Trụ sở Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam

Trụ sở Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam

Di tích lịch sử Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam là một ngôi nhà tại Thị trấn Lộc Ninh, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước, đoạn cuối đường Hồ Chí Minh – con đường chiến lược Bắc – Nam. Ngày 7/4/1972, Lộc Ninh được hoàn toàn giải phóng. Đây là huyện đầu tiên giải phóng trên toàn miền Nam. Từ đó, Lộc Ninh là nơi tập trung các cơ quan Chính trị, Quân sự, Hậu cần… Đặc biệt là Nhà Giao tế – Trụ sở của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Ngôi nhà được xây dựng từ năm 1911, là văn phòng làm việc của công ty cao su Xét – Xô của Pháp, để quản lý việc khai thác mủ cao su ở Lộc Ninh. Nhà được xây dựng theo lối nhà sàn của đồng bào dân tộc thiểu số, cho nên nhân dân trong vùng vẫn quen gọi là Nhà “Cao Cẳng”. Trong chiến dịch Nguyễn Huệ (1972), ngôi nhà bị phá hủy hoàn toàn. Tháng 03/1973, trước nhu cầu tình hình công tác trên mặt trận ngoại giao, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam thống nhất chọn vị trí nền ngôi nhà “Cao Cẳng” để xây dựng trụ sở cách mạng với đồ án bản vẽ thiết kế của kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát. Ngôi nhà xây dựng để đón tiếp các phái đoàn ngoại giao trong và ngoài nước nên gọi là “Nhà Giao tế”. Sau hơn một tháng thi công, công trình bề thế, khang trang đã được hoàn thành, gồm một trệt và một lầu. Tầng trệt xây dựng bằng bê tông chắc chắn, dùng để hội họp, mitting và cũng là nơi diễn ra các hoạt động văn hóa văn nghệ. Tầng lầu được xây dựng bằng gỗ, có lan can bao quanh được thiết kế theo kiểu phòng khánh tiết, mái tôn “5 nóc, 4 mái” được sơn đỏ. Tại phòng này, năm 1973 đã diễn ra hội nghị quân sự bốn bên giữa Việt Nam và Mỹ; Hội nghị bốn bên bàn về các điều khoản đã được ký trong Hiệp định Paris dưới sự giám sát của Ủy ban Quốc tế ICCS, gồm bốn nước thành viên: Ba Lan, Canada, Hunggary và Indonexia. Trong thời gian họp đều có sự phân chia rõ ràng từ lối đi, vị trí ngồi họp và vị trí ngồi nghỉ trong giờ giải lao… đều được bố trí riêng biệt. Đại diện của bốn phái đoàn ngồi họp trong một bàn tròn lớn, Ủy ban Quốc tế ngồi họp trong cùng một bàn tròn nhỏ, bốn bàn nhỏ bốn góc nhà là vị trí ngồi của tùy viên bốn bên. Tất cả đều đặt dưới lá cờ của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam. Hai bên có hai cầu thang đi lên. Nhìn từ trong ngôi nhà nhìn ra, cầu thang phía bên phải là lối đi của Quân đội nhân dân Việt Nam, bên trái là lối đi của quân sự Mỹ và Việt Nam Cộng hòa. Việc chọn bàn vuông hay bàn tròn để ngồi họp cũng là vấn đề mà các bên quan tâm. Khi họp ở trại David (Sài Gòn) hay họp ở Paris, Ban liên hợp quân sự bốn bên đã sử dụng bàn vuông hay bàn hình chữ nhật để ngồi họp nhưng khi họp ở Nhà Giao tế thì lại chọn bàn tròn. Bởi bàn tròn là thể hiện sự bình đẳng và tôn trọng giữa các bên, còn nếu là bàn vuông hay bàn hình chữ nhật thì một trong bốn bên khi đứng lên phát biểu trong cuộc họp thì giống như bên đó là chủ tọa cuộc họp. Còn sử dụng bàn tròn thì các bên đều ngang hàng như nhau. Nhà Giao Tế ra đời đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình, là chứng tích chứng minh về sự thất bại của đế quốc Mỹ và bọn tay sai, bên cạnh đó là sự đấu tranh anh dũng, khôn khéo của quân và dân ta trên cả hai mặt trận quân sự và ngoại giao trong cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc, thống nhất đất nước. Di tích Trụ sở Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (Nhà Giao tế) đã được Bộ Văn hóa công nhận là Di tích lịch sử Quốc gia ngày 12/12/1986. Nguồn: Cổng Thông Tin Điện Tử Tỉnh Bình Phước

Bình Phước 964 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia

Mở cửa

Khám Phá Bình Phước

Địa điểm thành lập Chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng ở Phú Riềng

Bình Phước 1197

Di tích cấp quốc gia

Cuộc nổi dậy của đồng bào S’tiêng – xã Phú Riềng chống thực dân Pháp

Bình Phước 1186

Di tích cấp quốc gia

Căn cứ Bộ Chỉ huy Quân giải phóng miền Nam Việt Nam

Bình Phước 1169

Di tích quốc gia đặc biệt

Núi Bà Rá – Thác Mơ

Bình Phước 1050

Di tích cấp quốc gia

Bồn xăng kho nhiên liệu VK98

Bình Phước 978

Di tích quốc gia đặc biệt

Trụ sở Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam

Bình Phước 965

Di tích cấp quốc gia

Điểm cuối đường ống dẫn xăng dầu VK96

Bình Phước 943

Di tích quốc gia đặc biệt

Sân bay quân sự Lộc Ninh

Bình Phước 907

Di tích cấp quốc gia

Mộ 3000 đồng bào An Lộc bị đế quốc Mỹ tàn sát ngày 03/10/1972

Bình Phước 905

Di tích cấp quốc gia

Địa điểm chiến thắng Chốt chặn Tàu Ô

Bình Phước 893

Di tích cấp quốc gia

Điểm di tích nổi bật