Đình Văn Nội

Đình Văn Nội

Đình Văn Nội thuộc địa phận phường Phú Lương, quận Hà Đông, Hà Nội. Đầu thế kỷ XIX, Văn Nội thuộc tổng Thắng Lãm, huyện Thanh Oai, phủ Ứng Thiên, trấn Sơn Nam Thượng. Sau các thời kỳ thay đổi địa giới hành chính thì hiện nay Văn Nội thuộc phường Phú Lương, quận Hà Đông. Di tích được gọi theo tên thôn là đình Văn Nội. Theo truyền thuyết, đình Văn Nội có từ lâu đời thờ Đổng Xá đại vương, hay còn gọi là Chu Bá, một vị tướng thời Hai Bà Trưng. Đến thời vua Lê Đại Hành thân chinh đánh giặc, có hành quân qua vùng đất này và dừng chân hành lễ cầu đảo và được thần âm phù đánh giặc. Sau khi thắng giặc trở về, Lê Đại Hành ban thưởng 10 hốt vàng kim để nhân dân nơi đây sửa lại đình để “ức niên hương hoả” và ban mỹ tự “bảo quốc khang dân”. Đến thời Lê, niên hiệu Bảo Thái 2 (1721) đình Văn Nội được xây dựng bằng gỗ và gạch quay hướng tây. Tháng 3 năm 1854, niên hiệu Tự Đức thứ 7, đình được tu sửa như ngày nay. Đình gồm các hạng mục công trình kiến trúc Nghi môn, Tả hữu mạc, Đại bái và Hậu cung có kết cấu theo kiểu chữ “đinh”. Nghi môn làm theo kiểu cột trụ đèn lồng, trên đỉnh là 4 chim phượng, kết đuôi chụm lại thành hoa danh, ô lồng đèn trang trí tứ quý, hai bên cột trụ là tường bao, cổng pháo 2 tầng 8 mái lợp ngói ống, bức tường lửng trang trí chữ thọ. Tả hữu mạc là hai dãy nhà, mỗi dãy 3 gian tường xây hồi bít đốc, các bộ vì chủ yếu bào trơn đóng bén, thiên về độ bền chắc, đảm nhiệm chức năng là nơi củ soát lễ vật trước khi vào dâng thành hoàng. Từ sân đình bước qua 3 bậc là tới Đại bái có kích thước 10m x 20m, chiều cao từ nền lên nóc đình là 5m với hệ thống cột chịu lực gồm 30 cột quân cao 3,15m. 6 bộ vì kèo kết cấu theo kiểu thức “giá chiêng kép” liên kết từ cột cái ra cột quân là một cốn chồng rường chạm nổi tích tứ linh. Hệ thống cửa được làm theo kiểu bức bàn. Cửa võng được chạm thủng trang trí đề tài lưỡng long chầu nguyệt, xung quanh chạm tứ linh, phía dưới cửa võng là hoành phi nền gấm chữ vàng mang phong cách nghệ thuật thời Nguyễn. Hiện trạng kiến trúc đình Văn Nội mang đậm dấu ấn thời Nguyễn. Ngoài ra đình còn bảo tồn nhiều di vật có giá trị như cuốn thần tích của làng do Đông các Đại học sĩ Nguyễn Bính soạn năm Hồng Phúc nguyên niên (1572) và 30 đạo sắc phong của các triều đại phong kiến phong tặng đức thành hoàng. Trong thời kỳ tổng khởi nghĩa giành chính quyền, tại di tích này đã diễn ra mít tinh, biểu tình, thành lập Uỷ ban Cách mạng lâm thời. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, đình Văn Nội là nơi sơ tán của Tổng cục Hậu cần và đón Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm và nói chuyện với chiến sĩ và nhân dân. Đình đã được Bộ Văn hoá và Thông tin xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật năm 1986. Nguồn Cổng thông tin điện tử quận Hà Đông, thành phố Hà Nội

Hà Nội 192 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia

Mở cửa

Khám Phá Hà Nội

Hoàng Thành Thăng Long

Hà Nội 1857

Di tích quốc gia đặc biệt

Đình, chùa Đại Lan

Hà Nội 1667

Di tích cấp quốc gia

Đền Voi Phục Hà Nội

Hà Nội 1583

Di tích cấp quốc gia

Chùa Thanh Nhàn

Hà Nội 1547

Di tích cấp quốc gia

Đình Hoàng Xá

Hà Nội 1441

Di tích cấp quốc gia

Chùa Một Cột

Hà Nội 1388

Di tích cấp quốc gia

Đình Hạ Hiệp

Hà Nội 1309

Di tích quốc gia đặc biệt

Chùa Pháp Vân

Hà Nội 1303

Di tích cấp quốc gia

Chùa Láng

Hà Nội 1291

Di tích cấp quốc gia

Đền Đồng Nhân

Hà Nội 1193

Di tích quốc gia đặc biệt

Điểm di tích nổi bật