Đình So

Đình So

Đình So được khởi dựng vào nửa cuối thế kỷ 17. Đến nay di tích Đình So vẫn giữ được những nét nguyên sơ cổ kính và là địa chỉ văn hóa quen thuộc của nhân dân trong vùng nói riêng và của du khách thập phương nói chung. Đình So là một kiến trúc nổi tiếng và khá quy mô của vùng đất Phủ Quốc xưa nổi danh với câu ca: “Đẹp Đình So, to Đình Cấn”. Đình So nằm trên thế đất hình con rùa theo thế gối sơn đạp thủy. Hiện tại đình bao gồm các hạng mục: Đại bái, Hậu cung, hai dãy Tả – Hữu vu, Nghi môn, hồ nước lớn hình bán nguyệt. Khu đình chính được đặt ở vị trí trung tâm. Đình So được xây dựng theo kiểu “nội công ngoại quốc”, quy mô lớn. Đại bái gồm 07 gian 2 dĩ; xung quanh là hệ thống cửa bức bàn, sàn gỗ chạy dọc hai bên. Sự hòa quyện giữa hai yếu tố di tích và không gian cảnh quan tạo nên nét riêng khác cho di tích Đình So. Kết cấu kiến trúc ngôi đình chủ yếu bằng chất liệu gỗ và xen vào đó có cả chất liệu đá, hệ mái làm theo phong cách truyền thống toàn bộ bằng ngói mũi hài. Tất cả các cấu thành đó tạo nên quần thể kiến trúc tín ngưỡng khá hoàn chỉnh và độc đáo của di tích. Về nghệ thuật chạm khắc, trong kiến trúc cổ, giá trị nghệ thuật được thể hiện rõ nét và đặc sắc ở phần trang trí điêu khắc. Đa số được tập chung ở bức cốn Nghi môn và nhiều nhất ở Đại bái. Ngoài các giá trị nêu trên, di tích Đình So hiện còn lưu giữ được các di vật, cổ vật có giá trị tiêu biểu như: hai tấm bia nói về quá trình xây dựng và các đợt trùng tu đình, hệ thống tảng kê chân cột tạc theo kiểu hoa sen có trong Đại bái. Đôi rồng đá được chạm khắc tỉ mỉ đặt ở hai bên bậc lễn dẫn vào Đại bái, bộ kiệu bát cống được tạo tác rất công phu. Đình So thờ ba anh em họ Cao đã có công phù giúp vua Đinh dẹp loạn 12 sứ quân và đã trở thành những vị thần linh thiêng của làng. Theo Thần tích Đình So chép rằng: Vào mùa xuân năm Canh Dần 930, có ông Cao Hiển và bà Lã Thị Ả ở làng Vạn Kỳ, huyện Gia Định, phủ Thuận An, đạo Kinh Bắc nhà vốn rất nghèo, làm nghề đánh cá trên sông. Hai ông bà đã ngoài 50 tuổi mà vẫn chưa có con trai. Nghe nói ở đền Hữu Linh, trang Sơn Lộ là nơi linh ứng cầu gì được nấy, bèn cùng nhau sắm sửa lễ vật đến đó cầu tự. Đến ngày mồng 8 tháng 2 năm Quý Tỵ (933), bà sinh được một bọc, nở ra ba người con trai, hình dáng kỳ dị, tướng mạo đường đường, thân hình cao lớn. Ba đứa trẻ lớn lên thành những chàng trai khoẻ mạnh rồi theo Đinh Tiên Hoàng đi dẹp loạn 12 sứ quân. Chiến công lớn được ghi lại của 3 ông là trận chiến với sứ quân Đỗ Cảnh Thạc vùng Đỗ Động. Khi Đinh Bộ Lĩnh bị vây hãm ở Bối Khê, tình thế vô cùng nguy cấp, lập tức ba ông mang quân đi giải vây. Dân trang Sơn Lộ mang bún bánh ủng hộ, lại chọn 300 tráng đinh đi theo các ông làm thần tử. Vào trận, ba anh em tả xung hữu đột chém được chánh tướng Đỗ Thanh Long và hàng vạn sĩ tốt, giải thoát cho Đinh Bộ Lĩnh. Đinh Tiên Hoàng lên ngôi bèn sắc phong 3 ông là Tam vị Thông Hiện Nguyên soái Đại Vương. Đến nay, Đình So vẫn còn lưu giữ được 42 sắc phong qua các triều đại ban tặng để ghi nhớ công ơn của 3 vị nguyên soái đại vương. Để tưởng nhớ công ơn của các ngài, hàng năm vào ngày 8/2 âm lịch nhân dân trong làng lại tưng bừng mở hội. Theo đó, lễ hội đình làng So gồm có các nội dung như: lễ dâng hương, tế lễ Thành hoàng làng, giao lưu văn nghệ, hát quan họ và các trò chơi dân gian. Việc thờ thành hoàng làng nhằm giáo dục truyền thống cho các thế hệ dân làng phải biết tôn trọng, nhớ về cội nguồn, tiên tổ, giáo dục tinh thần đoàn kết cộng đồng để cùng nhau xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn. Với những giá trị về lịch sử xây dựng; nhân vật lịch sử được thờ tự; kiến trúc nghệ thuật độc đáo; giá trị khoa học của ngôi đình làng nơi đây, ngày 24/12/2018 Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt đình So. Nguồn Sở Văn hóa và thể thao thành phố Hà Nội.

Hà Nội 173 lượt xem

Xếp hạng : Di tích quốc gia đặc biệt

Mở cửa

Khám Phá Hà Nội

Hoàng Thành Thăng Long

Hà Nội 1857

Di tích quốc gia đặc biệt

Đình, chùa Đại Lan

Hà Nội 1668

Di tích cấp quốc gia

Đền Voi Phục Hà Nội

Hà Nội 1584

Di tích cấp quốc gia

Chùa Thanh Nhàn

Hà Nội 1547

Di tích cấp quốc gia

Đình Hoàng Xá

Hà Nội 1442

Di tích cấp quốc gia

Chùa Một Cột

Hà Nội 1389

Di tích cấp quốc gia

Đình Hạ Hiệp

Hà Nội 1309

Di tích quốc gia đặc biệt

Chùa Pháp Vân

Hà Nội 1303

Di tích cấp quốc gia

Chùa Láng

Hà Nội 1291

Di tích cấp quốc gia

Đền Đồng Nhân

Hà Nội 1195

Di tích quốc gia đặc biệt

Điểm di tích nổi bật