Ứng dụng số 1 về khám phá du lịch 63 tỉnh thành Việt Nam

Khám phá lịch sử, văn hóa, con người và cảnh đẹp Việt Nam trên ứng dụng du lịch 63Stravel

Tải ứng dụng 63Stravel

Logo 63stravel

Hội Linh Cổ Tự

Hội Linh Cổ Tự

Chùa Hội Linh, còn có tên gọi khác Hội Linh Cổ Tự, thuộc hệ phái Bắc tông - tọa lạc trên diện tích 6.500m2 tại số 314/36 đường Cách mạng Tháng Tám (cách đường khoảng 200 mét), phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ. Chùa Hội Linh được khởi lập vào ngày rằm tháng hai năm Đinh Mùi 1907, theo dòng Thiền Tông Lâm Tế. Ban đầu chùa được cất đơn sơ bằng cột cây, vách và mái lợp lá, cửa chùa quay ra hướng sông Hậu, đặt tên “Hội Long Tự”. Vì chùa nằm ở ngọn một con rạch nhỏ, nên còn có tên là chùa Xẽo Cạn. Về mặt kiến trúc: chùa có đầy đủ cổng tam quan, chánh điện, hậu đường, giảng đường. Cổng chính vươn ra phía trước có hai lớp mái, các mái ngói của cổng chính và hai cổng phụ đều là mái cong được lợp bằng ngói âm dương màu xanh rất đẹp. Trên mái ngói cổng chính được điểm tô hình lưỡng long tranh châu, một loại hình trang trí rất thường gặp ở chùa, đình Nam Bộ. Chánh điện được phân làm ba gian và có một lầu. Lầu được chia làm ba gian để thờ Phật Thích Ca, Quan Âm, và Địa Tạng. Mái lợp xi măng đúc thành hình vảy cá. Trên đỉnh là hình búp sen, bầu rượu, các đầu đao hình rồng, hoa lá uốn cong. Hậu đường rộng 144 m², ở giữa đặt bàn thờ Tổ quốc có ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nơi này còn được dùng làm nơi tiếp khách. Liền theo đó là giảng đường, là nơi giảng kinh và thuyết pháp… Ngoài những nét đặc trưng về văn hóa và nghệ thuật, chùa còn ghi lại dấu ấn về lịch sử gắn liền với hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ xâm lược của nhân dân Cần Thơ nói riêng. Từ năm 1941, chùa Hội Linh đã trở thành một cơ sở bí mật của cách mạng. Các Hòa thượng, tăng ni và bà con phật tử trong vùng che chở, đùm bọc, nuôi chứa nhiều cán bộ lãnh đạo cách mạng. Năm 1946, để bảo vệ cơ sở cách mạng tại đây, Hòa thượng Thích Pháp Thân đã quyết định đốt một phần ngôi chánh điện. Sự hy sinh của nhà chùa thể hiện tinh thần yêu nước, bảo vệ cán bộ, bảo vệ cơ sở cách mạng, của các vị Hòa thượng, các tăng ni. Sau hiệp định Genève, chùa Hội Linh vẫn tiếp tục là cơ sở cách mạng vững chắc và bảo vệ an toàn cho nhiều cán bộ cách mạng bám trụ hoạt động. Chùa là địa điểm bí mật tổ chức nhiều cuộc họp triển khai đường lối chủ trương chính sách của cách mạng và nội dung hình thức đấu tranh công khai với địch. Địch nghi chùa Hội Linh là cơ sở “Việt cộng nằm vùng”, từng cho một trung đội lính đến bao vây nhà chùa. Không tìm ra tang vật chứng, địch bắt Hòa thượng Thích Pháp Thân cùng với 6 vị tăng và 6 phật tử giam giữ điều tra ở nhà tù Phú Lợi hết 3 năm. Bọn ngụy quyền đã dùng mọi thủ đoạn dụ dỗ, mua chuộc, tra tấn rất dã man nhưng Hòa thượng Pháp Thân và các chư tăng, phật tử đều giữ vững khí tiết một lòng kiên trung với cách mạng. Cơ sở cách mạng tại chùa Hội Linh vẫn được an toàn và tiếp tục nuôi chứa, bảo vệ cán bộ cách mạng cho đến ngày 30-4-1975 giải phóng miền Nam thống nhất nước nhà. Ngày 21/6/1993, Bộ Văn Hóa Thông tin công nhận Chùa Hội Linh là Di tích Lịch sử Văn Hóa cấp Quốc Gia, là cơ sở Cách Mạng từ năm 1941-1975. Đặc biệt, Nhà nước đã trao tặng Huy chương kháng chiến hạng Nhất cho chùa Hội Linh và ghi công liệt sĩ Dương Văn Đề (tức Hòa thượng Thích Pháp Thân) đã hy sinh trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước. Nguồn: Du Lịch Cần Thơ

Cần Thơ 1349 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia

Mở cửa

Khám Phá Cần Thơ

Chùa Pothisomron

Cần Thơ 1646

Di tích cấp thành phố

Khám Lớn Cần Thơ

Cần Thơ 1594

Di tích cấp quốc gia

Lộ Vòng Cung

Cần Thơ 1579

Di tích cấp quốc gia

Khu di tích An Nam Cộng sản Đảng Cờ Đỏ

Cần Thơ 1558

Di tích cấp quốc gia

Khu tưởng niệm Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa

Cần Thơ 1520

Di tích cấp quốc gia

CƠ QUAN ĐẶC ỦY AN NAM CỘNG SẢN ĐẢNG HẬU GIANG

Cần Thơ 1505

Di tích cấp quốc gia

Đình Thần Thới An

Cần Thơ 1500

Di tích cấp thành phố

DI TÍCH MỘ NHÀ THƠ PHAN VĂN TRỊ

Cần Thơ 1467

Di tích cấp quốc gia

Chùa Nam Nhã

Cần Thơ 1415

Di tích cấp quốc gia

Hội Linh Cổ Tự

Cần Thơ 1350

Di tích cấp quốc gia

Điểm di tích nổi bật