Ứng dụng số 1 về khám phá du lịch 63 tỉnh thành Việt Nam

Khám phá lịch sử, văn hóa, con người và cảnh đẹp Việt Nam trên ứng dụng du lịch 63Stravel

Tải ứng dụng 63Stravel

Logo 63stravel

Chùa Pháp Vân

Chùa Pháp Vân

Chùa Pháp Vân tọa lạc trên địa bàn thôn Văn Giáp (xã Văn Bình, huyện Thường Tín). Theo văn bia cổ thời Lê, chùa có tên là Bồ Đà Tự, còn theo sách "Đại Nam nhất thống chí", chùa có tên là Pháp Vân. Đây là một trong những ngôi chùa theo tín ngưỡng Tứ pháp, thờ các vị thần vân, vũ, lôi, điện (mây, mưa, sấm, chớp). Chùa Pháp Vân được thiết kế kiểu “nội công ngoại quốc”, gồm gác chuông, tiền đường, hậu cung. Từ cổng chùa đi vào là sân rộng lát gạch Bát Tràng, trên có bia đá “Pháp Vân Tự bi ký” dựng năm 1616. Nội dung trên tấm bia nói về việc sửa chùa, tu tạo hậu đường và hành lang do bản tự tăng đạo duệ Nguyễn Tiềm đứng ra cùng Nhân dân địa phương và một số quan lại, đô đốc, quận công và các phu nhân quê quán ở các nơi trong và ngoài vùng đóng góp sửa chùa. Cạnh đó là hai rồng đá tạc theo phong cách nghệ thuật thời hậu Lê. Tiếp đến là tòa đại bái. Hạng mục kiến trúc này dài 21m rộng 9m, phía trên treo chuông đồng nên cũng có người gọi là gác chuông. Về kiến trúc được làm theo kiểu hai tầng tám mái. Kết cấu bên trong theo hình thức 4 hàng chân gỗ. Từ 16 cột cái có xà nách đua ra 16 cột quân, các xà nách đồng thời là giá đỡ tạo thành một hành lang cao ngang phần cổ diêm, rộng 0,5m, lát ván có thể đi lại. Gác chuông treo một quả chuông cao 1,9m, đường kính 1,05m. Đây là quả chuông lớn nhất vùng, được đúc năm 1954. Ở các góc có đầu đao đắp nổi hình rồng. Qua tòa đại bái là tiền đường gồm 3 gian. Tòa tiền đường được nối với thượng điện bởi hệ thống “ống muống” tạo thành kiến thức chữ công cho tổng thể ngôi chùa. Thượng điện gồm 3 gian, trên bệ thờ gian chính giữa có một khám gỗ lớn. Khám làm có mái theo kiểu mui thuyền, xung quanh có 3 tấm che được làm công phu, sơn mài, khảm trai với đề tài trang trí “long vân tụ hội”, bên trong khám đặt tượng Pháp Vân bằng gỗ cao 1,3m, mô phỏng hình dáng một phụ nữ ngồi trong tư thế “tĩnh tọa” hai chân xếp bằng, hướng bàn tay về phía trước. Tượng đặt ngồi trên ngai, bên ngoài phủ áo gấm. Nét mặt trang nghiêm, phúc hậu. Bức tượng (cả mặt và thân tượng) có nước sơn cánh gián được thực hiện theo phương pháp cổ truyền của làng Văn Giáp. Theo các cụ cao tuổi, để có mầu sơn này, nghệ nhân đã pha sơn ta theo tỷ lệ: Ba phần sơn sống, một phần nhựa sống, gia giảm phèn đen, đun sôi rồi sơn phủ lên tượng nhiều lớp theo kỹ thuật của thợ lành nghề. Chùa Pháp Vân hiện còn lưu giữ nhiều di vật quý: Cuốn sách “Nam Thiên nhị pháp sự tích chân kinh phụng lục” có niên đại năm Canh Tý, đời vua Thành Thái (năm 1900), gồm 8 lá bạc kích thước 13cm x 22,5cm. Tên sách được dát chữ bằng vàng mười. Hai tờ bìa được làm bằng đồng chạm nổi hình độc long; Đôi khổng tước bằng gỗ sơn son thếp vàng, cao 2,20m tạc liền với chân, thân và mỏ khoằm. Họa tiết lông vũ trên cổ chim được cách điệu như râu rồng. 2 cỗ kiệu long đình được chạm tinh xảo, sơn son thếp vàng. Đây là những di vật của thế kỷ XVIII.. Lễ hội chùa Pháp Vân được tổ chức vào mùng 8 tháng 4 âm lịch với nghi lễ rước kiệu thu hút đông đảo du khách gần xa. Năm 1991, chùa Pháp Vân đã được xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa quốc gia. Nguồn: Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Hà Nội

Hà Nội 1503 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia

Mở cửa

Khám Phá Hà Nội

Hoàng Thành Thăng Long

Hà Nội 2185

Di tích quốc gia đặc biệt

Đình, chùa Đại Lan

Hà Nội 2016

Di tích cấp quốc gia

Chùa Thanh Nhàn

Hà Nội 1892

Di tích cấp quốc gia

Đền Voi Phục Hà Nội

Hà Nội 1877

Di tích cấp quốc gia

Đình Hoàng Xá

Hà Nội 1823

Di tích cấp quốc gia

Chùa Một Cột

Hà Nội 1635

Di tích cấp quốc gia

Đình Hạ Hiệp

Hà Nội 1516

Di tích quốc gia đặc biệt

Chùa Pháp Vân

Hà Nội 1504

Di tích cấp quốc gia

Chùa Láng

Hà Nội 1485

Di tích cấp quốc gia

Đền Đồng Nhân

Hà Nội 1418

Di tích quốc gia đặc biệt

Điểm di tích nổi bật