Mộ Phạm Văn Liêu

Mộ Phạm Văn Liêu

Người được liệt danh thứ 89 trong cuốn sổ vàng ấy là Lê Liêu (tức Phạm Văn Liêu, có tài liệu ghi là Phạm Đình Liêu), một danh tướng từ nhỏ đã theo cha tham gia nghĩa quân Lam Sơn, từng tham gia nhiều trận đánh ác liệt trên các chiến trường ở vùng núi rừng Thanh Hóa, Nghệ An, Tốt Động, Trúc Động…và đặc biệt có công đầu trong cuộc chiến công thành Xương Giang và tiêu diệt đại viện binh nhà Minh trên chiến trường Xương Giang lịch sử. Phạm Văn Liêu là con Phạm Văn Thánh, từng được tặng hàm Đô đốc đồng tri. Nguyên quán ở thôn Nguyên Xá, hương Lam Sơn, huyện Thụy Nguyên, xứ Thanh Hóa. Ông theo Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn gây dựng phong trào kháng chiến chống quân Minh từ những ngày đầu ở hội thề Lũng Nhai. Trong cuộc kháng chiến gian khổ chống giặc Minh xâm lược, ông từng lập nhiều công lớn trên chiến trường Nghệ An, Thanh Hóa. Trong đại chiến tiêu diệt viện binh nhà Minh trên chiến trường Xương Giang, Phạm Văn Liêu là vị tướng chỉ huy một đạo quân mật phục ven bờ sông Thương (vùng Xuân Hương, Mỹ Thái, huyện Lạng Giang ngày nay) rồi đồng loạt tổng công kích tiêu diệt và bắt sống hơn 7 vạn viện binh nhà Minh vào cuối năm 1427. Tiêu diệt xong viện binh xâm lược, Phạm Văn Liêu ông được Lê Lợi cử ở lại Kinh Bắc trấn giữ miền phên dậu phía bắc thành Đông Đô. Năm 1428, cuộc kháng chiến chống giặc Minh kết thúc, ông được phong chức Ngân thanh vinh lộc đại phu, Tà xa kỵ đại tướng quân tước Khang Vũ hầu, sau thăng tước Khang Quốc cụng. Do công lao trong cuộc kháng chiến chống Minh, khi xét phong thưởng ông được dự vào hàng “khai quốc công thần” (bề tôi có công mở nước), được mang quốc tính (Lê Văn Liêu) và được phong nhiều thực ấp ở xứ Kinh Bắc và sinh cư lạc nghiệp tại xóm Chùa, xã Xuân Hương, huyện Lạng Giang ngày nay. Năm Bính Tý (1456) Phạm Văn Liêu mất tại Kinh Bắc. Mộ phần đặt tại Rừng Cấm, thôn Chùa, xã Xuân Mãn, huyện Bảo Lộc, phủ Lạng Giang (Nay là thôn Chùa, xã Xuân Hương, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang). 3. Phạm Văn Liêu có hai người con, một trai, một gái. Người con gái được tuyển vào cung sau được phong làm Minh Phi. Sách Đại Việt thông sử, sử gia Lê Quý Đôn chép về bà như sau : "Phạm Minh phi (vợ vua Lê Thánh Tông) Minh phi họ Phạm là cháu của quan được tặng hàm Đô Đốc đồng tri tên là Thánh và là con của quan được tặng Đô Đốc đồng tri Tri Khang Vũ bá Phạm Văn Liêu. Bà được tuyển vào cung ngày Mậu Ngọ tháng 7 niên hiệu Quang Thuận thứ 2 (1461). Tháng 9 ngày Đinh Mùi được phong Tiệp dư. Ngày Nhâm Dần tháng ? niên hiệu Quang Thuận thứ 6 (1465) được thăng Tu viên. Ngày Quý Sửu tháng 6 năm Hồng Đức thứ 2 (năm 1471) thăng làm Chiêu viên. Ngày Bính Dần tháng 11 năm 1477 tiến phong là Minh phi được ở cung Thụy Đức. Năm 1497 vua Thánh Tông mất. Năm Cảnh Thống thứ nhất (1498) vì