Ứng dụng số 1 về khám phá du lịch 63 tỉnh thành Việt Nam

Khám phá lịch sử, văn hóa, con người và cảnh đẹp Việt Nam trên ứng dụng du lịch 63Stravel

Tải ứng dụng 63Stravel

Logo 63stravel

DI TÍCH LỊCH SỬ LINH SƠN CỔ MIẾU

DI TÍCH LỊCH SỬ LINH SƠN CỔ MIẾU

Linh Sơn Cổ Miếu ở Thới Hòa 1, Phường Thới Long, quận Ô Môn. Đây không chỉ là cơ sở tín ngưỡng của người Hoa mà còn là cơ sở Hoa vận vững chắc, góp phần bảo vệ cách mạng trong hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Theo các bậc cao niên kể lại, sau khi một nhóm người Hoa Triều Châu đến làng Thới Hưng (nay là phường Thới Long) thấy vùng đất phì nhiêu, họ ổn định cuộc sống mưu sinh tại đây. Năm 1890 bà con quyết định dựng ngôi miếu đầu tiên bằng cây lá để thờ Quan Thánh Đế, đồng thời tạo điều kiện liên lạc với nhóm người Hoa cùng xa quê hương. Năm 1930 miếu được cất lại vững chắc bằng gỗ, mái lợp ngói âm dương, về sau thêm nhiều lần tôn tạo vào các năm 2002, 2004 làm cho ngôi miếu ngày càng khang trang và mang một giá trị thẩm mỹ nhất định. Linh Sơn Cổ Miếu tọa lạc trên diện tích 517,5m2 được xây dựng theo lối kiến trúc hình chữ Quốc, các dãy nhà bố cục vuông góc nhau gồm: tiền điện, sân thiên tỉpnh, chính điện, bên trái ngôi miếu là nhà khánh tiết, bên phải là cổng vào khu nghĩa trang người Hoa tạo ra một khoảng không gian ở giữa gọi là sân thiên tĩnh. Ngôi miếu được bao bọc xung quanh bằng tường rào song sắt, mặt chính hướng ra rạch Bằng Tăng. Hai bên cửa là đôi liễn đối ca ngợi bậc thánh nhân được thờ tại Miếu: “Thiên thu nghĩa dũng vô song sĩ. Vạn cổ tinh trung đệ nhất nhơn”. Các mảng tường bên trong Miếu được trang trí tranh vẽ điển tích Trung Hoa, phong cảnh thiên nhiên… tạo cảm giác gần gũi và trang nghiêm nơi thờ cúng. Hệ thống vì kèo được chống đỡ bởi 4 cột tròn đắp nổi hình rồng gọi là long trụ. Giữa tiền điện và sân thiên tĩnh là một đôi “quy hạc chầu lư”. Tiếp nối là sân thiên tĩnh là chính điện được trang trí bao lam “lưỡng long chầu thái cực”, bên dưới là bức bình phong trang trí hình lân, cảnh núi sông, mai, lan, cúc, trúc tượng trưng cho mong ước ấm no, yên bình, hạnh phúc. Đối tượng thờ chính tại Linh Sơn Cổ Miếu là Quan Thánh Đế Quân; ngoài ra Linh Sơn Cổ Miếu còn thờ Thổ thần, Tiền hiền, Hậu hiền… Các tượng thờ tại Miếu được chạm khắc theo phong cách tượng tròn, rất chân phương, mộc mạc, thể hiện tính cách qua nét mặt từng nhân vật, vừa gần gũi với người trần tục, vừa mang nét uy nghiêm của thế giới thần linh. Phong cách kiến trúc, các lễ hội ở Linh Sơn Cổ Miếu đã góp phần phản ánh những nét văn hóa dân gian đặc trưng của đồng bào người Hoa ở thành phố Cần Thơ. Từ 1950 - 1975, chính điện của Linh Sơn Cổ Miếu còn được sử dụng làm nơi hội họp của cán bộ cách mạng. Dưới bệ thờ các vị thần là hầm bí mật có sức chứa 4-5 người. Cửa hầm ở ngay giữa bệ thờ, trước đây được ngụy trang bằng bàn thờ Thổ Thần. Sau vách gỗ nhà hậu liêu cũng là lối ra hầm được ngụy trang bằng hàng rào dâm bụt. Mặc dù nhiều lần địch khả nghi đến lùng sục khắp nơi trong Miếu nhưng nhờ ngụy trang khéo léo và sự đùm bọc của bà con người Hoa nên cán bộ cách mạng được bảo vệ an toàn. Vì thế Linh Sơn Cổ Miếu không chỉ là cơ sở tín ngưỡng mà còn là một di tích lịch sử ghi lại mốc son đấu tranh cách mạng của đồng bào người Hoa ở Cần Thơ. Linh Sơn Cổ Miếu đã được UBND thành phố Cần Thơ xếp hạng là Di tích lịch sử vào ngày 31/3/2008. Nguồn: Ủy Ban Nhân Dân Tp Cần Thơ

Cần Thơ 1090 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp thành phố

Mở cửa

Khám Phá Cần Thơ

Chùa Pothisomron

Cần Thơ 1793

Di tích cấp thành phố

Khám Lớn Cần Thơ

Cần Thơ 1737

Di tích cấp quốc gia

Khu di tích An Nam Cộng sản Đảng Cờ Đỏ

Cần Thơ 1699

Di tích cấp quốc gia

Lộ Vòng Cung

Cần Thơ 1693

Di tích cấp quốc gia

Khu tưởng niệm Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa

Cần Thơ 1674

Di tích cấp quốc gia

CƠ QUAN ĐẶC ỦY AN NAM CỘNG SẢN ĐẢNG HẬU GIANG

Cần Thơ 1643

Di tích cấp quốc gia

Đình Thần Thới An

Cần Thơ 1624

Di tích cấp thành phố

DI TÍCH MỘ NHÀ THƠ PHAN VĂN TRỊ

Cần Thơ 1578

Di tích cấp quốc gia

Chùa Nam Nhã

Cần Thơ 1570

Di tích cấp quốc gia

Hội Linh Cổ Tự

Cần Thơ 1461

Di tích cấp quốc gia

Điểm di tích nổi bật