ĐỀN VỌNG NGUYỆT

ĐỀN VỌNG NGUYỆT

Đền Vọng Nguyệt nằm cuối làng Vọng Nguyệt (xã Tam Giang, huyện Yên Phong), gần đê sông Cầu. Đền được khởi dựng từ lâu đời với nhiều tòa, tuy nhiên do yêu cầu tiêu thổ kháng chiến năm 1948, toà đền Hạ và đền Trung bị phá huỷ. Công trình kiến trúc Đền hiện nay chỉ còn lại đền Thượng, được trùng tu lại năm 2004. Đền nằm ở phía Đông của thôn, có vị trí cảnh quan thoáng đãng. Công trình kiến trúc đền Vọng Nguyệt hiện nay mang phong cách nghệ thuật thời Nguyễn. Đền có mặt bằng kiến trúc kiểu Tiền chữ Nhất, hậu chữ Đinh, là sự hợp thành của hai toà Tiền tế 3 gian 2 chái và Hậu cung 1 gian. Cả Tiền tế và Hậu cung của đền đều được cấu trúc kiểu 4 mái, 4 đao cong, bờ nóc, bờ dải trang trí hoa chanh, gợi sự thanh thoát nhẹ nhàng. Phía trên nóc đắp nổi đôi rồng chầu mặt nguyệt... Bộ khung đền bằng gỗ lim được liên kết bởi các bộ vì theo kiểu thức “thượng con chồng giá chiêng, hạ kẻ trường”. Trên một số bức cốn, đầu dư và kẻ tiền chạm hoa văn rồng mây, hoa dây. Theo tài liệu ghi lại, đền Vọng Nguyệt thờ Công chúa Lý Nguyệt Sinh (con vua Lý) và Phò mã Đô Uý. Các ngài đã hy sinh anh dũng vì đất nước, được nhân dân nơi đây lập đền hương hỏa phụng thờ. Tại đền hiện còn lưu giữ nhiều hiện vật tiêu biểu có giá trị như: các đạo sắc phong do các đời vua Lê và Nguyễn phong tặng cho 2 vị thần; Bia thần tích 1642, ngai thờ, bài vị, hoành phi, cuốn thư, câu đối, án gian có niên đại thời Nguyễn; hạc thờ, kiệu bát cống, bộ siêu đao bát biểu có niên đại thế kỷ XX… Những tài liệu cổ vật này vừa là chứng tích của ngôi đền trong lịch sử, vừa là di sản văn hóa quý giá của quê hương. Ngoài ra, đền Vọng Nguyệt còn có nhà bia để thờ các Anh hùng liệt sỹ và tôn vinh các bậc hiền tài của địa phương. Lễ hội chính ở đền làng Vọng Nguyệt được tổ chức vào ngày 9 tháng 2 (âm lịch) hàng năm. Ngoài ra còn các ngày sự lệ khác như: Ngày 4 tháng 4 âm lịch (lễ kỳ phúc); ngày 8 tháng 6 (ngày Kỵ nhật của bà Lý Nguyệt Sinh); Ngày 12 tháng 9 (ngày giỗ thánh Tam Giang)… Đền Vọng Nguyệt được Bộ Văn hóa, Thể thao xếp hạng là di tích lịch sử theo Quyết định số 28-VH/QĐ ngày 18/01/1988. NGUỒN: CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH BẮC NINH

Bắc Ninh 382 lượt xem

Xếp hạng : Di tích Quốc gia

Mở cửa

Khám Phá Bắc Ninh

Văn Miếu Bắc Ninh

Bắc Ninh 1323

Di tích cấp quốc gia

Đền Đô và khu Lăng mộ các vị vua triều Lý

Bắc Ninh 1250

Di tích quốc gia đặc biệt

Đền thờ Nguyễn Phúc Xuyên

Bắc Ninh 1239

Di tích cấp quốc gia

Đền Vua bà Thuỷ tổ

Bắc Ninh 1210

Di tích cấp quốc gia

Chùa Hàm Long

Bắc Ninh 1202

Di tích cấp quốc gia

Đình chùa Đọ Xá

Bắc Ninh 1193

Di tích cấp quốc gia

Cụm di tích đình đền chùa Điều Sơn

Bắc Ninh 1189

Di tích cấp quốc gia

Cụm di tích: Đền Vân Mẫu - Nghè Chu Mẫu - Nhà Cố Trạch

Bắc Ninh 1174

Di tích cấp quốc gia

Cụm di tích đình, đền, chùa làng Quả Cảm

Bắc Ninh 1139

Di tích cấp quốc gia

Nhà thờ 18 Tiến sĩ họ Nguyễn

Bắc Ninh 1105

Di tích cấp quốc gia

Điểm di tích nổi bật