bà là cung phi triều trước nên phụng sự ở cung Thiên An không bao lâu thì bị bệnh. Ngày Giáp Ngọ tháng 9 bà mất thọ 50 tuổi được vua ban số tiền an ủi là 27 vạn và sai quan dụ tế, mang về an táng ở cánh đồng Linh Hòa thuộc huyện Lạng Giang. Người con thứ hai của Phạm Văn Liêu là Phạm Đức Hóa, được vinh phong Đặc tiến phụ quốc thượng tướng quân, Tư Đô kiểm điểm, tước Hoa Phong bá (sau được tặng Hoa Phong hầu) được kén làm Phò mã. Phạm Đức Hóa lấy con gái thứ 8 của vua Thánh Tông Thuần Hoàng đế là Thiều Dương công chúa Lê Thị Ngọc Khanh. Như vậy, Phạm Đức Hóa vốn là em vợ, sau được kén làm con rể (phò mã) của đức vua Lê Thánh Tông. Còn người cha Phạm Đình Liêu vừa là bố vợ vừa là thông gia của vị hiền vương này. Khi an cư lạc nghiệp trên phần đất được phân phong gia đình họ Phạm đã trở thành một gia đình có thế lực ở xứ Kinh Bắc. 4. Với những bổng lộc của triều đình ban thưởng và hoa lợi của 2370 mẫu ruộng được phân phong, gia đình họ Phạm, nhất là công chúa Thiều Dương Phạm Thị Ngọc Khanh đã đem ban phát, công đức cho nhiều địa phương ở xứ Kinh Bắc xây dựng mở mang các công trình phúc lợi nên được nhiều địa phương tôn thờ. Theo tờ khai của Lý trưởng địa phương từ năm 1942, thì trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có 15 ngôi đình thờ cha con Phạm Văn Liêu và công chúa Thiều Dương làm Phúc thần/ Thành hoàng. Riêng tổng Tri Lễ, huyện Bảo Lộc xưa (nay thuộc 4 xã: Dương Đức, Xuân Hương, Tri Lễ, Tân Thanh của huyện Lạng Giang) có 8 làng/xã tôn thờ và vẫn lưu giữ sắc phong, bài vị tôn thờ ba vị, đó là các xã: Chuyên Mỹ, Chí Mỹ, Đại Mãn, Xuân Mãn, Hương Mãn… Phạm Văn Liêu đã trở thành thuỷ tổ của dòng họ Phạm ở làng Chùa, xã Xuân Hương, huyện Lạng Giang. Hiện ở làng Chùa vẫn còn di tích phần mộ và nhà thờ họ, nơi tôn thờ và lưu niệm danh tướng lịch sử Phạm Văn Liêu. Di tích đã được Bộ VHTT quyết định cấp bằng xếp hạng di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia. NGUỒN CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ VĂN HÓA - THỂ THAO - DU LỊCH TỈNH BẮC GIANG

Bắc Giang 103 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia

Mở cửa

Khám Phá Bắc Giang

Đình Phúc Long

Bắc Giang 1293

Di tích cấp quốc gia

Đình Đền Châu Lỗ

Bắc Giang 1204

Di tích cấp quốc gia

Di Tích Lịch Sử Quốc Gia Đình Đông

Bắc Giang 1202

Di tích cấp quốc gia

Đình Vân Cốc Xã Vân Trung

Bắc Giang 1196

Di tích cấp quốc gia

Di tích Lưu niệm Bác Hồ về thăm Cẩm Xuyên, xã Xuân Cẩm, huyện Hiệp Hòa

Bắc Giang 1188

Di tích cấp quốc gia

Đình Hoàng Mai - xã Hoàng Ninh

Bắc Giang 1140

Di tích cấp quốc gia

Chùa Vĩnh Nghiêm

Bắc Giang 1130

Di tích quốc gia đặc biệt

Chùa Bổ Đà

Bắc Giang 1128

Di tích quốc gia đặc biệt

Núi Đồn - xã Vân Trung

Bắc Giang 1110

Di tích cấp quốc gia

Đình Thổ Hà

Bắc Giang 1042

Di tích cấp quốc gia

Điểm di tích nổi bật