Ứng dụng số 1 về khám phá du lịch 63 tỉnh thành Việt Nam

Khám phá lịch sử, văn hóa, con người và cảnh đẹp Việt Nam trên ứng dụng du lịch 63Stravel

Tải ứng dụng 63Stravel

Logo 63stravel

Đền thờ Tây Sơn Tam kiệt

Đền thờ Tây Sơn Tam kiệt

Khu di tích Đền thờ Tây Sơn tam kiệt gồm 2 di tích: Điện Tây Sơn và Địa điểm bến Trường Trầu, thuộc thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định. gắn liền với tên tuổi của ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ, lãnh tụ của phong trào Tây Sơn, triều đại Tây Sơn cuối thế kỷ XVIII; được Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt ngày 31/12/2014). Các nguồn sử liệu cho biết, tổ tiên Nhà Tây Sơn vốn họ Hồ ở huyện Hưng Nguyên Nghệ An. Đến an trí ở ấp Tây Sơn nhất thuộc Quy Ninh. Cha của Nguyễn Nhạc là ông Hồ Phi Phúc và vợ là bà Nguyễn Thị Đồng đã chuyển về làng Kiên Mỹ (nay là khối 1, Phú Phong, Tây Sơn, Bình Định) sinh sống để tiện buôn bán. Làng Kiên Mỹ cũng là nơi hội tụ các nghĩa sĩ và là căn cứ đầu tiên của phong trào nông dân ở vùng Tây Sơn hạ đạo. Nguyễn Nhạc cùng 2 em là Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Tây Sơn để đưa Nguyễn Huệ và Nguyễn Nhạc lên ngôi Hoàng Đế. Sau khi triều đại Tây Sơn sụp đổ, nhà của gia đình ông bà Hồ Phi Phúc tại làng Kiên Mỹ bị đốt cháy, san bằng. Thời gian sau đó, ngay trên nền nhà cũ, Nhân dân địa phương đã góp công, góp của xây dựng một ngôi đình cao to, bề thế để bí mật thờ Tây Sơn tam kiệt, lấy tên là đình làng Kiên Mỹ. Năm 1946, đình bị cháy, đến năm 1958 - 1960, Nhân dân Bình Khê một lần nữa lại xây dựng một đền thờ mới lấy tên là Điện Tây Sơn, chính thức thờ cúng ba anh em nhà Tây Sơn và tổ chức lễ hội kỷ niệm hằng năm. Tây Sơn Điện được kiến trúc theo kiểu chữ Đinh, móng xây đá chẻ, vách xây gạch đặc, mái lợp ngói đúc bằng xi măng, diện tích trên 100m2. Điện thờ chính có ba gian, chính giữa thờ Hoàng đế Quang Trung - Nguyễn Huệ, bên phải thờ Thái đức Hoàng Đế - Nguyễn Nhạc, bên trái thờ Đông Định Vương - Nguyễn Lữ, tả hữu điện thờ các quan văn võ và tổ tiên dòng họ nhà Tây Sơn, hai đầu hồi có giá chiêng, trống để phục vụ tế lễ. Năm 1998, Nhà nước có xây dựng mở rộng Điện Tây Sơn, Điện thờ xây dựng lại với kiến trúc cổ, khá quy mô và hoành tráng, diện tích gấp ba lần so với Điện thờ cũ, chất liệu bằng bê tông cốt thép, tái hiện các hàng cột to, trính cấu như đình xưa, mái đúc bê tông, dán ngói vảy mũi hài. Trước chính Điện có nhà dẫn như Điện thờ cũ, hai bên có hai hàng cột to và trang trí rồng mây quấn quanh cột rất uy nghi. Trước nhà dẫn đặt tấm bia bằng đá granite màu đỏ, ghi tóm tắt nội dung lịch sử Điện thờ. Cổng Điện giữ nguyên như cũ. Di tích Giếng nước được tôn tạo nhà che hình lục giác, mái bê tông dán ngói vảy, xung quanh cây Me cũng được tôn tạo khang trang hơn trước. Năm 2004 có đưa về 9 tượng thờ bằng gốm sứ, bên ngoài có dát vàng thật, đặt thờ trong nội điện. Hậu điện có 3 án, ở giữa là án thờ Hoàng đế Quang Trung - Nguyễn Huệ; bên phải là án thờ Hoàng đế Thái Đức - Nguyễn Nhạc; bên trái là án thờ Đông Định Vương - Nguyễn Lữ. Sau các án thờ là bức hoành lớn bằng gỗ có chạm trổ rồng, hoa văn và sơn son thếp vàng. Phía trước, hai bên đầu của ba án thờ có đặt hai giá gỗ để bát bộ binh khí. Hai phía Đông, Tây trong nội Điện đặt các án thờ văn thần võ tướng thời Tây Sơn. Điện Tây Sơn dù đã trải qua thăng trầm theo năm tháng, nhưng được Nhân dân địa phương bao thế hệ gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị nhằm tưởng nhớ và tri ân công lao to lớn của vị Anh hùng dân tộc Quang Trung – Nguyễn Huệ trong sự nghiệp đấu tranh dựng nước và giữ nước. Nguồn: Sở Văn Hóa Và Thể Thao Tỉnh Bình Định

Bình Định 2059 lượt xem

Xếp hạng : Di tích quốc gia đặc biệt

Mở cửa

Khám Phá Bình Định

Lăng Mai Xuân Thưởng

Bình Định 3067

Di tích cấp quốc gia

Đền thờ Tây Sơn Tam kiệt

Bình Định 2060

Di tích quốc gia đặc biệt

Di tích lịch sử mộ tập thể liệt sĩ sư đoàn Sao Vàng

Bình Định 2010

Di tích cấp tỉnh

Tháp Cánh Tiên

Bình Định 1876

Di tích cấp quốc gia

GÒ ĐÁ ĐEN

Bình Định 1836

Di tích cấp quốc gia

Di tích lịch sử Gò Lăng

Bình Định 1797

Di tích cấp quốc gia

Thành Hoàng Đế

Bình Định 1774

Di tích cấp quốc gia

Chùa Thập Tháp

Bình Định 1659

Di tích cấp quốc gia

Lò gốm cổ Gò Sành

Bình Định 1605

Di tích cấp quốc gia

Bến Trường Trầu

Bình Định 1592

Di tích quốc gia đặc biệt

Điểm di tích nổi bật