được xây dựng với một gian theo kiểu cuốn vòm, nguyên liệu dựng đều bằng đá được lấy tại núi Phượng Hoàng, bên trong đền đặt một bát hương. Trải qua thời gian, với sự linh thiêng, huyền bí, ngôi đền dần dần trở lên nổi tiếng khắp vùng. Mặt khác, đền Thượng cùng với các di tích khác trong sơn môn Bổ Đà như: Ao Miếu, chùa Bổ Đà, đền Trung, đền thờ Độc Cước, đền Bà chúa Kho... đã tạo thành một quần thể di tích liên hoàn, phản ánh đậm nét một thời kỳ lịch sử đấu tranh bảo vệ nền độc lập dân tộc. Đền Thượng tọa lạc ở ngọn núi Phượng Hoàng thuộc dãy Bổ Đà sơn, xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên nay là thị xã Việt Yên. Núi Bổ Đà là tên gọi chung cho cả dãy núi thuộc xã Tiên Sơn. Trong dãy núi Bổ Đà có ba ngọn núi lớn, mỗi ngọn mang một tên riêng. Cao nhất là Phượng Hoàng, có nhiều đá, thông mọc rậm rạp. Ngọn thứ hai là Mã Yên sơn và ngọn thứ ba là Kim Quy sơn. Các dải núi nhấp nhô, cây xanh tươi tốt quanh năm. Bao quanh đền Thượng còn có nhiều cây cổ thụ xanh tươi toả bóng mát với các ngọn núi lớn chầu về; có lục bộ Tiên Sa như: Bộ Trắng, Bộ Ngạnh, Bộ Không, Bộ Trề, Bộ Trạ. Ngoài ra còn có núi Con Cóc, núi Chùa Khám, ngọn Trúc Lát, ngọn Con Voi, ngọn Bàn Cờ Tiên... Phía trước đền Thượng là cánh đồng và dòng sông Cầu bao bọc uốn lượn như một dải lụa. Đây thực là chốn địa linh, sơn thủy giao hòa. Theo nhận định trong bài viết của Nguyễn Huy Bỉnh về Truyền thuyết Thạch Tướng Quân trong mối tương quan với tín ngưỡng thờ đá cho biết: “Tất cả họp thành một không gian địa lý hết sức lý tưởng. Trong môi trường địa lí nhân văn ấy, truyền thuyết Thạch Tướng Quân đã mang những đặc điểm và dấu ấn địa phương hóa của vùng đất khá rõ rệt.”

Bắc Giang 24 lượt xem

Xếp hạng : Di tích Quốc gia

Mở cửa

Khám Phá Bắc Giang

Đình Phúc Long

Bắc Giang 1105

Di tích cấp quốc gia

Di tích Lưu niệm Bác Hồ về thăm Cẩm Xuyên, xã Xuân Cẩm, huyện Hiệp Hòa

Bắc Giang 1063

Di tích cấp quốc gia

Di Tích Lịch Sử Quốc Gia Đình Đông

Bắc Giang 1063

Di tích cấp quốc gia

Đình Đền Châu Lỗ

Bắc Giang 1053

Di tích cấp quốc gia

Đình Vân Cốc Xã Vân Trung

Bắc Giang 1050

Di tích cấp quốc gia

Đình Hoàng Mai - xã Hoàng Ninh

Bắc Giang 1024

Di tích cấp quốc gia

Chùa Vĩnh Nghiêm

Bắc Giang 1014

Di tích quốc gia đặc biệt

Chùa Bổ Đà

Bắc Giang 1000

Di tích quốc gia đặc biệt

Núi Đồn - xã Vân Trung

Bắc Giang 991

Di tích cấp quốc gia

Đình Thổ Hà

Bắc Giang 928

Di tích cấp quốc gia

Điểm di tích nổi bật