Ứng dụng số 1 về khám phá du lịch 63 tỉnh thành Việt Nam

Khám phá lịch sử, văn hóa, con người và cảnh đẹp Việt Nam trên ứng dụng du lịch 63Stravel

Tải ứng dụng 63Stravel

Logo 63stravel

Phước Đức Cổ Miếu

Phước Đức Cổ Miếu

Phước Đức Cổ Miếu hay còn gọi là chùa Bang tọa lạc tại số 74 đường Điện Biên Phủ, phường 3, TP Bạc Liêu. Đây là ngôi miếu lâu đời nhất của người Hoa sống ở Bạc Liêu. Phước Đức cổ miếu được một nhóm người Hoa xây dựng vào khoảng năm 1810. Ban đầu, ngôi miếu được dựng bằng cây lá đơn sơ để thờ các vị thần theo tín ngưỡng dân gian người Hoa như: Bổn Đầu Công (Ông Bổn), Quan Đế, Thần Nông, Thổ công, Ông bà Công Mẫu. Cũng vì Ông Bổn được thờ chính, nên gọi là “miếu Ông Bổn”; về sau đổi là “Phước Đức cổ miếu”, vì người Hoa tin rằng Bổn Đầu Công cũng chính là Phước Đức chánh thần – một vị thần được coi là có công khai hoang đất đai và phù trợ cho mọi người sinh cơ lập nghiệp có cuộc sống an lành. Năm 1903, bang Triều Châu được thành lập, đặt trụ sở tại Phước Đức cổ miếu, trong căn phòng rộng cạnh Tây lang, nên còn gọi là chùa Bang. Từ một ngôi miếu nhỏ có diện tích khiêm tốn, sau nhiều lần trùng tu, ngôi miếu ngày nay đã có diện tích 580 m2, theo kiến trúc hình chữ Quốc, một lối kiến trúc cung đình triều Minh, Trung Quốc. Toàn bộ ngôi miếu là một công trình kiến trúc nghệ thuật quy mô và hoàn mỹ toát lên vẻ đẹp uy nghi, cổ kính. Cột, đầu kèo, đầu xiên, con đội, án thờ bằng đá và gỗ quý đều được chạm khắc tỉ mỉ, công phu, tinh xảo bằng chữ Hán được mạ vàng, theo lối Hành thư và Khải thư. Tất cả thể hiện các chủ đề: Tứ linh (long, lân, quy, phụng), cỏ cây, hoa lá, hình nhân và linh thú. Ngoài ra còn trang trí các hoành phi, câu đối được sơn son, thếp vàng lộng lẫy. Trên nóc miếu gắn cặp rồng chầu mặt trời (lưỡng long triều dương), hình ảnh phổ biến nhất được trang trí trên các đình miếu người Hoa, tượng trưng hạnh phúc vĩnh hằng. Mái lợp ngói ống, diềm mái bằng gốm tráng men xanh, cuối mái trang trí hoa văn hình long vĩ, hai bên là hai pho tượng gốm nhỏ biểu tượng của âm dương, nguồn gốc của mọi sự hòa hợp, kỷ cương của vạn vật. Mỗi bộ phận trong miếu đều được xem như một cổ vật có giá trị nghệ thuật cao. Với các chất liệu có tính bền vững nên Phước Đức cổ miếu tồn tại kiên cố đến ngày nay. Các tác phẩm nghệ thuật ấy đã được các nghệ nhân liên kết với nhau một cách hài hòa và chặt chẽ tạo thành một tổng thể kiến trúc độc đáo. Không chỉ là nơi thờ cúng các vị thần, Phước Đức cổ miếu còn là cơ sở hoạt động cách mạng của Chi bộ làng Long Thạnh quận Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu do đồng chí Nguyễn Văn Đàng làm bí thư từ 1930 đến 1954. Với những giá trị đó, chùa được Bộ Văn Hóa Thông Tin công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 2000. Hàng năm tại Phước Đức cổ miếu đều có tổ chức các lễ hội lớn như: Vía Ông Bổn; Lễ Vu Lan; Lễ Kỳ Yên… Lớn nhất là lễ hội Vía Ông Bổn được tổ chức vào ngày 29 tháng 3 âm lịch; và lễ Vu Lan được tổ chức vào ngày rằm tháng 7 âm lịch. Phước Đức cổ miếu không chỉ là chốn tâm linh của người dân địa phương mà còn trở thành nét đẹp thuộc về bản sắc văn hóa của người Hoa ở Bạc Liêu. Nguồn: Du Lịch Bạc Liêu

Bạc Liêu 1103 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia

Mở cửa

Khám Phá Bạc Liêu

Di tích Lịch sử Nọc Nạng

Bạc Liêu 1290

Di tích cấp quốc gia

Di tích Quốc gia Đặc biệt Căn cứ Cái Chanh

Bạc Liêu 1265

Di tích quốc gia đặc biệt

ĐỀN THỜ CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH

Bạc Liêu 1212

Di tích cấp quốc gia

Thành Hoàng Cổ Miếu

Bạc Liêu 1207

Di tích cấp quốc gia

Tháp cổ Vĩnh Hưng

Bạc Liêu 1130

Di tích cấp quốc gia

Đình An Trạch

Bạc Liêu 1121

Di tích cấp quốc gia

Chùa Xiêm Cán

Bạc Liêu 1107

Di tích cấp tỉnh

Phước Đức Cổ Miếu

Bạc Liêu 1104

Di tích cấp quốc gia

Chùa Cỏ Thum (Kusthum)

Bạc Liêu 1091

Di tích cấp quốc gia

Chùa Giác Hoa

Bạc Liêu 1067

Di tích cấp tỉnh

Điểm di tích nổi bật